Đến Tây Tạng, giống như đến một vùng đất của một thế giới khác, nơi trời và đất hợp với nhau, là nơi mặt trăng và mặt trời cùng hội tụ. Tây Tạng là thế, đẹp lắm, huyền ảo lắm mà mê mị lắm. Hãy đi để được hòa mình vào một thế giới khác hơn những gì xô bồ ngoài kia, với tâm linh và những cảnh đẹp đến nao lòng.
Thế giới của những cảnh đẹp mê hoặc lòng người
Khó có thể tìm được nơi nào cảnh vật lại mang những màu sắc kỳ ảo và trong veo như vậy.
Cao nguyên Tây Tạng nằm ở vị trí “nóc nhà thế giới” với độ cao trung bình 4900m so với mặt nước biển. Nơi đất trời mênh mông này luôn mang một vẻ tĩnh lặng, trong vắt và sâu thẳm khiến lòng người trở nên bình yên, chỉ muốn hòa quyện vào cõi trời ấy.
Nơi đây có Hồ thiêng Namtso, hồ nước ngọt ở vị trí cao nhất thế giới có màu xanh thăm thẳm kỳ lạ với những truyền thuyết huyền bí. Hồ rộng lớn như biển, in bóng dãy núi tuyết Nyenchen Tanglha cao tới 7000m.
Tây Tạng còn có đỉnh Everest cao nhất thế giới với con số 8848m so với mực nước biển. Nằm trong dãy Himalaya, Everest là điểm đến, là đỉnh cao mà bất kỳ ai cũng muốn chinh phục một lần trong đời.
Cung điện Potala, biểu tượng Phật giáo Tây Tạng là điểm đến không thể bỏ qua với bất kỳ ai. Nằm sừng sững giữa lòng Lhasa, kỳ quan tôn giáo bậc nhất thế giới này giống như một minh chứng gợi nhớ về một thời huy hoàng đã qua của quốc gia.
Ở Tây Tạng, thật dễ để thấy những hàng cờ phướn năm màu hiện hữu khắp nơi mang theo những lời cầu nguyện tung bay trong gió. Người Tạng tin rằng, mỗi lần gió thổi cũng chính là lúc những câu kinh được tụng niệm gửi tới các vị thần linh, tới Đức Phật trên trời, thể hiện lòng thành tôn giáo của họ.
Thế giới tâm linh huyền bí
Tây Tạng mang theo những truyền thuyết bí ẩn, những bí mật tâm linh mà tới giờ cũng chưa ai lý giải được. Lhasa, thủ phủ của Tây Tạng được mệnh danh là thánh địa của Phật Giáo. Cảnh vật, con người và cuộc sống nơi đây đậm màu Phật giáo, giống như một thế giới vô thực trong sách vở, nhưng lại hiện hữu ở đời thực.
Tây Tạng mang theo những truyền thuyết bí ẩn, những bí mật tâm linh mà tới giờ cũng chưa ai lý giải được. Lhasa, thủ phủ của Tây Tạng được mệnh danh là thánh địa của Phật Giáo. Cảnh vật, con người và cuộc sống nơi đây đậm màu Phật giáo, giống như một thế giới vô thực trong sách vở, nhưng lại hiện hữu ở đời thực.
Người Tạng có cuộc sống tâm linh đặc biệt cao quý, họ sống xem thường cái gọi là “văn minh vật chất” và chỉ chú trọng vun đắp cho cuộc sống tinh thần, tôn giáo. Họ cho rằng “vạn vật trên thế gian đều phải nghe theo sự sai khiến của thần linh”. Vậy nên ở đây không khó để nhìn thấy những đoàn người ăn mặc rách rưới trên đường hành hương “tam bộ nhất bái” (ba bước một lạy) về đất Phật. Tây Tạng – Tibet chính là nơi để ta trải nghiệm về cuộc sống “Phật ở trong lòng người”.
Xa rời những xô bồ bon chen của cuộc sống hiện đại, nụ cười và khuôn mặt của người Tạng cũng có một nét rất riêng khó quên không thể tìm thấy ở nơi khác.
Thế giới của “con đường mây trắng” hòa vào trời xanh
Ở nơi đất trời giao nhau này, bầu trời xanh trong vắt, thăm thẳm tới miên man. Dường như chỉ cần một cái với tay nhẹ cũng có thể chạm tới. Màu xanh bất tận ấy được tô điểm bởi sắc trắng ở khắp nơi: đó là màu trắng của mây, của tuyết, của tường nhà và của chiếc khăn Khata. Sắc màu bồng bềnh ấy tràn ngập khung cảnh và ám ảnh tâm trí như đang phiêu du chốn tiên cảnh.
Ở nơi đất trời giao nhau này, bầu trời xanh trong vắt, thăm thẳm tới miên man. Dường như chỉ cần một cái với tay nhẹ cũng có thể chạm tới. Màu xanh bất tận ấy được tô điểm bởi sắc trắng ở khắp nơi: đó là màu trắng của mây, của tuyết, của tường nhà và của chiếc khăn Khata. Sắc màu bồng bềnh ấy tràn ngập khung cảnh và ám ảnh tâm trí như đang phiêu du chốn tiên cảnh.
Tây Tạng đẹp lắm, mênh mông lắm mà mê hoặc lắm. Hãy một lần tới đây, để tìm cho mình những giây phút yên bình, lắng đọng và tự mình cảm nhận một nền văn hóa đang cần được giữ gìn.
Masquie
(Theo SaoStar.vn )
No comments:
Post a Comment