Tuesday, December 19, 2017
Về cái chỗ mê hồn - Cội nguồn của thế gian (2): Hồ Xuân Hương 胡春香
Vịnh cái quạt
Mười bảy hay là mười tám đây
Cho ta yêu dấu chẳng dời tay
Mỏng dày chừng ấy chành ba góc
Rộng hẹp ngần nao cắm một cay
Càng nực bao nhiêu thời càng mát
Yêu đêm chẳng chán lại yêu ngày
Hồng hồng má phấn duyên vì cậy
Chúa dấu vua yêu một cái này
(Quốc văn tùng ký)
Cái Quạt
Một lỗ xâu xâu mấy cũng vừa
Duyên này tác hợp tự ngàn xưa
Chành ra ba góc da còn thiếu
Khép lại đôi bên thịt vẫn thừa
(Quốc văn tùng ký)
Bài này trong văn bản chỉ có 4 câu, các bản quốc ngữ sau này có thêm 4 câu nữa:
Mát mặt anh hùng khi tắt gió
Che đầu quân tử lúc sa mưa
Nâng niu ướm hỏi người trong trướng
Phì phạch trong lòng đã sướng chưa
st onl
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Trong nền văn học Việt Nam, Hồ Xuân Hương là một trong những nhà thơ nữ tiêu biểu, đã “làm sửng sốt cả đương thời lẫn hậu thế bằng thiên tài thơ ca lỗi lạc phi thường của mình”.
ReplyDeleteTheo lời tựa tập thơ Lưu hương ký của Hồ Xuân Hương thì bà là em gái Hồ Sĩ Đống (1739-1785), một đại thần đầu triều thời Lê Hiển Tông - Trịnh Sâm. Cha bà là ông Hồ Sĩ Danh (1706-1783). Ông đỗ Hương cống năm 1732 nhưng không ra làm quan.
Năm 1807, một người họ Phan hiệu là Tốn Phong từ Nghệ An ra Thăng Long, nghe danh tiếng Xuân Hương, ông tìm đến Cổ Nguyệt đường rồi thành bạn cố tri của bà. Họ thường cùng nhau uống rượu, chuyện trò, xướng họa rất tâm đắc. Sau đó Tốn Phong phải bôn ba vào nam ra bắc dạy học kiếm sống, họ không thường gặp nhau được nữa.
Năm 1814, Tốn Phong trở lại Thăng Long, bà trao cho ông tập Lưu hương ký chép các bài thơ của bà cho đến thời điểm đó và bảo ông viết lời tựa. Chính qua bài tựa này mà chút ít hình ảnh về Hồ Xuân Hương và cuộc đời bà được lưu giữ lại.
Sau đó, bà sáng tác và tập hợp những bài thơ nôm làm thành một tập gọi là Xuân Hương thi tập. Xuân Hương thi tập sau khi ra đời được rất nhiều người yêu thích. Thậm chí đến cuối thế kỷ XIX, lối làm thơ Nôm theo kiểu Hồ Xuân Hương được nhiều người mô phỏng
Nhìn chung thơ Nôm Hồ Xuân Hương thông minh dí dỏm, đậm chất dân gian, dũng cảm, đầy tự tin phá vỡ cái khung chật hẹp của chuẩn mẫu đạo đức Nho gia, đem đến cho người đọc niềm vui, tình yêu tha thiết đối với con người và cuộc đời.
Với lối thơ Nôm như vậy, đã từ lâu trong tâm thức người Việt, Hồ Xuân Hương hiện diện như một nhà thơ vô cùng độc đáo, xứng đáng được xưng tụng là Bà chúa thơ Nôm.
Hồ Xuân Hương qua đời tại Thăng Long, có lẽ vào khoảng những năm 1825-1830 khi chưa đến 50 tuổi.
trích từ bài Hồ Xuân Hương - Bà chúa thơ Nôm (Phụ nữ Việt Nam ở nước ngoài)
Dòng thơ phồn thực VN có lẽ chỉ có Hồ Xuân Hương là đứng đầu. Trong đó, bao gồm cả thơ ca hò vè dân gian đậm chất hồn nhiên, chân thực và mộc mạc.
ReplyDeleteĐiều này cũng phản ánh trong tín ngưỡng tập tục ở nhiều nơi còn giữ đến bây giờ tuy đã mai một nhiều với thời gian và bị chính xã hội trong thời kỳ cách mạng muốn biến đổi/cải tạo theo đường lối phát triển văn hóa mới, không dung tục mà phải cao cả/trong sáng nhưng thực ra lại hủy hoại những gì thuộc về bản năng gốc của con người vốn bị coi là cám dỗ dễ làm con người tha hóa, suy đồi.
Để kết lại, về cái chỗ mê hồn của các bà, nó không như "cái kẹo" với đám trẻ con mà là "món quà tình yêu" từ Thượng Đế ban tặng cho các ông. Nên đừng coi như trò vui hay như đồ ăn thức uống mà không biết rằng cái đó làm các ông "lên đỉnh"/thăng hoa, là niềm vui quý hóa, điều mà chẳng có cái kẹo hay đồ ăn thức uống dù có đắt giá đến đâu cũng không thể tạo được!
ReplyDelete