Trong 1 chương trình TV được phát gần đây, nhạc sĩ Trần Tiến đã nói về những sáng tác của các nhạc sĩ tiên phong trong thời gian chiến tranh chống Pháp và Mỹ. Trần Tiến cho rằng: thế hệ đàn anh của mình đã dựng nên hàng chục ngọn núi lớn mang dáng vóc của dân tộc, rất đáng tự hào. Đây thực sự là vốn quý của đất nước.
Với tôi, nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý là 1 trong số những nhạc sĩ đã tạo nên những ngọn núi đó. Và 1 bài hát của ông mà có lẽ ai là người Việt Nam cũng đã nghe và yêu thích là bài Mẹ yêu con. Bài hát như lời hát ru của người mẹ dành hết tình yêu của mình cho đứa con, hy vọng vào tương lai rạng ngời của con với một niềm tin bất diệt.
Cảm ơn Đoàn Hồng Nghĩa (ELTE,VIDI90) về những dòng đầu của bài thơ "Đất nước của tôi" đã giúp tôi tìm đến bài hát này.
Szeretettel baráraimnak
Nguyễn Văn Tý sinh ngày 5 tháng 3 năm 1925 tại Vinh, Nghệ An,quê gốc ở xã Phú Cường, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội,còn quê hiện giờ ở Vĩnh Phúc. Xuất thân trong một gia đình truyền thống âm nhạc, cha của ông là "trùm một phường bát âm của miền quê Vĩnh Phú thạo cả hát văn, hát chèo và hát ả đào", sau vào làm thợ máy nhà máy xe lửa Trường Thi ở Nghệ An. Thuở bé, Nguyễn Văn Tý học ở trường Quốc học Vinh và được một giáo viên người Pháp dạy cho những bài hát của Tino Rossi đang thịnh hành thời đó. Trong thời gian tham gia hoạt động hướng đạo, ông được một cha cố người Tây Ban Nha cho vào dàn nhạc nhà thờ hát thánh ca. Ở đó ông được học nhạc lý cơ bản và nhất là nâng cao trình độ hòa thanh, hát bè. Nguyễn Văn Tý còn được một thầy giáo nhạc sĩ người Hoa tên Mạnh Hinh dạy chơi đàn guitar Hawaii.
ReplyDelete(Wikipedia)
Mẹ yêu con được sáng tác năm 1956 , sau khi hòa bình lập lại trên toàn cõi Đông Dương 2 năm , trong nhạc phẩm tác giả so sánh hình ảnh người phụ nữ thai nghén đứa con yêu 9 tháng với cuộc kháng chiến của dân tộc 9 năm ,(1945- 1954) sự so sánh này thật là xứng đáng để tôn lên hình ảnh người mẹ gian nan vất vả vì đứa con mình như thế nào và những ai đã từng trải trong 3000 ngàn ngày KC ấy càng thấm thía với nỗi lòng người mẹ mà Nguyễn Văn Tý đã đưa vào trong nhạc phẩm .
ReplyDeleteTôi rất yêu thích ca khúc này bởi lẽ nó đã là lời hát ru của tôi với các con , các cháu của tôi , nay chúng "Bước càng nhanh, giờ con biết đi rồi , đi trên con đường lớn ..."giờ tôi bỗng nhớ tới ngày chúng còn thơ dại ... bởi tôi đã già
(thuytrinh nguyen)
Cuối năm 1957, Nguyễn Văn Tý cùng với Nguyễn Xuân Khoát, Đỗ Nhuận, Lưu Hữu Phước, Văn Cao được chỉ định thành lập Hội Nhạc sĩ Việt Nam. Sau đó, khi đang là ủy viên chấp hành khóa đầu tiên của hội thì báo Nhân Văn ra đời, xảy ra vụ Nhân Văn - Giai Phẩm, theo lời khuyên của Lưu Hữu Phước, Nguyễn Văn Tý đi tránh và nghiên cứu dân ca. Đầu 1961, ông được biệt phái về Hưng Yên. Thời gian này, Nguyễn Văn Tý đã viết một số ca khúc như Chim hót trên đồng đay (1963), Dòng nước quê hương (1963), Tiễn anh lên đường (1964), Múa hát mừng chiến công (1966)...
ReplyDeleteNguyễn Văn Tý sáng tác được khá nhiều bài hát, những sáng tác của ông lại được đông đảo công chúng mến mộ như Dư âm, Mẹ yêu con, Dáng đứng Bến Tre, Bài ca năm tấn, Bài ca phụ nữ Việt Nam, Em đi làm tín dụng, Tấm áo chiến sỹ mẹ vá năm xưa, Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh, Người đi xây hồ Kẻ Gỗ, Cô nuôi dạy trẻ...
Nguyễn Văn Tý là một trong những nhạc sĩ thành công với chất liệu dân ca. Những sáng tác của ông được chắt chiu và nghiền ngẫm qua những chuyến đi thực tế trong thời gian dài, nhiều sáng tác đã sử dụng khéo léo chất liệu dân ca của nhiều vùng miền (Một khúc tâm tình người Hà Tĩnh, Dáng đứng Bến Tre, Mẹ yêu con...). Một đề tài quen thuộc trong nhiều sáng tác của ông là phụ nữ với những ca khúc như Bài ca phụ nữ Việt Nam, Mẹ yêu con, Tấm áo chiến sỹ mẹ vá năm xưa... Nguyễn Văn Tý cũng là một nhạc sĩ có nhiều sáng tác "ngành ca": Em đi làm tín dụng, Anh đi tìm tôm trên biển cả, Chim hót trên cánh đồng đay, Cô đi nuôi dạy trẻ, Bài ca năm tấn.
(Wikipedia)
Tôi rất buồn vì dù đã cố công tìm kiếm cho ra 1 bản vid ưng ý nhất nhưng lực vẫn bất tòng tâm vì dù chương trình đã được dàn dựng khá công phu nhưng cái sân khấu vẫn lòi ra vài chỗ sáng tác "quốc doanh" (luộm thuộm, bê bối), tôi muốn nói đến phần che phủ cho sàn diễn và nhất là mấy cái chữ trên phông nền của chương trình không xứng với tầm vóc của Nguyễn Văn Tý chút nào.
ReplyDelete