Sunday, March 18, 2018

Đa diện

Điều mà chúng ta đang nghĩ/đang thấy có đúng không? liệu chúng có phải là những định kiến sai lạc so với bản chất của sự vật và con người quanh ta (thậm chí ngay cả trong bản thân ta) hay không?

Với khoa học thì rất cụ thể. Nhưng lịch sử đã cho thấy, có thể đó là cái được thừa nhận là đúng, là chân lý của một thời kỳ, trong phạm vi thuộc một tôn giáo/lĩnh vực xác định. Nhưng nay, với những phát minh/nhận thức mới thì cần mở rộng/update, thậm chí không còn đúng nữa nên đã lỗi thời.

Trong kho tàng văn học dân gian VN cũng có những câu tục ngữ/thành ngữ, câu chuyện... đúc kết rất hay về những nhận thức phiến diện. Đó là câu chuyện những ông thầy bói xem voi, hoặc tổng quát hơn khi ví những người có hiểu biết thiển cận như những con ếch dưới đáy giếng "coi trời bằng vung".


Một nhận thức chủ quan, hoàn toàn cảm tính (trong một điều kiện/context lạc hậu/thấp kém), nếu tự tin quá đáng sẽ không còn là chính kiến nữa mà là hợm hĩnh/ngu xuẩn. Không thể biết hết thì cố gắng tìm hiểu một cách đầy đủ nhất, rõ ràng nhất về cái mà mình còn mơ hồ.

Đúng hay sai là chuyện gây tranh cãi hàng ngày, làm người khác và chính mình mệt mỏi vì ai cũng muốn giành phần thắng. Nhưng nếu tranh luận với nhau để thấy được vấn đề, để rõ được nguyên nhân và cuối cùng là biết đúng sự thật vẫn quan trọng hơn cả. Nếu mỗi người ngay cả lúc tranh cãi hăng máu nhất vẫn thấy được cái lý của người kia thì mới là chính yếu. Khi đó, mới tự "vỡ lẽ" rằng, còn phải tiếp nhận cả những "cái nhìn"/view khác, từ một vị trí/level khác. Và nếu vấn đề càng phức tạp thì càng phải tìm hiểu nhiều hơn, từ nhiều góc nhìn khác nhau chứ không phải cứ thế mà "nói thánh nói tướng", làm như chỉ có mình ta là "chúa tể vũ trụ" để xỉ vả/vùi dập kẻ khác.

4 comments:

  1. Nếu biết được ta đúng hay sai, có lẽ con người sẽ sống tốt hơn và thoải mái hơn vì không cần cãi vã/làm người khác phải phiền muộn vì mình.

    ReplyDelete
  2. Trong y khoa, xác định tổng quát/đa diện về 1 vấn đề/triệu chứng của bệnh nhân để kết luận trong chẩn đoán là HỘI CHẨN, là tập trung chẩn đoán của nhiều BS, chuyên gia trong ngành để định bệnh một cách chính xác nhất rồi mới có phương án giải quyết/điều trị ntn.

    ReplyDelete
  3. Vì thế, điều đáng sợ nhất vẫn là "nhầm", là "sai 1 li đi 1 dặm", ghê gớm hơn là "đi luôn"/"đi đứt"!!!

    ReplyDelete
  4. Nếu không thể, không có năng lực "tự biết" về việc phải có đánh giá của chính mình về bản thân và những người/việc xung quanh (để có được lựa chọn theo cái "thiện" trong tâm) thì đành phải "trôi" theo dòng đời, để nó cuốn vào những vùng xoáy/nhận định ác nghiệt, nếm trải những cay đắng/chua chát nghiệt ngã nhất và cuối cùng, nếu vẫn chưa dứt được... để rồi sa ngã và phải nhận chịu sự phán xử cuối cùng của Đức Chúa Trời như một kết cục không thể sám hối.

    ReplyDelete