Với 3 di sản thế giới được UNESCO công nhận gồm quang cảnh dọc sông Duna/Duna-part látképe, khu Budai Vár/Budai várnegyed và đại lộ Andrássy, hàng năm có hơn 4 triệu du khách
đến với thành phố được gọi là "trái tim của châu Âu" này.
Trong quá trình hình thành hơn một nghìn năm (từ năm 896), ở vùng thành phố hiện nay từng tồn tại 3 thành phố riêng biệt gồm Buda, Óbuda và Pest. Đến năm 1873, thành phố được hợp nhất với tên gọi Budapest ngày nay.
"Hungary là quốc gia đầu tiên ở châu Âu tiếp nhận sự lan truyền của phong trào văn hóa Phục Hưng từ Ý. Phục Hưng ở Hungary diễn ra sớm do sự gần gũi về văn hóa và thương mại với miền Nam Ý, bắt đầu từ thời hoàng đế Sigismund nhưng chỉ thật sự nổi bật dưới thời vua Mátyás Corvin (1458-1490), người cưới công chúa Beatrice của Naples và là một nhà bảo trợ nghệ thuật nổi tiếng để xây dựng lại Buda theo phong cách Phục Hưng. Buda trở thành một trong những trung tâm nghệ thuật chính phía nam Alps bấy giờ, nơi có thư viện thế tục Bibliotheca Corviniana lớn nhất châu Âu. Đây cũng là nơi quy tụ nhiều nghệ sĩ, học giả nổi tiếng như nhà thơ Junus Pannonius, nhà sử học Antonio Bonfini, nhà soạn nhạc Bálint Bakfark." (Wikipedia)
Nhìn thành phố với 1,7 triệu dân này từ trên cao, nhiều khi tôi tự hỏi “Đã có bao nhiêu nghệ sĩ tài hoa chạm tay vào từng góc nhỏ của Budapest trong hơn 1000 năm qua để làm nên 1 thành phố như ta đang thấy? “ (Nguyễn Cao Bình, Pécs.VIDI72)
Quang cảnh Budapest nhìn từ núi Gellért Trong quá trình hình thành hơn một nghìn năm (từ năm 896), ở vùng thành phố hiện nay từng tồn tại 3 thành phố riêng biệt gồm Buda, Óbuda và Pest. Đến năm 1873, thành phố được hợp nhất với tên gọi Budapest ngày nay.
"Hungary là quốc gia đầu tiên ở châu Âu tiếp nhận sự lan truyền của phong trào văn hóa Phục Hưng từ Ý. Phục Hưng ở Hungary diễn ra sớm do sự gần gũi về văn hóa và thương mại với miền Nam Ý, bắt đầu từ thời hoàng đế Sigismund nhưng chỉ thật sự nổi bật dưới thời vua Mátyás Corvin (1458-1490), người cưới công chúa Beatrice của Naples và là một nhà bảo trợ nghệ thuật nổi tiếng để xây dựng lại Buda theo phong cách Phục Hưng. Buda trở thành một trong những trung tâm nghệ thuật chính phía nam Alps bấy giờ, nơi có thư viện thế tục Bibliotheca Corviniana lớn nhất châu Âu. Đây cũng là nơi quy tụ nhiều nghệ sĩ, học giả nổi tiếng như nhà thơ Junus Pannonius, nhà sử học Antonio Bonfini, nhà soạn nhạc Bálint Bakfark." (Wikipedia)
Nhìn thành phố với 1,7 triệu dân này từ trên cao, nhiều khi tôi tự hỏi “Đã có bao nhiêu nghệ sĩ tài hoa chạm tay vào từng góc nhỏ của Budapest trong hơn 1000 năm qua để làm nên 1 thành phố như ta đang thấy? “ (Nguyễn Cao Bình, Pécs.VIDI72)
Budapest rất lôi cuốn với những cây cầu nối liền bờ Pest bằng phẳng với vùng đồi của Buda, mỗi cây cầu là một công trình nghệ thuật, trong đó nổi tiếng nhất là cầu Lánchíd - hoàn thành năm 1849. “Lánchíd, tên đúng ra là Cầu Xích. Nhưng có lẽ gọi là Cầu Sư Tử thì hay hơn. Đây là cây cầu đẹp nhất trong các cây cầu ở Budapest, mặc dù cầu Erzsébet và cầu Szabadság đều có những vẻ đẹp và duyên dáng riêng.
Những con sư tử nằm làm bằng đá ở hai đầu cầu trông luôn luôn suy tư. Cầu Sư Tử có thể nhìn từ nhiều góc, nhưng tôi thích nhất là góc nhìn từ phía Buda, hơi chéo góc một chút về phía tòa nhà của Viện Hàn Lâm, nhưng đừng chéo quá để nhìn thấy nhà Quốc Hội. Thế mới biết, không phải nhiều cái đẹp ở bên cạnh nhau là hay. Bây giờ tôi mới hiểu tại sao tôi chán xem các cuộc thi hoa hậu đến thế. Tình cờ góc nhìn này lại đúng là góc nhìn trong phim Chủ Nhật Buồn (Szomorú Vasárnap).
Cầu Sư Tử trong đêm rất diễm lệ, do ánh sáng bố trí rất tuyệt vời, hòa hợp với hình khối cổ kính, hơi lỉnh kỉnh những xích sắt, cùng với đám sư tử đá, và không khí mát lạnh, hơi lung linh từ nước sông Duna phả lên. Vừa có vẻ trong một nhà bảo tàng, vừa có vẻ như trong một cửa hàng đồ cổ, mà người ngắm cảnh lại có cảm giác đang nhâm nhi nước đá từ một cái cốc pha lê, đá chạm vào thành cốc kêu lanh canh trong một quá khứ xa xôi nào đó.
Ban ngày Cầu Sư Tử lại có vẻ đẹp khác. Chúng ta có thể đứng ở Pest nhìn về phía Buda để thấy Bảo tàng tranh Dân tộc ở hậu trường. Hoặc chúng ta nhìn thẳng vào đường hầm, hoặc nhìn chéo về phía thành cổ. Tôi chưa bao giờ có dịp đi bộ qua cầu, hoặc đứng trên thành cầu nhìn sông Duna, Pest và Buda cho thỏa thích. Chắc cảm giác đó phải tuyệt vời lắm. Đôi khi có những việc dễ dàng và thú vị, mà người ta ngu ngốc không làm, có khi lại chỉ vì sợ người khác cười mình là lẩn thẩn hoặc ngốc nghếch. Tôi chỉ nhớ nhất là hình ảnh của cầu Sư tử nhìn thẳng vào gầm cầu từ bến tàu điện số 19.
Tôi sẽ nhớ mãi những lần lái xe qua cầu từ trên Vár xuống, hoặc chạy xuyên qua hầm ngầm xuyên núi Buda, cảm giác thật mạnh mẽ và thú vị. Cũng may là đến bây giờ tôi vẫn còn giữ lại được một số cảm giác và cảm xúc." (Nguyễn Ái Việt, Debrecen.VIDI72 - "Cầu Sư Tử")
“Năm học đầu tiên ở NEI, trong những bài học tiếng Hung có một bài về cầu Erzsébet mà tôi rất thích. Cầu Erzsébet và Halászbástya là những hình ảnh đầu tiên của Hungary đã để lại ấn tượng mạnh với tôi khi còn học ở Hà Nội những năm phổ thông. Do đó, với riêng tôi nó mang một kỷ niệm đặc biệt hơn so với những cây cầu khác; cây cầu màu trắng duyên dáng vô cùng ấn tượng mỗi lần tôi qua, nó đã mang lại cho tôi nhiều cảm xúc khác nhau với những khung cảnh có một không hai... để đến bây giờ vẫn còn nhớ mãi.
Về cảm nhận, ấn
tượng ban đầu của tôi khi xem cầu Erzsébet qua ảnh chụp so với ấn tượng nhìn từ
đỉnh Gellért là một sự khác biệt rất lớn. Hình ảnh cân đối của nó với những đường cong
tuyệt mỹ trong toàn cảnh của Budapest không một bức ảnh chụp nào có thể sánh nổi
vì chúng không thể hiện hết sự tuyệt vời của một khung cảnh được con người và
thiên nhiên tạo ra, hòa quện với nhau thành một kiệt tác "nhạc không
gian" mà không ngôn ngữ nào diễn tả hết được trừ âm nhạc.” (Nguyễn Cao Bình, Pécs.VIDI72 - "Cầu Erzsébet")
Pest (Hình chụp của con gái tôi)
Nếu Buda uy nghi như một vị quân vương, đầy ấn tượng với lâu đài - thành cổ, thì trái lại, Pest như một cô gái đầy sức sống, vô cùng cuốn hút với những đường phố sầm uất, những trung tâm khoa học và nhiều trường đại học, những khu thương mại xen lẫn vô số tiệm café, nhà hàng hấp dẫn. Cảnh tượng tuyệt đẹp này có thể nhìn thấy từ đỉnh Gellért nơi đặt tượng Szabadság-szobor. "Ở Budapest, thay cho tượng đài hùng vĩ của cách mạng thường thấy ở các nước khác, biểu tượng của Tự do được đặt ở nơi cao nhất của thành phố làm tôi càng tôn trọng hơn dân tộc này." (Nguyễn Cao Bình, Pécs.VIDI72 - Hungary, "Vấp ngã dại khờ" của tôi)
Lối đi trên núi Gellért (Hình chụp của Nguyễn Ái Việt, Debrecen.VIDI72 từ bài "Núi Gellért và tượng thần tự do")
Kỷ niệm về Citadella: " Vào năm 1977, tôi đã được ngủ một đêm trong pháo đài này. Ban đêm nhìn Budapest qua lỗ châu mai. 3g sáng dậy mặc áo ra ngoài, nhìn ánh sáng xuyên qua vòm lá hắt lên mang theo màu của lá trở nên xanh biếc. Cảm giác thật tuyệt vời. Bây giờ chắc không có ai được hưởng cảm giác đó nữa, vì hình như người ta đã không còn cho ngủ lại." (Nguyễn Ái Việt, Debrecen.VIDI72 - "Núi Gellert và tượng thần tự do"). Hình chụp của Nguyễn Ái Việt
Nằm trên những triền đồi ven bờ Duna này là những kiến trúc nổi tiếng như Halászbástya (được người Hung chọn là 1 trong 7 kỳ quan kiến trúc của Hungary), từ đây có thể ngắm nhìn dòng Duna lững lờ chảy giữa Buda và Pest; và những nơi mà du khách không thể bỏ qua còn có Mátyás-templom, Budavári Palota, lâu đài cổ với khu thành quách xưa tường dày bằng đá kiên cố trên đồi Vár... Đặc biệt hơn là 20 nhà tắm nước nóng, nước khoáng công cộng hình thành từ thế kỷ 15, có tác dụng trị liệu nổi tiếng thế giới (Budapest được mệnh danh là thủ đô của Spa & Thermal baths/A termálfürdők fővárosa, người Hung vẫn thường nói “Chưa tắm nước nóng ở Buda là chưa biết hết Budapest”).
Budai Vár
Budavári Palota
"Đối với tôi phía bên kia thành Vár là một thành Vár khác. Kỷ niệm, cảm xúc khác và gắn liền với Bảo tàng Quốc gia với những danh họa Hungary.
Cổng vào sân trong của
cung điện nay là cánh A của Bảo tàng Quốc gia. Trên cổng có ghi, cung điện
thành Buda được bắt đầu xây dựng từ thời vua Béla đệ IV, năm 1246, hoàn thành
vào thời nữ hoàng Maria Teréz." (Nguyễn Ái Việt, Debrecen.VIDI72- "Phía bên kia thành Vár") Hình chụp của Nguyễn Ái Việt.
Palota: Quần thể tượng đồng (Hình chụp của Nguyễn Ái Việt)
Cổng cung điện cũng là một tuyệt tác (Comment & Hình chụp của Nguyễn Ái Việt)
ELTE: "Nhà ăn cũ của ký túc xá tổng hợp. Tất nhiên bây giờ sinh viên không còn được ăn ở đây và chúng ta có thể tự hào đã được ăn trưa ở đây hồi đó." [Nguyễn Ái Việt, Debrecen.VIDI72 - "Trở lại Budapest (3)"]. Hình chụp của Nguyễn Ái Việt.
"Tháp Người đánh cá (Halászbástya), nơi cùng đi dạo với bạn
bè và ..." (Nguyễn Ái Việt, Debrecen.VIDI72 - "Thành cổ Buda, Vár của một thời cảm xúc")
"Vừa vặn ban nhạc trong hàng ăn này đang chơi bản Danube xanh và Chủ nhật buồn, mình đã quay và thu lại. Tiếng vĩ cầm Hungari thật ấn tượng và tuyệt vời." (Nguyễn Ái Việt, Debrecen.VIDI72 - "Thành Vár")
Halászbástya részlete. (Ảnh: Nguyễn Ái Việt)
"Bọn trẻ bây giờ không tin, và ghen tỵ với một thời bọn mình được ở trong tòa nhà này, và nghe nhạc của LGT do chính Presszer Gábor chơi. Mình nghe bài Álom arcú lány lần đầu tiên ở đây." (Nguyễn Ái Việt, Debrecen.VIDI72 - "Thành Vár"). Ảnh: Nguyễn Ái Việt.
"Quảng trường Thánh ba ngôi (Szentháromság tér), nơi cùng đi dạo với bọn Bình Khánh Bang Vượng vào buổi chiều sau những trận bóng được gọi là vietnami ebéd vì hết tiền. Hoặc những buổi đi melo về mệt bã người (kutya fáradt), nhưng vẫn xúc động vì đẹp.
Sau này lái xe hơi đi qua quảng trường này thường xuyên,
nhưng không cảm thụ được cái đẹp như năm nào." (Nguyễn Ái Việt, Debrecen.VIDI72 - "Thành cổ Buda, Vár của một thời cảm xúc")
Lối đi bộ dẫn lên Vár: " Bậc thang dài hun hút, đẹp tuyệt vời, như chạy về quá khứ" (Nguyễn Ái Việt, Debrecen.VIDI72 - "Thành Vár"). Hình chụp của Nguyễn Ái Việt.
"Vár và những ngọn đồi ở Buda là những nơi tuyệt vời để dạo chơi và khám phá, chỉ cần tất cả bọn tôi kéo nhau cùng đi là có đủ trò vui rồi. Tôi vẫn tiếc vì đã không thể chụp hình được tất cả những lần đi chơi chung ấy. Cả lũ đều vui vẻ và hồn nhiên vô tư trong khung cảnh tuyệt vời của Budapest, "thủ đô của tự do"/A szabadság fővárosa. Với chúng tôi, những năm 70-es là những năm chúng tôi cảm thấy thế giới thật đẹp đẽ và thân thiện." (Nguyễn Cao Bình, Pécs.VIDI72 - "Haverok, Phan Nguyễn Khánh & Lê Quang Bình") Hình chụp của con gái tôi.
Đại lộ Andrássy hình thành bởi ý nguyện của bá tước Andrássy Gyula.Với chiều dài 2310m nối liền Erzsébet/Deák Ferenc tér với Városliget, đây là đại lộ "sugár útja" dài nhất của Budapest và là con đường đầy quyến rũ giữa thành phố Pest, một con đường hoa lệ với nhiều công trình của các kiến trúc sư nổi tiếng nhất đương thời. Người ta phải phá bỏ rất nhiều ngôi nhà để xây dựng lại quy củ theo trường phái neo-Renaissan; trong số những tác phẩm tiêu biểu nhất phải kể đến nhà hát Opera/Magyar Állami Operaház (1884) do kiến trúc sư Ybl Miklós thiết kế mang phong cách mới của thời kỳ đó, rất độc đáo khi kết hợp với phong cách Baroque, đây là một kiệt tác của con đường nổi tiếng này và cũng là niềm hãnh diện của Budapest cũng như của người Hungary.
Magyar Állami Operaház
"Tên trước kia của nó là Népköztársaság útja, bây giờ gọi là
Andrássy út, tôi vẫn quen dùng tên cũ, vì nó gắn với nhiều kỷ niệm. Đường này
chạy từ quảng trường Deák Ferenc, qua quảng trường Liszt Ferenc, sau đó đến quảng
trường November 7, bây giờ gọi là quảng trường Bát giác (Oktogon), sau đó đến
Kodály Korond, rồi đến quảng trường Anh Hùng nổi tiếng. Đây là tuyến đường của
xe bus số 1, chạy từ Kelenfold (phía trường Ngoại ngữ) lên. Đoạn từ quảng trường
Deák Ferenc đến quảng trường November 7, có những hàng cây tán lá rất rợp, dường
như nắng không bao giờ tới được mặt đường. Hai bên rất nhiều cửa hàng cửa hiệu.
Đoạn từ quảng trường November 7 đến quảng trường tròn Kodály là những nhà sát mặt
đường, kiến trúc rất đẹp. Đặc biệt có một nhà hàng rất sang và rất đẹp, cắm rất
nhiều ô, và có một cửa vào trông rất bắt mắt mà tôi quên mất tên. Từ quảng trường
tròn Kodály đến quảng trường Anh Hùng là các biệt thự rất đẹp.
Trên đường Népkoztársaság có một địa điểm đáng nhớ vì nó gắn
liền với kỷ niệm về những ngày đầu chúng ta đến Budapest. Đó là Divat Csarnok,
nơi chúng ta đều đến đó mua những bộ quần áo đầu tiên khi đến Hungary. Tôi còn
nhớ ngày hôm đó như mới ngày hôm qua.
Đi vài bước nữa là
quảng trường Liszt Ferenc, nơi có một trường trung học nơi có cô bạn tôi là
Magdi dạy môn vẽ. Hồi sinh viên tôi ít khi có dịp qua lại ở quảng trường này,
sau này mới có dịp qua quảng trường này mấy lần, đến thăm cô bạn cùng năm là
Nguyễn Kim Bân (ELTE, VIDI72), hình như nhà số 7, nhà ở tầng trệt trong một cái
sân sạch sẽ nhưng cổ lỗ.
Từ quảng trường Liszt Ferenc đi thêm bước nữa là đến quảng
trường November 7 (Cách mạng Tháng 10 Nga), ngày nay gọi là Oktogon. Đây vốn là
giao lộ của đường Népkoztársaság và Lenin korut (ngày nay gọi là Erzsébet
korút) có các tàu điện số 4 và số 6 chạy qua." (Nguyễn Ái Việt, Debrecen.VIDI72 - "Kỷ
niệm về Népkoztársaság útja")
Bên dưới đại lộ Andrássy
còn có tuyến M1-es metrovonal /földalatti vasút, khánh thành năm 1896, tới nay
vẫn là tuyến metro đầu tiên và cổ kính nhất của châu Âu. Điểm cuối của đại lộ là
quảng trường Anh hùng nổi tiếng, thênh thang với những tượng đài kỷ niệm, biểu
tượng của sức mạnh và lịch sử từ các vương triều Hungary và 2 Bảo tàng với những tác phẩm - hiện vật cổ điển và đương đại.
Theo chân hai cô gái đi xuống ga tàu điện ngầm tuyến số 1.
Đây là tuyến tàu điện ngầm cổ nhất Budapest (Comment & Hình chụp của Nguyễn Ái việt)
Quảng trường Anh hùng
Quảng trường Anh hùng về đêm
Gần quảng trường anh hùng là Városliget, Ái Việt nhớ lại: "Ngày xưa dãy bên này có Rạp Xiếc (Cirkusz), Bách Thú (Állat Kert) và Công viên Vui (Vidám Park). Bây giờ, do ngày càng ít người đến, nên người ta đã dẹp Vidám Park. Hồi đó tụi mình có bao giờ vào Cirkusz và Állat Kert, nên chỉ có kỷ niệm với Vidám Park là chính.
Mình ngán nhất mấy trò đu quay. Một lần bị Khánh và Bình to lừa lên Hullám Vasut, lòng phèo lộn xộn, mình thề không bao giờ lên chơi trò này. Có trò Vizi Vasut gì đó, nghe nói còn kinh khủng hơn, thì mình không vào. Đu quay cũng không nốt. Chỉ thấy nhớ và thích trò lái ô tô điện. Cứ có cô nào xinh là lao vào đâm kịch liệt." (Nguyễn Ái Việt, Debrecen.VIDI72 - "Hosok tere và Városliget")
Tôi rất thích công viên xanh mát này vì ở đây có khu lâu đài cổ Vajdahunyad và Nhà tắm nổi tiếng Széchenyi Furdo mà tôi và các bạn đã có lần đi cho biết. Tôi còn nhớ ở phòng thay đồ (nam và nữ không phân biệt) có rất nhiều lỗ thủng ở vách ngăn. Ở phía bên kia tôi nghe rõ mấy cô gái hỏi nhau đã thay đồ xong chưa... trong bụng rất muốn "dòm" thử xem sự thể ra sao nhưng lại sợ ngộ nhỡ mà bị phát hiện thì nhục mặt nên không dám. Đó là lần duy nhất tôi tắm nước nóng ở Hungary và biết thế nào là Steam bath. Bây giờ vẫn nhớ mấy cái vách thủng. (Nguyễn Cao Bình, Pécs.VIDI72)
Nằm trên bờ Pest còn có tòa nhà Parlament, kỳ quan kiến trúc số 1 của Hungary, biểu tượng nổi tiếng nhất của Budapest. Đây là kiến trúc quyền lực vào loại lớn nhất châu Âu với 691 phòng, lộng lẫy soi bóng bên dòng Duna. Đây cũng là nơi lưu giữ Vương miện Thánh tích, một báu vật nổi tiếng của Hungary. Công trình mang phong cách neo-Gothic huyền thoại này được khởi công từ 1885 và hoàn tất vào năm 1904. Cựu tổng thống Pháp J. Chirac từng khen tặng đây là một trong những tòa nhà “đẹp nhất thế giới”.
“Với sự bề thế, uy nghi về tổng thể và tinh tế, kiêu sa trong từng chi tiết nhỏ, Nhà Quốc hội Hungary - Di sản Văn hóa Thế giới UNESCO - đã vượt quá khuôn khổ thông thường của một trung tâm hành chính và chính trị, mà còn là biểu tượng vinh quang cuộc dân tộc Hungary, vốn đã từng phải chịu không ít khổ đau trong quá khứ”. (Nguyễn Hoàng Linh-Budapest)
"Có lẽ đặc sản của Budapest là tàu điện. Kỷ niệm thời sinh viên là tàu điện. Khi buồn không biết làm gì lên tàu điện lang thang là thú vị nhất. Vé tàu điện thời đó 1Ft, vé xe bus 1.5Ft. Vé tháng tàu điện 20Ft, vé tháng xe bus 50Ft. Đối với sinh viên ngoại ngữ chúng tôi, đó là những khoản tiền to, do đó đi lậu vé cũng là chuyện bình thường. Sau này khi không còn phải trốn vé, tôi vẫn còn thói quen phấp phỏng giật mình khi đi tàu điện. Cảm giác đó trộn với tâm trạng hoài cổ và cảnh đẹp của Budapest, cũng làm tăng phần ly kỳ lý thú khi đi xe điện." (Nguyễn Ái Việt, Debrecen,VIDI72 - "Budapesti villamosok")
"Một hôm, tôi lại thấy muốn trốn học, bèn sang rủ Nhân. Tên này trù trừ nhưng rồi nể bạn cũng nghe theo. Thế là, ký túc xá vắng teo, tôi và Nhân chuồn lên tàu điện đi lang thang ngắm trời đất, đi xem phim (chẳng nhớ phim gì, nhưng hình như vào Május 1). Nói chung là khoái." (Nguyễn Ái Việt, Debrecen.VIDI72 - "Trốn học (1) Kỷ niệm với Ngô Tiến Nhân")
Quảng trường Vorosmarty là một trong những nơi để lại nhiều kỷ niệm với những người bạn của tôi, nơi có quán bánh ngọt đẹp nhất thế giới của Ái Việt; quảng trường này "nằm ở cuối phố Váci útca, một bên có lối đi ra khách sạn Duna Kontinentál phía bờ sông Duna, bên kia có lối đi bộ ra quảng trường Deák là bến xe bus liên tỉnh. Ở phố Váci útca và quảng trường Vorosmarty, người ta chỉ đi bộ. Không có bất cứ một phương tiện cơ giới nào chạy qua quảng trường, ngoại trừ tàu điện ngầm chạy trong lòng đất, cửa ga ra quảng trường trông giống như một cái hàng rào của nhà ai đó. Quảng trường Vorosmarty luôn có rất nhiều chim bồ câu. Ngày nắng, ngồi phơi nắng giữa quảng trường, nhìn người tất bật đi lại một cách lười biếng, cảm giác rất tuyệt. Xung quanh quảng trường có các tòa nhà cổ kính, có thể nhìn không chán mắt và tưởng tượng ra nhiều câu chuyện về số phận và cuộc đời, đan chen rồi lại rời xa." (Nguyễn Ái Việt, Debrecen.VIDI72 - "Quán bánh ngọt trên quảng trường Vorosmarty").
Người Hung tự hào với Budapest từ lâu đã được gọi là “Hòn ngọc của Duna”/A Duna gyöngye. Nhưng đã đến thủ đô của Hungary thì còn phải biết tới những sản vật cũng nổi tiếng không kém như món ớt cựa gà cay đỏ mắt, món súp cá halászlé truyền thống chế biến công phu từ 4 loại cá khác nhau hay món súp gulyás nấu từ nhiều loại rau củ và thịt bò. Một đặc sản khác là món gan ngỗng (được xuất sang Pháp để chế biến thành pa-tê gan ngỗng lừng danh); cũng không thể bỏ qua món xúc xích/kolbász hay món nhắm rất giống với dồi huyết của VN mà nếu dùng với rượu vang của Hung thì ngon tuyệt. Là 1 trong 25 quốc gia đầu tiên trồng nho trên thế giới, Hungary có nhiều vùng sản xuất rượu. Trong đó phải kể đến Tokaj với nhãn hiệu Tokaji aszú nổi tiếng từng được vua Louis 14 khen là “vua của rượu, rượu của vua”/A borok királya, a királyok bora. Nhãn hiệu vang đỏ Egri Bikavér cũng được nhiều người biết đến .Về các món ăn/uống, các bạn có thể đọc thêm các bài viết hấp dẫn của Ái Việt ở phần "Kaja és italok" trên blog này. Tôi xin trích ở đây một đoạn mà Ái Việt viết về nơi có món zúzaporkolt ở Budapest: "Quán đó nằm sát đường tàu điện số 6 từ cầu Margit về quảng trường Moszkva. Khi vừa qua khỏi đầu cầu bên Buda của cầu Margit, khi tàu vừa đổi hướng sang trái, chưa đến rạp phim Május 1, có một lối đi lên núi Óbuda, đường rất dốc, rất cổ kính. Chính trên triền dốc đó là quán "nhà văn" nổi tiếng với món zúzaporkolt. Đêm cuối cùng của chúng tôi ở Budapest, tôi đã cất công đưa cả nhà đến đấy để thưởng thức món này, nhưng tiếc thay tối hôm đó quán lại đóng cửa." Và đây là 1 quán khác nổi tiếng với món halászlé: "Tôi có kỷ niệm rất sâu sắc với tiệm ăn này. Chắc bạn nào cũng đều nhớ hình ảnh tiệm ăn này, vì nó khá bắt mắt. Nét đẹp cổ kính. Nếu đi từ Pest về phía Quảng trường tròn Móricz Zsigmond tér, bằng tàu điện hay busz khi qua cầu Szabadság, bắt đầu vào đường Bartok Béla, thì đều thấy nó ở bên phải đường, ngay sau khách sạn Gellért, bên cạnh một con đường dẫn lên núi. Tôi chia tay cô bạn Magdi và Phạm Ngọc Ánh đều ở hàng ăn này. Hàng ăn này khá sang trọng so với túi tiền của tôi nên cũng không vào nhiều, do đó nhớ rất lâu. Món szegedi halászlé ở đây ngon đặc biệt. Nhạc hengedus và bài trí dân gian tạo một hangulat khó quên. Nhớ gọi thêm một chai rượu nho loại bình dân hárslevelu hay szurkebarát."
Người dân Hungary
hiền hậu, dễ mến và hầu như ko có thành kiến chủng tộc nên dân nhập cư có nhiều
điều kiện hòa nhập vào đất nước này để sinh sống. Người Việt ở Hungary có
khoảng 5.000 người, chủ yếu sống ở Budapest, được chính quyền đánh giá là cộng
đồng có văn hóa và nền tảng giáo dục tốt, trong đó nhiều người được đào tạo từ các
trường Đại học hàng đầu của Hung và đang có những đóng góp tích cực để cùng tồn tại và
phát triển.
Tiếc là tôi đã không làm được như vậy. (Nguyễn Cao Bình, Pécs.VIDI72)
(các bạn click vào hình để xem rõ hơn)
Mình xin bổ sung 2 ý:
ReplyDelete1. Nên giải thích ý nghĩa của từ Budapest.
2. Trong 5000 người chỉ có vài trăm tốt nghiệp đại học và cao hơn ở Hung nên không thể nói đa số......
Köszönöm Ngô Việt. Mình sẽ điều chỉnh. Đang xem lại các số liệu vì chưa kịp check.
DeleteBudapest a világ legjobb városai között (Index - 2014. 04. 09)
ReplyDeleteA TripAdvisor, a világ legnépszerűbb utazási portálja összeállította az éves listáját, amiben Budapest is helyet kapott. Az utazók szerint a főváros világ 21. legjobb helyszíne, amit mindenképp érdemes megnéznie a turistáknak.
Elkészítette az éves listáját a TripAdvisor, a világ legnépszerűbb utazási portálja, amin Budapest bekerült a legjobb 25 város közé. A TripAdvisor éves listáit az utazó felhasználók értékelései alapján állítják össze, ezen Budapest újoncként 21. lett, rajta kívül csak Dubaj szerepel először az összeállításban.
A TripAdvisor rendszere azt nézi, hogy mennyi és milyen vélemények születnek a felhasználóiktól, ebbe beletartoznak az éttermek, hotelek és látványosságok is. Az utazók szerint egyébként most Isztambul a legjobb város a világon, utána Róma és London következik. A térségből még Prága szerepel a top25-ben, a cseh fővárost az ötödik helyre sorolták.
7 kỳ quan kiến trúc của Hungary (do người Hung bình chọn trên tờ Népszabadság năm 2007):
ReplyDelete1. Parlament (Budapest)
2. Quần thể Quảng trường Dóm (Szeged)
3. Quần thể kiến trúc Mátyás templom & Halászbástya (Budapest)
4. Hệ thống hầm ngầm của giám mục Eger
5. Tu viện dòng Benedictine (Pannonhalma)
6. Đại giáo đường Thánh Adalbert (Esztergom)
7. Lánchíd/Cầu Sư tử (Budapest)
A név eredete
ReplyDeletePestet és Budát, Magyarország fő-, illetve székvárosát a reformkortól kezdődően emlegették együtt, közös nevükön. A gyakoribb forma a nagyobb (és nemzeti szempontból jelentősebb város nevét előre helyezve Pest-Buda volt, de elvétve előfordult a magyar nyelvhez jobban illeszkedő, a mássalhangzó-torlódást elkerülő Buda-Pest alak is. Ez a névváltozat gróf Széchenyi István Világ című művéből származik (1831). A városok egyesítésekor, 1873-ban már magától értetődő természetességgel választották az új szék- és főváros számára a Budapest nevet.
A Buda név a korai Árpád-korban az ókori Aquincum helyén épült római települést jelölte, amelyet csak a tatárjárást követően, az akkor Újbudának nevezett budai vár megépítése után kezdtek Ó-Buda néven emlegetni. A város a középkori krónikáink szerint Attila hun király testvéréről kapta nevét, ebből azonban valószínűleg csak annyi igaz, hogy a név eredete valóban lehetett személynév is. (Középkori forrásainkban előfordulnak Buda nevű személyek.) Egy másik, nem igazolható feltevés szerint a városnév eredete a szláv voda ('víz') szó lehet, ahogyan az ókori latin Aquincum név végső forrása is valamely vízzel összefüggő jelentésű kelta szó lehetett.
Pest nevének eredete egyes vélemények szerint az ókorba nyúlik vissza, Contra-Aquincum neve Ptolemaiosz 2. századi „Geógraphiké hüphégészisz” (Bevezetés a föld feltérképezésébe) című művében ugyanis Pesszion (Πέσσιον, iii.7.§2). Az elfogadottabb magyarázat szerint viszont a budai oldalon található Gellért-heggyel kapcsolatos, a szó ugyanis a szláv nyelveken „barlangot”, „sziklaüreget” jelent, a régi magyar nyelvben pedig a kemencét nevezték pestnek, ahogy az például a Székelyföld egyes részein még ma is hallható. Így lett a hévizes barlangot („forró kemencét”) rejtő mai Gellért-hegy Pest-hegy, a hegy lábánál ősidők óta használt folyami átkelő pedig Pest-rév, és innen kapta végül a túlparton létrejött település a nevét. A névnek ez az érdekes „túlpartra vándorlása” legkorábbi középkori forrásainkban jól nyomon követhető. Hasonló eredetű Buda német neve, Ofen is (magyarul „kemence”), amely délnémet nyelvjárásban a szláv pest szóhoz hasonlóan barlangot, üreget is jelent. Érdekes, hogy egy tatárjárás előtti oklevél Ofen néven a folyó bal partján lévő települést, azaz a mai Pestet jelöli meg, később azonban a helyi németek már csak a budai várhegyre alkalmazták ezt a nevet. (Wikipédia)
Az Országházat díszito tornyok száma megegyezik az esztendo napjainak számával, és a kupolája 96m magas, emléket állítva a magyar honfoglalás (1896) 1000 éves évfordulójára. A "Ház"-nak 10 udvara, 30 lépcsoháza, s csak nem 700 helysége van. Freddy Mercurynak 1986-ban egy hajókiránduláson annyira megtetszett az épulet, hogy meg akarta venni.
ReplyDeleteMạn phép AV trích đăng vài đoạn từ các bài của bạn về Budapest đã post trên blog này.
ReplyDeleteNăm đầu tiên của chúng tôi, năm học ngoại ngữ @ NEI (1972-1973), là năm Kỷ niệm 100 năm thành lập/hợp nhất 2 tp Buda và Pest (1873 - 1973). Đúng là 1 sự kiện lớn, tiếc là chúng tôi đã không bỏ nhiều thời gian cho sự kiện này để note/injoy everything ngay thời điểm đó.
ReplyDeleteCo ai Vui long cho em biet, em co nguoi Chi ruot tung Hoc Dai Hoc y Khoa vao nam 1972 o Budapest tai Hungary, bay gio Truong do con ton tai o do kg va Ten la gi, em hoi de den tham lai vi Chi em da mat vao nam 1978 vi bi benh tai Hungary.Chi ten la HÀ THỊ XUÂN HÒA, co Bac nao Co nao da tung biet chi em thi cho em biet ten TRUONG voi nhe. Tran trong va xin cam on cac Bac va cac Co
ReplyDeletexin vui long comment qua email: binhtotrong@gmail.com hoac +84 0935 045678
Chao ban,
DeleteNam 1972 la nam chung tôi sang Hung nhung khong biet ai nhu ban mo ta ca.
Bạn tìm thông tin của trường Dai Hoc y Khoa Budapest theo link đã gửi cho bạn qua email.
DeleteChúc bạn tìm thấy và đến thăm đúng trường mà bạn cần biết!