Trong các loài thú nuôi, có lẽ dê là loài được con người thuần hóa sớm nhất vì hiền lành, dễ nuôi - chỉ ăn cỏ, thả rông đến tối lại về, sinh sản nhanh và cho nhiều cái lợi như da - lông để may áo, sữa - thịt làm thực phẩm, xương - móng để chế tác thành dụng cụ và đến nay sữa dê còn được chế thành mỹ phẩm. Trong văn hóa và tín ngưỡng dân gian, dê được coi là thần hộ mệnh, thần Tình yêu, thần Phúc lộc cùng nhiều biểu tượng cho tính tự chủ - độc lập, chí tiến thủ - kiên định, sự linh hoạt - sáng tạo...
Tây phương cũng cho dê là 1 vị thần hoặc linh thú cai quản thiên nhiên. Trong văn hóa Hy Lạp, thần Rừng, thần Mùa xuân, thần Chăn thả là người có hình dạng của dê. Mỗi nơi gọi 1 tên song tựu trung là Pan với nửa thân trên của người, nửa thân dưới của dê. Vị thần này rất nghịch ngợm, thường rượt đuổi các tiên nữ hoa cỏ và kết quả là sinh ra các giống loài khác nhau. Dưới quyền của Pan là những người satyr - sinh vật có 1 phần giống người, 1 phần giống dê sống trong rừng, đồng cỏ và quanh các đàn gia súc. Khi trẻ, họ có khuôn mặt hoàn toàn giống người, chí khác trên đầu có 2 cục bướu và về già thì thành cặp sừng nhọn. Người satyr rất hoạt bát, hay chạy nhảy, làm cỏ cây và động vật xung quanh nảy nở nên được coi là biểu tượng của sự sinh sôi, thịnh vượng. Pan thường cầm trên tay 1 cây sáo do thần tự tạo bằng sậy và những lúc vui buồn đều thổi sáo, nhảy múa, tạo ra những khúc nhạc réo rắt, trầm bổng nên được coi là 1 trong các vị thần âm nhạc đầu tiên. Pan còn là thần Rượu hoặc tùy tùng của thần Rượu. Ông này cũng có hình thể của dê và rất thích rượu cùng các thú vui hoan lạc với 1 cốc rượu trên tay hoặc đứng dưới hàng nho. Theo 1 số bức tranh, các loại rượu là do thần ăn nho mà xả ra.
Với người Hindu, thần Đất chính là 1 con dê và thần Hủy diệt Kali cũng là 1 con dê. Khi 2 nữ thần di chuyển thì sự sống muôn loài cũng hình thành hoặc lụi tàn. Với người Trung Quốc, thần Mặt trời (Dương thần) nhiều khi cũng có hình dạng dê, chạy nhảy khắp nơi ban tia nắng ấm cho vạn vật sinh sôi. Vì dê cũng tràn đầy sinh lực, mạnh mẽ, hùng dũng nên còn được gọi là dương. Ở Iran, từ lâu dê đã là thần Mưa. Người ta tìm thấy từ cách đây 5.000 năm hình ảnh của con dê trên đồ sành sứ với cái sừng cách điệu như hình trăng lưỡi liềm và những cơn mưa. Ở Na Uy, dê cũng là biểu tượng của sấm sét, mưa gió. Chuyện kể rằng thần sét Thor - con trai của vị thần tối cao - có 1 cỗ xe do 2 con dê kéo, 1 con là sấm, 1 con là chớp. Mỗi sáng khi đi đâu, thần đều đánh xe có 2 con dê Tanngrisnir và Tanngnjostr rong ruổi trên bầu trời, rồi đến đêm thì dừng lại nướng thịt chúng ăn và tới sáng dùng búa mjoolnir dội sấm sét vào đống xương cho chúng dậy để đi tiếp. Vì thế, con dê được xem là tượng trưng cho ánh sáng, hơi ấm, sự sống và thức ăn nuôi sống con người. Ở các nước Ả Rập, dê cũng là vật nuôi của thần Lửa, thần Gió và có thể thở bằng sừng hoặc tai. Như vậy, dê chính là 1 linh thú coi sóc việc trồng trọt như trồng rừng và chăn nuôi, gắn với đất, cây, nắng, mưa và ánh sáng.
Dê còn gắn với biển, sự lên xuống của thủy triều và kiến thức hàng hải. Thiên văn học cho rằng trên bầu trời có 1 chòm sao tên Capricorn - có nghĩa là Nam Dương (Dê biển) - đầu dê đuôi cá. Về sự tích, có nơi xem nó là do thần Pan biến thành. Lúc đó, tiên giới bị quái vật khổng lồ Typhon quấy nhiễu. Để chạy trốn, thần Pan đã nhảy xuống sông Nile và biến 2 chân sau thành đuôi cá để bơi lội và vì có công lấy lại gân bắp cho thần Zeus nên được đưa lên trời kề cận bên Zeus. Lại có chuyện Capricorn là con dê Pricus do thần Thời gian Cronos tạo nên. Nó có nửa thân trên là dê, nửa thân dưới là cá. Pricus sau này thành vua Biển, sinh ra giống dê nước rất thông minh, biết tiếng người và điều khiển thời gian.
Thuở ấy, trên bờ có lắm chuyện vui nên mỗi năm vào xuân, các con dê lại lên bờ chơi và cái đuôi cá hóa thành chân. Tuy nhiên, càng ở lâu trên bờ, chúng càng mụ mị, quên đường về. Pricus đã quay ngược thời gian để mọi chuyện trở lại như cũ, song sang năm, chúng lại ham vui mà lên bờ. Pricus đành chấp nhận việc mất dần các con đến khi chỉ còn một mình. Thương Pricus, thần Cronos đã đưa ông ta lên trời, biến thành sao để mỗi ngày nhìn thấy đàn con đang đùa giỡn trên núi.
Một chuyện nữa là Capricorn xuất phát từ nữ thần biển Ea cổ đại của Babylon. Hàng năm, bà đều lên bờ dạy cho người dân những kiến thức về biển. Capricorn do vậy là biểu tượng của ngôn ngữ và văn hóa.
Trong hoạt động của vũ trụ, khi Mặt trời đi hết 10 phần quỹ đạo sẽ tới Capricorn; lúc này sẽ xảy ra Đông chí. Con số 10 là con số thể hiện sự đầy đủ và việc đi được tới Capricorn là mở đầu của 1 thời đại tri thức mới. Hiện nay, đứng ở 2 đầu trái đất đều thấy Capricorn, chòm sao thứ 10 trong 48 chòm sao được nhà thiên văn Ptolemy đặt tên. Nó rất sáng và là điểm tựa để xác định phương hướng - cùng với chòm Aries (Bạch Dương), Cancer (Con cua) và Libra (Thiên Bình) tạo nên 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc.
Dê cũng nuôi dưỡng và bảo vệ thần - người. Truyện cổ các nước thường kể rằng không chỉ con người mà cả các vị thần cũng uống sữa dê. Đặc biệt là trong thần thoạii Hy Lạp, vị thần khổng lồ Cronos sợ các con mai sau sẽ phế truất mình nên khi vợ sinh được đứa nào liền nuốt nó vào bụng, trong đó có Hestia, Demeter, Hades, Poseidon, Hera - anh chị em của Zeus. Nữ thần Rhea sợ quá, khi vừa sinh Zeus, bà liền giấu con vào 1 hang động ở nơi nay là ngọn núi Ida - Crete (Hy Lạp) và nhờ con dê Amatheia nuôi hộ, còn mình thì lấy 1 hòn đá quấn tã đưa cho chồng bảo đó là đứa con vừa sinh. Amatheia đã nuôi Zeus bằng dòng sữa của mình và bảo vệ cậu khỏi mọi tai nạn đến lúc trưởng thành. Sau đó, Zeus đã lấy 1 mảnh da của nó làm cái khiên sấm sét aigis và cái sừng làm chiếc tù và cornucopia. Về sau, Amatheia được Zeus biến thành chòm sao sáng nhất nằm trên dải hình cánh tay của sao Auriga Charioteer - Ngự phu, tức Zeus. Con dê từ đó là biểu trưng cho sự dưỡng dục hoặc bảo hộ. Nhờ nó, thế giới có khái niệm vú nuôi hay người trông trẻ, giúp việc.
Dê còn gánh chịu nỗi đau thay nhân loại. Từ cách đây mấy nghìn năm, tại vương quốc Babylon, mỗi làng xóm ở nước này đầu năm lại có tục thả một con dê vào rừng cho nó mang đi mọi tội lỗi của người. Đạo Thiên chúa đã tiếp thu tục này và trong kinh thánh nhiều lần miêu tả Thiên chúa dưới hình hài một con dê gánh chịu hết mọi nỗi đau, lầm lỡ của người. Thánh kinh còn tả về một con dê đã trèo lên tận đỉnh núi cao nhất để bao quát và là sự tìm kiếm và dõi theo của Thiên chúa đối với mọi con chiên trong cả quá khứ, hiện tại và tương lai.
So với nhiều gia súc, dê có lẽ là con vật được gán cho nhiều biểu tượng hơn cả. Khác với trâu bò, dê là con vật duy nhất thích leo trèo, có thể trèo lên ngọn cây ăn lá non. Với những con sơn dương thì còn trèo lên tận đỉnh núi, vượt qua nhiều vách đá lởm chởm, cheo leo. Nó cũng thích ngặm cỏ một mình và lang bạt tách ra khỏi đàn. Vì thói quen này, dê là biểu tượng của trí tiến thủ, sự phát triển, thành tựu và tính độc lập. Nó cũng thường xuyên di chuyển và vượt đường xa đến đích thể hiện cho sự lanh lợi, quyết đoán và kiên nhẫn. Cũng hay tò mò, ngửi và nhai mọi thứ bắt gặp nên được ví với sự cẩn thận, tỷ mỉ và dễ ăn dễ uống. Dê còn là hình ảnh của người lãnh đạo khi luôn đi đầu và có thể đánh đuổi kẻ thù bảo vệ đàn bằng đôi sừng nhọn. Cũng đồng nghĩa với trí tuệ, sự ương ngạnh, ngoan cố song có nhận định giá trị và được so với các lão làng bởi người già có nhiều kinh nghiệm và sống lâu. Mỗi bộ phận trên mình dê cũng giàu ý nghĩa như sừng tượng trưng cho tri giác, tính chắc chắn, âm dương hài hòa- khi hướng lên trên là dương, sự xuyên suốt, cương quyết còn quay xuống dưới là âm, sự khéo léo, dung chứa. Mọi người đã quen với sỏi thận, sỏi dạ dày vì đây là một chứng bệnh thường gặp song với bezoar trong dạ dày con dê thì còn là biểu thị của sự vô nhiễm, giải trừ bất cứ chất độc nào và được dùng để cứu chữa người trúng độc. Người ta tin nhờ có bezoar mà dê ăn phải thứ cỏ độc vẫn không sao.
Ở Việt Nam, dê là một trong sáu vật nuôi (lục súc) mà dân thường hay nuôi trong nhà gồm trâu, bò, ngựa, dê, lợn, chó và là một trong ba lễ vật (tam sinh) dâng cúng ngoài đền miếu là dê, lợn, bò. Từ xa xưa, con dê đã đi vào trong nhiều hoạt động của đời sống dân ta, từ việc chế biến món ăn, bài thuốc đến cách trang trí nhà cửa hay làm trò vui. Đặc biệt hình ảnh dê và những sinh họat ấy được khắc họa rất đẹp trong ca dao và thơ văn. Về ăn uống, có câu: Thế gian ba sự khôn chừa/ Rượu nồng, dê béo, gái vừa đương tơ. Về trò chơi của trẻ em, có: Dung dăng dung dẻ/ Dắt trẻ đi chơi/ Cho dê đi học/ Cho cóc ở nhà/ Cho gà bới bếp (Trò chơi trăng), của người lớn, có: Giả vờ bịt mắt bắt dê/ Để cho cô cậu dễ bề với nhau (Trò bịt mắt bắt dê). Về kiến trúc, có: Bốn cửa anh chạm bốn dê/ Bốn con dê đực chầu về tổ tông (Thợ mộc Thanh Hoa).
Treo đầu dê bán thịt chó: Theo sách Yên Tử thời Xuân Thu - TQ: "Treo đầu bò ngoài cổng mà bán thịt ngựa bên trong". Về sau, thịt ngựa còn đắt hơn thịt bò, nên câu trên đổi thành "treo đầu dê bán thịt chó". Bây giờ, thịt chó ở khu vực Ông Tạ TP.HCM đắt không kém thịt dê, nhưng chẳng ai sửa lại câu thành ngữ trên nữa.
Xe dê: Tấn Vũ Đế Tư Mã Viêm (tại vị 265-290) tuy là vị vua khai quốc, nhưng hoang dâm vô độ. Sau khi diệt Ngô, ông thu nạp toàn bộ hậu cung của Tôn Hạo, khiến số cung tần mỹ nữ lên đến cả chục ngàn người. Yến yến oanh oanh, ông chẳng biết chọn ai, liền nghĩ ra cách: Chiều chiều, ông đi xe dê trong cung cấm, hễ xe dừng ở đâu thì ông "lâm hạnh" người đó. Các cung phi khát tình, nghĩ ra cách treo lá dâu nhúng qua nước muối trước cửa để dụ dê, nhờ đó hưởng ơn mưa móc nhà vua. Nên Nguyễn Gia Thiều trong Cung oán ngâm khúc có thơ rằng:
Phải duyên hương lửa cùng nhau
Xe dê lọ rắc lá dâu mới vào.
Thập dương cửu mục: tức 10 con dê 9 người chăn, chỉ dân ít quan nhiều. Câu này khiến tôi nghĩ đến thời kỳ trước khi Liên Xô sụp đổ. Một nhà kinh tế từng đoạt giải Nobel của Mỹ đã hình dung tình hình kinh tế Liên Xô lúc đó một cách sinh động "1 người chèo thuyền, 9 người cầm lái", cho thấy thực tế đã không còn động lực, vô phương cứu chữa.
Tô Vũ chăn dê: Hung Nô (Huns) là dân tộc du mục hùng mạnh nằm ở phía Bắc TQ thời Hán Vũ Đế (trị vị 140-86 TCN). Ông đã cử Tô Vũ đi sứ, lúc đó chưa có luật miễn trừ ngoại giao như ngày nay nên Tô Vũ bị người Hung Nô bắt giữ. Do không chịu hàng nên Tô Vũ bị đày đến bờ Bắc Hải (hồ Baikal) chăn dê. Ông được giao 1 đàn dê với lời hứa khi nào dê đẻ sẽ được tha, khổ nỗi, bầy dê toàn là dê đực. Đến đời Hán Chiêu Đế, con Vũ Đế, mới xin được cho Tô Vũ về. Tính ra, ông đã lưu lạc 19 năm, đã lấy vợ Hung Nô và sinh 5 con, nhưng trong tay vẫn giữ cây phù tiết đã sờn tượng trưng cho vương mệnh.
Ngũ cổ đại phu: TK thứ 7 TCN, thời Chiến quốc (TQ), Tấn Văn Công đã mượn đường nước Ngu diệt nước Quắc, khi thu quân, tiện đường diệt luôn Ngu, đó là xuất xứ câu thành ngữ nổi tiếng "môi hở răng lạnh". Bách Lý Hề, người nước Sở, làm quan nước Ngu cũng bị bắt làm tù binh. Nhân dịp Tấn Văn Công gả con gái cho Tần Mộc Công, Bách Lý Hề bị sung làm nô lệ đi theo đoàn tùy tùng. Không cam chịu làm nô lệ, giữa đường ông đã bỏ trốn về quê. Người Sở nghi ông là gian tế, đã bắt ông đi chăn dê ở bờ Đông Hải.
Tần Mộc Công biết ông là bậc hiền tài, lại không muốn người Sở sinh nghi, nên sai người mang 5 tấm da dê để chuộc "tên nô lệ bỏ trốn". Về nước Tần, ông được phong ngay làm tướng quốc và được ủy thác toàn quyền. Mộc Công đã gọi đùa ông là "Ngũ cổ đại phu", vị quan đại phu trị giá 5 tấm da dê, lúc đó ông đã ngoài 70 tuổi. Nước Tần dưới sự cai quản của ông, đã mở mang bờ cõi ngàn dặm, trở thành nước lớn, Mộc Công cũng lên ngôi 1 trong "ngũ bá" thời Xuân Thu, và trở thành danh tướng một thời.
Bịt mắt bắt dê: Dân gian nước ta có trò chơi bịt mắt bắt dê, thường tổ chức trong các ngày vui chơi (hôi đầu xuân, trung thu...) hoặc trong các cuộc chơi văn hóa dân dã. Đối với trẻ con, trò chơi này là thú vui hồn nhiên, nhưng với trai thanh nữ tú là dịp để tiếp cận, đụng chạm ôm ấp vui đùa với nhau, vượt qua ranh giới nam nữ của thời phong kiến;
Giả vờ bịt mắt bắt dê
Để cho cô cậu dễ bề... với nhau.
Hiệu ứng bầy dê: Sheep-flock effect, để chỉ hiện tượng chạy theo số đông, chẳng hạn khi chờ đèn đỏ, bỗng dưng thấy có người vượt lên tức thì ào ào chạy theo, dù biết đó là vi phạm luật giao thông. Dê (cừu) tuy sống theo bầy đàn, nhưng rất lộn xộn, chỉ cần dê cầm khởi xướng, cả đàn sẽ ùa theo một cách mù quáng, bất chấp nguy hiểm.
Những người "ngậm ngải tìm trầm" có khi sau 1 chuyến đi thành tỷ phú. Ở miền Trung vào những năm 1990, người ta ồ ạt phá vườn để trồng cây dó bầu với hy vọng chỉ sau 3 năm, có thể kết trầm hương bằng phương pháp nhân tạo, nhưng cả chục năm đã trôi qua, "giấc mộng vàng" không thành, vì trầm hương nhân tạo chất lượng kém, chẳng thương lái nào hỏi mua.
Treo đầu dê bán thịt chó: Theo sách Yên Tử thời Xuân Thu - TQ: "Treo đầu bò ngoài cổng mà bán thịt ngựa bên trong". Về sau, thịt ngựa còn đắt hơn thịt bò, nên câu trên đổi thành "treo đầu dê bán thịt chó". Bây giờ, thịt chó ở khu vực Ông Tạ TP.HCM đắt không kém thịt dê, nhưng chẳng ai sửa lại câu thành ngữ trên nữa.
Xe dê: Tấn Vũ Đế Tư Mã Viêm (tại vị 265-290) tuy là vị vua khai quốc, nhưng hoang dâm vô độ. Sau khi diệt Ngô, ông thu nạp toàn bộ hậu cung của Tôn Hạo, khiến số cung tần mỹ nữ lên đến cả chục ngàn người. Yến yến oanh oanh, ông chẳng biết chọn ai, liền nghĩ ra cách: Chiều chiều, ông đi xe dê trong cung cấm, hễ xe dừng ở đâu thì ông "lâm hạnh" người đó. Các cung phi khát tình, nghĩ ra cách treo lá dâu nhúng qua nước muối trước cửa để dụ dê, nhờ đó hưởng ơn mưa móc nhà vua. Nên Nguyễn Gia Thiều trong Cung oán ngâm khúc có thơ rằng:
Phải duyên hương lửa cùng nhau
Xe dê lọ rắc lá dâu mới vào.
Thập dương cửu mục: tức 10 con dê 9 người chăn, chỉ dân ít quan nhiều. Câu này khiến tôi nghĩ đến thời kỳ trước khi Liên Xô sụp đổ. Một nhà kinh tế từng đoạt giải Nobel của Mỹ đã hình dung tình hình kinh tế Liên Xô lúc đó một cách sinh động "1 người chèo thuyền, 9 người cầm lái", cho thấy thực tế đã không còn động lực, vô phương cứu chữa.
Tô Vũ chăn dê: Hung Nô (Huns) là dân tộc du mục hùng mạnh nằm ở phía Bắc TQ thời Hán Vũ Đế (trị vị 140-86 TCN). Ông đã cử Tô Vũ đi sứ, lúc đó chưa có luật miễn trừ ngoại giao như ngày nay nên Tô Vũ bị người Hung Nô bắt giữ. Do không chịu hàng nên Tô Vũ bị đày đến bờ Bắc Hải (hồ Baikal) chăn dê. Ông được giao 1 đàn dê với lời hứa khi nào dê đẻ sẽ được tha, khổ nỗi, bầy dê toàn là dê đực. Đến đời Hán Chiêu Đế, con Vũ Đế, mới xin được cho Tô Vũ về. Tính ra, ông đã lưu lạc 19 năm, đã lấy vợ Hung Nô và sinh 5 con, nhưng trong tay vẫn giữ cây phù tiết đã sờn tượng trưng cho vương mệnh.
Ngũ cổ đại phu: TK thứ 7 TCN, thời Chiến quốc (TQ), Tấn Văn Công đã mượn đường nước Ngu diệt nước Quắc, khi thu quân, tiện đường diệt luôn Ngu, đó là xuất xứ câu thành ngữ nổi tiếng "môi hở răng lạnh". Bách Lý Hề, người nước Sở, làm quan nước Ngu cũng bị bắt làm tù binh. Nhân dịp Tấn Văn Công gả con gái cho Tần Mộc Công, Bách Lý Hề bị sung làm nô lệ đi theo đoàn tùy tùng. Không cam chịu làm nô lệ, giữa đường ông đã bỏ trốn về quê. Người Sở nghi ông là gian tế, đã bắt ông đi chăn dê ở bờ Đông Hải.
Tần Mộc Công biết ông là bậc hiền tài, lại không muốn người Sở sinh nghi, nên sai người mang 5 tấm da dê để chuộc "tên nô lệ bỏ trốn". Về nước Tần, ông được phong ngay làm tướng quốc và được ủy thác toàn quyền. Mộc Công đã gọi đùa ông là "Ngũ cổ đại phu", vị quan đại phu trị giá 5 tấm da dê, lúc đó ông đã ngoài 70 tuổi. Nước Tần dưới sự cai quản của ông, đã mở mang bờ cõi ngàn dặm, trở thành nước lớn, Mộc Công cũng lên ngôi 1 trong "ngũ bá" thời Xuân Thu, và trở thành danh tướng một thời.
Bịt mắt bắt dê: Dân gian nước ta có trò chơi bịt mắt bắt dê, thường tổ chức trong các ngày vui chơi (hôi đầu xuân, trung thu...) hoặc trong các cuộc chơi văn hóa dân dã. Đối với trẻ con, trò chơi này là thú vui hồn nhiên, nhưng với trai thanh nữ tú là dịp để tiếp cận, đụng chạm ôm ấp vui đùa với nhau, vượt qua ranh giới nam nữ của thời phong kiến;
Giả vờ bịt mắt bắt dê
Để cho cô cậu dễ bề... với nhau.
Hiệu ứng bầy dê: Sheep-flock effect, để chỉ hiện tượng chạy theo số đông, chẳng hạn khi chờ đèn đỏ, bỗng dưng thấy có người vượt lên tức thì ào ào chạy theo, dù biết đó là vi phạm luật giao thông. Dê (cừu) tuy sống theo bầy đàn, nhưng rất lộn xộn, chỉ cần dê cầm khởi xướng, cả đàn sẽ ùa theo một cách mù quáng, bất chấp nguy hiểm.
Những người "ngậm ngải tìm trầm" có khi sau 1 chuyến đi thành tỷ phú. Ở miền Trung vào những năm 1990, người ta ồ ạt phá vườn để trồng cây dó bầu với hy vọng chỉ sau 3 năm, có thể kết trầm hương bằng phương pháp nhân tạo, nhưng cả chục năm đã trôi qua, "giấc mộng vàng" không thành, vì trầm hương nhân tạo chất lượng kém, chẳng thương lái nào hỏi mua.
Chu Mạnh Cường - "Năm Mùi, dê lại hướng dương", KTNN No.882
Lữ Khách - "Những câu chuyện về dê", KTNN No.883
Lữ Khách - "Những câu chuyện về dê", KTNN No.883
No comments:
Post a Comment