Tuesday, March 27, 2018

Design philosophy (5)

"Design: When shape, color, sound... have a specific meaning and/or purpose that is not only emotional."
FLÚOR

Phiên bản "The Starry Night" của Vincent van Gogh

4 comments:

  1. Khi hội họa diễn đạt bằng ngôn ngữ của nghệ thuật tạo hình là màu sắc/bố cục trong không gian 2 chiều. Điêu khắc diễn đạt từ vật liệu/hình khối. Ca-múa-nhạc bằng âm điệu/tiết tấu... của những sắc âm được phối kết lại với động tác hình thể (mà ballet là đỉnh cao của những vũ điệu với hình tượng của nghệ thuật điêu khắc bằng cơ thể người). Và kiến trúc, nếu tất cả đều hài hòa như 1 bản giao hưởng của vật liệu - màu sắc v.v. làm thành 1 tác phẩm tạo hình trong không gian. Tất cả đều tạo nên âm thanh đặc thù và chỉ có thể cảm nhận được bằng cảm xúc mà thôi.
    Và đặc biệt hơn, tổng hòa lại tất cả để dựng nên bất kỳ một câu chuyện/thời kỳ hoặc về một nhân vật/vấn đề v.v. thì điện ảnh là tích hợp của tất cả những nghệ thuật ấy.
    Sức tưởng tượng/hiểu biết về mọi lĩnh vực của 1 đạo diễn phim ảnh là vô cùng lớn. Không ngạc nhiên tại sao từ lâu, Mỹ vẫn là "cường quốc điện ảnh" số 1 của thế giới, không có nước nào cạnh tranh nổi.

    Note: Khi nói về hội họa, tôi không nói đến những bức tranh (hình vẽ) do một họa sĩ thực hiện cho một câu chuyện dài bằng tranh. Khi ấy, bắt buộc, dù ít hay nhiều, tác giả cũng phải có những hiểu biết nhất định để thể hiện trong từng nét vẽ về các nhân vật trong bối cảnh của từng hình (như khi 1 đạo diễn cần những phác thảo để thực hiện những cảnh quay vậy).

    ReplyDelete
  2. Tại sao OSCAR là 1 giải xứng đáng nhất của Điện ảnh (Giải thưởng hàng năm của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh - Academy of Motion Picture Arts and Sciences, viết tắt là AMPA)? Vì chỉ có Mỹ mới đủ "tư cách" tổ chức trao giải cho các bộ phim của Mỹ và nước ngoài được đánh giá cao nhất về từng hạng mục riêng biệt bởi những chuyên gia uy tín nhất.
    Tuy nhiên, với OSCAR cũng như với giải Grammy hay NOBEL, thì tôi cũng chỉ là 1 kẻ ngưỡng mộ vì cho rằng, đó là giải của những người đủ tư cách thẩm định cao nhất/đỉnh nhất về lĩnh vực đó chứ không phải a dua "bầy đàn" theo số đông, vì vẫn biết rằng, giá trị thật sự của nghệ thuật hay khoa học sẽ được kiểm chứng bằng thời gian. Có thể hôm nay vô cùng huy hoàng/chói sáng, thậm chí tưởng chừng là chân lý "vĩnh cửu" cho mọi thời đại thì về sau chỉ còn một chút le lói hoặc thậm chí bị quên lãng/không được thừa nhận là có giá trị vì không còn giữ được chút gì thuộc về giá trị của hôm nay như những gì thật sự vượt thời gian/không gian và cùng tồn tại với những gía trị được coi là bất biến của vũ trụ.

    ReplyDelete
  3. Kiến trúc như những "bản nhạc không gian" vì chúng tạo nên cảm xúc/âm thanh từ cảm hứng của tác giả với đường nét/chi tiết, màu sắc và vật liệu, hình khối/bố cục trong toàn cảnh... như một thành phần hòa hợp trong bối cảnh tạo nên một cảnh quan ấn tượng với con người. Và như thế, tác phẩm nhỏ giống như những ca khúc, còn những tác phẩm đồ sộ như những bản giao hưởng, hay hoặc dở (yêu/ghét) là do cảm nhận chủ quan của mổi người mà ra.

    ReplyDelete
  4. Nghệ thuật, phải là vẻ đẹp khác biệt, vượt lên tất cả những gì đẹp nhất từng được biết đến!

    ReplyDelete