Monday, March 19, 2018

Cần biết: Nhận biết đột quỵ kịp thời

1. Dấu hiệu ở mặt: Biểu hiện thiếu cân xứng, miệng méo, nhân trung hơi lệch. Nếp mũi, má bị rũ xuống. Đặc biệt khi người bệnh nói/cười sẽ thấy dấu hiệu méo miệng và thiếu cân xứng trên mặt rõ hơn.

2. Dấu hiệu ở tay chân: Cảm giác tay bị tê mỏi, khó cử động/thao tác ngay cả trong những sinh hoạt đơn giản hàng ngày. Cảm thấy chân tay nặng trĩu, đi lại khó khăn, rất khó nhấc chân hoặc không thực hiện được, nhiều trường hợp vấp ngã hoặc đứng không vững.

3. Dấu hiệu qua giọng nói: Nói ngọng bất thường, môi lưỡi bị cứng, miệng mở khó, phải gắng sức mới nói được.

4. Dấu hiệu qua nhận thức: Có biểu hiện rối loạn trí nhớ rõ rệt, không nhận thức được sự việc, tai ù không nghe rõ.

5. Dấu hiệu ở thần kinh: Cảm thấy nhức đầu dữ dội. Đây là triệu chứng nặng và phổ biến, nhất là với người hay bị đau nửa đầu.

6. Dấu hiệu thị lực: Mắt mờ một bên hoặc cả 2 bên. Cần hỏi người bệnh, nếu bị tình trạng này phải đưa đi cấp cứu ngay.

7. Dấu hiệu đau: Ngoài đau đầu dữ dội, còn đau thắt ở ngực, tim đập nhanh, cảm giác rất khó chịu.

st từ Dotquynao.com

5 comments:

  1. 3 câu hỏi cần hỏi nhanh khi thấy các dấu hiệu trên:
    - Hỏi người có triệu chứng đột quỵ cười để thấy miệng ntn.
    - Hỏi họ nói 1 câu ngắn/đơn giản để thấy dấu hiệu về nhận thức, về giọng nói.
    - Hỏi họ giơ tay lên để xem khả năng vận động có bình thường không.

    ReplyDelete
  2. Ngô Tiến Nhân lưu ý về "sát thủ thầm lặng" sau khi thoát được "cửa tử" bằng việc nhấn mạnh rằng: dù tập luyện yoga, khí công và áp dụng các chế độ dinh dưỡng, duy trì mức HA ổn định... theo hiểu biết của mình thì vẫn có lúc bị nhầm vì nguy cơ này vẫn từ từ hình thành bên trong các mạch máu rồi đột ngột xuất hiện và gây nguy hiểm cho bất kỳ ai nên cuối cùng vẫn phải vào bệnh viện để các BS can thiệp mới cứu được sinh mạng.
    Cần phải thường xuyên lưu ý/quan tâm đúng mức tới từng biểu hiện nhỏ nhất cho thấy cơ thể có vấn đề về sức khỏe để kịp thời ứng phó và có biện pháp thích hợp để xử lý chúng nếu nhận thấy khả năng nguy cơ cao.
    Đối với Ngô Tiến Nhân, vai trò của vợ và các BS trong phần sau của diễn biến (cấp cứu, lựa chọn giải pháp, quyết định) là hết sức quan trọng.

    ReplyDelete
  3. Để nhận diện được triệu chứng của bệnh mạch vành, cần biết các biểu hiện của nó:
    1. Đau thắt ngực (angina): là cảm giác khó chịu, ép chặt, đau rát ở vùng ngực. Dễ nhầm lẫn với chứng ợ nóng, khó tiêu. Cơn đau bắt đầu ở phía sau xương ức, sau đó có thể lan sang vai trái, cánh tay, cổ, lưng hoặc hàm.

    1.1 Đau thắt ngực ổn định (stable angina): Thường xảy ra khi phải gắng sức hay bị căng thẳng (tâm lý)... Chỉ cần nghỉ ngơi và uống thuốc giãn mạch là trở lại bình thường.
    Tuy nhiên, đau thắt ngực ổn định nếu không ngăn ngừa sẽ chuyển biến thành đau thắt ngực không ổn định, nguy hiểm hơn rất nhiều.
    1.2 Đau thắt ngực không ổn định (unstable angina): cơn đau này xảy ra thường xuyên hơn so với đau thắt ngực ổn định (kể cả khi nghỉ ngơi, đang ngủ hay sinh hoạt bình thường). Nó có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim đe dọa tính mạng người bệnh.

    Phải hết sức chú ý nếu bị đau thắt ngực hoặc có bất kỳ triệu chứng nào dưới đây kéo dài trên 5 phút, phải lập tức đến ngay cơ sở y tế vì có thể chúng là dấu hiệu của nhồi máu cơ tim:
    - Đau hoặc khó chịu các khu vực khác của phần trên cơ thể (tay, vai trái, lưng, cổ, hàm hoặc dạ dày).
    - Khó thở.
    - Toát mồ hôi lạnh.
    - Đầy bụng, khó tiêu hoặc nghẹt thở (cảm giác như bị ợ nóng).
    - Buồn nôn, ói mửa.
    - Choáng váng, chóng mặt, hồi hộp trong người, mệt mỏi bất thường.
    - Nhịp tim nhanh hoặc không đều.

    2. Bệnh mạch vành không triệu chứng: Đó là những người bị bệnh mạch vành nhưng không có triều chứng nào, dù rất nặng (Bệnh mạch vành thầm lặng), chủ yếu gặp ở những người tuổi cao, mắc bệnh tiểu đường...

    Quan trọng nhất là phát hiện bệnh bằng cách:
    1. Xét nghiệm điện tâm đồ.
    2. Thử nghiệm gắng sức.
    3. Chụp động mạch vành.
    4. Siêu âm tim.
    5. Chụp cắt lớp động mạch vành.

    (trích đăng từ benhmachvanh.com)

    ReplyDelete
  4. “1 giờ” là khoảng thời gian quyết định với bệnh nhân nhồi máu cơ tim. Nếu được đưa vào bệnh viện trong khoảng 1 giờ thì cơ hội sống sót sẽ cao hơn.
    Nhồi máu cơ tim (cơn đau tim) là biến chứng cấp tính xảy ra tại một vùng nào đó của cơ tim, do đột ngột không được cung cấp máu, vì thế có thể bị hoại tử. Nếu được cấp cứu kịp thời, vùng tổn thương này sẽ hình thành nên “sẹo tim”. Cơn đau tim thường bắt đầu đột ngột, kể cả ở những người trước đây chưa có biểu hiện gì bất thường, với việc đau thắt vùng ngực, có thể lan lên cổ, ra hàm răng, cánh tay trái, kèm theo cảm giác lo sợ, tưởng như sắp chết đến nơi, mồ hôi vã ra như tắm, mặt nhợt nhạt, muốn ngất xỉu. Cơn đau có thể kéo dài vài giờ đến vài ngày, cũng có thể biến mất sau từ 15-60 phút.

    Khoảng 25% số người bị nhồi máu cơ tim chết đột ngột tại chỗ sau vài phút khởi phát, trong khi 20% số bệnh nhân sẽ chết trước khi kịp tới bệnh viện."

    DS TRẦN DUY QUỲNH

    ReplyDelete
  5. Khi lên cơn đau tim, người bệnh sẽ thấy tim đập yếu và loạn nhịp. Sau đó, họ cảm thấy choáng, uể oải.
    Khi có những triệu chứng này, chỉ trong 10 giây sau họ sẽ ngất. Tuy nhiên, người bệnh có thể tự giúp mình bằng cách ngay lập tức ho thật mạnh, dài và sâu (giống như khạc đờm từ sâu trong cổ họng ra vậy). Đồng thời, trước và sau khi ho, người bệnh phải hít 1 hơi thật sâu.
    Người bệnh cần liên tục hít sâu và ho mạnh xen kẽ nhau như thế cho đến khi cảm thấy tim đập bình thường hoặc nhận được sự trợ giúp y tế.
    Việc hít sâu giúp oxy vào phổi nhiều hơn bình thường, và việc ho dài, mạnh, giúp bóp mạnh quả tim làm máu lưu thông dễ hơn.
    Điều này rất quan trọng! Hãy chia sẻ để giúp những người khác tránh được nguy hiểm xảy ra vì lên cơn đau tim khi chỉ có một mình.

    ReplyDelete