Saturday, April 19, 2025

Sống, yêu và ghét

 Sập bẫy nhận thức

      1. Nhận thức theo cách cổ điển là dựa trên một số mặc định được gọi là "chân lý". Một số người, còn gắn cho các mặc định đó vai trò đạo đức. Sau đó, dựa trên quan sát và suy diễn, họ bắt đầu mở rộng các chân lý đó. 

      2. Đương nhiên sớm muộn họ sẽ đi đến bế tắc và mâu thuẫn, do các lý luận: "kẻ thù của kẻ thù là bạn", "kẻ thù của bạn đương nhiên là kẻ thù", "bạn của kẻ thù là kẻ thù", "bạn của bạn là bạn", "A nghĩ X và muốn Y là kẻ vô đạo đức", "B nghĩ U và muốn V phải là anh hùng".

      3. Ai cũng yêu suy nghĩ của mình và cố bảo vệ nó. Suy cho cùng đó cũng là một điều đáng yêu. Tuy nhiên, kỹ năng suy luận và quan sát có trác việt đến mấy, cũng sẽ phải mặc định thừa nhận một số điều, rất có thể sai, bởi vì đời người ngắn ngủi không thể kiểm tra tất cả các giả thuyết. 

      4. Tuy nhiên những người đang phủ nhận tất cả những nhân vật định hình thế giới hiện nay (có thể họ đang tranh đấu với nhau),  cần xem xét lại logic sai đúng, đạo đức liệu có còn khả dụng hay không. Nói cho cùng, đúng sai, đạo đức, không phải là vấn đề khi phân tích tình huống. Vấn đề là cái gì là thực tế khách quan, điều đó không phụ thuộc vào đánh giá cá nhân. 

     5. Đánh giá cá nhân như vậy chính là sập bẫy về nhận thức. Chắc chắn sẽ dẫn tới tê liệt nhận thức, bất khả tri luận và không còn trí tuệ phê phán.

Nguyễn Ái Việt (DEBRECEN.vidi72)

4 comments:

  1. Sống với chính kiến của mình là chuyện bình thường. Tôi ko quan tâm đến những người (có thể vì muốn che đậy hay do nghịch cảnh phải ẩn giấu chúng) 3 phải, nhưng là người thì ngay cả 1 nông dân cũng có nhân sinh quan và thế giới quan rất rõ ràng của mình (dù chỉ hạn hẹp, nhưng ko hề nghèo nàn).
    Phân định đúng sai, coi cái mình biết là ''chân lý'' hay ''định lý'' tùy theo sức hiểu biết của mỗi người. Đó là quan điểm riêng về nhiều vấn đề khác nhau. Từ đó mà hình thành thế giới của mỗi người ko như nhau.
    Ngay cả trong 1 nhà, chuyện phân định rạch ròi đúng sai cũng ko nhất thiết phải cụ thể rõ ràng (trừ những gì ĐÃ thuộc về nguyên tắc). Bởi nếu cái gì cũng phải làm cho ra nhẽ thì ko toang cũng nát.
    Chung sống là dung hòa, những người tự cho mình là phần tử vượt trội thường lên giọng kẻ cả với người đời chẳng qua cũng chỉ muốn phân định theo kiểu hơn thua, cao thấp mà thôi.

    ReplyDelete
  2. Và phải thừa nhận: Con người ta hơn nhau ở cái đầu. Đôi giày hay cái váy đẹp cũng tốt nhưng có khoác lên ti tỉ thứ hàng hiệu mà não cạn thì cũng chịu.
    Đầu to hay bé ko quan trọng, quan trọng là cái gì bên trong!

    ReplyDelete
  3. Ko thiếu những người chủ quan, thực ra toàn là ếch, chỉ khác nhau ở cái giếng to hay bé thôi!
    Ếch to đầu thường chịu học hỏi từ cái giếng to, nơi lan truyền nhiều cái hay. Từ 1 anh bạn thuộc loại đầu to, tôi cũng biết đến triết lý pho-mát. Thường loại pho-mát ngon bên trong có nhiều khoảng trống. Càng ngon càng nhiều. Nhưng nếu chúng tăng lên vô hạn thì ko còn gì là pho-mát cả.
    Cặn bã cũng thuộc hàng định kiến đã ăn sâu/nằm trong nhận thức. Nhưng nếu là ngộ nhận/tư tưởng lỗi thời mà ko đào thải và cập nhật cái mới để thay thế/chỉnh sửa thì lâu ngày thành rác rưởi nguy hại, biến con người trở nên bảo thủ một cách ngoan cố. Cuồng tín và điên cuồng cũng từ đây mà ra. Thế nên dân gian mới có câu: "Thương nhau củ ấu cũng tròn, ghét nhau quả bồ hòn cũng méo". Chuyện tròn hay méo ko đơn giản chỉ từ tình cảm hay cảm tính mà ra.

    ReplyDelete
  4. Chân lý ko cần phải chứng minh. Chỉ cần công nhận. Có thể ko phải những phát kiến làm thay đôỉ nhận thức chung, chỉ là điều rất bình thường, như ông anh cột chèo nhà tôi nói: ''Ở đời, ra đường đừng để ai dòm ngó''. Chuyện này tôi thừa nhận là rất đúng trong cái xh ngày càng mất dạy, người ngay ra đường phải sợ kẻ gian. Người đi xe đắt tiền hay đeo nữ trang ra đường dễ gặp họa, có khi còn thiệt mạng. Nhưng ở Lào hay ở nhiều nước khác thì chắc là người ta ko cần biết đến những chuyện như vậy!

    ReplyDelete