Trong thế
kỷ 21, có những điều mà trong thế
kỷ trước không ai nghĩ rằng sẽ có nhiều
thay đổi đến vậy. Giờ
phút này, một công dân
trẻ như tôi
ngồi đây, viết những dòng chữ
này thì đất nước Việt Nam, nơi
tôi đang
sống, làm tôi thất vọng về
trình độ phát triển. Sáng nay tôi được đọc một
bản nói rằng năng suất lao động của người
Việt chỉ bằng 1/5 của
người Malaysia, 2/5 của người Thái Lan và tệ
hơn, chỉ bằng 1/15 của
người Singapore.
Singapore, một
đất nước nhỏ bé về
diện tích, đang ám ảnh những công dân Việt
Nam ở thế kỷ 21 này. Những
khu dân cư, những trung tâm thương mại, những
thành phố mới được xây dựng…
tất cả đều được
“ăn theo” mô hình và kỹ
thuật của Singapore. Nhưng tại sao lại
là Singapore? Chẳng phải những mô hình, những
kỹ thuật đó Singapore cũng đã học tập từ
những quốc gia phương Tây
tiên tiến
hay sao? Tại sao từ một làng chài kém phát triển trên bán đảo
Malay, Singapore đã phát triển
thành một quốc gia đứng thứ 2 ở
châu Á về mức sống? Câu trả
lời có thể dẫn đến
nhiều nguyên nhân, nhưng căn
nguyên nhất
vẫn là yếu tố con người.
Lý Quang Diệu,
nhân vật đã thay đổi và biến làng chài nhỏ bị dịch
bệnh triền miên trở thành đất nước có nền
kinh tế phát triển hàng đầu của châu Á. Singapore là nơi mà những kiến trúc hiện
đại cùng chung sống với thiên nhiên chan hòa, nơi cả
thế giới ngưỡng mộ
về chuẩn mực môi trường
xanh sạch, nơi có làn sóng di dân
ngược từ châu Âu sang châu Á. Nhưng trong những ngày đầu lập nước
vào thập niên 60 thế kỉ trước,
Lý Quang Diệu, thủ tướng đầu
tiên của Singapore, đã từng nói “hy vọng là một lúc nào đó Singapore sẽ phát triển giống như
Sài Gòn”. Thật
đáng kinh ngạc khi có một thời chính nhà lãnh đạo
của Singapore đã mơ tưởng và bị
ám ảnh về sự phát triển
của Sài Gòn.
Còn bây giờ
thì sao? Sau hơn 30 năm, chính người Việt
Nam đang thèm thuồng được như Singapore ngày
nay. Sau khi Mỹ rút khỏi miền nam Việt
Nam, chính Lý Quang Diệu,
người từng có tuổi thơ sinh sống
tại Biên Hòa, đã nắm ngay lấy cơ hội
đó để biến thời cuộc
thành lợi ích cho
Singapore. Sau năm 1975, tất
nhiên Mỹ và phương Tây đóng cửa
với Việt Nam, mọi giao thương với châu Á đều
dành cho đồng minh của họ. Singapore được
Lý Quang Diệu phát triển thành cảng trung chuyển đường biển
lớn nhất tại khu vực.
Và đúng theo quy luật về thương mại
– kinh tế, Singapore được thừa hưởng
những đặc quyền của
một cảng biển lớn,
một cửa ngõ hướng vào Đông Nam Á và cả châu Á.
Lý Quang Diệu
cho rằng, cuộc chiến tranh giữa
Việt Nam và Mỹ là tiền đề
quan trọng cho sự phát triển của những
nước phi Cộng sản ở
châu Á. Rõ ràng là trước
khi tuyên bố như thế, Lý Quang Diệu
đã nhanh chóng nắm lấy cái “tiền đề quan trọng”
đó để biến Singapore từ một quốc
gia non trẻ kém phát triển thành một đất nước
giàu có. Lý Quang Diệu
nhận định rằng, sau khi Mỹ
rút khỏi miền nam Việt Nam, lập tức những
đồng minh của Mỹ ở
châu Á tranh thủ thời cơ để trở thành 4 con rồng
châu Á, và sau này có thêm sự
xuất hiện của 4 con hổ
Đông Nam Á. Bốn con rồng được nói đến
là Singapore, Nam Triều
Tiên, Hong Kong và Đài Loan. Bốn
con hổ là Malaysia, Thái
Lan, Philippines và Indonesia. Vậy
Việt Nam đã biến đi đâu trong bản đồ khu vực?
Và lý do gì Việt Nam lại tụt hậu
một cách nhanh chóng như vậy?
Lý Quang Diệu
từng nói rằng lẽ ra vị
trí số một ở châu Á phải
là của Việt Nam. Theo ông, vị trí địa lý chiến
lược, tài nguyên thiên
nhiên phong phú là hai yếu
tố hàng đầu có thể đưa Việt
Nam trở thành người khổng lồ
ở châu Á. Ông cho rằng, đất nước
Singapore nhỏ bé với diện tích và dân số
chỉ xấp xỉ Sài Gòn, hoàn toàn không có tài nguyên thiên
nhiên, chỉ có một ít đất để
xây dựng và ngay cả nước sinh hoạt
cũng phải nhập từ nước
bạn Malaysia, nhưng Singapore đã phát triển trở
thành đất nước có GDP cao thứ hai ở châu Á chỉ
sau Nhật Bản. Lại nói đến
Nhật Bản, Lý Quang Diệu cũng chỉ ra những bất
lợi của quốc gia này, đó là một
quốc gia bại trận sau Chiến
tranh thế giới thứ hai, không giàu tài nguyên, quanh năm động đất và sóng thần,
nhưng chỉ vài năm sau khi chiến tranh kết thúc, Nhật Bản là người
khổng lồ châu Á. Lý Quang Diệu cho rằng, sự thành công của
một quốc gia bao gồm ba yếu tố:
điều kiện tự nhiên (vị
trí chiến lược và tài nguyên thiên
nhiên), con người và thời cơ. Trong đó, để có yếu tố thời
cơ, thì yếu tố con người phải vững
và nhanh nhạy. Lý Quang
Diệu đánh giá rất cao điều kiện tự
nhiên của Việt Nam, nhưng ông
không đánh
giá cao yếu
tố con người trong sự phát triển chậm chạp
này. Tôi hay đọc các bài
viết trong nước ca ngợi sự thông minh, tính cần cù, chịu
khó của người Việt. Xin lỗi,
tôi không thấy được sự thông minh và cần
cù đó. Xin nhắc lại, năng suất làm việc của người
Việt Nam chỉ bằng 1/15 của
người Singapore, tức là một người
Singapore làm việc bằng 15 người Việt Nam. Dân số
Singapore là 5 triệu
dân, dân số Việt Nam là hơn 90 triệu dân. Vậy tức là năng suất
làm việc của 5 triệu dân Singapore chỉ mới bằng
75 triệu dân Việt Nam, thế nhưng GDP của
Singapore là gần 300 tỷ USD, trong khi GDP của Việt Nam là khoảng
170 tỷ USD. Đó chỉ là một so sánh chung chung, chưa tính đến dân
số ở độ tuổi
lao động của hai quốc gia. Một khi yếu tố con người
đã yếu kém như thế thì yếu
tố cơ hội cũng sẽ
chẳng có nhiều.
Lý Quang Diệu
tiếc vì Việt Nam không biết trọng dụng
người tài, ông nói rằng người tài ở
Việt Nam đã định cư ở
nước ngoài hết rồi. Tôi đồng
tình với quan điểm này của Lý Quang Diệu. Tôi thường nghe nói về cậu bé thần
đồng Đỗ Nhật Nam và cũng thường
xem các video thi hùng biện
tiếng Anh của em. Báo chí và truyền thông Việt Nam cũng hay đề cập đến
em, nhưng tuyệt nhiên không thấy có một động
thái nào của chính phủ Việt Nam dành cho Đỗ
Nhật Nam. Phải chăng đối với chính phủ
Việt Nam, cậu bé ấy không phải
là nhân tài cần đầu tư và phát triển?
Chưa kể là trong một lần phát biểu
về truyện tranh, cậu bé ấy đã bị
những người lớn Việt
Nam công kích, chỉ vì em
không thích đọc truyện tranh mà chỉ thích đọc sách khoa học. Thật trớ
trêu. Đỗ Nhật Nam chỉ là một trường
hợp thần đồng được
báo chí ưu ái, nhưng
cũng bị
chính phủ thờ ơ. Vậy
còn những thần đồng thầm
lặng khác ở cái đất nước
hơn 90 triệu dân này thì sẽ nhận được
hỗ trợ gì từ chính phủ?
Trong mọi sự phát triển, yếu tố
con người luôn tối quan trọng. Thật đáng tiếc.
Nói thế
nào đi chăng nữa, Lý
Quang Diệu cũng chỉ là người ngoài, không phải
người Việt Nam. Thế nhưng những
nhận định khách quan của ông cũng đáng để suy ngẫm về sự
phát triển của một quốc
gia nhiều thuận lợi như
Việt Nam. Tôi thường thấy Việt
Nam rất tự hào về lực
lượng lao động trẻ với
giá nhân công rẻ của minh. Tôi cảm thấy đó là một
điều đáng xấu hổ. Giá nhân công rẻ
chẳng qua là do trình độ, tay nghề kém nên chẳng thể đòi hòi được
trả công cao. Gần đây, quốc gia láng giềng với GDP thấp
hơn Việt Nam là Campuchia cũng đã tự chế tạo
được xe hơi. Ngược lại,
khi hãng điện tử Samsung đưa ra danh sách những
mặt hàng có thể đặt gia công với
các doanh nghiệp Việt Nam thì mới vỡ lẽ
là Việt Nam chưa thể sản
xuất nổi cái sạc pin, usb và ngay cả vỏ nhựa
cho điện thoại di động. Tất
nhiên, Việt Nam đã đánh
mất cơ hội gia công cho hãng này. Việt Nam còn sẽ đánh mất nhiều cơ
hội như thế cả
về quy mô và số lượng nếu
cứ tiếp tục tự
hào với những cái thuộc về quá khứ
và không nhận thức được một
cách thấu đáo và nghiêm
túc rằng mình đang ở đâu trên bản đồ khu vực
và thế giới. Lý Quang Diệu nói phải mất 20 năm nữa
Việt Nam mới bằng Malaysia, vậy
thì 20 năm nữa Malaysia
sẽ phát triển ra sao và mãi mãi người Việt Nam sẽ
bị ám ảnh bởi sự
thua kém của mình hay
sao?
Cao Huy Huân - Việt Nam dưới mắt cựu thủ tướng Lý Quang Diệu
Thoibao.com
No comments:
Post a Comment