Wednesday, April 30, 2025

TBT Lê Duẩn và cuộc chiến tranh VN: Giai đoạn chống Mỹ

 Ông Lê Duẩn là vị tổng chỉ huy đánh thắng Mỹ Ngụy và thống nhất đất nước. (copy từ FB-Nguyen Leanh)

NGƯỜI ĐƯỢC CHỌN

Những dòng này, tôi xin viết cho ông trong ngày kỷ niệm 50 năm này. Bởi vì ông xứng đáng được lịch sử cúi đầu. 

Tiêu đề bài viết được lấy cảm hứng từ bài trả lời phỏng vấn của tiến sĩ Lê Kiên Thành tròn 10 năm về trước: “Cha tôi không bao giờ biết vì sao mình là người được lựa chọn!” Người cha đó của tiến sĩ Lê Kiên Thành là Cố tổng bí thư Lê Duẩn. Vị tổng bí thư được đặt cho tên con đường chính của lễ đài diễu binh sáng nay: đường Lê Duẩn, con đường nối từ đường Thảo Cầm Viên đến dinh Độc Lập, con đường dài chưa tới 2km nhưng hiện thân cho 30 năm khói lửa của dân tộc để đi đến cái ngày non sông thống nhất. Và hành trình ấy được dẫn dắt bởi tài năng, sự quyết liệt, nỗi đau, nước mắt, nụ cười, thương tâm, hạnh phúc, gan dạ, lì lợm, khí phách của một con người gánh trên vai cả lịch sử nhưng đã chiến thắng ngoạn mục: Lê Duẩn.

Ông sinh ra ở Triệu Phong, Quảng Trị. Khi hiệp định Genevo 1954 chia cắt đất nước, quê hương của ông thuộc về bên kia vĩ tuyến. Cho nên câu nói “Giải phóng quê hương” với người khác có thể là lời nói mang tính biểu tượng. Nhưng còn với tổng bí thư Lê Duẩn, đó chính là trách nhiệm của người con Quảng Trị không thể để quê hương nằm trong tay giặc. Và ông là người con nói được làm được, dù việc ấy trong mắt thế giới chẳng khác gì “đội đá vá trời”, khi đó là 30 năm một dân tộc bé nhỏ đấu với Hoa Kỳ, bên cạnh sự kèm cặp của Liên Xô và Trung Quốc (tôi sẽ nói ở đoạn sau bài viết).

Từ năm 1930 đến 1946, ông hai lần bị thực dân Pháp bắt, hai lần bị đày ra Côn Đảo. Từ năm 1946 đến năm 1957, Lê Duẩn là Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ, Bí thư Trung ương Cục miền Nam, là người tổ chức cuộc kháng chiến ở Nam Bộ. Đến năm 1957, ông tập kết ra Bắc theo lệnh của chủ tịch Hồ Chí Minh để điều hành cuộc cách mạng Giải phóng dân tộc từ bộ máy trung ương. Cho nên hai chữ “Đồng đội” với một vị lãnh đạo khác có thể vừa xa, vừa gần, nhưng còn với tổng bí thư Lê Duẩn, đó chính là trách nhiệm của người đồng đội: “Tôi không thể bỏ rơi đồng đội ở trong Nam”.

Khát vọng thống nhất non sông của ông đến từ vũ lực, bằng khẩu súng, bằng nắm đấm không chỉ đi từ nước mắt quê hương, mà còn đi từ nước mắt đồng đội. Đó là sự khác biệt rất lớn của tổng bí thư Lê Duẩn. Cho nên nếu ta không đặt mình vào trong con người của ông, xuất thân của ông, nước mắt của ông, nỗi đau đớn khôn nguôi của ông, ta sẽ dễ dàng phán xét lố bịch về ông. Văn hào Nga Ylia Erenbua đã từng viết: “Lòng yêu nước ban đầu là yêu những vật tầm thường nhất: yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu con phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơm chua mát của trái lê mùa thu hay mùi cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh... Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê đã trở nên lòng yêu Tổ quốc”.

Yêu quê hương đồng đội đi đến nắm đấm sắt đánh địch để giải phóng quê hương, cứu lấy đồng đội, đó là Lê Duẩn. 

Và để làm được điều đó, Lê Duẩn xác định, muốn đánh Mỹ thì trước tiên phải có ba cái không sợ: không sợ Mỹ, không sợ Liên Xô, và không sợ Trung Quốc

Không sợ Mỹ là tất nhiên, tại sao phải không sợ Liên Xô và Trung Quốc, hai đồng minh của ông khi ấy? Ngay từ năm 1954, khi hiệp định Geneva được ký kết, Lê Duẩn đã đánh giá: “Nam Bộ không tán thành, đây là do Trung Quốc và Liên Xô ép”. Năm 1955, khi bộ đội và cán bộ cách mạng tập kết ra Bắc, ông xin ở lại miền Nam. Ngày chia tay theo lời kể lại, Lê Duẩn đã nói với Lê Đức Thọ: “Anh ra báo cáo với Bác, không phải hai năm, mà có thể phải hai mươi năm nữa, tôi mới được ra gặp Bác”. Ngay thời điểm mà nhiều người ở cả miền Nam và miền Bắc vui mừng về Hiệp định Geneve. Nhưng Lê Duẩn đã khóc rất nhiều khi nhìn những gia đình miền Nam trước khi ra Bắc tập kết hẹn 2 năm sau gặp lại. Khi được Hồ Chủ Tịch giao cho nhiệm vụ lãnh đạo cách mạng miền Nam. Những người thân cận của tổng bí thư Lê Duẩn đã kể lại rằng: “Anh Ba mất ba đêm không ngủ để suy nghĩ về thái độ của Liên Xô, Trung Quốc, rằng họ giúp mình nhưng có chi phối đường lối chiến tranh của mình không? Đó là cái gay gắt nhất”. 

Và đó là lý do TBT Lê Duẩn hành động.

Sau sự kiện Vịnh Bắc Bộ, chiến tranh bắt đầu leo thang, quân đội chính quy của miền Bắc cũng bắt đầu vượt vĩ tuyến 17, đi qua đường Hồ Chí Minh để vào nam bắt đầu trận chiến giải phóng dân tộc. Người dẫn đầu cuộc chiến này chính là vị tướng đứng đầu trong phái chủ chiến tại Quân Đội miền Bắc: tướng Nguyễn Chí Thanh. Đi sau lưng tướng Thanh là vị tướng đánh trận giỏi nhất lịch sử Việt Nam thời hiện đại: Lê Trọng Tấn. Chưa kể còn có Hoàng Cầm và Trần Độ. Bản thân TBT Lê Duẩn cũng vạch ra kế hoạch táo bạo của mình được gọi là “Tổng tiến công và nổi dậy”, sau này là “Chiến dịch Quang Trung” năm 1968. Về đối nội trong Đảng, ở cương vị nắm quyền lực cao nhất Đảng, và được Bác Hồ chọn làm người kế nhiệm, TBT Lê Duẩn gần như cũng thay thế hoàn toàn nhóm “quá thân với Trung Quốc”, hoặc nhóm “quá thân với Liên Xô”. Đương nhiên cũng giống cuộc cách mạng ở ngoài chiến trường, thì cuộc cách mạng nhung này cũng có thương đau, vụ án “Xét chống lại Đảng” năm 1964 ấy về sau có lẽ cũng là một trong những lý do đẩy ông đi vào trong sự phán xét của hậu thế. Nhưng tôi nghĩ, ông chấp nhận tất cả. Chỉ có như thế, ông mới chấm dứt được những khác biệt trong quan điểm về đường lối cách mạng sau này về chủ trương thống nhất đất nước bằng con đường đấu tranh vũ trang, chỉ có như thế chiếc tăng 390 mới có thể húc được cổng Dinh Độc Lập mà không bị ngăn lại bởi một cuộc điện thoại nào khi đoàn quân đang thần tốc về Sài Gòn. Nhắc lại, chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn Lê Duẩn, chứ không phải chọn Phạm Văn Đồng, Trường Chinh hay Võ Nguyên Giáp kế vị mình. Tướng Võ Nguyên Giáp khi lịch sử cần, cũng đã gác hết tất cả để nắm lấy binh phù, vạch binh chiến lược cho Đại thắng mùa xuân 1975. 

Quay lại câu chuyện, tất cả đều đúng với những gì TBT Lê Duẩn nhận định. Đến năm 1972, dưới bàn tay đạo diễn của Henry Kissingger, tổng thống Mỹ Nixon sang thăm Trung Quốc. Chuyến thăm không chỉ gây phẫn nộ từ Sài Gòn, mà từ Hà Nội, TBT Lê Duẩn cũng xác định được sự sáng suốt trong những hy sinh của ông từ năm 1964 (và kéo dài cho đến cả hôm nay), ông đã nhìn được lá bài của các nước lớn dành cho các nước nhỏ: họ chỉ cần lợi ích, sẵn sàng bỏ rơi đồng minh, và một Việt Nam bị chia cắt sẽ vĩnh viễn ở mãi thế chư hầu mới là điều họ cần.

Nhưng cái hay của Lê Duẩn là không vì sự nóng giận đó mà đánh mất đại cục. Suốt 30 năm chinh chiến ấy, ông không để mất lòng cả Trung Quốc lẫn Liên Xô. Vẫn tận dụng được viện trợ của cả hai cường quốc này, vẫn giữ được tính chất độc lập, tự chủ của dân tộc Việt Nam. Mà nên nhớ đây là điều cực kỳ khó, tất cả các cuộc hội đàm của VN với các nước xã hội chủ nghĩa khi ấy đều chỉ nhận về những ánh mắt nghi ngờ: họ không tin VN thắng Mỹ, họ sợ chiến tranh thế giới thứ III sẽ xuất phát ở đây. Nhưng họ không đặt mình vào trong cảm giác của người Việt Nam, của Lê Duẩn, của Nguyễn Thị Bình…. Và đó là cái sai của họ. 50 năm sau, họ vẫn sai, họ vẫn phán xét TBT Lê Duẩn trong sự dũng cảm can trường mà ông và những người đồng chí của ông đi trong hành trình đầy xương máu đó, trong những mất mát của 30 năm và cả Mậu Thân 1968 để rồi lấy những Hàn Quốc, hay CHLB Đức để lên mặt dạy dỗ. Nhưng nếu nhìn cảnh cả hàng nghìn con người xếp hàng qua đêm để xem diễu binh hôm nay, để ôm lấy lá cờ tổ quốc, để khóc và được cười thì họ sẽ hiểu hơn về những con người nhỏ bé, yêu đất nước nhỏ bé này tha thiết đến dường nào. TBT Lê Duẩn âm thầm đi một con đường giữa, gai góc, nguy hiểm, đầy máu và nước mắt, đầy súng đạn gươm đao, và cả bia miệng cuộc đời, nhưng ông đã đi được. Ngoài ông, không có ai đi nổi con đường khó khăn ấy.

50 năm đủ dài để thấy TBT Lê Duẩn đã không sai, non sông đã lựa chọn ông để lèo lái dân tộc qua khúc ngoặt lịch sử ấy. Còn ông thì công lao khủng khiếp mà nhường cho người khác, chấp nhận mọi đánh giá, vẫn ngẩng cao đầu kiêu hãnh. Và những bi thương lịch sử cứ để ông gánh, im lặng, không giải thích. 

Con gái ông Lê Duẩn, bà Lê Thị Muội, viết trong hồi ký: “Gần trưa 30/4/1975, tôi hay tin là ta đã chiếm Dinh Độc Lập. Tôi hấp tấp ra khỏi Viện Di truyền, phóng xe máy về nhà và lao thẳng vào phòng ba tôi. Ở đấy, một mình ba tôi đang ngồi lặng lẽ. Người ngước mắt cười với tôi, rồi nước mắt bỗng trào ra. Đột nhiên, tôi thấy thời gian như ngưng lại và ánh sáng trong căn phòng cũng không còn là thứ ánh sáng thông thường của trời đất nữa…”

Người đã mang những gánh nặng khủng khiếp đè trĩu lên vai ông, vẫn dám cõng lấy nó, để dìu dắt non sông đi đến ngày khải hoàn.

Xin kết bài bằng 2 câu thơ này, lịch sử dân tộc ta, anh hùng thì nhiều nhưng người xứng đáng với 2 câu thơ này chắc chỉ lơ thơ vài người, trong đó có TBT Lê Duẩn:

“Trả món nợ non sông trước mắt

Mặc đời sau thiên hạ luận bàn”.

(Dũng Phan, 30/4/2025)

Viết từ chuyện người thật việc thật: Ngôi nhà của chúng ta (22)

Singapore 2025

Công việc & cuộc sống đa dạng: AN TOÀN, TRUNG THỰC VÀ TỰ DO

(tiếp theo)

Trong những tiêu chí đánh giá các quốc gia đáng sống nhất thế giới, môi trường sống lý tưởng là điểm kết hợp từ nhiều khảo sát thực tế tại các quốc gia này.

Tuy được xếp vào nhóm Vùng Xanh/‘’Blue Zone’’, nhưng ko như các quốc gia trong nhóm hình thành tự nhiên với truyền thống vh lâu đời, Singapore là khu vực mới đầu tiên được thêm vào (Buettner gọi là "Vùng Xanh 2.0") và khác biệt so với các Vùng Xanh khác một phần vì tuổi thọ của người dân chủ yếu có được/đến từ các chính sách hướng tới tương lai theo định hướng phát triển bền vững của chính phủ.

Hiện nay, người Singapore kết hôn ở độ tuổi 20 để có thể đăng ký nhà ở do chính phủ trợ cấp (HDB)*, sau đó cố gắng sinh đủ số con theo khuyến nghị, mua một chiếc ô tô với số tiền nhỏ và gặt hái những phần thưởng của một cuộc sống thành công. Ngày càng ít người lựa chọn sinh con vì chi phí sinh con quá đắt đỏ và khiến cuộc sống vợ chồng quá căng thẳng. Đến tuổi trung niên, họ bắt đầu tự hỏi điều đó để làm gì. Điều này thường xảy ra khi cuộc khủng hoảng tuổi trung niên đáng sợ xảy ra, cộng thêm với cảm giác không có mục đích và bị mắc kẹt trong cuộc sống: Chăm sóc con nhỏ và cha mẹ già trong khi cố gắng cân bằng giữa công việc, gia đình và bản thân.

Cuộc sống hiện đại đặt ra những vấn đề phải đối mặt cần được giải quyết. Nhiều người cũng lên tiếng về vấn đề sức khỏe tinh thần của mình. Sự giúp đỡ được coi là một điểm yếu trong nhiều nền vh châu Á, và Singapore cũng không ngoại lệ tuy chính phủ đã đạt được những kết quả nhất định trong việc giải quyết các vấn đề này, và rất may điều này đang thay đổi trong thế hệ trẻ.

Ngôn ngữ, phong tục tập quán, ẩm thực, trong đó tôn giáo ở Singapore cũng mang những giá trị cốt lõi (như bất kỳ quốc gia nào) đều giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành nên vh của mình. Singapore được coi là một quốc gia tâm linh với sự hòa hợp và chung sống về mặt tôn giáo. Hồi giáo, Phật giáo, Thiên chúa giáo, Ấn Độ giáo, Sikh giáo đều có mặt tại quốc gia này. Chính phủ và các tổ chức tôn giáo khác nhau tích cực thúc đẩy đối thoại, sự hiểu biết và tôn trọng giữa các cộng đồng tôn giáo khác nhau. Sự hòa hợp tôn giáo được coi là yếu tố quan trọng cho sự gắn kết xh và ổn định quốc gia

Rất dễ va vấp ở xứ sở này, nếu ko hiểu biết đúng về những quy tắc ở ngoài xh theo phong tục vh và thực hành tôn giáo.

Ví dụ: phụ nữ Hồi giáo Mã Lai có thể không muốn bắt tay ai đó khi chào họ. Cách tốt nhất để tôn trọng tín ngưỡng tôn giáo và vh của người khác là để họ tự giới thiệu trước và tuân theo sự dẫn dắt của họ về ko gian cá nhân.


Tương tự như vậy, đặt tên là một phong tục quan trọng cần được tôn trọng. Vì mọi người đến từ các nền tảng tôn giáo và dân tộc khác nhau, nên không có cách tiếp cận "một kích thước phù hợp với tất cả". Hãy gọi ai đó bằng tên họ sử dụng để giới thiệu bản thân và không cố gắng rút ngắn tên trừ khi được chỉ dẫn.

Bất kỳ trải nghiệm ăn uống nào cũng có thể được xác định bởi nền tảng vh của chủ nhà. Thường thì lịch sự khi để chủ nhà chọn món ăn. Chúng có thể được phục vụ cùng nhau và mọi người cùng chia sẻ.
Ví dụ: người Mã Lai chủ yếu theo đạo Hồi. Điều này có nghĩa là họ sẽ phục vụ đồ ăn halal trong bữa ăn và không được uống rượu. Bạn không nên mang rượu làm quà tặng cho một gia đình Hồi giáo Mã Lai. Ngược lại, một gia đình người Hoa có thể sẽ sử dụng đũa và sẽ uống rượu.

Hãy nhớ rằng không bao giờ tặng quà cho một viên chức Singapore, ngay cả khi bạn đang ăn tối cùng nhau. Điều này có thể bị coi là hối lộ, một hành vi phạm tội rất nghiêm trọng.

(còn nữa)

(*): Housing and Development Board (HDB) là cơ quan chuyên trách của chính phủ Singapore chịu trách nhiệm về phát triển và quản lý các Khu nhà ở XH.
HDB được thành lập với mục tiêu cung cấp nhà ở cho người dân Singapore. Trước đó, Singapore đối mặt với vấn đề nghiêm trọng về nhà ở do tình trạng nhà ở kém và tăng dân số đông đúc. HDB đã đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và quản lý các khu nhà ở công cộng để đáp ứng nhu cầu nhà ở của người dân.
HDB đã triển khai các dự án xây dựng căn hộ chung cư, nhà ở song lập/liền kề và nhà phố trên khắp Singapore. Qua các chính sách và chương trình nhà ở, HDB đã giúp tạo ra một môi trường sống an ninh, tiện nghi và xanh cho cư dân. Điều này đã có tác động tích cực đáng kể đến chất lượng cuộc sống và phát triển đô thị của Singapore.
Hình ảnh (tự chụp): Khu nhà HDB @ Ang Mo Kio Town

Tuesday, April 29, 2025

Viết từ chuyện người thật việc thật: Ngôi nhà của chúng ta (21)

Singapore 2025

Công việc & cuộc sống đa dạng: AN TOÀN, TRUNG THỰC VÀ TỰ DO

(tiếp theo)

Là 'Vùng xanh' thứ sáu* trên thế giới/The world's sixth 'Blue Zone': Thành công của Singapore trong việc xây dựng một xh nơi mọi người sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn là nhờ sự kết hợp giữa chính sách, cơ sở hạ tầng và lối sống. Trong đó, vh sống ngày càng được nâng cao là việc có thể thấy từ người dân Singapore đang có những chuyển biến trong cuộc sống hiện nay.

'Vùng xanh' thứ sáu

Những quy tắc ứng xử trong xh được giáo dục và đề cao mà trong đó lịch sự được đánh giá cao trong vh Singapore, mọi người phải lịch sự và ân cần trong khi tương tác. Điều này mở rộng đến những cuộc gặp gỡ hàng ngày, chẳng hạn như chào hỏi, sử dụng ngôn ngữ phù hợp và thể hiện sự tôn trọng không gian cá nhân. Kiên nhẫn xếp hàng, nhường đường cho người khác và giúp đỡ người gặp khó khăn được coi là hành vi lịch sự. Việc sử dụng kính ngữ (từ ngữ tôn trọng) và chức danh khi xưng hô với người khác, đặc biệt là trong các tình huống trang trọng, cũng là thông lệ.

Tôn trọng là một giá trị cơ bản trong xh Singapore, bao gồm sự tôn trọng đối với người lớn tuổi, giáo viên và các nhân vật có thẩm quyền. Thế hệ trẻ được dạy phải thể hiện sự tôn trọng và biết ơn người lớn tuổi, đánh giá cao sự khôn ngoan và kinh nghiệm của họ. Sự tôn trọng quyền lực được nhấn mạnh, bao gồm việc tuân theo các quy tắc, quy định và pháp luật. Hơn nữa, bản chất đa vh của Singapore thúc đẩy tôn trọng sự đa dạng, khuyến khích sự hiểu biết và đánh giá cao các chủng tộc, tôn giáo và vh khác nhau.

Sự hòa hợp là trụ cột trung tâm/chính của xh Singapore. Bản chất đa vh và đa tôn giáo của quốc gia được tôn vinh và các nỗ lực được thực hiện nhằm thúc đẩy sự hiểu biết, lòng khoan dung và sự đoàn kết giữa các cộng đồng trong xh. Các chính sách và sáng kiến được đưa ra nhằm thúc đẩy đối thoại liên vh, hòa hợp tôn giáo và gắn kết các tầng lớp xh. Mục đích là tạo ra một môi trường hòa nhập, nơi các cá nhân từ nhiều nguồn gốc khác nhau có thể cùng tồn tại hài hòa, tôn trọng niềm tin và thực hành của nhau.

Những giá trị này được củng cố thông qua nhiều kênh khác nhau, bao gồm giáo dục, gia đình và cộng đồng. Nhà trường chú trọng giáo dục nhân cách, thấm nhuần các giá trị lịch sự, tôn trọng và hòa hợp ngay từ khi còn nhỏ. Gia đình đóng một vai trò quan trọng trong việc làm gương và củng cố những giá trị này trong gia đình. Các tổ chức cộng đồng và sáng kiến của chính phủ cũng thúc đẩy những giá trị này thông qua các chiến dịch, sự kiện và chính sách khuyến khích trách nhiệm công dân, gắn kết xh và tôn trọng lẫn nhau.

Các giá trị lịch sự, tôn trọng và hòa hợp góp phần vào sự thịnh vượng chung và ổn định xh của Singapore. Họ tạo ra một môi trường nơi các cá nhân cảm thấy an toàn, được tôn trọng và có giá trị, nuôi dưỡng cảm giác thân thuộc và cộng đồng. Lịch sự, tôn trọng và hòa hợp là những giá trị đã ăn sâu vào xh ở đây. Những quy tắc này đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành các tương tác, mối quan hệ và cơ cấu xh về tổng thể của Singapore.

Trong khuôn viên xanh @ Ang Mo Kio Town

(còn nữa)

Hình ảnh: Tự chụp và chọn từ net

(*): Thuật ngữ Blue Zones xuất hiện khi các nhà nghiên cứu Michel Poulin và Gianni Pes xác định Sardinia, Ý là nơi có số lượng người sống thọ cao khác thường. Buettner đã xây dựng dựa trên công trình của họ, đề xuất bốn Blue Zones khác: Okinawa, Nhật Bản; Ikaria, Hy Lạp; Nicoya, Costa Rica; và Loma Linda, California. Người dân của những khu vực này sống lâu hơn mức trung bình, thường là đến 100 tuổi, điều mà Buettner cho là do các yếu tố lối sống như cộng đồng, chế độ ăn uống và vận động.

Buettner đã thêm Singapore vào danh sách Vùng Xanh. Singapore là quốc gia có ​​tuổi thọ tăng đáng kể. Tuổi thọ trung bình ở Singapore là 80,7 tuổi đối với nam giới và 85,2 tuổi đối với nữ giới. Thông tin này được lấy từ dữ liệu mới nhất của chính phủ năm 2022 (so với tuổi thọ trung bình ở quốc gia này chỉ là 65 tuổi vào năm 1960, theo dữ liệu từ Ngân hàng Thế giới).

Monday, April 28, 2025

Suy tư tháng 4

 Lại đến tháng Tư

Cứ đến dịp này hàng năm là tôi lại chia sẻ những suy tư về ngày 30.4.1975, ngày đánh dấu một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. 

Gần đây tôi không hay viết lên mạng về nhiều đề tài mà người ta quan tâm, từ kẻ mà tôi biết là bất lương đang phá hoại nước Mỹ và thế giới, từ nhà tu hành chân đất đang làm cho nhiều người nghĩ lại về đức tin của họ gửi vào Phật giáo, rồi việc kỷ niệm ngày 30.4 thế nào cho hợp đạo lý... 

Đầu tiên vì tôi còn nhiều việc khác phải làm trong phần còn lại của cuộc đời đang chuyển sang đoạn kết. 

Thứ đến là tôi không muốn sa vào các cuộc cãi vã vô bổ với những người luôn nghĩ là họ đang nắm chân lý. 

Lý do nữa là: Mạng xã hội đem lại „tự do thông tin“ cho con người, nhưng cũng là nơi nuôi trồng  và truyền bá những virus độc hại. Đám virus này đã đem lại những đại dịch đầu tiên. Đó là lối sống  tiêu xài vô bờ bến của con người đang phá hoại tài nguyên trái đất (ngay cả trên mạng). Đó là chủ nghĩa dân tộc cực đoan đã đưa những kẻ như Trump, như Milei (Argentina) lên cầm quyền, đã giúp cho AfD, đảng tôn sùng Hitler trở thành chính đảng lớn thứ hai ở Đức v.v và v.v. 

Tôi đã bớt sử dụng Facebook vì nó đã bị các thế lực đen tối thao túng.

Tôi đã tập trung để phát hành một cuốn sách nhằm góp phần hàn gắn những vết thương chiến tranh. Tôi đã dành rất nhiều thời gian trong 3 năm qua để tìm hiểu các nhân chứng sống, truy tìm các nguồn tư liệu, đã chuẩn bị tài chính cho việc xuất bản sách vào dịp 30.4 năm nay.

Khi viết cuốn sách này tôi đã trên 70 tuổi, trong đó, nửa cuộc đời sống ở nước ngoài. Tôi đã trải qua cuộc chiến tranh Việt Nam trong những năm 1960-1970 ở miền Bắc, đã sống giữa cuộc chiến tranh lạnh ở CHDC Đức bên cạnh bức tường Berlin, đã chứng kiến cuộc sống của người miền Nam những ngày đầutiên sau 30 tháng Tư năm 1975, cũng như cuộc sống ở Đức ngay sau ngày thống nhất đất nước. Tất cả các trải nghiệm đó đã giúp tôi hiểu được sự vật vã của cả hai dân tộc sau mỗi bước ngoặt đầy đau khổ, tuy khác nhau về cách giải quyết và kết cục.

Tôi sinh ra ở miền Nam, trong khi gia đình vợ là người Bắc. Hai cuộc chiến tranh vừa qua đã để lại những vết xé trong hàng triệu gia đình, bất kể vùng miền, thành phần giai cấp. Sự chia rẽ đến từ hận thù do đạn xả sang nhau, do tuyên truyền và bóp méo lịch sử, do vắng bóng lòng vị tha…

Vì vậy tôi đã tập hợp những nhân vật và sự kiện lịch sử liên quan đến người thân bạn bè. Những con người này,  với lòng nhân ái, sự bao dung và hy sinh vô tận đã góp phần hàn gắn những vết thương do hận thù gây ra, đã làm cho gia đình hạnh phúc, cho xã hội không bị tan rã. Tất cả mọi câu chuyện đều được thẩm định và chứng giám bởi chính nhân vật hoặc thân nhân, có nguồn gốc từ các tư liệu quốc tế và nước nhà.

Bài viết của ông Tô Lâm cách đây vài hôm đang được dư luận chú ý. Đúng, lịch sử không thể viết lại, nhưng phải viết cho đúng. 

Quá khứ là để ghi nhớ, để tri ân và để rút ra bài học. Chính xác! Bài học đúng chỉ rút ra được từ sự thật.

Đáng tiếc, nền kiểm duyệt ở Việt Nam đã khiến cho cuốn sách không ra kịp trước ngày 30 tháng Tư như dự định. Lý do chỉ là vì nó muốn đi đến tận cùng của sự thật. Một số bạn đang đọc bài này đã chứng kiến số phận long đong của quyển sách từ nhiều tháng qua.

Hôm nay một nhà xuất bản ở Hà Nội đã thống nhất với tôi về nội dung  và đang xin phép xuất bản cuốn ký sự tư liệu „Xuyên Qua Mọi Chiến Tuyến“ trong thời gian tới.

Hiện tại tôi chưa thể nói bao giờ sách được cấp phép in. Nhưng với những gì mà người lãnh đạo cao nhất Việt Nam tuyên bố hôm rồi, tôi hy vọng:  Một công dân như tôi cũng phải được đóng góp vào quá trình xây dựng kỷ nguyên mới của dân tộc.

Nguyễn Xuân Thọ

Saturday, April 26, 2025

Chúng ta đang ở đâu sau những cuộc chiến tranh?

 Bên Thắng Cuộc - Họ Là Ai? 

Tôi viết về điều này để tôi và các bạn hiểu chúng ta đang ở đâu trong mặt bằng nhân loại và cũng biết đâu một vài người với khả năng nhận thức hơn ở bên thắng cuộc nhìn được bản thân mình và từ đó có được sự thay đổi cần thiết.  

Họ là ai? Họ là những người cộng sản? Sau 50 năm từ năm 1975, với tôi, họ không phải là người cộng sản, họ là hậu duệ của những người cộng sản, những người được thừa hưởng thành quả của những người cộng sản, hưởng cái bóng mà thế hệ cộng sản đích thực thuộc thế hệ đầu đã tạo ra.  

Với tôi, chế độ cộng sản không còn, mà chỉ là một sự biến tướng, một sự thích nghi cho sự tồn tại của một chế độ. Và với con mắt nhìn nhận của tôi, những người trong hệ thống không có một tình yêu nước như những người cộng sản đích thực, họ cũng hô khẩu hiệu “do dân vì dân” nhưng trong tâm họ chỉ nghĩ tới lợi ích cá nhân nhỏ bé của mình. Lý tưởng cộng sản, nếu được phát ngôn nơi công cộng, thì chỉ như một câu sáo rỗng, một sự bắt buộc để tồn tại và đi lên trong một hệ thống.  

Họ là một tập thể đồng nhất với tư tưởng, kiến thức, quan niệm, trải nghiệm… được mặc một bộ “đồng phục” đơn điệu, dễ đoán và cũ rích.  

Rất cũ. Chính vì vậy mà trong suốt bao năm qua, không hề có một lãnh đạo nào ở Việt Nam có được một phát ngôn hay một bài diễn ngôn nào có thể gây cảm hứng, có giá trị khai sáng dân trí cho dân chúng. Một sản phẩm của một hệ thống rập khuôn, theo lối mòn, học hỏi chỉ từ chính trải nghiệm trong một vòng tròn “hậu cộng sản” thì làm sao có được một sự đột phá, một sự đổi mới sáng suốt và tích cực.  

Tôi chưa viết gì về ông Tô Lâm bởi tôi chưa biết gì về ông ta, nhưng tôi có chút hy vọng ông ta sẽ tạo được sự thay đổi tích cực với những cải cách hiện nay. Điều này chúng ta phải chờ đợi và quan sát thêm.  

Vậy Bên Thắng Cuộc, họ là ai?  

Trước hết, họ có quyền tự hào về chiến thắng của mình. Điều ấy không ai có thể phủ nhận, nhưng để một chính thể có thể đưa dân tộc của mình đi lên, họ cần phải trí tuệ hơn hiện nay rất nhiều. Họ cần phải thoát ra thói quen tư duy mòn cũ, thoát ra cái ngã hậu cộng sản để nhìn hiện thực được minh triết và chỉ khi làm được vậy, họ mới có thể tiến bộ và làm tốt vai trò lãnh đạo của một dân tộc quật cường như Việt Nam.  

Tôi luôn tự hào với dòng máu Việt Nam, nhưng tôi không tự hào khi là công dân dưới thể chế hiện tại. Dòng máu lạc hồng này đã có thể, hoàn toàn có thể đang ở một vị thế cao hơn nhiều trên mặt bằng nhân loại.  

Hãy nhắc về mấy cái sai để những người hậu cộng sản bớt kiêu ngạo mà nhìn lại mình.  

Những người cộng sản đời đầu đã có nhiều thành công và thất bại. Thành công thì rõ quá rồi, họ đã thống nhất được đất nước. Thất bại, và cũng là một vết nhơ lịch sử, là cải cách ruộng đất khi họ phải theo sự chỉ đạo của Trung Cộng mà tiến hành một phong trào kinh hãi của đấu tố, chụp mũ, giết chóc theo quota định sẵn, lộn ngược luân lý đạo đức, lật nhào trật tự xã hội, con cái đấu tố bố mẹ, vợ chồng tố nhau, trò tố thầy… cái mà người Việt hay gọi là “cứt lộn lên đầu.” Thế rồi ngay sau đấy họ nhìn thấy sai lầm và sửa sai, nhưng người cộng sản thời ấy không có chiếc đũa thần của Harry Potter để hô A-Ri-Ô-Sa để người chết có thể sống lại được.  

Ông Hồ có rút khăn tay ra quệt nước mắt khi nói tới sai lầm này. Tôi không biết có nên thông cảm với mấy giọt nước mắt ấy hay không, nhưng một chi tiết trong lịch sử tôi không thích nhất về ông Hồ là khi ông cho phép nổ phát súng đầu tiên vào bà Nguyễn Thị Năm, một người phụ nữ buôn thứ nhẹ nhất là lụa, thứ nặng nhất là thép, một chủ đất đã từng cưu mang Việt Minh, một người thực sự vui mừng với chiến thắng của Việt Minh, đã hết lòng cống hiến của cải, thể hiện sự ủng hộ xuyên suốt trong một thời gian dài. Khi cố vấn Trung Quốc nêu ra ý này, ông Hồ phản đối “Người Pháp có câu không đánh phụ nữ bằng một nhành hồng,” nhưng rồi ông vẫn để phát súng ô nhục ấy xảy ra, phát súng đã giết đi ân nhân của cách mạng, đã kết thúc một con tim của người phụ nữ yêu quý Việt Minh, và rồi con cái của bà Năm, các cán bộ cũng phải chịu đoạ đầy.  

Cái thất bại, cái sai tiếp theo là đày đọa bên thua cuộc. Nhờ một nghệ sỹ như Trịnh Công Sơn lên đài kêu gọi ở lại nước, rồi kêu gọi họ đi học tập một tháng rồi cho họ đi “cải tạo,” có người mấy chục năm.  

Vợ con của họ phải tìm đường ra đi. Sự đàn áp gây ra một làn sóng đau khổ của thuyền nhân, bao trăm ngàn người bị cướp bóc, hãm hiếp, bị giết. Biển Đông đã đỏ hơn, đã mặn hơn bởi máu và nước mắt của thuyền nhân Việt.  

Một cậu bạn bảo tôi rằng không làm thế thì “chúng nó” gây phản loạn thì sao? Một hành động thì bao giờ cũng có vô số cách biện minh. Vậy khi nước Mỹ kết thúc nội chiến, người ta không phân biệt lính bên nào, cho về nhà làm ruộng một cách yên bình? Mà cách ứng xử ấy từ mấy trăm năm trước.  

Khi hòa bình, kiến thức kinh tế yếu kém khiến các nhà lãnh đạo, lúc ấy vẫn có thể gọi là cộng sản được, bèn có một quyết định là đưa ra chỉ thị Z30, cứ nhà hai tầng là tịch thu tài sản ở một số tỉnh. Thời kỳ mà một cán bộ cấp cao nói rau muống bổ ngang thịt bò. Kkk!

Và chính ông này ngây thơ cho rằng các đồng chí Trung Quốc giữ hộ Hoàng Sa, bao giờ thích hợp thì trả lại chúng ta thôi. Tôi đồ rằng các đồng chí ấy sẽ giữ hộ mấy ngàn năm tới. Kkk! Đến nỗi một cán bộ ngã ngựa mấy năm trước lại cao hứng mơ màng “con cháu của chúng ta” sẽ lấy lại. Với tư duy và tốc độ tiến bộ ngày càng chênh lệch giữa ta và các đồng chí cùng lý tưởng, thì điều ấy sẽ mãi là mộng ước viển vông.  

Vậy sau 50 năm, những người “cộng sản” đã tiến bộ đến đâu?  

Qua sự việc của tôi, tôi khẳng định, họ vẫn vậy. Tham nhũng tràn lan, kinh hoàng, bộ máy yếu kém, kiếm người trong sạch trong hệ thống khó như tìm kim đáy bể. Cũng tự khoác cho mình mấy chữ mỹ miều như “dân chủ,” nhưng dân mở miệng là đàn áp, bắt bớ.  

Trước kia, mỗi lần tôi viết bài bênh vực một người mới bị bắt như Lê Dũng Vova, Nguyễn Lân Thắng, Phạm Đoan Trang, Nguyễn Vũ Bình, Nguyễn Chí Tuyến, Huy Đức thì tôi bao giờ cũng thêm câu, đấy là con người tôi biết từ góc độ của tôi chứ tôi không giao tiếp thường xuyên, không quan tâm và có thể không biết hết các công việc họ làm, có thể họ phạm tội gì đấy mà tôi không biết, nhưng qua việc của tôi thì tôi khẳng định rõ ràng là họ vô tội.  

Tôi đã nêu không thiếu chi tiết nào về vụ việc của tôi, 6 clip mà công an Việt Nam dùng làm kiến nghị khởi tố, cấm xuất cảnh và thời gian qua vẫn không ngừng quấy rầy người nhà, bạn bè và học trò của tôi.  

Tôi đã nói rõ tôi là một nhà văn miệt mài viết văn, một võ sư luôn đề cao sự rèn luyện và là một người luôn muốn nâng cao dân trí về nhiều mặt, tôi không tham gia đảng phái nào. Ấy vậy mà vu oan cho tôi là trưởng đảng của Nhà Nước Vĩnh Long, một cái tên mà tôi mất công hỏi khắp nơi, không ai biết nó là cái gì.  

Một mặt nhiều lần kêu gọi tôi về nhưng lại theo dõi người nhà, học sinh của tôi để săn đuổi tôi, đến cả cơ quan Liên Hiệp Quốc để bảo họ không được thuê tôi đi dịch nữa, nhiều lần dọa dẫm cho tôi “cơ hội cuối cùng” trước khi ra đòn quyết định.  

Hãy dùng lương tâm của các vị mà nhìn vào việc tôi đã làm? Tôi là một người chính trực và làm việc của một người chính trực. Các vị đối xử với tù nhân không tốt, tôi phỏng vấn cựu tù nhân để họ nói lên trải nghiệm thực tế của họ, tôi phỏng vấn các luật sư về cách nhìn của họ về vụ việc Đồng Tâm, tôi phỏng vấn một người phụ nữ đấu tranh chống BOT bẩn bị đàn áp đánh sẩy thai, mấy clip tôi phỏng vấn cô giáo của Phạm Đoan Trang về bão lũ miền Trung với BBC là bằng chứng cho thấy các vị thiếu bằng chứng trầm trọng để buộc tôi, các vị cố nặn ra tội để hòng bỏ tù một người chính trực.  

Về việc này, các vị thật đáng xấu hổ và điều quan trọng là tôi thấy rõ hơn chân dung của các vị. Sau mấy chục năm, các vị không tiến bộ gì mấy về cách nhìn, trình độ, quan niệm.  

Nếu các vị bảo tội của tôi chưa đến mức độ bị bắt, vậy các vị phải ráo riết truy đuổi tôi làm gì? Chẳng lẽ khuôn mặt của tôi khả ái đến mức các vị cứ nhất định phải gặp trực tiếp để chiêm ngưỡng? Ngắm online cũng được rồi mà, thời đại công nghệ sao cứ phải trực tiếp? Viết đến đây, tôi không khỏi chạy ra trước gương để xem, biết đâu khuôn mặt mình hấp dẫn đến vậy. Kkk! 

Hay các vị muốn khai thác thông tin bí mật gì? Tôi đã nói rồi, mọi thứ đã được phơi bày, tuyệt đối không có gì giấu diếm, hay căn bệnh đa nghi cộng sản khiến các vị không thể tin lời tôi?  

Các vị cho một cậu giả vờ là trò cũ của tôi, cũng thầy thầy trò trò ra vẻ tử tế, vào lớp online quậy phá, xúi giục trò khác bỏ học. Mấy trò thật trẻ con, rẻ tiền đến mạt hạng. Tôi thậm chí chán ngán không muốn tố cáo nhưng đã nói trước công luận thì phải “nói có sách mách có chứng”.  

Rồi mai đây, nếu các vị có bắt được tôi thì các vị muốn kết tội gì chẳng được. Các vị là độc quyền trong một trò chơi gọi là “luật pháp” ở Việt Nam. Các vị thoải mái tự tung tự tác, tự vi phạm pháp luật trong sân chơi của mình, nhưng nếu vậy thì đừng bao giờ mang mấy câu “dân chủ” với “nhân quyền” ra để làm màu, rằng mình cũng văn minh như ai.  

Một chính thể văn minh nào mà bỏ tù thậm chí cả những người quan sát, giám sát, bảo vệ môi trường? Một chính thể hô hào dân chủ mà người dân nói vài câu chính trực, đơn giản chỉ phản đối cái sai thì săn đuổi, bỏ tù?  

Tạm thời tôi không thể tin được một lời hứa miệng nào của các vị. Những gì tôi quan sát được càng làm lòng tin của tôi với các vị cạn kiệt.  

Hãy thoát ra bản thân nhỏ bé để nhìn mọi việc được minh triết. Để mỗi cá nhân các vị có thể tự hào kể với con cháu một cách tự hào về việc làm của mình. Vị nào là tác giả của cái kiến nghị khởi tố với tôi có dám mang cái hồ sơ ấy về cho con cháu xem, nói rõ tôi là ai và tự hào vỗ ngực rằng việc mình làm là chân chính, là đáng tự hào không?  

Còn không tự hào, mà cố tình đẩy người chính trực vô tội vào tù, quả báo sẽ xảy ra không bằng cách này thì cách khác, không với các vị thì với con cháu các vị.  

Còn tôi, tôi mãi là một con người ngẩng cao đầu kiêu hãnh với những gì tôi đã nói, đã viết, đã làm.  

Đoàn Bảo Châu 

The Victors - Who Are They? 

I write about this so that both you and I can understand where we stand in the context of humanity, and perhaps some people with a greater capacity for awareness among the victors will see themselves and thereby bring about the necessary changes.  

Who are they? Are they communists? After 50 years since 1975, to me, they are no longer communists. They are the descendants of communists, the ones who inherited the fruits of the communists, living in the shadow cast by the true communist generation—the first generation.  

To me, the communist regime no longer exists, it has only transformed, adapted to survive. And in my view, the people within the system no longer have the patriotism that true communists had. They still shout slogans like “by the people, for the people,” but in their hearts, they only think about their personal gains. The communist ideals, when spoken in public, are just empty phrases, a necessity to survive and climb in a system.  

They are a homogeneous group in terms of thoughts, knowledge, beliefs, and experiences… wearing a monotonous, predictable, and outdated “uniform.”  

Very outdated. That’s why, over the years, no leader in Vietnam has made a statement or delivered a speech that could inspire, enlighten the masses, or help raise public awareness. A product of a rigid system, following the same worn-out paths, learning only from their own experiences in a “post-communist” cycle, how could they bring any breakthrough, any meaningful and positive change?  

I haven’t written anything about Mr. Tô Lâm because I don’t know anything about him, but I have a bit of hope that he might create some positive change with the current reforms. We must wait and observe further.  

So, who are the victors?  

First of all, they have the right to be proud of their victory. This cannot be denied, but in order for a government to lead its nation forward, they need to be far more intelligent than they are now. They must break free from their old thinking habits, escape the “post-communist” mindset to see reality more clearly and, only by doing so, can they make progress and fulfill their leadership role for a resilient nation like Vietnam.  

I am always proud of my Vietnamese bloodline, but I am not proud to be a citizen under the current regime. This bloodline of Lạc Hồng could have been, and still could be, in a much better position on the scale of humanity.  

Let’s mention some mistakes so that those “post-communists” can be less arrogant and reflect on themselves.  

The first-generation communists had many successes and failures. Their successes are clear: they unified the country. But their failure, and a stain on history, was the land reform, which was conducted under the direction of the Chinese, leading to a horrific movement of denunciation, labeling, and killings according to predetermined quotas. It reversed ethics and moral order, turned society upside down, with children denouncing their parents, wives accusing their husbands, students denouncing their teachers... what the Vietnamese call “shit thrown on the head.” And then, shortly after, they realized their mistakes and corrected them, but the communists at the time didn’t have Harry Potter’s magic wand to say "Ariosa" and bring the dead back to life.  

Hồ Chí Minh wiped his tears when he spoke of this mistake. I’m not sure if I should sympathize with those tears, but one detail in history that I dislike most about Hồ Chí Minh is when he allowed the first shot to be fired at Nguyễn Thị Năm, a woman who sold the lightest thing, silk, and the heaviest thing, steel, a landowner who had supported the Viet Minh, a person who truly celebrated their victory, contributed wealth, and demonstrated consistent support for a long period. When the Chinese advisor suggested this, Hồ Chí Minh opposed it, saying “The French have a saying, ‘Do not strike a woman with a rose,’” yet he still allowed that shameful shot to be fired, a shot that killed the benefactor of the revolution, and ended the heart of a woman who loved the Viet Minh. Then, her children and cadres had to suffer as well.  

The next mistake, the next wrong, was the oppression of the losers. Thanks to an artist like Trịnh Công Sơn who went on the radio to call people to stay in the country, then called them to go “re-educate” for a month, and some had to stay there for decades.  

Their wives and children had to find a way to escape. The repression led to a wave of suffering among boat people, hundreds of thousands were robbed, raped, and killed. The East Sea became redder, saltier with the blood and tears of Vietnamese refugees.  

A friend of mine told me that if they hadn’t done it, “they” would have caused a rebellion. Every action can always be justified in countless ways. But when the United States ended its civil war, they didn’t distinguish between soldiers from either side, they sent them back home to farm peacefully. That’s how it was centuries ago.  

When peace came, economic knowledge was so poor that the leaders, who could still be called communists at the time, made a decision to issue Directive Z30, seizing the property of anyone with a two-story house in certain provinces. At a time when a senior official said water spinach is as nutritious as beef. Kkk!  

And this naive leader believed that the Chinese comrades would keep the Paracel Islands for us, and would return them when the time was right. I suspect those comrades will keep them for thousands of years. Kkk! Even a few years ago, a fallen official dreamily said “our descendants” will recover them. With the disparity in progress between us and our comrades, that will forever remain a fanciful dream.  

So after 50 years, how far have the “communists” progressed?  

Through my own experience, I can confirm that they are still the same. Corruption is rampant, terrifying, the system is weak, finding a clean person within it is like finding a needle in a haystack. They still cloak themselves in grand words like “democracy,” but when the people speak, they are oppressed, arrested.  

In the past, whenever I wrote an article defending someone recently arrested like Lê Dũng Vova, Nguyễn Lân Thắng, Phạm Đoan Trang, Nguyễn Vũ Bình, Nguyễn Chí Tuyến, Huy Đức, I always added a sentence, “This is the person I know from my perspective, but I do not communicate with them frequently, I do not care, and I may not know all of their actions. They may have committed a crime that I am unaware of, but from my experience, I clearly assert they are innocent.”  

I have provided all the details about my case, the 6 clips that the Vietnamese police used as evidence to propose prosecution, the travel ban, and their continued harassment of my family, friends, and students.  

I have clearly stated that I am a writer who tirelessly writes, a martial arts master who always emphasizes training, and someone who wants to raise the public’s awareness in many areas. I am not affiliated with any political group. Yet, they falsely accuse me of being the leader of “Nhà Nước Vĩnh Long,” a name that I have asked everywhere, and no one knows what it means.  

On one hand, they repeatedly call for me to return, but on the other, they follow my family, my students to track me down, even approaching the UN to ensure they don’t hire me as an interpreter anymore, many times threatening me with “one last chance” before the final strike.  

Use your conscience and look at what I have done. I am a person of integrity who does what an honest person should do. You treat prisoners poorly, I interview former prisoners to share their real experiences, I interview lawyers about their perspectives on the Đồng Tâm case, I interview a woman who fought against corrupt BOT stations and was oppressed and beaten to miscarriage. My clips of interviewing Phạm Đoan Trang's teacher about the Central region’s flooding with the BBC are proof that you lack substantial evidence to accuse me. You are fabricating a crime to imprison an honest person.  

In this regard, you are truly shameful, and the important thing is that I now see your true faces more clearly. After decades, you have not progressed much in your perspective, knowledge, and beliefs.  

If you say my crime is not serious enough to warrant arrest, why are you chasing me so relentlessly? Could it be that my face is so charming that you must meet me in person to admire it? You could admire me online, it's the age of technology; why must it be in person?  

Or do you want to extract some secret information? I have already said, everything has been exposed, there is absolutely nothing to hide, or is it the communist paranoia that prevents you from trusting my words?  

You send a fake student of mine, pretending to be polite, into the online class to stir up trouble, encouraging other students to drop out. Such childish, cheap tricks. I’m tired and don't want to report this, but since I've already spoken publicly, I must "speak with evidence."  

Then, if you do catch me, you’ll be able to accuse me of anything. You hold a monopoly on a game called "law" in Vietnam. You do as you please, violating the law in your playground, but if that's the case, don't ever bring up words like "democracy" and "human rights" to make yourselves look civilized, like you’re the same as anyone else.  

What kind of civilized regime imprisons even those who observe, monitor, and protect the environment? What kind of regime advocates democracy but arrests citizens who speak truthfully, simply oppose what’s wrong?  

For now, I cannot trust any promises you make. Everything I observe makes my trust in you fade even more.  

Please free yourselves from your narrow selves to see things more clearly. So that each of you can proudly tell your descendants about your actions. Would the author of the proposal to prosecute me dare bring that file home to show their children, tell them who I am, and proudly claim that their actions are just and worthy of pride?  

If you can’t be proud of it, and you intentionally push an innocent, honest person into prison, then retribution will come, one way or another, not with you, then with your children.  

As for me, I will always walk with my head held high and pride in what I have said, written, and done.  

Đoàn Bảo Châu

Tại Sao Người Giác Ngộ Thường Chọn Một Mình?

 Tổng hợp từ sách của Alan Watts

Những người bước trên con đường giác ngộ mang theo một sự cô đơn tĩnh lặng, không phải nỗi cô đơn áp đặt từ bên ngoài, mà là sự thấu hiểu sâu sắc khiến việc kết nối thông thường trở nên khó khăn. 

Đa số mọi người gắn kết bởi những ảo tưởng chung, những giấc mơ về cuộc sống lý tưởng. Nhưng khi một người nhìn thấu giấc mơ ấy, các mối quan hệ dần lỏng lẻo. Người nhận ra bản chất thực tại không chạy theo sự công nhận hay tìm kiếm sự thuộc về chỉ để an ủi. 

Họ không bị mê hoặc bởi danh vọng, lời đàm tiếu, hay cuộc đua theo những thứ rồi sẽ tan biến. Điều này khiến họ trở nên xa lạ với thế giới. Người khác có thể mỉm cười, trò chuyện xã giao, thậm chí ngưỡng mộ từ xa, nhưng không thực sự kết nối. Kết nối, như đa số hiểu, dựa trên ảo tưởng chung, và khi vượt qua điều đó, không thể quay lại cách sống cũ.

Nhận ra rằng hầu hết tình bạn được xây trên nhu cầu – nhu cầu giải trí, an ủi, hay che giấu sự trống rỗng – là một sự thật gây bất an. Người giác ngộ không cần những điều đó; họ không bám víu hay tham gia vào các mối quan hệ chỉ để lấp đầy thời gian. Họ thấy vẻ đẹp trong cô đơn, trong sự rộng lớn của bản thể và không gian tĩnh lặng nơi sự thật hiển lộ.

Với những người còn bị ràng buộc bởi tâm trí, người giác ngộ dường như xa cách, thậm chí kiêu ngạo. Nhưng đó không phải kiêu ngạo, mà là sự không cần phải thể hiện hay trở thành bất kỳ ai khác ngoài chính mình. Điều này khiến họ khó hòa hợp.

Thế giới ngưỡng mộ người trí tuệ từ xa nhưng không muốn thực sự hiểu họ, vì điều đó có thể phá vỡ những ảo tưởng dễ chịu. Người giác ngộ không than vãn về sự cô đơn, bởi họ biết đó không phải là nỗi cô độc mà là tự do – tự do để sống không thỏa hiệp, để thấy thế giới như nó vốn là. Dù bị coi là không có bạn, họ đã tìm thấy hòa bình với mọi thứ.

Nhìn thế giới đúng như nó là khiến mọi thứ quen thuộc tan biến. Các quy tắc về đúng sai, cách sống không còn trọng lượng. Sự thức tỉnh khiến người ta tách khỏi thế giới, không phải vì cay đắng, mà là hệ quả tự nhiên của việc nhìn thấu những điều kiện xã hội. 

Càng giác ngộ, họ càng khó tham gia vào những trò chơi từng quan trọng: chuyện phiếm trở thành vô nghĩa, tranh giành công nhận trở nên vô ích. Đa số tìm kiếm sự thoải mái, sự quen thuộc, xác nhận rằng họ sống đúng. Nhưng người giác ngộ không còn tham gia giấc mơ tập thể, trở thành kẻ ngoài cuộc, không phải vì từ chối thế giới, mà vì thế giới không còn nhận ra họ.

Người giác ngộ không phán xét những kẻ còn ngủ say. Họ hiểu tại sao người ta bám vào niềm tin, thói quen, hay tìm cách phân tâm – đó là nỗi sợ cái chưa biết, sợ buông bỏ, sợ đặt câu hỏi sâu sắc. Họ không ép buộc người khác, vì sự thật phải tự tìm ra. Bạn bè dần xa cách, các cuộc trò chuyện trở nên gượng ép, nhưng họ không cố quay lại cách sống cũ, vì sự thật đã thấy không thể bị lãng quên. 

Họ yêu thương sâu sắc hơn, nhưng tình yêu ấy không dựa trên nhu cầu hay kỳ vọng, nên thường bị hiểu lầm. Người đời mong tình bạn mang lại sự an ủi, công nhận, nhưng người giác ngộ không đáp ứng điều đó. 

Họ không từ chối con người, chỉ không giả vờ, không tham gia vào những mối quan hệ không thật.

Cô đơn của họ không phải nỗi sợ, mà là hòa bình. Họ đối diện với sự trống rỗng bên trong và thấy đó là không gian nhận thức vô hạn. Họ không chạy trốn bản thân, không cần sự công nhận, và điều này khiến họ xa lạ. Người khác dần rời xa, không phải vì ghét bỏ, mà vì không hiểu cách kết nối với người không cần xác nhận hay tham gia vào sự giả tạo.

Sự cô đơn ấy không phải cô lập, mà là trở về với cái thực. Đó là cuộc sống không giả tạo, không áp lực phải trở thành ai đó. Dù có lúc khao khát kết nối cũ, họ biết những mối quan hệ ấy rỗng tuếch, dựa trên ảo tưởng. Họ bước đi một mình, không vì bị ruồng bỏ, mà vì đã vượt qua nhu cầu thuộc về một thế giới chưa hiểu chính nó.

Tình bạn thường được cho là dựa trên sự kết nối sâu sắc, nhưng thực tế, chúng dựa trên ảo tưởng chung. Con người tìm bạn để tránh cô đơn, để cảm thấy thuộc về. Khi ai đó thức tỉnh, họ không còn phù hợp với khuôn mẫu cũ. Các cuộc trò chuyện trở nên lặp lại, drama trở nên tầm thường, và tranh giành công nhận mất ý nghĩa. Để thuộc về, bạn phải tuân thủ, nhưng người giác ngộ không còn tham gia vào thực tại chung, trở thành kẻ ngoài cuộc. 

Họ thấy nhiều cuộc trò chuyện chỉ để lấp đầy sự im lặng, tránh né sự thật. Khi không tham gia, họ trở nên đơn độc, nhưng đó không phải nỗi đau, mà là tự do.

Không phải mọi mối quan hệ đều vô nghĩa. Có những tình bạn hiếm hoi, dựa trên sự thấu hiểu sâu sắc, không cần kỳ vọng. 

Nhưng chúng hiếm và không thể ép buộc. Với đa số, tình bạn là cách duy trì hiện trạng, dựa trên sự tiện lợi và ảo tưởng. Khi một người nhìn thấu, mối quan hệ tan rã, không vì xung đột, mà vì không còn gì giữ họ lại. Người giác ngộ chấp nhận cô đơn như trạng thái tự nhiên, không đuổi theo sự đồng hành, vì họ biết cái gì thật sẽ tự đến. Họ tìm thấy tự do mà đa số không bao giờ trải nghiệm.

Copy từ FB-Chau Doan

Viết từ chuyện người thật việc thật: Ngôi nhà của chúng ta (20)

Singapore 2025

Công việc & cuộc sống đa dạng: AN TOÀN, TRUNG THỰC VÀ TỰ DO

(tiếp theo)

Theo Bloomberg, Singapore được xem là một trong những nơi cạnh tranh và làm việc quá sức nhất trên thế giới. Làm thêm giờ là điều bình thường tại quốc gia này.

Ngày nay, người Singapore được hưởng một số mức sống cao nhất ở châu Á. Nhưng đổi lại họ đều phải đánh đổi. Đây cũng là một trong những xh căng thẳng nhất. Có một "đại dịch thầm lặng" về trầm cảm và sức khỏe tâm thần đuổi theo những người dân đấu tranh để cân bằng giữa công việc, cuộc sống, gia đình cũng như những khát vọng và ước mơ riêng tư của họ. Và để cân bằng thành công thì cần rất nhiều đánh đổi.

Ko phải ai cũng phải sống với 1 cuộc sống như vậy. Cũng có những người thành công rất sớm và quyết định nghỉ hưu khi còn trẻ. Tuy nhiên, cuộc sống như thế ko phù hợp với một số đông người khác. Các nghiên cứu gần đây cho thấy văn hóa kiệt sức ở Singapore đang ở mức cao nhất mọi thời đại và phần lớn nguyên nhân là do môi trường làm việc cạnh tranh. Ngoài ra còn có sự kỳ thị khi công dân tìm kiếm trợ giúp về các vấn đề tinh thần, điều này làm tăng thêm gánh nặng trầm cảm và lo âu. Phần lớn điều này bắt đầu từ khi còn nhỏ, với kỳ vọng phải đạt thành tích tốt hơn ở trường. Cha mẹ thường tạo thêm áp lực giáo dục bằng cách cho con đi học thêm để tăng cơ hội vào được trường trung học và đại học tốt. Đó là một gánh nặng tiếp tục kéo dài suốt cuộc đời của người dân.

Hàn Quốc và Nhật Bản có tỉ lệ căng thẳng tương đương nhau. Tuy nhiên, Giấc mơ Singapore mang nặng tính quy tắc, bất kỳ ai chọn một con đường khác đều bị coi là hơi bất thường.

(còn nữa)

Hình ảnh: Huy hiệu của trường ACS (Independent)*

(*): Về kết quả kỳ thi IB/IB exam results: Singapore là quốc gia có chuỗi thành tích vượt trội so với mức trung bình toàn cầu (continuous streak of surpassing global average). Và ACS (I) là 1 trong các trường có thành tích cao nhất. Đây cũng là trường đầu tiên của Singapore cung cấp chương trình tú tài IB sau khi được công nhận vào năm 2005.

Chương trình Tú tài quốc tế® (IB) (DP) hướng đến mục tiêu ko chỉ nâng cao sức hiểu biết cho học sinh với kiến ​​thức sâu rộng mà còn là chương trình giúp học sinh phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, cảm xúc và đạo đức.

Năm 2024, tất cả 452 học sinh của ACS(I) đã vượt qua kỳ thi. Điểm trung bình của các em là 41,2 điểm trên 45, trong đó có 356 em đạt 40 điểm trở lên.

Có 22 trường tại Singapore giảng dạy chương trình IB. Bao gồm St Joseph’s Institution (SJI), ACS(I), Singapore Sports School, School of the Arts, Singapore (Sota) và Madrasah Aljunied Al-Islamiah.

Tổng cộng có 2.442 học sinh tại Singapore đã tham gia kỳ thi tú tài IB vào tháng 11 năm 2024 với điểm trung bình là 38,4 trên 45 (cao hơn điểm trung bình toàn cầu là 29,2).

Năm 2023, điểm trung bình của học sinh Singapore là 37,8 trên 45 (cao hơn điểm trung bình toàn cầu là 29,1).

Học sinh ACS (I) thường ko hài lòng với việc chỉ học qua loa như một học sinh bình thường mà luôn cố gắng để xứng đáng với công sức của những người lớn tuổi trong việc mang đến cho gia đình của mình những cơ hội giáo dục. Gia đình cũng là môi trường hỗ trợ về mọi mặt cho con em mình đạt được kết quả cao nhất trong học tập và rèn luyện nhân cách để trưởng thành.

Friday, April 25, 2025

Bên thắng cuộc của trận chiến lớn

GÓC KHUẤT LỊCH SỬ: AI LÀM NÊN CHIẾN THẮNG THẾ CHIẾN II?

80 năm trôi qua, chiến thắng chủ nghĩa Quốc xã vẫn là kỳ tích vĩ đại của nhân loại. Nhưng có bao giờ chúng ta tự hỏi: Ai thực sự đứng sau chiến thắng đó? Một quốc gia "anh hùng đơn độc"? Hay hàng triệu con người từ khắp thế giới, cùng máu, mồ hôi và nước mắt? Hãy cùng lật mở những góc khuất lịch sử, nơi sự thật bị che mờ bởi tuyên truyền, để hiểu rõ hơn về công lao của cả nhân loại và để không ai bị lãng quên.

Một chiến thắng không của riêng ai

Thế chiến II là cuộc chiến khốc liệt nhất lịch sử, cướp đi hàng chục triệu sinh mạng. Để đánh bại cỗ máy chiến tranh của Hitler, cả thế giới đã chung tay:

Liên Xô với máu và lửa trên mặt trận phía Đông.

Hoa Kỳ với nguồn lực hậu cần khổng lồ, là "lá phổi" của chiến tranh.

Vương quốc Anh với những phi công quả cảm và chiến dịch trên không, trên biển.

Ukraine, trái tim quả cảm của Hồng quân, với hàng triệu người hy sinh.

Và hàng chục quốc gia khác, từ du kích Pháp đến lính Australia, từ công nhân Canada đến dân quân Trung Quốc.

Nhưng tại sao, 80 năm sau, nhiều người vẫn chỉ nghe về "chiến thắng của một quốc gia"? Tại sao công lao của Ukraine, của Mỹ, của Anh bị lu mờ? 

Hiểu rõ về sự thật không phải để chỉ trích, mà để khai sáng và tôn vinh tất cả những người đã hy sinh.

Sức mạnh liên minh: Công lao của cả thế giới

1. Liên Xô – Bức tường thép bất khuất

20 triệu người Liên Xô thiệt mạng, từ binh sĩ đến dân thường. Các trận chiến như Stalingrad hay Kursk đã trở thành biểu tượng của lòng quả cảm.

Người dân Liên Xô không chỉ chiến đấu vì quê hương, mà vì cả thế giới tự do. Họ là ngọn lửa không bao giờ tắt trước mũi súng Đức Quốc xã.

2. Hoa Kỳ - "Nhà máy" của chiến thắng

Chương trình Lend-Lease (cho vay - cho thuê): Mỹ cung cấp cho Liên Xô, viện trợ trị giá 10,8 tỷ USD (tương đương 160 tỷ USD hiện nay), bao gồm:

* 22.150 máy bay (như P-39 Airacobra, giúp Hồng quân chiếm ưu thế trên không).

* 12.700 xe tăng (Sherman, Valentine, tăng cường sức mạnh cơ giới).

* 375.883 xe tải (Studebaker, "con ngựa thồ" của Hồng quân).

* 4,5 triệu tấn thực phẩm, cứu đói hàng triệu binh sĩ và dân thường.

Lời thú nhận từ Liên Xô: Stalin từng nói tại Hội nghị Tehran (1943): "Không có Lend-Lease, chúng tôi đã thua cuộc chiến." Nguyên soái Zhukov cũng thừa nhận: "Không có xe tải và thép Mỹ, chúng tôi không thể tiếp tục chiến tranh."

Mặt trận Thái Bình Dương: Mỹ ngăn Nhật Bản tấn công Liên Xô từ phía Đông, giúp Hồng quân tập trung vào Đức.

3. Vương quốc Anh và các đồng minh – Những chiến trường thầm lặng

Trận chiến Đại Tây Dương: Hải quân Anh và đồng minh tiêu diệt tàu ngầm Đức, bảo vệ các tuyến vận chuyển Lend-Lease đến Liên Xô.

Ném bom chiến lược: Máy bay Anh-Mỹ phá hủy nhà máy, cầu đường Đức, làm suy yếu hậu cần của Hitler.

Chiến dịch châu Phi và Ý: Làm phân tán lực lượng Đức, giảm áp lực cho mặt trận phía Đông.

4. Ukraine – Trái tim bị lãng quên của Hồng quân.

10 triệu người Ukraine (nửa tổng số người Liên Xô thiệt mạng) đã ngã xuống. 6 triệu binh sĩ và sĩ quan Ukraine chiến đấu trên khắp các mặt trận.

Hơn nửa số mặt trận Liên Xô do các nguyên soái Ukraine chỉ huy, như:

Semyon Tymoshenko, người dẫn dắt các chiến dịch then chốt.

Rodion Malinovsky, bậc thầy chiến thuật.

Ivan Chernyakhovsky, vị tướng trẻ tuổi tài ba.

Danh hiệu Anh hùng: 2.069 binh sĩ Ukraine được phong Anh hùng Liên Xô, chiếm 1/3 số người được phong nhiều lần.

Góc khuất lịch sử: Sự thật bị tuyên truyền che mờ

1. Tuyên truyền của Liên Xô và Nga hiện nay

Liên Xô không muốn thừa nhận công lao của các nước tư bản như Mỹ hay Anh, vì điều đó mâu thuẫn với câu chuyện "chủ nghĩa xã hội chiến thắng"- Ý thức hệ Chiến tranh Lạnh

Niềm tự hào dân tộc: Sau chiến tranh, Liên Xô và Nga hiện đại xây dựng hình ảnh "người hùng đơn độc', giảm nhẹ vai trò của Lend-Lease và các đồng minh.

Kết quả: Các tài liệu chính thống hiếm khi nhắc đến 76% đồng hay 106% nhôm từ Mỹ, hay vai trò của các chiến dịch Anh-Mỹ ở châu Phi, Ý.

2. Công lao Ukraine bị xóa nhòa

Sự thật lịch sử: Ukraine là lực lượng nòng cốt của Hồng quân, nhưng công lao của họ bị xem nhẹ sau chiến tranh.

Tuyên bố gây sốc của Putin (2010): "Nếu không có Ukraine, chúng ta vẫn chiến thắng."  Phát ngôn này không chỉ phủ nhận 10 triệu người Ukraine hy sinh, mà còn xúc phạm hàng triệu tướng sĩ đã dẫn dắt Hồng quân.

Hậu quả: Lịch sử bị bóp méo, tạo ra huyền thoại "chiến thắng của riêng Nga", trong khi Ukraine – trái tim của Liên Xô – bị đẩy vào bóng tối.

3. Những mảng tối khác

Hiệp ước Molotov-Ribbentrop (1939): Stalin từng bắt tay Hitler chia đôi Ba Lan, vô tình châm ngòi cho Thế chiến II. Sự thật này hiếm khi được nhắc đến trong sách giáo khoa Liên Xô.

Tuyên truyền hậu chiến: Liên Xô cố tình giảm nhẹ vai trò của đồng minh để củng cố vị thế chính trị, tạo ra một câu chuyện lịch sử "một chiều".

Bài học lịch sử: Tôn vinh sự thật, tránh lặp lại sai lầm

Chiến thắng là của cả nhân loại: Không có Hồng quân, không có Lend-Lease, không có phi công Anh hay du kích Pháp, chiến thắng có thể đã không xảy ra. Mỗi người, từ người lính Ukraine trên chiến hào đến công nhân Mỹ trong nhà máy, đều là một mảnh ghép của kỳ tích.

Khi lịch sử bị bóp méo, nó không chỉ xúc phạm những người hy sinh, mà còn gieo mầm chia rẽ, hận thù.

Mỗi chúng ta cần có trách nhiệm khám phá để hiểu, đừng chỉ tin vào một câu chuyện lịch sử. Hãy khám phá các góc khuất để hiểu toàn cảnh: Từ người lính Ukraine đến phi công Anh, tất cả đều xứng đáng được nhớ đến.

Cảnh giác với "anh hùng đơn độc". Những câu chuyện thần thánh hóa thường che giấu sự thật.

80 năm sau Thế chiến II, hãy cùng nhau ghi nhớ: Chiến công không thuộc về một quốc gia nào, mà thuộc về cả nhân loại. Đừng để tuyên truyền che mờ sự thật. Hãy tôn vinh tất cả những người đã hy sinh – người lính Nga, người lính Ukraine trên chiến trường, công nhân Mỹ trong nhà máy, phi công Anh trên bầu trời.

Cùng nhau, chúng ta có thể khai sáng nhận thức, để lịch sử không chỉ là câu chuyện của kẻ mạnh, mà là bài ca của cả nhân loại.

Duc Tu Duong

Viết từ chuyện người thật việc thật: Ngôi nhà của chúng ta (19)

Singapore 2025

Công việc & Cuộc sống đa dạng: AN TOÀN, TRUNG THỰC VÀ TỰ DO

(tiếp theo)

Mức thuế doanh nghiệp ở Singapore dao động quanh mức 18%, so với 25% ở Trung Quốc, 26,5% ở Canada và 33,3% ở Pháp. Singapore ko áp dụng thuế cổ tức hoặc thuế thu nhập từ vốn. Điều này tạo ra một môi trường hấp dẫn mà ở đó các doanh nhân có thể thành lập, hoạt động và tận hưởng phần thưởng từ khoản đầu tư vốn của mình mà ko phải chịu gánh nặng thuế quá mức như ở hầu hết các quốc gia khác.

Những người nước ngoài có một vài năm kinh nghiệm trong một nghề nghiệp chuyên môn có thể kiếm được mức lương tốt ở Singapore.

Theo một nghiên cứu của ECA International, mức lương trung bình của người nước ngoài làm việc tại Singapore là 119.927 đô la Singapore (63.574 bảng Anh/88.045 đô la Mỹ) vào năm 2020. Tuy nhiên, các gói phúc lợi dành cho người nước ngoài có xu hướng cao hơn mức này - tổng cộng là 216.000 đô la Singapore - và mức lương thay đổi đáng kể tùy theo loại vai trò, thâm niên và lĩnh vực.

Theo nghiên cứu của Payscale: "Những nghề nghiệp phổ biến nhất ở Singapore là Giám đốc tiếp thị, Kỹ sư phần mềm và Kỹ sư phần mềm cao cấp. Các ngành nghề phổ biến nhất đối với người nước ngoài tại Singapore là Dịch vụ công nghệ thông tin (CNTT), Ngân hàng và Giáo dục".

Cuối cùng, nếu muốn phát triển sự nghiệp của mình trong khi vẫn kiếm được mức lương tốt, Singapore có thể là nơi hoàn hảo để thực hiện điều đó. 

Các ngành nổi trội của Singapore là tài chính, dầu mỏ* và kinh doanh. Đây là những lĩnh vực thu hút nhân lực, điều này giải thích tại sao nhiều người nước ngoài được các công ty chuyển đến Singapore để tiếp tục làm việc. Nếu muốn tìm việc làm tại Singapore qua Internet hoặc qua đại lý, hãy tìm hiểu về điều kiện làm việc tại Singapore thông qua trang web của Bộ Nhân lực (cùng với thông tin về luật lao động bao gồm cả những ngày nghỉ ốm và nghỉ phép có lương) và điều quan trọng nhất cần ghi nhớ là ko thể nộp đơn xin thị thực làm việc đến khi bạn nhận được lời mời làm việc tại một công ty ở Singapore.

Hình ảnh chọn từ net

(còn nữa)

(*): Singapore không hề có mỏ dầu, khí đốt hay bất cứ loại khoáng sản đáng kể nào. Bất chấp những điểm yếu đó, Singapore vẫn trở thành một trong những người chơi lớn nhất trong ngành công nghiệp dầu khí của thế giới.

Theo Dữ liệu của Đài Quan sát Kinh tế (OEC), vào năm 2020, dầu khí đứng thứ hai trong số các mặt hàng xuất khẩu của Singapore, đạt kim ngạch hơn 27 tỷ USD. Quốc đảo nhỏ bé này được coi như "trung tâm dầu mỏ của châu Á". Dầu khí chính là ngành công nghiệp giúp Singapore giàu lên nhanh chóng bên cạnh lĩnh vực điện tử (trong thời kỳ chiến tranh VN, phần lớn nhiên liệu được Mỹ sử dụng được chế xuất tại Singapore. Đến năm 1974, Singapore đã có 5 nhà máy lọc dầu, với công suất lên tới 1,2 triệu thùng/ngày).

Thursday, April 24, 2025

HẠNH PHÚC TUỔI TRẺ

 Trong một thế giới mà thành công thường được định nghĩa bằng địa vị, tài sản hay bằng việc “trở thành ai đó”, nhiều người, đặc biệt là người trẻ, thường loay hoay giữa áp lực thành công và khát khao sống có ý nghĩa. Chúng ta dường như ít có thời gian để ngồi lại và tự hỏi, mình đang thật sự muốn gì, cần gì? Lúc này, cuốn sách “Hạnh phúc tuổi trẻ” (Happy is the one who is nothing) của Krishnamurti xuất hiện như một lời mời gọi bạn quan sát và nhận thức thực tại, với sự đơn sơ, trong trẻo của nó – mà không bị ràng buộc bởi những khuôn mẫu, sợ hãi hay ham muốn. 

Cuốn sách là tuyển tập những bài viết ngắn, cô đọng và súc tích của Krishnamurti dành cho người đọc trẻ, được in theo khổ nhỏ bỏ túi, dễ đọc và dễ tiếp cận. Ở đó không có những công thức hướng dẫn bạn làm sao để hạnh phúc, thay vào đó, mỗi trang sách như một cuộc trò chuyện tĩnh lặng giữa người đi trước và người đang học cách trưởng thành, từ việc học cách yêu, cách sống cho đến cách để tự do và hiện hữu.

“Hạnh phúc tuổi trẻ” có hai phần, phần đầu là những lá thư Krishnamurti viết cho một bạn trẻ đến với ông trong tình trạng bị tổn thương cả thể xác lẫn tinh thần. Những lá thư được viết trong khoảng thời gian từ tháng Sáu năm 1948 đến tháng Ba năm 1960, thể hiện lòng trắc ẩn và sự sáng suốt hiếm có của Krishnamurti. 

Tuy là thư gửi cho riêng một người, nhưng những vấn đề ông nói đến trong đó thì lại mang tính phổ quát với cả nhân loại. Những lá thư này sẽ đem đến cho bạn phút giây trò chuyện trực tiếp với Krishnamurti và suy tư về mọi vấn đề trong đời sống.

Như một đoạn thư ông viết về cuộc đời và tình yêu: “Cuộc đời quá phong phú, có quá nhiều châu báu. Chúng ta bước vào đời với trái tim rỗng không; chúng ta không biết làm cách nào để lấp đầy trái tim mình bằng sự sống dư tràn. Chúng ta nghèo khó ở bên trong, nhưng khi được dâng cho của cải thì chúng ta lại từ chối. Tình yêu là một thứ nguy hiểm; nó đem đến cuộc cách mạng duy nhất có thể mang lại hạnh phúc trọn vẹn. Vậy nên chẳng mấy ai trong chúng ta có khả năng yêu, vậy nên chẳng mấy ai muốn yêu. Chúng ta yêu theo cách riêng của mình, biến tình yêu thành một thứ có thể bán mua. Chúng ta mang tâm lý thị trường, nhưng tình yêu không thể bán mua, mà là vấn đề cho nhận. Nó là trạng thái sống, nơi mọi vấn đề của chúng ta đều được giải quyết. Chúng ta dùng gàu cạn mà múc giếng khơi, và thế là cuộc đời trở thành một thứ lòe loẹt rẻ tiền, thật tầm thường và nhỏ bé”.

Như mọi khi, Krishnamurti vẫn liên tục nhấn mạnh về cuộc cách mạng duy nhất, cuộc cách mạng đầu tiên và cuối cùng mà tất cả chúng ta phải thực hiện, đó là luôn nhận thức đầy đủ những gì đang xảy ra bên trong và xung quanh mình, chỉ nhận thức mà không chọn lựa, không nỗ lực hay cưỡng ép bất cứ điều gì.

Trong những đoản văn ấy, chúng ta còn nhìn thấy một tâm hồn nhạy cảm và thiết tha yêu thiên nhiên tươi đẹp, như: “Chiều hôm qua cơn mưa bắt đầu và đến đêm thì trời đổ mưa như trút! Tôi chưa bao giờ nghe cơn mưa nào nặng hạt đến thế. Cứ như thiên đường đã mở ra vậy. Có sự tĩnh lặng lạ thường cùng với nó, sự tĩnh lặng của một sức nặng, một sức nặng khủng khiếp đang trút xuống Trái đất.”

Phần thứ hai là những cuộc trò chuyện với các em học sinh, các em nhỏ về nhiều vấn đề trong cuộc sống, như tình yêu, sự quan tâm, nỗi sợ hãi, trí tưởng tượng... Krishnamurti vô cùng quan tâm đến trẻ em và vấn đề giáo dục. Với ông, trẻ em sẽ học được nhiều hơn khi quan sát cuộc sống, đặt câu hỏi về mọi thứ và tự mình tìm hiểu thay vì học trong sách vở hay được người khác chỉ dẫn.

“Hãy tìm hiểu. Bạn không thể tìm hiểu về bản thân nếu luôn nói chuyện, đi cùng với bạn bè, với nửa tá người. Hãy ngồi dưới tán cây lặng yên một mình, không đọc sách. Chỉ cần nhìn lên các vì tinh tú hay bầu trời, những chú chim, đường nét của những chiếc lá. Hãy quan sát những cái bóng. Ngắm nhìn cánh chim bay ngang bầu trời. Chính lúc ở một mình, ngồi lặng lẽ dưới tán cây đó, bạn sẽ bắt đầu hiểu được những hoạt động của tâm trí, và điều đó cũng quan trọng không kém gì việc đến lớp” – Krishnamurti nhắn gửi.

Triết lý của ông vẽ ra một nền tảng giáo dục mới, giáo dục mà không có sự so sánh, không có sự cạnh tranh, để con người có thể phát triển toàn diện và thật sự tự do. 

Với những câu chữ dịu dàng, chân thành và đầy thức tỉnh, “Hạnh phúc tuổi trẻ” mang lại cho bạn sự gợi mở để học cách sống sâu sắc và vững chãi giữa thế giới hỗn loạn.

Muôn Kiếp Nhân Sinh - Nguyên Phong

Viết từ chuyện người thật việc thật: Ngôi nhà của chúng ta (18)

Singapore 2025

Công việc & Cuộc sống đa dạng: AN TOÀN, TRUNG THỰC VÀ TỰ DO

(tiếp theo)

Singapore là một quốc gia an toàn, ko tham nhũng và tự do về kinh tế. Chính phủ đã đầu tư nguồn lực đáng kể vào y tế, giáo dục và cơ sở hạ tầng để biến tp-quốc gia này thành một nơi lý tưởng để sinh sống và kinh doanh.

Nhìn chung, Singapore có thặng dư ngân sách ổn định, tỷ lệ thất nghiệp thấp và lạm phát ổn định (thấp) – những điều kiện mà hầu hết các quốc gia khác chỉ có thể mơ ước. Đây là một trong những trung tâm tài chính và cảng biển quan trọng nhất thế giới*, với nhiều việc làm chất lượng cao.

Singapore liên tục được xếp hạng là một trong những nơi tốt nhất ở Châu Á về “chất lượng cuộc sống”. Với nhiều người, Singapore là một nơi để sống 1 cuộc sống xa xỉ. Quốc gia này cung cấp những cơ hội tiếp xúc vh tuyệt vời, từ những trải nghiệm ẩm thực đến các sân golf đẳng cấp thế giới và nhiều hơn nữa. Đối với những người khác, Singapore chủ yếu là cơ hội để leo lên nấc thang sự nghiệp. Họ có thể quan tâm hơn đến việc vun đắp các mối quan hệ thông qua những bữa tối bất tận và xây dựng kiến thức chuyên môn của mình trong quá trình này.

Vì Singapore là trung tâm công nghệ và thương mại, nên cơ hội việc làm thường rất dồi dào. Tuy nhiên, với rất nhiều nhân tài toàn cầu đổ về khu vực này, sự cạnh tranh cho những công việc hàng đầu có thể rất khốc liệt. Đó là lý do tại sao tốt nhất là luôn đồng ý ký hợp đồng làm việc trước khi chuyển đến Singapore.

Hình ảnh chọn từ net

(còn nữa)

(*): Singapore nằm ngay trên Eo biển Malacca, cửa ngõ của một trong những tuyến vận tải nhộn nhịp nhất trên thế giới. Từ rất lâu, hoạt động thương mại (và cướp biển) tại khu vực này đã rất phát triển.

Singapore đóng vai trò như một trung tâm điều phối hàng hóa đi từ châu Âu, Ấn Độ, Châu Phi sang phía Đông Á. Khoảng 30% lượng dầu của thế giới đi qua eo biển này.

Wednesday, April 23, 2025

Triết lý hàng ngày

Từ trang Steve Nandwa  

Các Quy Tắc cho Một Cuộc Sống Hạnh Phúc, Thông Minh và Sáng Suốt

Nói Ít, Nghe Nhiều

Triết lý: Lắng nghe nâng cao hiểu biết; im lặng bảo vệ phẩm giá. Lời nói là công cụ mạnh mẽ – càng ít, càng giá trị nếu muốn chúng có ý nghĩa.

Áp dụng: Lắng nghe để hiểu ý định thật của người khác. Nói khi lời nói có thể chữa lành, khích lệ hoặc hướng dẫn, như bác sĩ chọn dụng cụ phẫu thuật.

Tránh Tranh Cãi Vô Nghĩa

Triết lý: Năng lượng có hạn, dùng nó để phát triển, không để hao mòn. Một số tranh luận là bẫy cướp đi bình yên và danh tiếng.

Áp dụng: Mỉm cười và rút khỏi tranh cãi vô ích. Người khôn thắng cả cuộc chiến, không chỉ trận nhỏ. Chọn cuộc trò chuyện như vua chọn đồng minh.

Suy Nghĩ Trước Khi Nói

Triết lý: Lời nói là hạt giống, gieo xuống sẽ nảy mầm thành hoa hoặc gai.

Áp dụng: Kiểm tra lời nói qua ba tiêu chí: Có đúng không? Có cần thiết không? Có tử tế không? Nếu không đạt, hãy im lặng.

Thực Hành Khiêm Tốn và Lịch Sự

Triết lý: Khiêm tốn là nghĩ ít về mình, không phải hạ thấp bản thân. Người lịch sự có sức ảnh hưởng hơn kẻ kiêu ngạo.

Áp dụng: Chào hỏi cả những người không ưa bạn. Tử tế với người không mang lại lợi ích. Lòng tốt âm thầm nảy mầm.

Làm Chủ Cảm Xúc

Triết lý: Kẻ khiến bạn giận kiểm soát bạn. Cảm xúc tự nhiên nhưng không nên làm chủ bạn.

Áp dụng: Khi cảm xúc bùng lên, dừng lại, hít thở, suy nghĩ, rồi phản hồi bằng lý trí, không phải cơn giận.

Giữ Kế Hoạch Riêng Tư

Triết lý: Thành công yêu thích sự im lặng. Ý tưởng chưa thành hình an toàn nhất trong sự kín đáo.

Áp dụng: Chia sẻ chiến thắng, không phải chiến lược. Để kết quả nói thay bạn, im lặng làm đối thủ bối rối.

Tránh Nói Về Bản Thân

Triết lý: Người ta quan tâm đến họ hơn chuyện của bạn. Muốn được nhớ, hãy khiến họ cảm thấy quan trọng.

Áp dụng: Hỏi về hành trình của người khác, lắng nghe và đáp lại chu đáo. Càng ít nói về mình, sự hiện diện của bạn càng mạnh mẽ.

Duy Trì Giao Tiếp Mắt và Tự Tin

Triết lý: Tự tin không ồn ào; nó bình tĩnh, trực diện và kiên định.

Áp dụng: Khi nói, nhìn vào mắt người nghe với ánh mắt thư thái. Tư thế thể hiện niềm tin bên trong.

Tôn Vinh Sự Độc Đáo

Triết lý: Thế giới không thưởng cho bản sao; nó tôn vinh bản gốc.

Áp dụng: Nhận ra điểm mạnh, chấp nhận khuyết điểm, tìm tiếng nói riêng. Sự chân thật thu hút người phù hợp, đẩy lùi người không phù hợp.

Cam Kết Hết Mình hoặc Không Bắt Đầu

Triết lý: Nửa vời là nấm mồ của sự vĩ đại.

Áp dụng: Trước khi bắt đầu, tự hỏi: “Tôi sẽ hoàn thành chứ? Tôi sẵn sàng hy sinh không?” Nếu không, giữ sức cho mục tiêu xứng đáng.

Im Lặng Là Câu Trả Lời Tốt Nhất Cho Kẻ Ghét

Triết lý: Không phải lời xúc phạm nào cũng đáng để biện hộ.

Áp dụng: Xem chỉ trích như gương. Nếu đúng, sửa đổi. Nếu sai, bỏ qua. Đừng đáp lại sự nhỏ nhen.

Rèn Luyện Tư Duy Phản Biện

Triết lý: Sự khác biệt giữa tầm thường và xuất sắc nằm ở góc nhìn.

Áp dụng: Trước khi tin, hỏi “Tại sao?” và “Nếu thì sao?” Tìm mô hình, động cơ, hệ quả trong mọi thứ.

Tránh Tâm Lý Đám Đông

Triết lý: Đám đông thường sai, lịch sử chứng minh.

Áp dụng: Đứng lên vì sự thật, dù phải đứng một mình. Can đảm bất đồng tôn trọng khi đám đông nói điều ngu ngốc.

Tránh Drama và Thao Túng

Triết lý: Người khôn không tham gia trận chiến không có phần thưởng.

Áp dụng: Đừng phản ứng với mồi nhử. Tránh vòng xoáy hỗn loạn. Giá trị bình yên hơn sự công nhận nhất thời.

Đặt Câu Hỏi Sâu Sắc

Triết lý: Câu hỏi mở ra cánh cửa mà câu trả lời không chạm tới.

Áp dụng: Hỏi “tại sao”, “điều gì dẫn đến đó”, “bạn cảm thấy thế nào” để tạo kết nối sâu sắc và rèn trí tuệ.

Bảo Vệ Thời Gian và Sự Có Mặt

Triết lý: Quá dễ dãi sinh ra sự đòi hỏi và thiếu tôn trọng.

Áp dụng: Chọn lọc khi xuất hiện. Trân trọng thời gian cô đơn để suy ngẫm, học hỏi, nạp năng lượng.

Luôn Đổi Mới, Không Dậm Chân

Triết lý: Thay đổi là hằng số duy nhất. Tiến hóa, hoặc tan biến.

Áp dụng: Học kỹ năng mới mỗi mùa. Thách thức thói quen. Khám phá qua sách, ý tưởng, địa điểm mới. Vùng an toàn là nấm mồ.

Chấp Nhận Sự Bí Ẩn Gây Yêu Ghét

Triết lý: Sự bí ẩn thu hút tò mò và chỉ trích. Cái giá của sự khác biệt là tách khỏi tầm thường.

Áp dụng: Đừng hạ thấp bản thân để làm vừa lòng người khác. Tử tế, khôn ngoan, nhưng không co lại vì sự bất an của ai.

Tư tưởng cuối cùng:

Cuộc sống hạnh phúc, thông minh, sáng suốt không đến ngẫu nhiên – nó được xây dựng qua lựa chọn hàng ngày, tư duy kỷ luật, cảm xúc kiểm soát, hành động táo bạo. Người làm chủ bản thân làm chủ thế giới của họ.

(copy từ FB-Chau Doan)

Tuesday, April 22, 2025

Những giới hạn ko rõ ràng

 

Câu nói mạnh mẽ này nhấn mạnh những hậu quả không thể sửa chữa của sự thiếu tôn trọng. Khi chúng ta phớt lờ ranh giới của người khác, coi thường cảm xúc của họ, hoặc bỏ qua nhu cầu của họ, chúng ta có nguy cơ làm tổn thương vĩnh viễn các mối quan hệ và cơ hội.

Lời xin lỗi, dù chân thành đến đâu, thường không thể sửa chữa tổn thương do thiếu tôn trọng gây ra. Tổn thương đã xảy ra, và niềm tin bị tan vỡ. Những cánh cửa từng mở giờ đây có thể đã đóng sập, không bao giờ mở lại được nữa.

Sự thật này áp dụng cho mọi khía cạnh của cuộc sống:

- Quan hệ cá nhân: Thiếu tôn trọng có thể chấm dứt tình bạn và mối quan hệ tình cảm.

- Quan hệ nghề nghiệp: Hành vi thiếu tôn trọng có thể dẫn đến việc bị sa thải hoặc làm tổn hại danh tiếng của bạn.

- Cơ hội: Thiếu tôn trọng có thể khiến bạn mất đi công việc, thăng chức, hoặc các thỏa thuận kinh doanh.

Hãy nhớ rằng, tôn trọng là một loại tiền tệ quý giá. Hãy đầu tư nó một cách khôn ngoan. Đối xử với người khác bằng lòng tốt, sự cảm thông và hiểu biết. Lời xin lỗi quan trọng, nhưng chúng không thể thay thế cho sự tôn trọng.

Hãy để điều này thấm nhuần trong bạn: Thiếu tôn trọng có thể trông như một vấn đề nhỏ trong khoảnh khắc, nhưng hậu quả của nó có thể không thể đảo ngược. Hãy chọn sự tôn trọng và gặt hái những phần thưởng của những mối quan hệ mạnh mẽ, lành mạnh và lương tâm trong sạch.

TnBS

Monday, April 21, 2025

Trò chuyện với Robert Greene

Lấp Đầy Sự Trống Rỗng & Tìm Ra Mục Đích của Đời Bạn (Phần 1) 

Tôi ngày càng thích Robert Greene hơn. 

Jay Shetty: Chào mọi người, hy vọng các bạn đang cảm thấy tuyệt vời.

Khách mời hôm nay là một trong những người được các bạn yêu thích, đã từng xuất hiện trên chương trình trước đây. Các bạn rất yêu thích tập đầu tiên của chúng tôi, nên tôi phải mời anh ấy quay lại. Anh ấy cũng là một trong những tác giả yêu thích của tôi, người mà tôi đã đọc lại gần đây, đặc biệt khi tôi cảm thấy mất hứng thú với việc học – tôi sẽ kể thêm về điều đó sau. Khách mời hôm nay là Robert Greene, tác giả của các cuốn sách bán chạy nhất theo New York Times: 48 Luật Quyền Lực, Nghệ Thuật Quyến Rũ, 33 Chiến Lược Chiến Tranh, Luật Thứ 50, Thành Thạo, Luật Bản Chất Con Người, và gần đây nhất là Luật Hàng Ngày. Tôi rất hào hứng chào đón Robert Greene trở lại chương trình. Robert, cảm ơn anh đã có mặt ở đây.

Robert Greene: Cảm ơn rất nhiều vì đã mời tôi, Jay. Cảm ơn vì phần giới thiệu tuyệt vời đó.

Jay Shetty: Tất nhiên rồi, rất vui được đón anh quay lại. Như tôi vừa nói với anh ngoài lề, vào dịp Giáng sinh năm ngoái, tôi đã đi lưu diễn, đứng trên sân khấu ở gần 40 thành phố trong 90 ngày. Cuốn sách của tôi vừa ra mắt, tôi đã dồn rất nhiều năng lượng ra bên ngoài. Mỗi khi điều đó xảy ra, tôi luôn cảm thấy cần phải phát triển trở lại, học hỏi trở lại, nuôi dưỡng bản thân. Tôi thực sự tin rằng vào Giáng sinh năm ngoái, cuốn Luật Hàng Ngày của anh đã trở thành cuốn sách tôi đọc hàng ngày. Tôi đã giới thiệu nó cho rất nhiều người: vợ tôi bắt đầu đọc, những người bạn thân nhất của tôi cũng bắt đầu đọc. Đó là một cuốn sách tuyệt vời cho bất kỳ ai đang gặp khó khăn với việc đọc, không chắc nên đọc gì, hoặc đang tìm kiếm định hướng trong cuộc sống. Luật Hàng Ngày là một điểm khởi đầu tuyệt vời, tôi muốn nói vậy.

Robert Greene: Cảm ơn anh, cảm ơn rất nhiều. Tôi luôn là fan của các cuốn sách của anh. Anh đã gửi tôi phiên bản giới hạn đẹp đẽ này, mà tôi được khoe trên chương trình hôm nay. Nhưng cuốn 48 Luật, thật là một cuốn sách tuyệt vời. Cảm ơn anh vì đã là một phần quan trọng trong hành trình học hỏi của tôi.

Jay Shetty: Cảm ơn anh đã mời tôi. Anh là một ngôi sao, nhưng chuyến lưu diễn của anh thật ấn tượng. Tôi chưa từng tham gia một chuyến lưu diễn như vậy, nghe có vẻ vui.

Jay Shetty: Đúng vậy, rất vui. Chúng tôi đã đến Sydney, Melbourne, Brisbane, khắp Ấn Độ, Dubai, Amsterdam, Paris, Berlin – thật tuyệt vời.

Robert Greene: Anh có coi mình là người hướng ngoại hay hướng nội không?

Jay Shetty: Đó là một câu hỏi hay, và tôi sẽ để anh định nghĩa hai khái niệm này, vì có lẽ anh sẽ có những góc nhìn sâu sắc để chia sẻ. Tôi nạp năng lượng khi ở một mình, nhưng tôi thích kết nối với những nhóm nhỏ gồm những người cụ thể. Vì vậy, tôi cho rằng mình là người hướng nội, nhưng 99% mọi người sẽ nói, “Jay, anh là người hướng ngoại.” Tuy nhiên, nếu ở trong một nhóm đông người, tôi sẽ tìm một người mà tôi chia sẻ giá trị để trò chuyện sâu sắc, thay vì đi quanh giới thiệu bản thân với mọi người. Điều đó có ý nghĩa không?

Robert Greene: Anh có cần ở một mình không? Anh có cảm thấy khao khát thời gian một mình không?

Jay Shetty: Rất nhiều, tôi rất khao khát thời gian một mình.

Robert Greene: Vậy anh là một người kết hợp cả hai, một ambivert.

Jay Shetty: Đúng vậy, nếu đó là cách gọi thì tôi chính là như vậy. Tôi có rất nhiều câu hỏi muốn hỏi anh, Robert, những câu mà tôi biết cộng đồng và khán giả của tôi thường xuyên hỏi, và tôi nghĩ anh là người đặc biệt phù hợp để trả lời.

Jay Shetty: Câu hỏi đầu tiên mà tôi thường xuyên nhận được là: “Jay, làm thế nào để tôi đối phó với những người tiêu cực trong gia đình, trong vòng bạn bè, ở nơi làm việc, trong những mối quan hệ thân thiết? Nhiều người cảm thấy họ đang phải đối mặt với sự tiêu cực.”

Robert Greene: Điều đó phụ thuộc vào chi tiết và loại người tiêu cực mà anh đang đối phó. Có nhiều cách để nhìn nhận vấn đề này, từ góc độ vi mô đến góc độ lớn hơn. Góc độ lớn hơn là tất cả chúng ta đều có những đặc điểm tiêu cực, những mặt tối. Nếu anh hiểu rằng con người vốn là như vậy – giống như một bông hoa, một tảng đá hay một cái cây, đều có bản chất riêng – thì anh sẽ chấp nhận con người như họ vốn có, không phán xét họ. Tuy nhiên, khi đối mặt với những người tiêu cực, điều đó có thể rất khó khăn, vì họ thích tạo ra drama xung quanh mình để thu hút sự chú ý, khiến người khác buồn bực, kéo theo cảm xúc của anh. Vì vậy, anh cần nhìn nhận họ ở góc độ lớn hơn: điều này không liên quan đến tôi. Họ đang đối mặt với những vấn đề riêng, có thể liên quan đến cha mẹ, gia đình, vợ/chồng hay con cái của họ, và họ đang trút lên tôi vào lúc này, nhưng đó không phải là chuyện cá nhân. Tôi luôn nói với mọi người, đừng xem mọi thứ quá cá nhân.

Robert Greene: Có nhiều cấp độ khác nhau, và nó phụ thuộc vào tình huống cụ thể. Nhiều người đến hỏi tôi lời khuyên, nhưng đôi khi họ lại gắn bó chặt chẽ với một người tiêu cực – như sếp, vợ/chồng – và rất khó để làm theo những gì tôi nói. Trong trường hợp đó, anh cần tạo khoảng cách với họ, tự nhủ rằng họ không phải là tôi. Họ có vấn đề riêng, còn tôi tách biệt khỏi họ. Cảm giác tách biệt này rất giải phóng. Họ có những vấn đề và đang cố kéo tôi vào, kéo tôi xuống, nhưng tôi không phải là họ, tôi có cuộc sống riêng và tôi sẽ không bị cuốn vào. Đôi khi anh cần có sự đồng cảm, nhưng đôi khi anh cần tắt sự đồng cảm đó đi.

Robert Greene: Cách tốt nhất là nhận ra những người tiêu cực, đặc biệt là những người tự ái – loại người tiêu cực phổ biến nhất hiện nay – trước khi anh gắn bó với họ, và tránh xa họ. Những người tự ái có những dấu hiệu mà anh có thể nhận ra từ trước: họ thường rất quyến rũ, giỏi đánh lừa anh, kể những câu chuyện hấp dẫn, thậm chí có sức hút lớn. Nhiều CEO nổi tiếng, như Elon Musk, là những người tự ái mạnh mẽ. Họ có vẻ rất thú vị, khiến anh muốn tìm hiểu, nhưng anh phải nhận ra rằng họ có thể sẽ lợi dụng anh. Họ không xem anh là một cá nhân riêng biệt. Con người rất dễ bị ảnh hưởng bởi cảm xúc của người khác, nên những người anh kết giao có vai trò lớn trong việc định hình con người anh, năng lượng của anh, cuộc sống hàng ngày của anh. Vì vậy, anh phải rất cẩn thận với những người anh cho phép bước vào cuộc đời mình.

Robert Greene: Đừng phán xét mọi người dựa trên vẻ bề ngoài, trí thông minh, sự quyến rũ, hay việc họ tốt hay xấu. Hãy đánh giá họ dựa trên tính cách, liệu họ có tính cách mạnh mẽ hay yếu đuối.

Jay Shetty: Làm thế nào để nhận ra những dấu hiệu của tính cách mạnh mẽ hay yếu đuối? Chúng ta thường bị thu hút bởi vẻ bề ngoài, trí thông minh, sự quyến rũ, vì chúng ta không được dạy cách nhìn nhận tính cách.

Robert Greene: Khi tôi sống trong tu viện, phẩm chất cao nhất được coi là đỉnh cao của sự tiến hóa cảm xúc nội tâm là sự khiêm tốn. Một người không có cái tôi giả tạo được coi là có phẩm chất cao. Chúng tôi được huấn luyện để hiểu điều đó, nhưng trong thế giới hiện đại, chúng ta lại bị thu hút bởi những người tỏ ra kiêu ngạo, phô trương, và ngay cả khi chúng ta không thích điều đó, chúng ta vẫn nghĩ họ có quyền lực. Vậy chúng ta cần chú ý đến những dấu hiệu nào?

Robert Greene: Cũng có những người tỏ ra khiêm tốn nhưng thực chất không phải vậy. Nhiều người giả vờ khiêm tốn vì đó được coi là phẩm chất tích cực. Con người là những diễn viên bẩm sinh, nên anh phải nhìn xuyên qua chiếc mặt nạ của họ. Tôi nhìn nhận tính cách mạnh mẽ hay yếu đuối như sau: Một người có tính cách mạnh mẽ là người có thể tiếp nhận chỉ trích, làm việc tốt với người khác, xử lý các tình huống căng thẳng, chịu được trách nhiệm, và khi có điều gì sai sót, họ tự nhận lỗi thay vì đổ lỗi cho người khác. Đó là người anh có thể dựa vào, người đáng tin cậy trong mọi tình huống. Ngược lại, một người có tính cách yếu đuối là người không thể chấp nhận chỉ trích – đó là đặc điểm tiêu cực nhất, dấu hiệu rõ ràng của sự yếu đuối. Họ phòng thủ quá mức, nghĩ rằng họ có thể làm bất cứ điều gì mà không bị trách móc, như có một bức tường bao quanh họ.

Robert Greene: Khả năng chấp nhận chỉ trích và sử dụng nó một cách xây dựng trong công việc hay mối quan hệ là một phẩm chất mạnh mẽ và hữu ích, thể hiện tính cách vững vàng. Cách họ xử lý căng thẳng cũng là một dấu hiệu tốt: trong môi trường làm việc, nhiều người giỏi giả vờ mạnh mẽ, nhưng khi áp lực tăng cao, mặt nạ của họ rơi xuống, lộ ra sự yếu đuối, phản ứng thái quá, thiếu kiên nhẫn, dễ vỡ. Ngược lại, khả năng xử lý căng thẳng cho thấy họ có nội lực mạnh mẽ. Cách họ đối mặt với quyền lực cũng là một dấu hiệu: khi leo lên vị trí cao, nhiều người giả vờ hòa đồng với nhóm, nhưng khi có quyền lực, họ trở nên lạm dụng, đối xử tệ với người dưới quyền. Vậy họ có trách nhiệm không, hay họ thay đổi thành một người khác khi có quyền lực? 

Robert Greene: Một dấu hiệu khác là họ chọn đối tác thế nào: họ có chọn người mà họ có thể kiểm soát, người thấp kém hơn để cảm thấy tốt hơn về bản thân không? Hoặc khi chơi trò chơi, tham gia các hoạt động ngoài trời không liên quan đến công việc, họ có quá cạnh tranh, luôn phải thắng mọi thứ không? Đây là những đặc điểm giúp tôi đánh giá tính cách của một người.

Jay Shetty: Chúng ta thường bỏ qua hoặc không chú ý đủ đến những dấu hiệu này, vì chúng ta nghĩ, “Ồ, họ thông minh, họ thế này thế kia.” Điều đó nói lên gì về chính chúng ta khi bị thu hút bởi những điều sai lầm ở người khác? Điều đó có nghĩa là chúng ta có tính cách mạnh mẽ hay yếu đuối không?

Robert Greene: Tôi thường bị thu hút bởi những người tự ái, đó là điểm yếu của tôi. Có lẽ điều đó xuất phát từ tuổi thơ của tôi, hoặc vì tôi cảm thấy một sự trống rỗng bên trong. Sự quyến rũ và sự chú ý mà họ giả vờ dành cho anh có thể mê hoặc, lôi kéo anh. Nếu anh đang đối mặt với những điểm yếu và sự trống rỗng bên trong, anh sẽ bị thu hút bởi những người lấp đầy khoảng trống đó, hoặc những lý tưởng, những nhà lãnh đạo lôi cuốn mà anh nghĩ sẽ mang lại mục đích cho cuộc đời anh. Điều này liên quan nhiều đến chính chúng ta. Thậm chí, có người bị thu hút bởi những người tiêu cực, chọn sai người lặp đi lặp lại, vì ít nhất điều đó khiến họ cảm thấy sống động, cảm nhận được sự đau đớn, sự kịch tính.

Jay Shetty: Anh có nhắc đến cảm giác trống rỗng bên trong, có thể do tuổi thơ của anh. Anh đã cố gắng lấp đầy sự trống rỗng đó chưa, hay có giải pháp nào khác không?

Robert Greene: Đối với tôi, đó là lý do tôi viết cuốn Thành Thạo. Tôi lấp đầy sự trống rỗng của mình từ khi còn nhỏ thông qua công việc, những ý tưởng, và suy nghĩ của tôi. Tôi luôn tìm kiếm những ý tưởng mới, những cách nhìn mới về thế giới. Nếu không có công việc, tôi cảm thấy trống rỗng. Với nhiều người, công việc chỉ là cách kiếm tiền, nhưng với tôi, đó là cách để cảm nhận tôi là ai, tôi được định mệnh để viết những cuốn sách này. Mỗi ngày thức dậy, tôi biết mình cần hoàn thành điều gì. Đó là lý do tôi đọc nhiều sách, bị cuốn hút bởi các ý tưởng, và hiện tại đang viết một cuốn sách về chủ đề mà tôi rất say mê. Nhưng mặt khác, với tư cách là người thiền định, theo phong cách Thiền tông, tôi thấy sự trống rỗng cũng có ý nghĩa. Không phải lúc nào cũng cần lấp đầy bộ não như cách chúng ta đổ đầy thức ăn vào cơ thể. Có một vẻ đẹp nội tại trong sự trống rỗng, trong việc nhận ra rằng tôi không thực sự có một cái tôi, tâm trí là một ảo ảnh chúng ta tạo ra. Cảm giác không có cái tôi, đối diện với thế giới và chỉ nghe, nhìn mọi thứ như chúng vốn là, là một điều đẹp đẽ. Tôi phải đấu tranh với ý nghĩ luôn cần lấp đầy bản thân.

Jay Shetty: Anh nói rằng anh thích quan sát con người và loài người. Điều gì anh quan sát được về con người qua thời gian mà khiến anh ngạc nhiên?

Robert Greene: Không có gì thực sự khiến tôi ngạc nhiên, vì tôi đọc rất nhiều lịch sử và thấy mọi thứ cứ lặp đi lặp lại. Tuy nhiên, từ khi tôi bị đột quỵ và trở nên yếu đi về mặt thể chất, không thể làm một số việc, tôi nhận thấy mọi người phản ứng với tôi khác đi, và điều đó rất tích cực. Tôi thường có xu hướng tiêu cực về con người, đó là cách suy nghĩ của tôi, nhưng tôi phải nói rằng mọi người rất tử tế với tôi kể từ khi tôi bị đột quỵ. Thật buồn là phải trải qua một tai nạn như vậy để nhận ra điều đó, nhưng tôi đã thấy một khía cạnh khác: mọi người muốn giúp tôi, họ đồng cảm với việc tôi hơi bất lực trong những tình huống này. Điều đó cũng khiến tôi cảm nhận khác về những người khuyết tật hoặc những người có những điều họ không thể kiểm soát trong cuộc sống. Cảm giác bất lực và sự sẵn lòng giúp đỡ của mọi người là điều đã khiến tôi ngạc nhiên.

Jay Shetty: Tôi thích điều anh nói, rằng thật buồn khi ai đó phải trải qua khó khăn để chúng ta thể hiện khía cạnh đó của mình. Điều đó có nghĩa là lòng tốt luôn tồn tại trong chúng ta, nhưng tại sao chúng ta không luôn thể hiện nó với tất cả mọi người?

Robert Greene: Tôi không biết. Tất cả chúng ta đều có khả năng đồng cảm bẩm sinh, điều này rất khiến tôi quan tâm. Cảm giác kết nối sâu sắc với một người khác, như với vợ tôi, là một cảm xúc mạnh mẽ, đưa tôi ra khỏi chính mình, nhìn thế giới qua mắt cô ấy thay vì áp đặt bản thân lên cô ấy. Đó là một trải nghiệm đầy cảm xúc. Đôi khi xem một bộ phim, anh cảm thấy hòa mình vào nhân vật, cảm nhận sự đồng cảm, đồng nhất với họ – đó là những cảm xúc mạnh mẽ. Chúng ta đều có khả năng đó, nhưng thế giới hiện nay lại là một cỗ máy làm tê liệt những cảm xúc đó. Nó đặt quá nhiều trọng tâm vào bản thân, tính cá nhân, nhu cầu của chúng ta, sự chú ý mà chúng ta muốn, khiến cảm giác tự nhiên muốn hòa mình vào người khác bị chết dần. Thế giới hiện đại, mạng xã hội, áp lực cuộc sống làm cơ bắp đồng cảm của chúng ta teo đi. Nhưng có những khoảnh khắc nó bùng lên, và anh cảm thấy, “Tôi muốn có thêm cảm giác này trong cuộc đời mình.”

Jay Shetty: Suy nghĩ lặp lại nhiều nhất hàng ngày của anh là gì?

Robert Greene: Tôi cần làm gì hôm nay, lịch trình của tôi là gì? Khi tôi thiền vào buổi sáng, cố gắng làm trống tâm trí, những suy nghĩ cứ nổi lên, thật phiền. Điều đó khiến tôi nhận ra cách hoạt động của tâm trí mình. Những suy nghĩ kiểu như, “Anh có nhớ phải gọi cho người này chiều nay không? Anh có nhớ phải thay đổi lịch đặt chỗ không?” – những việc nhỏ nhặt về lịch trình, trong khi tôi đang cố mở tâm trí mình ra điều gì đó rộng lớn và quan trọng.

Jay Shetty: Qua thời gian, với thiền định và các thực hành khác, anh đã học cách làm yên tĩnh, làm trống, hay giải phóng những suy nghĩ đó để kết nối với sự rộng lớn, sáng tạo, hay thể hiện bản thân như thế nào?

Robert Greene: Đó không phải là điều dễ dàng, và là một quá trình liên tục. Tôi có thể nói mình chỉ đạt được khoảng 10% so với mong muốn. Đầu tiên, tôi nhận ra khi một suy nghĩ xuất hiện, tôi tự hỏi, “Tại sao tôi lại nghĩ về điều đó? Tôi không thích nó.” Tôi nhận ra đó chỉ là một suy nghĩ. Suy nghĩ không có thật, nó là một bóng ma. Thực tại là cơ thể anh, khoảnh khắc hiện tại, tiếng chim ngoài kia, bầu trời, việc anh đang sống, máu chảy trong người – đó là những thứ có thật. Nhưng suy nghĩ trong tâm trí anh là một bóng ma, không tồn tại. Tôi cố gắng không tương tác với nó. Nhưng tâm trí tôi chơi trò với tôi, đưa ra một suy nghĩ chắc chắn sẽ thu hút tôi, như một cơn nghiện đường. Tôi tự nhủ, “Không, tôi sẽ không tương tác với nó.” Qua quá trình đó, tôi nhận ra đây là cách mạng xã hội hoạt động. Mạng xã hội phản ánh bộ não con người ở quy mô lớn, đưa ra những suy nghĩ kích thích cảm xúc, khiến chúng ta nghĩ đi nghĩ lại một cách ám ảnh. Tôi luôn cố gắng rút lui và tự nhủ, “Đó chỉ là một suy nghĩ, không phải là tôi.”

Jay Shetty: Mặc dù chúng ta không phải là suy nghĩ hay tâm trí của mình, nhưng suy nghĩ lại trở thành thực tại của chúng ta. Một suy nghĩ lặp đi lặp lại trở thành thói quen, rồi thành khuôn mẫu, hành động, và cuối cùng là thực tại của chúng ta. Ví dụ, nếu tôi nghĩ, “Tôi là một người lười biếng, không tổ chức,” điều đó có thể dẫn đến việc tôi quên làm gì đó, và nó không xảy ra vì tôi đã tin vào suy nghĩ đó. Thật thú vị khi một thứ không có thật lại trở nên rất thật. Tôi đã rất quan tâm đến việc chỉnh sửa suy nghĩ như một bài tập, vì tôi nhận ra nhiều suy nghĩ của mình trở thành niềm tin, rồi trở thành cuộc sống của tôi. Nhiều người không nhận ra rằng suy nghĩ giống như quần áo, có thể thay đổi. Chúng ta nghĩ suy nghĩ là thực tại, là những gì đang diễn ra trong đầu mình, mà không nhận ra rằng chúng ta có thể thay đổi chúng, như nhìn vào tủ quần áo và nói, “Tôi không thích màu xanh nữa, tôi sẽ đổi sang màu xanh dương.”

Robert Greene: Tôi đã đọc một cuốn sách Phật giáo gần đây, nói rằng tâm trí của chúng ta bị đảo lộn, lộn ngược. Thực tại là chúng ta không có một cái tôi, cái tôi là một cấu trúc của tâm trí, thực ra không có gì ở đó. Sự trống rỗng đó, sự vô ngã, chính là Giác Ngộ – một cảm giác đẹp đẽ. Có lẽ trong cuộc đời, anh đã chạm đến cảm giác đó một chút, tôi cũng vậy, dù không phải hàng ngày. Đó mới là thực tại, còn suy nghĩ thì không. Mọi thứ trong thế giới của chúng ta bị đảo ngược: những suy nghĩ ảo tưởng về con người, về tôi, về thói quen của tôi, trở thành thực tại, trong khi thực tế thì ngược lại. Thiền định là để nhận thức được những điều này, vì chúng ta thường sống như những cỗ máy tự động.

Robert Greene: Tôi rất thích nhà văn G.I. Gurdjieff, không biết anh có nghe đến ông ấy chưa. Ông ấy là người Armenia, sống vào đầu thế kỷ 20, rất quan tâm đến thần bí học. Ông đã đi khắp châu Á để tìm kiếm bản chất của các triết lý bí truyền, và tạo ra triết lý riêng của mình. Ông viết cuốn “In Search of the Miraculous”, tôi rất khuyên mọi người đọc. Ông không viết những thứ mơ hồ, mà rất thực tế. Ý tưởng của ông là chúng ta sống như đang ngủ, hoạt động theo chế độ tự động, không nhận thức được rằng mình đang thở, đang tồn tại, không biết suy nghĩ của mình từ đâu đến, không nhận thức được cách cơ thể mình di chuyển. Đó là một quá trình dần dần nhận thức được những điều này, điều đã thay đổi hoàn toàn cuộc đời tôi sau 14, 15 năm thực hành.

Jay Shetty: Tôi yêu điều đó và không thể chờ đợi để đọc cuốn sách ấy. Tôi hoàn toàn đồng ý, chúng ta rất mất kết nối với tâm trí và cơ thể, luôn nghĩ rằng ai đó bên ngoài có câu trả lời cho cảm giác của chúng ta. Điều đó có thể đúng khi anh đi khám bác sĩ hay nha sĩ, nhưng chúng ta không biết cơ thể mình đã cảm thấy thế nào trong nhiều tuần hay tháng cho đến khi nó sụp đổ, nhận ra chúng ta chưa chú ý đủ đến một mối quan hệ hay một điều gì đó.

Jay Shetty: Gần đây, tôi suy ngẫm rất nhiều về cách chúng ta xử lý những gì mình trải qua. Thực tại bên ngoài là một chuyện, nhưng cách tôi hiểu thực tại đó lại nằm trong không gian vô hình. Cuối cùng, cách tôi hiểu nó là thực tại mà tôi trải nghiệm, bất kể điều gì đang xảy ra bên ngoài. Đó là lý do chúng ta nhận ra mọi người luôn tự kể những câu chuyện, những câu kể trong đầu, và cách chúng ta xử lý trải nghiệm chính là thực tại của mình, chứ không phải sự kiện, lời nói của ai đó, hay mạng xã hội. Ví dụ, tôi biết rằng khi thức dậy buổi sáng và bắt đầu lướt mạng xã hội, tâm trí tôi sẽ chạy nhanh gấp 10, 100 lần so với khi tôi không làm điều đó. Tôi biết rằng việc đánh răng và tắm sẽ yên bình hơn nếu tôi không nhìn vào điện thoại.

Robert Greene: Chúng ta chủ yếu sống giữa những thứ vô hình: biểu tượng, ngôn ngữ – chúng không phải là thực tại. Những thứ như chính phủ, hành vi xã hội, các quy tắc mà chúng ta tuân theo, đều vô hình. Chúng ta không nhận thức được điều đó, và tôi luôn cố gắng nâng cao nhận thức về cách tôi xử lý những điều này, ý tưởng của tôi bắt nguồn từ đâu.

Jay Shetty: Điều đó rất khó, không phải là một quá trình từng bước rõ ràng. Tôi đã suy nghĩ rất nhiều về việc chúng ta sợ trở thành phiên bản thất bại của chính mình, nên thay vào đó, chúng ta muốn trở thành phiên bản thành công mà người khác mong đợi. Chúng ta sợ trở thành một nhà văn thất bại, dù có thể là một kế toán thành công, hay một nghệ sĩ thất bại, dù có thể thành công trong lĩnh vực công nghệ. Suy nghĩ của người khác về chúng ta có sức ảnh hưởng lớn, khiến chúng ta không dám chuyển hướng theo đam mê, mục đích của mình.

Robert Greene: Có hai loại suy nghĩ về tôi: từ những người biết tôi cá nhân và từ những người trong xã hội, không thực sự biết tôi, chỉ có hình dung về tôi – thường rất khác với thực tế. Là con người, tôi đương nhiên quan tâm đến việc mọi người hiểu tôi theo một cách nhất định, rằng tôi có tính cách nhất định, rằng tôi thích những trò đùa ngớ ngẩn, phim hài, không phải lúc nào cũng đọc triết học nặng nề. Vợ tôi có thể kể cho anh nghe về mặt trẻ con trong tính cách của tôi. Với tôi, việc cảm thấy chân thực, chân thành luôn quan trọng. Tôi ghét những người giả tạo, điều đó khiến tôi tổn thương sâu sắc. Có lẽ từ nhỏ tôi đã nghi ngờ sự giả dối ở cha mẹ mình. Tôi viết 48 Luật Quyền Lực vì tôi cảm thấy mọi người là những kẻ đạo đức giả, giả vờ không quan tâm đến quyền lực, nhưng đó là tất cả những gì họ muốn. Họ che đậy bằng vẻ ngoài, “Tôi chỉ muốn giúp người khác, làm phim, văn hóa, nghệ thuật,” nhưng thực chất họ muốn quyền lực ẩn giấu.

Robert Greene: Tôi luôn muốn cảm thấy mình là chính mình, và khi tôi cảm thấy mình đang giả vờ, tôi thấy khó chịu. Thành thật mà nói, Jay, việc trở thành một “guru” tự giúp đỡ đôi khi cảm thấy không đúng với tôi. Tôi cảm thấy như một kẻ giả mạo. Đó không phải điều tôi muốn. Tôi chỉ muốn viết sách, yêu thích ý tưởng, mở rộng nhận thức của mình. Cảm giác không là chính mình, và việc người khác áp đặt hình ảnh lên tôi, khiến tôi khó chịu.

Jay Shetty: Điều đó rất cộng hưởng với tôi. Tôi làm những gì tôi làm vì tôi chia sẻ những gì tôi yêu thích: thiền định, sách trí tuệ, truyền thống, trí tuệ cổ xưa, khoa học hiện đại, và tìm kiếm sự tương đồng giữa chúng. Tôi yêu việc nói về điều đó, nhưng tôi chưa bao giờ nghĩ mình là một guru hay người hướng dẫn. Xã hội có xu hướng gắn nhãn cho chúng ta nếu chúng ta chia sẻ, dạy dỗ hay đưa ra lời khuyên. Tôi thường nói với mọi người, tôi chỉ muốn là một người bạn tinh thần của mọi người – người giới thiệu những điều bạn có thể chưa biết, như tâm linh phương Đông hay trí tuệ. Nhưng thật khó khi bị đặt lên bệ cao, dù anh không yêu cầu hay muốn điều đó.

Robert Greene: Đúng vậy, nhận thức của người khác về anh có thể trở thành cách anh nhận thức chính mình nếu không cẩn thận.

Jay Shetty: Tôi luôn quay về với bản thân và tự hỏi, “Điều đó có thực sự là mình không?” Tôi cũng nhận ra mình là một con người đầy khuyết điểm, có những điểm mù, những thôi thúc mà tôi ước mình không có. Tôi không thích ý nghĩ rằng mọi người nghĩ tôi là một người quyền lực, đã giải quyết được mọi thứ, vì tôi không phải vậy. Đó là lý do tôi viết Luật Bản Chất Con Người – tôi hiểu rằng tôi cũng có những khuyết điểm, có xu hướng tự ái, cảm thấy ghen tị, có những khoảnh khắc tự cao. Tôi không thoải mái với ý nghĩ rằng mọi người nhìn tôi khác với con người thật của tôi. Điều này xảy ra với nhiều người nổi tiếng thành công: họ bị mắc kẹt trong hình ảnh mà người khác nghĩ về họ, và điều đó có thể khiến họ cảm thấy không thoải mái, dẫn đến trầm cảm, mất đi chính mình.

Jay Shetty: Chúng ta đã tạo ra một thế giới của “trước và sau”: chương trình tập luyện có ảnh trước và sau, người giàu có từng nghèo rồi trở nên giàu. Mọi thứ đều là một hành trình tuyến tính trước và sau. Nhưng thực tế, những thử thách của tôi là chu kỳ, không phải tuyến tính. Tôi vẫn cảm thấy ghen tị, nhưng khác với 10 năm trước, và tôi hy vọng mình xử lý nó tốt hơn. Tôi vẫn có những suy nghĩ lo âu, tiêu cực, nhưng tôi đối phó tốt hơn so với 10 năm trước, với nhiều công cụ hơn. Cuộc sống không phải là “tôi sẽ không bao giờ có suy nghĩ tiêu cực nữa,” mà là học cách đối mặt với chúng.

Robert Greene: Trước khi 48 Luật Quyền Lực ra mắt, tôi chỉ là một kẻ vô danh, sống trong căn hộ một phòng ngủ ở Santa Monica, không kiếm được nhiều tiền, không thành công. Tôi thường xuyên đưa ra lời khuyên, nhưng không ai nghe, vì tôi chưa viết sách. Khi sách ra mắt, tôi bỗng được coi là một người khác, nhưng tôi vẫn là chính mình, người từng sống trong căn hộ nhỏ bé đó, đưa ra lời khuyên không ai nghe.

Jay Shetty: Tôi cũng từng như vậy, từng tư vấn và huấn luyện trong cộng đồng, tổ chức các sự kiện nhỏ ở London 10, 11 năm trước với chỉ 5 người tham gia. Tôi nói chuyện tại các trường đại học miễn phí trong nhiều năm. Tôi luôn muốn học hỏi và chia sẻ, tổng hợp và làm mọi thứ đơn giản, thực tế cho người khác. Tôi được truyền cảm hứng bởi hai câu nói: Ivan Pavlov, “Nếu bạn muốn một ý tưởng mới, hãy đọc một cuốn sách cũ,” và Albert Einstein, “Nếu bạn không thể giải thích một điều gì đó một cách đơn giản, bạn chưa hiểu nó đủ rõ.” Đó là hai nguyên tắc truyền cảm hứng cho công việc của tôi. Tôi không nghĩ chúng là điều gì kỳ diệu, chỉ là những gì tôi được định để làm – vừa ý nghĩa vừa không ý nghĩa, vì đó chỉ là điều tôi phải làm, không phải so sánh với ai.

Jay Shetty: Tôi luôn thích sách cũ, triết học, lịch sử, và cả những tác phẩm kinh điển Thiền tông thế kỷ 20. Tôi từng đọc một cuốn sách từ thế kỷ 11, cách suy nghĩ rất khác, nhưng lại vượt thời gian, rất con người, khơi dậy những ý tưởng mới.

Robert Greene: Điều đó khiến tôi hào hứng, nhưng tôi không giải thích được, trừ khi anh đã tái sinh và có kết nối với thời đó. Có lẽ sự riêng tư, bí mật, và thân mật của nhà văn với tác phẩm của họ, không biết liệu có ai sẽ đọc hay không, mang một sức mạnh đặc biệt.

Jay Shetty: Đúng vậy, có một sự khiêm tốn trong đó. Ngày nay, chúng ta viết sách với kỳ vọng hàng triệu người sẽ đọc, để thu hút sự chú ý, nhưng trước đây thì khác.

Robert Greene: Sau khi 48 Luật Quyền Lực thành công, tôi đứng trước một ngã rẽ: có nên tiếp tục viết phần hai của 48 Luật Quyền Lực không? Nó đã thành công, sẽ mang lại tiền bạc, sự chú ý. Nhưng tôi cảm thấy điều đó rẻ tiền, dễ dãi, và lười biếng. Tôi biết nếu không bị thử thách bởi điều gì đó mới mẻ, tôi sẽ chán. Mỗi cuốn sách phải có năng lượng, sự giận dữ, tình yêu, cảm xúc mạnh mẽ đằng sau nó. Nếu tôi chỉ viết lại 48 Luật Quyền Lực, nó sẽ trống rỗng. Nhiều nghệ sĩ và nhà văn rơi vào cái bẫy đó, lặp lại những gì đã thành công, khiến sách của họ có cảm giác rỗng tuếch. Tôi phải cảm thấy mình đang bước vào một vùng đất mới với mỗi cuốn sách. Cuốn sách tôi đang viết hiện tại hoàn toàn khác biệt, là một thử thách lớn, nhưng nó khiến tôi hào hứng mỗi ngày.

Jay Shetty: Tôi luôn viết về những gì tôi đang đấu tranh, từ những khó khăn cá nhân, với khách hàng, bạn bè, gia đình. Nó phải cảm thấy sống động, không thể viết từ lý thuyết hay kiến thức. Cuốn sách phải là một hành trình khám phá.

Robert Greene: Tôi đang viết một cuốn sách về sự cao cả, và tôi đang đối mặt với chính điều đó. Tôi viết về khái niệm “daemon” – một ý tưởng Hy Lạp cổ đại, rằng chúng ta có một cái tôi thứ hai, một giọng nói bên trong dẫn dắt chúng ta đến điều cao hơn hoặc thấp hơn. Khi tôi viết mà cảm thấy không đúng, không chân thật, tôi phải làm lại. Tôi từng nghĩ, “Tôi đã mất khả năng, tôi già rồi,” nhưng rồi tôi nhận ra mình đã trải qua điều này 85 lần với mỗi cuốn sách. Tôi học cách tin tưởng rằng mình sẽ tìm ra hướng đi, nhưng mỗi lần gặp khó khăn, tôi lại nghĩ, “Hết rồi, Robert, anh xong rồi.”

Jay Shetty: Đó là hành trình của mọi người sáng tạo: cảm giác “giếng cạn,” như thể không còn gì để sáng tạo nữa. Nhưng sự thật là ở phía bên kia của cảm giác đó. Anh làm thế nào để biết một điều gì đó cảm thấy chân thật với anh, ngay cả khi người khác không đồng ý?

Robert Greene: Tôi luôn cố gắng chạm đến điều thực, không phải lý thuyết. Tôi không thích sự trừu tượng vì nó như một cách né tránh. Tôi muốn chạm đến cốt lõi, thực tại của điều tôi viết. Khi tôi làm được, tôi cảm nhận được, và tôi biết độc giả cũng sẽ kết nối được với nó. Tôi thường có xu hướng trừu tượng, giáo sư, lý thuyết, nhưng tôi gạch bỏ 95% những phần đó trong sổ tay của mình, không để công chúng thấy mặt đó của tôi. Tôi muốn sách của mình cảm giác chân thật, nói về những điều người ta không muốn nói.

Jay Shetty: Tôi đã suy ngẫm rất nhiều về thế giới vô hình: thực tại bên ngoài là một chuyện, nhưng cách tôi hiểu thực tại đó nằm trong không gian vô hình, và đó là thực tại tôi trải nghiệm. Đó là lý do chúng ta luôn tự kể chuyện trong đầu. Ví dụ, tôi biết nếu sáng thức dậy và lướt mạng xã hội, tâm trí tôi sẽ chạy nhanh hơn nhiều so với khi tôi không làm vậy. Đánh răng và tắm sẽ yên bình hơn nếu tôi không nhìn điện thoại.

Robert Greene: Chúng ta sống giữa những thứ vô hình: ngôn ngữ là biểu tượng, không phải thực tại. Chính phủ, hành vi xã hội, các quy tắc đều vô hình. Tôi luôn cố gắng nâng cao nhận thức về cách tôi xử lý những điều này, ý tưởng của tôi bắt nguồn từ đâu.

Jay Shetty: Một trong những điều tôi yêu thích là mở rộng tâm trí. Robin Sharma từng nói, “Người bình thường có TV lớn, người xuất sắc có thư viện lớn.” Tôi luôn mơ có một thư viện lớn, và khi chuyển đến đây, tôi đã xây dựng nó, sưu tập sách và mở rộng thư viện âm thanh. Khi lớn lên, tôi chỉ nghe một thể loại nhạc – rap và hip-hop – nhưng giờ đây, tôi cố gắng nghe nhiều thể loại khác nhau để khơi dậy những cảm xúc, suy nghĩ mới. Anh đã tìm thấy những cách nào khác để mở rộng ý thức, khi mà mạng xã hội đang làm chúng ta trở nên hạn hẹp, đơn điệu hơn?

Robert Greene: Âm nhạc rất thú vị. Gần đây, các nhà âm nhạc học đã tái tạo được âm nhạc từ những thời đại xa xưa mà chúng ta chưa từng nghe. Ví dụ, tôi từng viết về một lễ hội ở Hy Lạp cổ đại và muốn nghe nhạc Hy Lạp cổ, dù không có bản ghi âm. Nhưng thực tế có những bản tái tạo, và nhịp điệu, âm thanh rất kỳ lạ, xa lạ, khiến tôi cảm nhận được tinh thần của thời đại đó. Nếu chúng ta chỉ nghe những giai điệu lặp lại, như nhạc pop trên xe hơi, đó là một vòng tròn hài hòa rất hạn chế. Nhưng khi mở rộng ra nhạc châu Phi, nhạc Babylon cổ đại, nhạc Hy Lạp, nhạc Nam Mỹ – những nhịp điệu, thơ ca, âm thanh khác – nó thật sự mở rộng tâm trí.

Robert Greene: Đọc về các nền văn hóa cổ đại cũng rất mở rộng tâm trí. Có những cuốn sách như “Cuộc Sống Hàng Ngày ở Babylon Cổ Đại”, “Cuộc Sống Hàng Ngày ở Hy Lạp Cổ Đại”, giúp anh cảm nhận không chỉ các vấn đề triết học lớn mà cả cách họ ăn uống, ngôi nhà của họ ra sao. Tôi vừa viết một chương về mối quan hệ của chúng ta với thời gian và lịch sử, khuyến khích độc giả tưởng tượng sống cách đây 1.000 năm: không có âm thanh máy móc, không máy bay, không xe hơi, chỉ có tiếng chim, tiếng cưa, tiếng búa. Không có biển quảng cáo, không chữ viết khắp nơi, chỉ có những mùi hôi nồng nặc vì người ta không tắm, nhưng là những mùi rất con người. Trải nghiệm giác quan của anh ở một mức độ khác, nhưng trong thế giới hiện đại, mọi thứ quá vệ sinh, chúng ta không còn ngửi thấy những mùi đó, chỉ nghe những âm thanh máy móc đóng gói. Thế giới giác quan của chúng ta đang thu hẹp lại. Người cổ đại có những điều tiêu cực, như chế độ nô lệ, nhưng thế giới giác quan, ngôn ngữ, nội tâm của họ phong phú hơn chúng ta rất nhiều.

Jay Shetty: Tôi đã đến Hawaii vài năm trước, và ở đó, họ có một nghi thức gọi là “paragsachania”: khi một đứa trẻ ra đời, họ đánh dấu nhau thai trên mặt đất, vẽ một vòng xoắn ốc xung quanh, để đứa trẻ luôn có thể trở về kết nối với năng lượng Trái Đất. Tôi nghĩ điều đó thật tuyệt, đặc biệt khi nhiều người cảm thấy mất kết nối với Trái Đất. Mỗi sáng, chúng tôi đi thuyền canoe, tỏ lòng tôn kính với mặt trời và đại dương. Ở Ấn Độ, có nghi thức “surya namaskar” – chào mặt trời, để bày tỏ lòng biết ơn mặt trời vì năng lượng nó mang lại. Gần đây, tôi cũng đến Bhutan, một quốc gia giữa Ấn Độ và Trung Quốc, nơi không có quân đội, văn hóa được bảo tồn rất tốt. Ở đó, tôi cảm nhận được sự chậm rãi, không có tiếng máy móc, không biển quảng cáo, chỉ có đồi núi và rừng. Điều đó thật sự mạnh mẽ.

Robert Greene: Thật thú vị, vì anh có thể cảm nhận điều đó trong thiên nhiên, nhưng trong thế giới con người, mọi thành phố đều có Starbucks, trung tâm thương mại, văn hóa chung. Một nơi như Bhutan, nơi anh thực sự có thể quay về quá khứ, thật tuyệt vời.

Jay Shetty: Robert, thật vui khi trò chuyện với anh hôm nay. Tôi muốn kết thúc với năm câu hỏi nhanh, gọi là Final Five. Anh phải trả lời trong một từ hoặc một câu tối đa. Câu hỏi đầu tiên: Điều gì anh ước mình đã học sớm hơn?

Robert Greene: Đàn piano.

Jay Shetty: Anh vẫn chơi không?

Robert Greene: Không.

Jay Shetty: Câu hỏi thứ hai: Điều gì anh từng chắc chắn, nhưng giờ không còn chắc chắn nữa?

Robert Greene: Cảm giác về đúng và sai, thiện và ác. Khi còn trẻ, tôi rất chắc chắn về điều đó, giờ thì không.

Jay Shetty: Câu hỏi thứ ba: Nếu có thể quay lại sống ở bất kỳ thời đại nào, anh sẽ chọn đâu và muốn hỏi gì?

Robert Greene: Tôi sẽ quay lại thời kỳ đồ đá cũ, với tổ tiên xa xưa nhất của chúng ta, vì tôi bị mê hoặc bởi thế giới của họ. Tôi muốn biết về tôn giáo, tâm linh của họ, nguồn gốc ý thức con người.

Jay Shetty: Câu hỏi thứ tư: Nếu có thể mời ba người đến bữa tối, bất kỳ ai, sống hay đã qua đời, anh sẽ mời ai?

Robert Greene: Friedrich Nietzsche, vì tôi đang đọc tiểu sử về ông ấy; Đức Phật; và Socrates.

Jay Shetty: Câu hỏi cuối cùng: Điều gì anh đang cố gắng học để cải thiện bản thân ngay bây giờ?

Robert Greene: Học cách tha thứ cho bản thân, vì tôi rất khắt khe với chính mình.

Jay Shetty: Hành trình đó bắt đầu từ đâu và tại sao nó đáng giá?

Robert Greene: Nó bắt đầu từ tuổi thơ, cảm giác luôn không đủ tốt, không đủ thông minh. Tha thứ cho bản thân sẽ tốt cho sức khỏe của tôi.

Jay Shetty: Mọi người, Robert Greene! Hy vọng các bạn thích tập này. Hãy chia sẻ trên TikTok, X, Instagram, Facebook, hoặc phần bình luận YouTube về điều gì khiến bạn cộng hưởng, sách nào bạn sẽ đọc, điều gì bạn kết nối. Cảm ơn anh, Robert, vì thời gian và sự hiện diện của anh.

Robert Greene: Cảm ơn anh, Jay, tôi rất thích buổi trò chuyện này.

Đoàn Bảo Châu