Tôi không hiểu được những gì bây giờ được ưa chuộng, đang phơi bày mọi lúc mọi nơi và không thể nói là hay hoặc đẹp, nên gọi là gì. Nhiều thứ có thể gọi là quái gở, dị hợm hoặc bê tha/nhếch nhác vẫn có nhiều người đua nhau thể hiện cho bằng được. Từ những hình xăm trổ cho khác người bất chấp điều đó xâm phạm thô bạo đến thân thể như thế nào, đến những cái đầu xanh-đỏ, tóc tai còn tệ hơn cái tổ quạ, áo quần thì xộc xệch, toác gối - lôi thôi và chưa hết với những cái đầu trọc têu đáng ghét đầy phỉ báng v.v. Thời xưa, nếu người ta nói "cái răng cái tóc là góc con người" thì thời nay người ta bê bối/thối tha từ cái răng, cái tóc nhố nhăng cho tận cái đầu nhảm nhí.
Đi cùng với những thứ này là gì?
Vẫn là những cái bị lên án xưa nay. Nhưng điều đáng nói là nếu người châu Á vốn bị coi là thấp kém thì bây giờ càng có vẻ hợp người hợp cảnh/tệ hại hơn khi tự làm xấu mình.
Nhiều người có những biểu hiện "tân kỳ" ngày nay, nếu xuất hiện vào thời của chúng tôi còn trẻ, chắc chắn sẽ bị cho là không "điên" loạn thì cũng "khùng" nặng!
ReplyDeleteTôi không vơ đũa cả nắm khi gọi thời đại này là suy đồi và bê bối, vì khi nói về những điều đang diễn ra còn bao gồm cả những gì là sự tiến bộ của nhân loại, không phải chỉ toàn những thứ tệ hại như vậy. Nhưng tôi muốn gom những cái gọi là biểu hiện cho những gì quái đản/dị hợm, phản ánh cho những điều tệ hại thuộc về 1 thời kỳ để so sánh với nhau, vì trong thể chế càng độc đoán thì con người càng đúng là "sản phẩm của XH".
ReplyDeleteTuổi trẻ có cái nhìn khác tuổi già. Xã hội lại được quy định bởi những gì hình thành từ quá khứ. Chống đối hay phản kháng là lẽ tất nhiên, cũ và mới đều phải được pha trộn để hình thành những hình thái tiếp nối nhau. Tuy nhiên, dù được thừa nhận hay không cũng không thể bi quan/tiêu cực đến mức chán đời.
ReplyDeleteKhác lạ mà quen là sự khác nhau giữa trẻ con ngày trước và bây giờ:
ReplyDelete- Ngày trước, trẻ con hát nhạc trẻ con là bình thường, trẻ con bây giờ mà hát nhạc trẻ con thì bị bạn chê là ...trẻ con.
- Trẻ con ngày trước được ăn uống là niềm hạnh phúc, trẻ con bây giờ phải ăn uống là một cực hình.
- Trẻ con ngày trước tóc chỉ 1 màu, trẻ con bây giờ tóc từ 1 màu trở lên.
- Trẻ con ngày trước ăn sáng lúc 6 giờ sáng, trẻ con bây giờ ăn sáng lúc 10 giờ, 11 giờ ăn trưa.
- Trẻ con ngày trước được là học sinh thì mừng, trẻ con bây giờ mà là học sinh tiên tiến thì lo bố mạ la mắng.
- Trẻ con ngày trước giỏi thức dậy sớm, trẻ con bây giờ giỏi thức khuya.
- Trẻ con ngày trước đeo kính cận là lạ, trẻ con bây giờ không đeo kính cận mới lạ.
(Nguyễn Hữu st - KTNN No.994)
Những gì nêu trên là chuyện mà các bạn của tôi phải tìm hiểu về căn nguyên/gốc rễ:
ReplyDeleteCa Vu Thanh: Cái nền chính trị Việt Nam hiện nay dựa chủ yếu trên mưu kế trị người nên kiến thức chuyên môn bị khinh thường. Đây không phải là lỗi của ngành giáo dục mà là lỗi hệ thống. Muốn đất nước lành mạnh trở lại, phải thay đổi cách quản lý xã hội một cách toàn diện theo cách mà những nước phát triển, thậm chí Trung Quốc đang làm.
Nguyen Ai Viet: Về bình diện các cá nhân, tôi thấy ta không biết tổ chức xã hội. Từ việc vệ sinh công cộng, dọn rác, quản lý công chức, tổ chức dịch vụ công cộng. Nhưng tôi băn khoăn ở chỗ đó là yếu kém mang tính kỹ thuật hay như có người nói "họ biết thừa, nhưng làm lộn xộn mới kiếm chác được".
Ca Vu Thanh: Đồng ý là ta không biết tổ chức xã hội. Cái ý "họ biết thừa, nhưng làm lộn xộn mới kiếm chác được" đó cũng đúng, nhưng tôi cho rằng nhiều lãnh đạo cấp cao cũng muốn đổi mới để tăng hiệu quả quản lý và phát triển. Vấn đề là họ quen cách quản lý đó rồi, không biết nếu quản lý khác đi thì nó sẽ ra sao và họ sợ mất quyền. Đó chính là điểm cần phải giải quyết để đưa lại tiến bộ xã hội.
Có lẽ thời nay, câu mà tôi nghe từ 1 nhân vật thường xuất hiện trên TV là một phần của "triết lý sống" tạo nên những hiện tượng phổ biến của nhiều người: "Không ĐẸP thì phải ĐỘC. Không HAY thì phải LẠ.", nếu không thế thì chẳng ma nào dòm.
ReplyDelete5 đặc trưng xấu của người việt
ReplyDeleteGS.NGND Nguyễn Lân Dũng:
- Ham tiền
- Hiếu danh
- Coi thường danh dự
- Vô cảm và hèn nhát
- Coi nhẹ ý nghĩa "đồng bào"
Mahatma Gandhi là một chính khách vĩ đại, một nhà hiền triết của Ấn Độ, người được Liên hiệp quốc vinh danh. Chẳng hiểu sao mỗi khi nghĩ về hiện tình của đất nước làm tôi nhớ đến Gandhi, người đã từng cảnh báo thế giới về cái mà ông gọi là Bảy Tội Lỗi Xã Hội (Seven Social Sins) mà ông viết ra từ năm 1925, đúng 90 năm trước:
ReplyDelete1. Làm giàu mà không nhờ lao động (Wealth without work)
2. Hưởng lạc thú mà không có lương tâm (Please without conscience)
3. Có kiến thức mà không có nhân cách (Knowledge without character)
4. Làm thương mại mà không có đạo đức (Business without morality/ethics)
5. Khoa học mà không có nhân văn (Science without humanity)
6. Có tôn giáo mà không thờ phượng (Religion without sacrifice)
7. Làm chính trị mà không có nguyên tắc (Politics without principles)
(Seven Social Sins, lược trích từ Bài của tác giả Nguyễn Tuấn trên FB)
Điều nguy hại lớn nhất xuất phát từ "thượng đỉnh kiến trúc", khi mà nguyên nhân của nhiều bất công trong xã hội là từ bộ máy thống lĩnh do đã để các "nhóm lợi ích" chi phối/lũng đoạn trong mọi quan hệ kinh tế và văn hóa, nạn tham nhũng tràn lan trong các công sở còn nền giáo dục thì sa sút/khủng hoảng toàn diện... và cuối cùng, vì không còn hy vọng vào viễn cảnh của nước nhà nên đã hình thành một làn sóng di cư mới của những người có tiền và kiến thức ào ạt ra đi...
ReplyDelete