Friday, March 23, 2018

Tương lai của chúng ta

Trong phạm vi gia đình, tương lai của cha mẹ là con cái. Con cái là động lực làm cha mẹ chúng trở nên mạnh mẽ hơn, họ sẵn sàng làm tất cả những gì có thể, thậm chí hy sinh vì con mà sống trọn một kiếp người. Không tình yêu nào có thể sánh với tình yêu của người mẹ dành cho con mình! Với tình yêu như vậy, bằng tấm gương của chính mình cha mẹ nuôi dạy con cái nên người. Mang bản chất ấy, chúng sẽ học từ những gì là di sản được truyền lại để tạo ra những di sản mới cho một thế hệ mới. "Con hơn cha là nhà có phúc", đó mới là những gì mang lại sự tiến bộ của xh nói riêng và nhân loại nói chung.

Câu nói "Uống nước nhớ nguồn" là điều răn con cái sống hiếu nghĩa với cha mẹ, chứ "cái nguồn" đừng cho mình quyền đòi hỏi con cái phải báo hiếu để ỉ lại vào các con. Cha mẹ đừng quá trông cậy vào con cái khi về già. Hãy vui sống thanh thản/khỏe mạnh với tâm trạng thoải mái nhất có thể để tạo được niềm vui và hạnh phúc cho mọi người.



Cha mẹ cần ý thức được rằng: phải để con cái quen dần với một cuộc sống "tự lập" từ bé với sự hỗ trợ/bảo bọc tích cực của cha mẹ (không phải nuông chiều theo kiểu "bao cấp"). Che chắn nhưng không phải bao giờ cũng kín như bưng. Và quan trọng nhất, từ cuộc sống của mình cha mẹ phải truyền được thông điệp mà qua đó con cái hiểu rằng:

Cuộc sống không phải là tự khám phá bản thân. Cuộc sống là tự tạo nên bản thân mình.[1]

Dân gian có câu: ''Con hư tại mẹ. Cháu hư tại bà''. Câu này từ xh VN mà ra. Cái xh trọng nam khinh nữ với tàn dư PK nặng nề, nơi đàn ông chỉ lo việc nước/đánh giặc hoặc kiếm tiền  (có thể cờ bạc, nghiện ngập v.v.) còn đàn bà thì đảm việc nhà. Xem từ nhà tôi thì câu này chính xác 100%!

Miền Bắc với thế áp đảo của ''Bên thắng cuộc'' đang áp đặt lối sống của cán bộ sau thời kỳ đói thiếu (chiến tranh) lên cả nước. Trong gia đình là phong trào nuôi con kiểu ''bao cấp'' phản giáo dục mang tinh thần bù đắp của cha mẹ vì tình cảm nhiều hơn vì sự phát triển của con cái.

Chung sống dưới một mái nhà như bao đời hay độc lập trong cuộc sống hiện đại với thành tựu của cách mạng kỹ thuật số thì cũng ko thể áp đặt lên nhau. Tại sao người già không thể up to date? hoặc thế hệ trẻ coi những người già là những người cổ hủ/lạc hậu với những tiêu chuẩn lỗi thời. Dù sao thì tự do vẫn là thứ cần cho mọi người trong bất kỳ trạng thái nào, lứa tuổi nào. Tôn trọng nhau là tôn trọng cái quyền ấy, không thể xúc phạm chỉ vì khác nhau. 

Con người sinh ra để sống cân bằng/tự nhiên. Dù tiến hóa thế nào, mỗi chúng ta đều phải tôn trọng tổ chức/cơ thể mà Tạo Hóa ban cho, đáp ứng mọi đòi hỏi của nó mới có thể duy trì được tình trạng sinh học và khả năng sống ở mức cao nhất. Tất cả không ngoài mục đích vì sự phát triển của chúng ta, vì sự tiến bộ của nhân loại, vì sự hòa hợp trong nền văn minh của ngôi nhà - Trái Đất.

Cuối cùng, mỗi cá nhân phải tự phát triển hài hòa, rồi mới là những gì thuộc về bản chất/tài năng để trưởng thành một cách có ý nghĩa, ko phải là người chỉ biết sống với tham vọng trở thành người có đẳng cấp/xuất chúng. Trên đỉnh cao của mỗi người, bất kỳ ai - người thường hay thiên tài, tôi vẫn thích những người có cuộc sống normal hơn là những người tuy nổi tiếng nhưng có cuộc sống dị biệt/không bình thường!

Dù thế nào, dù phải trải qua bao nhiêu khó khăn... và dù là ai, hãy tạo được ngôi nhà - gia đình không phải chỉ là cuộc sống trong căn nhà với tường và mái mà còn thật sự là một "mái ấm", để ..."Nếu một ngày bạn cảm thấy mệt mỏi hay chán ghét cuộc sống thì hãy nhớ: "Gia đình luôn là nơi để bạn trở về."


[1]: Life isn't about finding yourself. Life is about creating yourself. 
GEORGE BERNARD SHAW

31 comments:

  1. Loài người sinh con và nuôi con không như các loài khác. Tại sao lại khó khăn hơn, kéo dài hơn, tách biệt với thế giới bên ngoài hơn...? Sự trưởng thành không đến một cách tự nhiên, kiến thức và kinh nghiệm không phải từ trên trời rơi xuống mà phải tạo lập ngoài bản năng tự có tất cả những gì cần thiết, trước hết để tồn tại và sau đó là khẳng định/tạo dựng với khả năng và tinh thần/ý chí của mình.
    Và cuộc sống của 1 người trưởng thành luôn gắn liền với tiền bạc: "Kiếm tiền chưa bao giờ là một việc dễ dàng. Nếu muốn được trả tiền thì phải làm việc chăm chỉ." (Michael Bloomberg)
    Như thế, ít nhất con người khác con vật ở chỗ phải cố gắng học hành/chăm chỉ làm việc để kiếm được tiền. Nhưng với những ai không cần như thế thì "Một cuộc sống trong nhung lụa làm cả những tâm hồn mạnh mẽ nhất cũng trở nên phù phiếm." (Edward Bulwer Lytton)

    ReplyDelete
  2. Nếu cha mẹ bằng tấm gương của chính mình nuôi dạy con cái nên người thì với bản chất ấy, chúng sẽ học từ những gì là di sản của nhân loại để tạo ra những di sản mới cho một thế giới mới. "Con hơn cha là nhà có phúc", đó mới là những gì mang lại sự tiến bộ của nhân loại.

    ReplyDelete
  3. Nếu ngay cả với con mà còn không cần báo đáp thì vì lẽ gì lại muốn người khác làm với mình như vậy khi giúp được ai đó một điều gì. Việc cần hơn là hãy nhớ mình đã từng được ai giúp và đừng bao giờ quên dù đó là chuyện nhỏ.

    ReplyDelete
  4. Và mục đích của giáo dục còn phải chuẩn bị cho con cái đối diện với thực tại khắc nghiệt, không phải vì vất vả kiếm tiền để thoát cảnh thiếu thốn mà quên rằng: "Khi chúng ta mong ước cuộc đời không nghịch cảnh, hãy nhớ rằng cây sồi trở nên mạnh mẽ trong gió ngược, và kim cương hình thành dưới áp lực." (Peter Marshall)

    ReplyDelete
  5. Một gia đình thật sự gồm những thành viên xứng đáng đương nhiên phải là một tập hợp của những người gắn bó với nhau và coi "gia đình là tất cả". Đó phải là một gia đình sống có tổ chức, nề nếp (dù có vẻ bừa bãi, thoải mái), cái trật tự này hình thành từ tinh thần cốt lõi của cha mẹ và truyền cho con cháu để duy trì tính chất bền vững vốn có của nó, không vì một lý do nào mà có thể dễ dàng chao đảo dẫn đến kết cục "tan cửa nát nhà".

    ReplyDelete
  6. Tôi thích một cuộc đời với dạng một cái cầu thang hơn là một Thiên đường có sẵn. Vì chỉ có bước lên bậc cao nhất từ bậc đầu tiên mới cảm nhận được những gì là giá trị thật sự. Khi đã có được những gì chính đáng từ sự nỗ lực/công sức của mình mới thấm thía về giá trị thật sự của cái mà mình có được để quý trọng nó. Và nếu có được những gì mong muốn ở đỉnh cao thì mới có đủ tư cách để nói rằng, cái gì có thể thiếu thốn/phù phiếm, cái gì không được đánh mất vì nếu mất sẽ mất tất cả.
    Phải đủ giàu người ta mới có tư cách coi chiếc Rolls-Royce cũng chỉ là 1 phương tiện thuộc dạng "văn minh vật chất" hào nhoáng/tầm thường, chỉ tạo nên bề ngoài, là thứ không đáng giá mấy để làm nên giá trị của 1 người xứng đáng được coi trọng.

    ReplyDelete
  7. Và khi xem bộ phim Gifted tôi càng nhận ra rằng, sống 1 cuộc sống thật sự vẫn hơn là 1 cuộc sống phiến diện, không phải là sống, dù sự khác biệt chỉ là mặt này hay mặt kia của 1 con người mà thôi.
    Tuy nhiên, trước hết và trên hết là phải sống như 1 người bình thường rồi mới có đam mê và sự nghiệp. Nhưng đừng bao giờ vì tiền bạc và danh vọng!

    ReplyDelete
  8. Triển vọng của loài người thuộc về thế hệ trẻ, tùy theo những lựa chọn của họ.

    ReplyDelete
  9. Con cái nếu là tương lai của cha mẹ, của 1 gia đình, thì thế hệ trẻ là tương lai của 1 XH.
    Nếu vì 1 lý do nào đó mà xảy ra chuyện "tan cửa nát nhà", gia đình tan rã, thì đó không chỉ là hậu quả của những gì sai trái mà còn là thảm họa.

    ReplyDelete
  10. Tôi tin vào lẽ phải, dù bây giờ sống với nó thật khó khăn, khi thế giới đầy bất công và tội lỗi với lũ khủng bố và mafia các loại dường như đang lũng đoạn ở khắp nơi.
    Có thống kê nào cho thấy con số những người thật sự chọn được cho mình một cuộc sống cân bằng, đàn ông (bao nhiêu), đàn bà (bao nhiêu), số người này chiếm bao nhiêu phần trăm dân số của từng vùng văn minh, họ có lẽ là thiểu số và là thiểu số có ảnh hưởng mạnh mẽ đến đa số còn lại hay chấp nhận phải sống bằng chuẩn mực của mình chứ không theo những lý lẽ của XH thực tại?

    ReplyDelete
  11. Và có lẽ, là một người cao thượng và chân chính hay là một kẻ tầm thường có lẽ là điều luôn phải đấu tranh để lựa chọn khi phải quyết định những gì thuộc về bản năng của con người, nhất là những gì thuộc về "bản năng gốc".

    ReplyDelete
  12. Tương lai của mỗi người là những gì sẽ trở thành trải nghiệm vui buồn trên từng bước đi, những chặng đường nào sẽ đầy chông gai, bao nhiêu nỗ lực cần tập trung để mở ra những cánh cửa? Không thể đi hết mọi nẻo đường đời, nhưng nếm trải cả niềm vui và nỗi buồn mới là người sống trong trần thế.
    Bất cứ lúc nào, điều duy nhất có thể là sống trung thực với chính mình và với những người tin yêu nhất, đi con đường đã chọn và tận lực làm tốt những việc cần làm, bằng tình cảm và có trách nhiệm về tất cả những hành động của mình.
    (Rút ra từ 1 stt của Yêu gia đình)

    ReplyDelete

  13. Dưới đây là những tham khảo dành cho những người giữ vai trò/hạt nhân quan trọng nhất trong một gia đình:

    1: "Tháng 6 là tháng có nhiều đám cưới nhất ở Mỹ (trung bình mỗi ngày có khoảng 13.000 cặp làm hôn lễ ở nhà thờ). Nhưng hiện nay, rất nhiều cuộc hôn nhân thất bại, không chỉ ở Mỹ mà ở các nước tiên tiến và nhiều nước khác đều xảy ra vấn đề này; không kết thúc bằng ly hôn thì cũng chia tay trong ngậm ngùi cay đắng, nhiều khi với cả thù hận. Để trả lời cho vấn đề bi kịch này thật không đơn giản. "Nghiên cứu cho thấy trong 10 cặp lấy nhau, chỉ có 3 cặp là tiếp tục sống hạnh phúc và lành mạnh đến đầu bạc răng long dù có lúc cũng xung khắc trong cuộc sống chung" (theo nhà tâm lý học Tashiro, 2014). Các nhà nghiên cứu khoa học xã hội bắt đầu tìm hiểu kỹ hơn về đổ vỡ hôn nhân từ thập niên 70 sau khi họ phát hiện ra: "hôn nhân đang rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng với tỉ lệ chia tay đạt đến mức cao chưa từng có". Lo lắng về ảnh hưởng của ly hôn đối với con cái, họ quyết định tìm hiểu dưới góc độ khoa học nguyên nhân từ đâu xảy ra "cớ sự" này.
    Những cặp đôi sống trong những cuộc hôn nhân "khốn khổ" có chung 1 biểu hiện "thích chống lại nhau hoặc luôn sống trong tình trạng chuẩn bị "đường ai nấy đi". Quan hệ của họ không phải là sự hợp nhất mà luôn bị rơi vào thế đối đầu. Việc nói chuyện với nhau hoặc ngồi gần nhau là điều nhiều khi vượt khả năng chịu đựng của họ. Sống "đồng sàng dị mộng" như vậy, họ thậm chí còn như cặp thú dữ chực chờ ăn tươi nuốt sống lẫn nhau. Trong 4 thập niên, nhà tâm lý học Gottman đã nghiên cứu hàng ngàn cặp vợ chồng chỉ để xác định xem những gì đã giúp quan hệ vợ chồng kéo dài. Ông và vợ, cũng là 1 nhà tâm lý học, cả hai đều là chuyên viên nổi tiếng về "ổn định hôn nhân" và họ có viện nghiên cứu riêng. The Gottman Institute chuyên dùng những phát hiện khoa học để giúp các cặp vợ chồng xây dựng và duy trì mối quan hệ lành mạnh, bền vững.
    Từ các dữ liệu, Gottman chia các cặp vợ chồng thành 2 nhóm: nhóm "bậc thầy của tình yêu" và nhóm "thảm họa". Biểu hiện của nhóm "thảm họa" được nhận tháy là: ít nói trong khi phỏng vấn, nhưng tình trạng tâm sinh lý của họ đo bằng điện cực lại "kể một câu chuyện khác". Nhịp tim nhanh khiến dòng máu chảy mạnh, các tuyến mồ hôi hoạt động mạnh mẽ, do đó quan hệ hôn nhân của họ nhanh chóng bị hủy hoại. Và vấn đề của những cặp "thảm họa" là họ luôn sẵn sàng chiến đấu với nhau về nhiều vấn đề hoặc bỏ đi chứ không chịu lắng nghe nhau và không hề bao dung, tôn trọng nhau hoặc tỏ ra tử tế trong mối quan hệ của họ.
    Trái lại, những "bậc thầy tình yêu" không bồn chồn nóng nảy khi bị phỏng vấn. Họ bình tĩnh chia sẻ trong từng câu hỏi một cách ấm áp với sự tử tế. Thậm chí cả với sự xung khắc, họ vẫn tỏ ra trân trọng và không để ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ. Không phải họ là là các "bậc thầy giả vờ tốt hơn mà họ đã tạo được không khí tin tưởng và thân mật một cách chủ động khiến cả hai cùng cảm thấy thoải mái" (Gottman).”

    ReplyDelete
  14. 2: “Gottman tiếp tục ghi nhận về cách ứng xử của 2 loại người: loại "chỉ biết đến mình" và loại "chỉ muốn chia sẻ với người khác". Theo đó, ở loại trước tỉ lệ tan vỡ là 67% so với 23% ở loại sau.
    "Những bậc thầy tình yêu có đầy đủ các phẩm chất giúp giữ được tình yêu. Radar tình yêu của họ luôn rà tìm cái tốt, cái tích cực của người kia. Trong khi radar của nhóm thảm họa thích rà tìm những sai lầm. Họ tự đánh giá quá cao và khinh thường người bạn đời" và sự khinh thường "không chỉ đơn thuần là khinh thường người khác mà còn tạo ra một không khí gia đình ngột ngạt đến mức không thể chung sống do có quá nhiều chỉ trích và bực tức vô lý" (Gottman). Sự việc kéo dài dễ đưa đối tượng có cảm giác họ là kẻ "vô dụng, có cũng như không" dù thực tế không phải vậy.
    Những nghiên cứu cho thấy sức mạnh của sự tử tế với nhau, điều này là yếu tố quan trọng trong những đóng góp lớn lao vào sự mãn nguyện của cả hai vợ chồng và đem lại sự ổn định của hôn nhân. Đây là điều làm cho người bạn đời thấy mình được quan tâm và chăm sóc. Sự tử tế giúp người kia thấy được giá trị và phẩm giá của mình trong tình yêu, "không bao giờ xét nét nhỏ nhặt trong cuộc sống vợ chồng và không bao giờ bỏ qua những chia sẻ với người kia ngay cả khi mệt mỏi hoặc cảm thấy căng thẳng vì chịu nhiều áp lực. Sự chia sẻ này được người kia đánh giá rất cao và đáp lại bằng tình yêu bền vững" - Julie Gottman nhấn mạnh.
    Sự rộng lượng ở đây liên quan đến cả các ý định của người bạn đời, miễn là nó không vượt qua giới hạn tài chính và giao ước bất thành văn của cuộc sống chung. Keo kiệt/ích kỷ vô lối cũng là 1 "hung khí" giết chết tình yêu.
    Nhà tâm lý học Shelly Gable và các cộng sự phát hiện ra 4 loại phản ứng với các tin tốt của nhau: phá đám chủ động, phá đám thụ động, xây dựng chủ động và xây dựng thụ động. Những người xây dựng sẽ hét lên vui mừng trước tin vui, còn kẻ phá đám thì lảng sang chuyện khác hoặc coi tin tốt lành là tin xấu với mình.”
    Có nhiều lý do làm mối quan hệ vợ chồng đi đến thất bại, nhưng sự tử tế, sự tôn trọng lẫn nhau và rộng lượng luôn được coi là 3 yếu tố quan trọng hàng ngày để giữ lửa tình yêu trong khi sự khinh thường, ích kỷ và đố kỵ là 3 nguyên nhân chính giết chết tình yêu. Dĩ nhiên "không hợp tính cách", "cám dỗ vật chất", "khác biệt sinh lý", và "đứng núi này trông núi nọ" cũng là các yếu tố phải tính đến.
    Nhưng để đem lại những phần trăm lớn nhất cho một cuộc hôn nhân hạnh phúc vẫn là sự tử tế, sự tôn trọng lẫn nhau và sự rộng lượng."
    (1) & (2): lược trích từ bài đã post - "Khi cuộc sống chung thất bại" của Lê Tây Sơn, KTNN No. 876

    ReplyDelete
  15. 10 ĐIỀU CHA MẸ CẦN LÀM TRONG NUÔI DẠY CON CÁI

    1. Đừng mong đợi con bạn sẽ thành người giống như bạn hay theo khuôn mẫu mà bạn đặt ra. Hãy giúp nó trở thành chính mình chứ không phải là bạn, hay một ai khác.

    2. Đừng yêu cầu trẻ phải trả ơn cho những việc bạn làm cho chúng. Bạn cho con cuộc sống, nó sẽ cảm ơn bạn sao đây? Nó sẽ trao cuộc sống cho người thứ hai, người này cho người thứ ba, và cứ như vậy - đó chính là quy luật trả ơn muôn đời.

    3. Đừng đổ lên đầu con những tức tối của mình, kẻo về già sẽ lại phải đau khổ. Vì rằng gieo gì thì gặt nấy. Những đứa trẻ phải hứng chịu sự tức giận thường xuyên của cha mẹ sẽ luôn có xu hướng dồn sự bực tức ấy sang người khác, nhất là người thân của chúng sau này.

    4. Đừng có thái độ kẻ cả đối với các vấn đề của con mình. Cuộc sống được ban cho mỗi người theo khả năng của chính người ấy, bạn nên tin rằng cuộc sống của con bạn không kém phần vất vả, có khi còn vất vả hơn so với cuộc sống của bạn vì con bạn còn thiếu kinh nghiệm.

    5. Đừng nhục mạ con. Những điều bạn nói sẽ ám ảnh và đeo đẳng tâm hồn trẻ cho đến mãi sau này. Nếu bạn muốn con mình trở thành người tốt, đừng bao giờ sỉ nhục chúng rằng: “Mày ngu như con lợn”, “Tao ân hận vì đã sinh ra mày, mày sẽ không bao giờ trở thành người tử tế được”…

    6. Đừng quên những cuộc gặp gỡ quan trọng nhất của đời người - đó là những cuộc gặp với con cái. Hãy quan tâm tới chúng hơn nữa - ta không bao giờ biết là mình sẽ gặp ai trong đứa trẻ.

    7. Đừng làm khổ mình nếu không làm được gì cho con. Mà hãy giày vò mình nếu làm được mà không chịu làm. Hãy nhớ rằng bạn chưa làm đủ cho con nếu bạn chưa làm tất cả.

    8. Đứa trẻ không phải là bạo chúa chiếm giữ trọn cuộc sống của bạn, và nó không chỉ là giọt máu của bạn. Nó là cái quý báu nhất mà cuộc sống trao cho bạn gìn giữ và thắp sáng ngọn lửa sáng tạo trong nó.

    9. Hãy biết yêu thương cả con người khác. Đừng bao giờ làm cho những đứa trẻ khác những gì bạn không muốn người khác làm với con mình.

    10. Hãy yêu thương con mình cho dù nó không tài năng, không may mắn, khi nó đã trưởng thành. Hãy vui mừng khi giao tiếp với con, bởi vì đứa con là ngày hội mà cho đến nay vẫn còn bên bạn.

    (Theo Parents)

    ReplyDelete
  16. Bức thư của Tôn Vận Tuyền gửi cho con
    Con trai của ta!

    Ta viết Bản ghi nhớ này cho con, dựa trên 3 nguyên tắc:

    1. Đời người phúc họa vô thường, chẳng ai biết mình có thể sống bao lâu, (cho nên) có một vài chuyện nên nói sớm ra thì tốt hơn.

    2. Ta là cha của con, ta mà không nói với con thì chẳng có ai nói cho con biết những chuyện này đâu.

    3. Những điều căn dặn để ghi nhớ này là kết quả của bao kinh nghiệm xương máu, thất bại đắng cay trong cuộc đời của chính bản thân mà Cha ghi nhận được, Nó sẽ giúp các con tránh những nhầm lẫn hoang phí trên con đường trưởng thành của các con.

    Dưới đây, là những chuyện mà con phải ghi nhớ kỹ trong cuộc đời mình:

    1. Con không nên quá để tâm đến những người đối xử không tốt với con. Trong cuộc đời con, không ai có nghĩa vụ phải đối xử tốt với con, trừ cha và mẹ của con. Còn đối với những người đối xử tốt với con, ngoài việc trân trọng, cảm ơn ra, con cũng còn cần phải đề phòng một chút. Bởi vì, mỗi người làm mỗi việc gì đó đều có nguyên nhân của nó. Anh ta đối xử tốt với con, chưa hẳn đã là vì yêu quý con. Cho nên, con phải nhớ kỹ điều này, chứ không việc gì phải vội vàng coi người đó là bạn thực sự.
    2. Không có ai là không thể thay thế được, không có thứ gì phải sở hữu bằng được. Một khi nhìn thấu được điều này, trong tương lai, khi người quanh con không còn cần con nữa, hoặc khi con mất đi tất cả những thứ yêu quý nhất trên đời, thì cũng nên hiểu rằng, đó cũng chẳng phải là chuyện gì ghê gớm.
    3. Cuộc đời rất ngắn ngủi. Nếu hôm nay mà con vẫn còn lãng phí cuộc đời, ngày mai sẽ nhận thấy cuộc sống đã rời xa mình rồi. Do đó, càng sớm biết trân quý cuộc sống thì những ngày con hưởng thụ cuộc sống càng dài. Muốn kỳ vọng cuộc sống trường thọ, chẳng thà hưởng thụ sớm hơn.
    4. Trên thế giới này chẳng có cái gì gọi là yêu nhất, tình yêu chỉ là một cảm giác nhất thời, mà cái cảm giác này chắc chắn (tuyệt đối) sẽ thay đổi theo thời gian và tâm trạng. Nếu như cái mà con gọi là yêu nhất nó rời xa con, hãy nhẫn nại chờ đợi một chút, đợi thời gian dần dần gột rửa, để tâm trạng từ từ trầm lắng xuống, nỗi khổ của con sẽ dần dần phai nhạt đi, không nên quá khát cầu vẻ đẹp của tình yêu, không nên quá phóng đại nỗi buồn của chuyện thất tình.
    5. Tuy rằng có rất nhiều người thành đạt đều không có được sự giáo dục đầy đủ, nhưng điều đó không có nghĩa là không cần chăm chỉ học hành mà vẫn chắc chắn có thể thành công. Những tri thức mà con học được chính là vũ khí mà con có trong tay, có thể tay trắng làm nên, nhưng không thể (bằng cách) tay không tấc sắt, hãy nhớ kỹ!
    6. Cha sẽ không yêu cầu con phải phụng dưỡng nửa cuối cuộc đời cha, tương tự, cha cũng không chăm sóc nửa cuối cuộc đời của con. Khi con trưởng thành, có thể tự lập được rồi thì (đó là lúc) trách nhiệm của cha đã kết thúc. Sau này, con muốn ngồi xe Bus hay xe Mercedes, muốn ăn vây cá hay ăn mì, đều do tự mình chịu trách nhiệm.
    7. Con có thể yêu cầu mình giữ chữ Tín, nhưng không thể yêu cầu người khác giữ chữ Tín. Con có thể yêu cầu mình đối xử tốt với người, nhưng không thể mong đợi người ta đối xử tốt với mình. Dù con đối xử với người ta như thế nào thì cũng không có nghĩa rằng người ta phải đối xử với con như thế. nếu như con không nhìn thấu vấn đề này, con sẽ phải nhận thêm những phiền não không cần thiết.
    8. Cha đã mua xổ số hơn chục đến cả 20 năm, nhưng rốt cuộc vẫn nghèo trắng tay, ngay cả đến giải 3 cũng không trúng. Điều này chứng tỏ (một điều), người ta muốn giàu có, vẫn phải dựa vào nỗ lực làm việc mới có, trên thế giới này không có bữa trưa nào miễn phí cả.
    9. Người thân chỉ có duyên phận một lần, bất luận cha và con sống với nhau được bao lâu trong kiếp này, hãy thật biết trân trọng những khoảnh khắc ở bên nhau. Kiếp sau, dù còn yêu hay không yêu nhau nữa, đều không còn gặp lại nữa đâu.
    Nguyễn Sơn Phong dịch (Phụ nữ Gia đình)

    ReplyDelete
  17. Làm cha làm mẹ phải thừa nhận một sự thật/thực tế là con cái có cuộc sống của chúng. Đó là một cuộc sống hoàn toàn độc lập với cha mẹ. Chúng là thế hệ tiếp nối/kế tục những gì đã có và phát triển/hoàn thiện tốt đẹp hơn chứ không có bổn phận phải thực hiện ý nguyện của cha mẹ.

    Về vấn đề tài sản và những thứ thuộc dạng vật chất, đừng cho rằng: "nhà của cha mẹ là nhà của con cái, nhưng nhà của con cái không thuộc về cha mẹ". Khi đã phân định rạch ròi với nhau là điều hết sức nặng nề, vì như thế là để những cái khác xen vào, tình yêu đích thực dành cho nhau không ích kỷ đến thế.

    ReplyDelete
  18. Muốn có được một sinh lực dồi dào, mạnh mẽ, tràn đầy sức sống và ngày càng phát triển/trưởng thành toàn diện một cách cân đối, phải sống có ý thức với những động lực hoàn toàn xác đáng hướng tới những mục đích hoàn thiện con người.

    ReplyDelete
  19. Mỗi thế hệ sẽ tạo nên cuộc sống như thế. "Ông bà từng làm cha làm mẹ, sau là cha mẹ vợ/chồng và vẫn giữ các phẩm chất trên khi trở thành ông bà. Cả ba cái đó giải thích sự phức tạp của vai trò mà họ đảm nhận. Vì vậy, để nói về vai trò của ông bà, không thể phân tích ở một vài thành phần tương đố đơn giản như đối với bậc cha mẹ.
    Ông bà không phải là những người thay thế cha mẹ mà có 1 vị trí đặc biệt trong gia đình, họ có nhiều cách để hỗ trợ có ích cho tổ ấm. Có thể đó là sự hỗ trợ cả vật chất và tinh thần ở những lời khuyên thận trọng và sáng suốt. Họ chuyển đến những đứa cháu sự quan tâm trực tiếp đối với con cái mình một cách tự nhiên. Và vì họ từng nuôi dạy các con, nhiệm vụ giáo dục của họ bây giờ được chuyển qua tay con cái, họ có thể phó mặc cho tình cảm của mình. Dưới góc độ đó, nghệ thuật làm ông bà là phải lãng quên những điều cần thiết về giáo dục.
    Vì vậy ông bà luôn phải sẵn sàng chiều ý để nghe những chuyện của cháu nhỏ, điều mà cha mẹ không có nhiều thì giờ để làm; ông bà lắng nghe những lời phàn nàn về những bất công nho nhỏ mà trẻ tưởng là do cha mẹ gây nên... Dỗ dành, uốn nắn, giải thích mà không xúc phạm nhiều đến uy quyền cha mẹ đều nằm trong nghệ thuật làm ông bà. Sự nhu nhược về giáo dục của người bà có hậu quả ít tác hại hơn so với cha mẹ. Tuy nhiên, ông bà cũng có thể dạy trẻ khái niệm về khoan dung mà không sợ bị nhầm lẫn với nhu nhược (như óc thực tế được đơn giản hóa tối đa của trẻ). Điều này dễ xảy ra nếu trẻ được cha mẹ dạy cái đó quá sớm hoặc quá trực tiếp. Có biết bao ông bà dung thứ cho các cháu những cái chính đáng chưa từng bao giờ cho phép đối con trước đây. Nhiều khi đó là những cái van an toàn giúp trẻ chịu được kỷ luật thông thường của cha mẹ tốt hơn."

    (Từ bài viết theo sách/tài liệu về tâm lý gia đình đã dẫn của BS Nguyễn Khắc Viện)

    ReplyDelete
  20. Nếu trường lớp và xã hội bây giờ ko thể có được những điều kiện cần và đủ để tạo nên những thế hệ kế thừa như cha ông vẫn nói "con hơn cha là nhà có phúc" thì vai trò của gia đình ngày nay càng trở nên quan trọng. Nhất là khi nước nhà đang phải dối diện với sự xâm nhập của làn sóng Trung Hoa

    ReplyDelete
  21. Lê Minh: Xin loi cac ban toi ke mot cau chuyen ( hu cau ). Bo toi Giao su tien si. Toi khong chiu hoc nen dap xich lo. Con toi ( duoc ong noi cham soc , day gio) cung la giao su tien sy. Ngay nao luc an com , bo toi va con toi cung chi triet toi. Khong chiu noi, mot ngay, toi noi voi Bo toi : Bo tuong Bo ngon a ? Bo dau co Con la giao su tien sy nhu con ? Roi quay qua thang con toi noi : May tinh tuong vua vua thoi. May lam cho gi co duoc ong Bo la giao su tien si nhu tao ? Quan trong Ban la Ai ? Ban Song vi Cai gi ? Con cai la san pham cua TAO HOA , chang lien quan den minh lam dau . Chang qua vi so den luc Gia, khong ai cham soc nen so Con cai thoi. Thoi dai nay HY VONG NHU THE LA HAO HUYEN .

    ReplyDelete
    Replies
    1. Gia đình mà em nêu ở đây là gia đình truyền thống, chỉ là một phần của xã hội loài người (hôn nhân - 1 vợ 1 chồng), ko gồm hôn nhân đồng giới, hôn nhân tạm, tảo hôn v.v. điều mà người La Mã cổ đại lý tưởng hóa như là khối nhà nền tảng của xã hội và là một sự đồng hành của hai người bạn đời cùng nhau làm việc, sinh thành và nuôi dạy con cái, đảm đương công việc hàng ngày, sống cuộc đời gương mẫu, và tận hưởng tình yêu thương.[1]

      Hôn nhân & Gia đình truyền thống sẽ bền vững như thế nào là do lựa chọn của con người. Trong một xã hội đầy đủ và phát triển rất cao, xh có thể biến hóa chỉ phục vụ tất cả những gì được coi là mục đích của con người, khi đó có lẽ mọi ràng buộc hiện nay sẽ ko còn, tất cả sẽ chỉ tùy vào lựa chọn mà ko phải là gánh nặng hay phải theo khuôn khổ/giới hạn. Cuộc sống sẽ dễ chịu và thoải mái... và nếu tồn tại, gia đình sẽ khác trước. Bây giờ đã khác so với cách đây 100 năm rất nhiều.

      [1]: Martha C. Nussbaum, "The Incomplete Feminism of Musonius Rufus, Platonist, Stoic, and Roman," in The Sleep of Reason: Erotic Experience and Sexual Ethics in Ancient Greece and Rome (University of Chicago Press, 2002), p. 300; Sabine MacCormack, "Sin, Citizenship, and the Salvation of Souls: The Impact of Christian Priorities on Late-Roman and Post-Roman Society," Comparative Studies in Society and History 39.4 (1997), p. 651.

      Delete
    2. Lê Minh: Hon nhan theo kieu XA HOI LOAI NGUOI chi lam lun bai loai nguoi vi no khong tuan theo QUI LUAT TU NHIEN .

      Delete
    3. Lê Minh , trong tự nhiên có mà. Tuy nhiên, em hiểu ý của anh, giống như cho rằng: y học ko nên can thiệp vào việc cứu chữa con người, vì như thế sẽ làm cho loài người yếu hơn so với khi phải đấu tranh và sinh tồn một cách mạnh mẽ như khi còn sống ko tách rời với thiên nhiên. Cho nên, vấn đề là do con người. LỖI của con người là ko tôn trọng thiên nhiên và chính cái bản thân tự nhiên vốn ko thuộc về mình (muốn làm gì cũng theo ý chí mà ko theo những gì thuộc về tự nhiên/Tạo Hóa sinh ra nằm trong con người mình).

      Delete
    4. Lê Minh: Lu nguoi Phuong tay nho nhang. Tu do Dan chu GIA TAO. Chung la benh hoan khi chap nhan HON NHAN DONG TINH . The ma Chung ta cung muon theo chung. Dung la ngheo , yeu thanh HEN.

      Delete
    5. Bao giờ em cũng tôn trọng cái gì vốn là tự nhiên. Bây giờ Phương Tây mới coi trọng tự nhiên và giữ gìn, chứ châu Á chỉ có ít quốc gia làm như thế. Sống mất cân bằng là điều gây ra mọi thảm họa. Không phải chỉ với con người mà còn hủy hoại tất cả.

      Delete
    6. Lê Minh: Neu anh la TONG THONG anh kiem cho EISTEIN it nhat 100 vo ( Chinh phu nuoi ) thay vi che do 1vo 1 chong. Thieu nang nao cung lap gia dinh- vo van.

      Delete
    7. Lê Minh quay lại với các đế chế ngày xưa rồi. Nhưng cao hơn vì người được hưởng chế độ cao rất thông thái và có nhiều đóng góp cho xh loài người. Em nghĩ: anh phải lập trang trại to hơn và có 1 vương quốc riêng được rồi đấy. Như thế mới công bằng. VÌ tất cả đều ko phải gò bó và gượng ép gì cả. Miễn là giống như thời hippy trước đây. Quanh đi quẩn lại anh cũng lòi cái đuôi hippy to tướng ra hehehe...

      Delete
    8. Nhưng nếu anh có 100 vợ và 1 huyện con thì anh sẽ yêu chúng ntn? (ko phải chính phủ nuôi, vì em ko chấp nhận)

      Delete
  22. Và ngày mai đang bắt đầu từ hôm nay. Nó sẽ ntn từ những gia đình và con người ko phải của ngày mai, mà là kết quả từ sự nhầm lẫn nghiêm trọng của cuộc cm?

    ReplyDelete