Sunday, August 24, 2014

Kỷ luật là tự do

Cái này không biết tại sao bây giờ không thấy nói nhiều như ngày xưa?

Nói như vậy thì cái gì cũng là cái ngược lại cả, sáng tối, ngày đêm, âm dương, phải trái... đàn ông và đàn bà cuối cùng đều như nhau tất hay sao?
Triết lý và lý luận nhập nhằng thế này có nên đưa vào di sản của ta không vì nó phải được gọi là gì cho đúng?

Vợ chồng A Phủ ngày xưa được ca ngợi và được coi là những con người phá bỏ mọi ràng buộc cổ hủ và tàn bạo, tiêu biểu cho sự thay đổi tất yếu, thì nay, nếu xét theo luật pháp lại vi phạm luật hôn nhân gia đình, vậy có nên ủng hộ và tuyên truyền sâu rộng tác phẩm/bộ phim này hay không?

Như vậy tất phải nắm rất vững khái niệm kỷ luật là gì và tự do là gì cho phù hợp với tư tưởng cao siêu này để có thể phán xét thật đúng về một người xé rào, vô kỷ luật là kẻ nô lệ thấp hèn của bản năng thèm khát cám dỗ hay là người yêu cuộc sống đến không thể từ bỏ những say mê bất tận của mình.
Nếu cũng nói như vậy với "sống" và "chết" lại càng nguy hại, vì sống là chết thì con người còn sống làm gì? Điều này chắc sẽ được cai ngục muốn các tù nhân của mình giác ngộ như 1 nguyên tắc bất di bất dịch, khi con người đã mất tự do, phải sống trong khuôn khổ. Chỉ thích hợp với trại lính và nhà tù mà thôi!

3 comments:

  1. Để giải quyết sự nhập nhằng một cách minh bạch. Tôi sử dụng biểu tượng để hiển thị cho mọi vấn đề, trong quan niệm của phương Đông (biểu tượng âm/yin và dương/yang) và biểu tượng ngôi sao 6 cánh theo quan niệm phương Tây (kết hợp của 2 tam giác đảo ngược). Với tôi thì sao 6 cánh được chọn để làm hình tượng lý giải thuyết phục hơn vì nếu xét về nhiều mặt (từ nhiều quan điểm nhận thức khác nhau) thì nó là biểu hiện cho sự cân bằng của nước và lửa, sự giao hòa của Linga và Yoni và cuối cùng là sự kết hợp giữa 2 cái đối lập, của 2 bản chất. (Từ điển Biểu tượng Văn hóa thế giới)

    ReplyDelete
  2. Về số 6, ứng với 6 cạnh, là con số mang tính hai mặt. Con số này có thể nghiêng về điều thiện, mà cũng cả điều ác; hướng về sự hòa hợp với Thượng đế nhưng cũng hướng về sự nổi loạn.
    Ngôi sao 6 cánh của người Do Thái là biểu hiện của tinh thần hòa quyện với vật chất, giao hòa của các bản nguyên chủ động và bị động, của định luật tiến hóa và thoái hóa.

    ReplyDelete
  3. Cái gì cũng có 2 mặt: Như ‘giữ vững lập trường/quan điểm’ có mặt mạnh/tích cực được gọi là ‘kiên định’ còn mặt trái bị gọi là ‘bảo thủ’. Nhưng ai là người đủ tư cách để chọn mặt nào khi ‘phán xét’? Nếu được nâng lên thành ‘chủ đề lớn’ để tranh luận thì vấn đề cũng giống như vụ ‘con vịt & quả trứng’ thôi. Ai to mồm và có thế lực sẽ lấn át …chuyện đúng hay sai lại được hậu xét theo kiểu ‘mấy anh mù xem voi’ và vấn đề lại càng rối mù với 1 mớ hỗn loạn chứng cứ, lý luận (các loại) được thêm vào …

    ReplyDelete