Wednesday, March 31, 2021

CHUYỆN PHÒ

 Mười lăm tuổi nó bỏ học theo người ta đi làm thuê ở một bar to nhất nhì Huyện để kiếm tiền phụ mẹ. Mười sáu tuổi nó bán trinh lần đầu tiên cho một lão đại gia do bà chủ quán cà phê môi giới. Nó cầm mười ba triệu đồng mà tủi phận nước mắt như mưa. 

Bà chủ bán cà phê bảo:

- Mày khóc làm đéo gì. Nếu mày yêu một thằng ất ơ nào đó thì cuối cùng cũng chỉ ngủ với nó là hết phim. Rồi thì nó bỏ mày đi với con khác thì đéo được tiền mà cũng vẫn đau. Đau mà được tiền còn hơn.

Bố nó là một thằng chồng khốn nạn và là một ông bố tồi. Nó đi làm phò cũng một phần do thằng bố nó.

Chả làm gì cho vợ con nhờ thì chớ suốt ngày rượu chè, cờ bạc rạc rài rồi về lôi mẹ con nó ra đánh.

Lúc đầu nó khiếp đảm những trận đòn của bố nó trút xuống đầu mẹ nó. Chị em nó gào thét rồi oằn lưng đỡ đòn cùng mẹ.

Bây giờ nó chẳng còn thấy đau tức lồng ngực, mặt nóng ran và cúi gầm xuống khi bố nó say chửi nó là con phò, con đĩ , nó quyết liệt xông vào lôi giật bố nó ra khi bố nó đánh mẹ nó can tội mẹ nó không biết dạy để nó đi làm đĩ.

Mười ba triệu đồng bán thân xác lần đầu của nó mất tăm ngay sau khi thằng bố nó say riệu ngã sấp mặt xuống cống nước phải đi bệnh viện cấp cứu.

Nó cầm tờ giấy tiền viện phí mà đau đớn nhớ lại cái lão già hơn cả tuổi bố nó. Lão to cao lực lưỡng như con gấu, cảm tưởng như lão thọc vào xé phanh nó làm đôi. Lão đè lên thốc xuống liên hồi làm nó chết đi sống lại. Lão cắn bóp nhào nặn rồi kéo ngược nó lên cao... mấy tiếng đồng hồ khủng khiếp ấy chỉ đủ cho một tờ hoá đơn thanh toán viện phí này thôi. 

Nó bước đi lảo đảo như không phải bước bằng đôi chân của nó. Bởi vì biết bao lâu hai chân nó cứ dạng rộng ra trên cái giường trong nhà nghỉ như hai chân gà bị bẻ quặt ngược lại,mãi mới khép được vào.

Nó càng ngày càng đẹp, càng đẹp càng lắm bà chủ mời gọi. Người ta tranh nhau để giành nó về. Giờ nó dạn dĩ trước người lạ. Nó không còn thấy ngại ngùng và lơ ngơ mặt cúi gằm nhìn đất như trước đây nữa.

Mỗi lần bố nó mở mồm định chửi nó liền bảo: Ông câm ngay đi, tôi làm phò đấy, phò thì đã làm sao? Nếu không có con phò non này hỏi xác ông còn không hay chó nó tha rồi.

Thằng bố nó giờ nhìn thấy người ngợm nó xăm ngang dọc toàn tranh ảnh mực tàu đâm ra cũng ngại. Thường thì người ta luôn cảm thấy có chút khác biệt giữa người hiền lành và người xăm trổ đầy mình.

Mẹ nó cũng bớt khổ hẳn khi nó làm phò được hai năm. Bao nhiêu tiền dọc ngang Hải Phòng - Hà Nội nó tích cóp đưa hết cho mẹ nó xây lại cái nhà và cho thằng em đi học.

Nó dám cầm hai chai bia Hà Nội phang thẳng vào đầu con mụ đánh ghen túm xé quần xé áo nó giữa đường. Lúc ban đầu bà ta chửi rủa nó cứ đứng yên chịu trận. Nguyên cái chai bia táng thẳng vào mặt vào đầu bà ta do bà ta cố tình định xé tan quần áo nó sau khi đã cho nó vài cái tát. Nó nghĩ đằng nào cũng tan người, tao sẽ khô máu với mày can tội có chồng không biết giữ để nó đem tiền đi bao gái lại còn đánh ghen.

Sau vụ đánh toác đầu vợ người ta, nó dằn mặt và cấm cửa thằng bồ. Nó cho người đe doạ nếu còn gây sự với nó nó san bằng tất cả vì đời nó chẳng có gì để mất.

Chị vợ kia hãi vãi linh hồn. Nó thì bỏ hẳn nghề bồ nhí mới làm được mấy tháng với một thằng khách đầu tiên để sang đầu quân cho một má mì khét tiếng ở cái miền Biển duyên hải này.

Nó đẹp, vẫn rất đẹp với đường nét tự nhiên, sự săn chắc tự nhiên, nước da vừa phải không trắng xanh xao yếu ớt. 

Có những lần nó đi khách tận xứ Thanh. Nó đẹp kiểu kín đáo lặng lẽ nên hay được đem làm quà biếu tặng. Ở xứ Thanh lần ấy nó mới biết thế nào là bữa thịt sống rửa bằng bia và rượu. 

Tiền nó càng nhiều lên sau những đêm thác loạn và man rợ với những ông già lắm của nhiều tiền. Rượu và và những sấp tiền làm nó quên đi hoặc cố chịu đựng cái cảm giác nhớp nháp già nua và những tấm thân phì nộn của những lão già rửng mỡ. 

Năm năm sau ngày nó đi bán trinh thì thằng bố đốn mạt của nó say rượu quá tông xe vào cột điện chết tốt. 

Mẹ nó nhẹ gánh vì trả xong món nợ đời. Nó vẫn làm phò và vẫn chẳng hề sợ hãi hoặc giật thót mình khi nghe một người nào đó vô tình nhắc đến hai chữ cave hoặc phò. 

Nó cứ nay đây mai đó, chẳng có bến bờ và cũng chẳng yêu ai, nó thấy tất cả những thằng đàn ông đều khốn nạn. Thế rồi một lần mẹ nó bị tông xe, người ta đưa mẹ nó vào bệnh viện và gọi cho vào số nó bằng điện thoại của mẹ nó bởi cuộc gọi gần nhất là bà gọi cho con gái. Nó tức tốc bắt xe khách Hà Nội – Hải Phòng để về nhà. Vừa vào tới bệnh viện, nó thấy một thanh niên còn trẻ lắm, dáng dấp giản dị dễ mến đang đẩy xe cho mẹ nó ra từ phòng cấp cứu. Cứ thế cứ thế, người thanh niên đưa mẹ nó đi cấp cứu chinh phục nó bằng cặp mắt biết nói, nụ cười tươi sáng của anh ta. Lâu lắm rồi nó mới lại ngồi ăn cơm hộp, uống chén canh suông cùng người đó ở hành lang bệnh viện. Hơn hai mươi năm sống trên đời, lần đầu tiên nó thấy thương và nhớ một người khác giới mà không phải là em trai nó....

-----------

Cre: Loan Ngẫn

Tuesday, March 30, 2021

Đọc & Notes: Hai Quê Hương (Nguyễn Xuân Thọ)

 Tản cư: Thời kỳ kháng chiến chống Pháp, ở những vùng Việt Minh kiểm soát, mỗi khi quân Pháp tấn công, dân chúng lại chạy giặc. Việt Minh quay lại phản công, Pháp rút, dân lại về. Nhiều đứa trẻ sinh trong những ngày tản cư vì thế ko có ngày sinh chính xác.

Từ „Villa bí ẩn“ đến „Tuần lễ Kosygin“

 (tiếp theo)

Vì không công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nên hai cơ quan ngoại giao của Anh và Pháp rất ẩn. Trước các tòa nhà không hề có bảng ghi là gì, không có cảnh sát bảo vệ. Quan hệ lễ tân cũng vậy. 

Ông John Colvin, tổng lãnh sự Anh ở Hà Nội 1966-1967, có kể trong tập hồi ký của mình[1] rằng trong các dịp đại lễ hay quốc khánh ông chỉ được mời ngồi cùng các phóng viên báo chí quốc tế. Vì không có quan hệ ngoại giao nên cũng không có trình quốc thư. Mỗi vị Tổng lãnh sự mới sang nhậm chức chỉ đến chào xã giao tòa thị chính thành phố Hà Nội và được các quan chức cấp thấp tiếp.

Cuộc đối thoại giữa ông Colvin với hai cán bộ trẻ Dung và Pham ở sở Ngoại vụ Hà Nội cho thấy quan hệ Anh-Việt ngày đó mạng nặng dấu ấn của cuộc chiến tranh vừa nóng vừa lạnh giữa hai khối Đông-Tây. Danh từ „Chủ nghĩa đế quốc“ được nhắc lại nhiều lần.

Các nhà ngoại giao Anh cũng không được phép đi lại ở Hà Nội bằng xe đạp, bởi lí do „an toàn“. Mỗi lần muốn đi Sài Gòn (qua đường Vientian hoặc Phnompenh)) để họp với Đại sứ, hoặc chữa bệnh chẳng hạn, họ phải xin visa xuất cảnh và không phải lần nào cũng suôn sẻ.

Ông Colvin kể về mối quan hệ phức tạp giữa các nhà ngoại giao và những người Việt làm việc cho họ. Tòa Tổng lãnh sự không được tự do tuyển chọn những người giúp việc, từ lái xe, nấu ăn đến phiên dịch... Những người này đều do „Cục phục vụ ngoại giao đoàn“ thuộc Bộ Ngoại giao giới thiệu sang và khách nước ngoài chỉ còn cách chấp nhận. Cũng vì vậy mà giữa hai bên, người giúp việc và nhân viên ngoại giao, luôn có những ngờ vực và cảnh giác với nhau. Tuy vậy các nhà ngoại giao Anh không hay thay đổi người làm việc, đơn giản vì những người này đã quen việc, hiểu rõ mối quan hệ giữa tòa Tổng lãnh sự với các đại diện nước ngoài và cơ quan hữu quan ở Hà Nội. 

Hơn thế nữa, giữa họ dần dần hình thành các quan hệ con người với nhau. Vì vậy những người Việt này đều làm việc qua nhiều nhiệm kỳ ở đó. 

Ông Colvin cũng kể về các nhân viên người Việt ở ngay trong Lãnh sự quán với lũ trẻ, trong căn nhà ngang phía sau. Điều này giải thích sự có mặt của mẹ con „Cô gái đổ rác“ trong tòa nhà Ăng-Lê 

Cũng chính vì trực tiếp liên lạc với chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa và tiếp xúc với các cơ quan ngoại giao XHCN tại đây mà tòa Tổng lãnh sự Anh có được rất nhiều thông tin về chính sách và tình hình của Bắc Việt Nam.

Ông Colvin tiếp xúc với nhiều vị đại sứ các nước XHCN có mặt tại Hà Nội. Đặc biệt là quan hệ thân tình của ông với đại sứ Liên Xô Illia. S. Sherbakov (nhiệm kỳ 1964-1974). Ông Sherbakov là một thiếu tướng tình báo lão luyện, có quan hệ tốt với các chính khách Việt Nam, kể cả phía cứng rắn cũng như phía ôn hòa. Ông Sherbakov thậm chí còn ngỏ lời mời ông Colvin đến chữa răng ở chỗ ông bác sỹ của đại sứ quán Liên Xô (một chi tiết thú vị đến phút chót vì ông bác sỹ Nga không biết chữa răng). 

Rồi ông phải nhổ răng trong một bênh viện Việt Nam mà không gây tê, bởi thuốc tê chỉ dành cho quân đội. Từ trải nghiệm đó ông Colvin tìm hiểu và mô tả những khó khăn kinh tế của miền Bắc rất chính xác. Chính xác đến từng xuất gạo cho nhân viên văn phòng (13,5 kg) cho công nhân (15-18kg), chính xác đến từng mét vải tem phiếu, đến thu hoạch gạo của từng vụ mùa.

Các cơ quan ngoại giao Anh tại Hà Nội và Sài Gòn đã cung cấp những thông tin về quân sự, kinh tế, chính trị ở Việt Nam, tạo cho London một bức tranh chính xác về cuộc chiến đang diễn ra ở đây. Đặc biệt quan trọng là những nhận xét của ông Colvin gửi từ Hà Nội về mâu thuẫn giữa phái chủ chiến thân Bắc Kinh và phái ôn hòa thân Kremlin.

Trong thời kỳ ông John Colvin ở Hà Nội 1966-1967 đã xảy ra một sự kiện mà lẽ ra có thể dẫn cuộc chiến tranh Việt Nam theo một ngả khác. Đó là „Tuần lễ Kosygin“ (Kosygin Week)[2] mà báo chí quốc tế từng nhắc đến.

Thủ tướng Anh nhiệm kỳ 1964-1970, Harold Wilson, một chính khách thuộc Công đảng Anh, muốn hóa giải mối thù địch Việt - Mỹ và kết thúc cuộc chiến bằng đàm phán. Từ năm 1966 ông đã bày tỏ ý đồ này với Tổng thống Mỹ J.B. Johnson. Nhưng quan hệ giữa Johnson và Wilson không nồng thắm, vì Wilson không đồng ý để quân đội Anh dính líu vào cuộc chiến ở Việt Nam (khác hẳn với Úc, New Zealand hay Nam Triều Tiên đã đưa quân sang đó). Thực chất là Wilson không ủng hộ chính sách leo thang chiến tranh của Johnson.[3]  

Một trong những điều cổ vũ Wilson làm việc này là các cuộc ngừng bắn „Tết“ đã được hai bên Việt Cộng và Sài Gòn thực hiện trong những năm qua. Tết Đinh Mùi đầu năm 1967, hai bên cũng thỏa thuận ngừng bắn trong bốn ngày, bắt đầu từ 08.02 (tức 30 Tết) đến hết ngày 12.02 (Mồng Ba tết). Wilson biết trước điều này nên ông dự định sẽ tận dụng không khí hòa hoãn ở chiến trường để thuyết phục thủ tướng Liên Xô  Kosygin ủng hộ sáng kiến của ông trong chuyến thăm London từ 06.02. đến 13.02. 1967. 

Do được Wilson thông báo trước về „Tuần lễ Kosygin“ nên tổng thống Johnson đã cử Chester Cooper, cố vấn anh ninh quốc gia sang London tham dự cuộc đàm phán Xô-Anh. 

Cả Cooper và đại sứ Mỹ tại Anh là David Bruce đều ủng hội sáng kiến ngoại giao của Wilson. Chính Cooper đã giúp Wilson đưa ra thỏa thuận:  Đầu tiên Mỹ sẽ nhân cuộc ngừng bắn này, tiếp tục dừng ném bom miền Bắc Việt Nam sau ngày 12.02 để đổi lại một thỏa thuận ngầm của Hà Nội là sẽ ngừng đưa quân thâm nhập miền Nam. Nếu điều đó xảy ra, Mỹ sẽ không tiếp tục đưa quân sang Việt Nam và cuộc chiến sẽ xuống thang.[4]

Trong phiên đàm phán đầu tiên khi mới đặt chân đến London, Thủ tướng Kosygin không tỏ ra mặn mà với sáng kiến của Anh về Việt Nam. Wilson không bỏ cuộc. Những ngày sau đó, bên cạnh các đàm phán về quan hệ song phương Xô-Anh, vấn đề Việt Nam luôn được đưa vào tâm điểm.

Đến ngày 10.02 thì Kosygin cảm thấy Wilson thật lòng. Hơn nữa vụ ngưng bắn êm đẹp Tết Đinh Mùi khiến ông và điện Kremlin yên tâm. Kosygin đồng ý thúc đẩy Hà Nội chấp nhận thương thuyết chấm dứt chiến tranh Việt Nam. Ngay lập tức, Kosygin ra lệnh cho các kênh ngoại giao Xô Viết chuyển đề nghị ngừng bắn, gọi là „Thỏa thuận Wilson-Kosygin“ cho Hà Nội. Ngày nay các nguồn tin độc lập của Mỹ xác nhận rằng điều đó đã xảy ra.

Cả Anh và Mỹ đều ngạc nhiên thú vị về thái độ của Kosygin. Đây là lần đầu tiên LIên Xô đảm nhận vai trò tích cực trong việc chấm dứt cuộc chiến này. Đại sứ Mỹ Bruce ca ngợi: Đây sẽ là thắng lợi ngoại giao lớn nhất thế kỷ.

Nhưng không ngờ hai hôm sau chính Nhà Trắng lại gây trở ngại. Tổng thống Johnson cho rằng leo thang ném bom phá hủy các đường mòn sẽ buộc Bắc Việt ngừng đưa quân vào Nam. Ngừng không kích vào lúc này sẽ bất lợi cho phía Mỹ. 

10 giờ đêm ngày 12.02.1967, một ngày trước khi Kosygin rời London, cũng là ngày hết hạn ngừng bắn ở Việt Nam, Johnson gửi điện cho Wilson[5] yêu cầu sửa đổi nội dung thỏa thuận trên thành: Hà Nội phải ngừng thâm nhập vào miền Nam trước, nếu không Mỹ lại tiếp tục ném bom!

Kể cả trong thời đại internet như ngày nay, một quyết định ngoại giao như vậy là quá ngắn ngủi để các bên liên quan ở 4 múi giờ khác nhau có thể phản ứng kịp, chưa kể gì đến các bất đồng.

Cả Cooper và đại sứ Bruce được miêu tả là rất thất vọng, còn Wilson thì vô cùng tức giận với thái độ của Washington.

Có ý kiến cho rằng, thất bại của „Tuần Kosygin“ khiến cuộc chiến Việt Nam tốn thêm rất nhiều máu. Đặc biệt là cuộc tấn công tết Mậu Thân 1968 đã gây tốn thất nặng nề về người và của cho cả hai bên. Phải chăng tổn thất này đã buộc cả hai bên tiến hành hòa đàm Paris vào tháng 5.1968? 

Hay „Tuần Kosygin“ đã đặt những viên gạch đầu tiên cho con đường tới hiệp định Paris?

Là thanh niên mới lớn lên vào năm 1967, nhưng tôi đã biết rõ quyết tâm của Hà Nội nhằm giải quyết cuộc chiến bằng vũ trang. 

Lịch sử đã đi con đường của nó.

Giờ đây, khi đi tìm dấu vết của của người con gái hàng xóm hay gặp khi đổ rác, tôi hiểu rõ hơn vai trò và nỗ lực của nước Anh trong việc chấm dứt chiến tranh Việt Nam.

Tân Quy tháng 3.2021

Tòa Đại sứ Anh ở 16 Lý Thường Kiệt, ảnh do René Guérineau, một nhà ngoại giao Pháp chụp năm 1988.

Bài trước: https://www.facebook.com/tho.nguyen.9231/posts/5577933245558036

Bài trên BBC: https://www.facebook.com/BBCnewsVietnamese/posts/4393101724035869

----

[1]John Colvin, “Twice Around the World: Some Memoirs of Diplomatic Life in North Vietnam and Outer Mongolia” London: Leo Cooper, 1991.(Hai lần vòng quanh thế giới: Một số kỷ niệm về cuộc sống ngoại giao ở Bắc Việt Nam và Ngoại Mông)

[2] https://academic.oup.com/.../article.../27/1/113/365033...

[3] https://www.manchesteropenhive.com/.../9781526137203... 

[4] https://www.nytimes.com/.../wilson-says-us-undercut-67...

[5] https://history.state.gov/historicaldo.../frus1964-68v05/d70

Monday, March 29, 2021

Từ „Cô gái đổ rác“ đến những tòa villa bí hiểm

 Tôi mất nhiều công để đọc, tìm tài liệu cho bài này. Lý do chỉ để làm sáng tỏ thêm một số góc khuất của cuộc chiến tranh Đông Dương II. Nếu đọc kỹ cuốn sách của John Colvin sẽ thấy quan hệ của tác giả với đại sứ Liên Xô Sherbakov và cả với Wilson (sách kindle mua ở Amazon). Thời kỳ 1966-1967 cũng chính là lúc vụ án „chống xét lại“ ở Việt Nam nổ ra.

Xung quanh vai trò của Sherbakov ở VN lan truyền khá nhiều đồn đại. Nhưng không có tài liệu chính thống nào của đảng CSVN và đảng CS Liên Xô nói về nó. Hy vọng tới đây các tư liệu liên quan của đảng CS LX sẽ được chính quyền Nga công bố.

Các nhà nghiên cứu sử, hoặc liên đến vụ „Nghị quyết 9“ (Vũ Thư Hiên) có thể nhìn thấy qua tài liệu của Vương quốc Anh những đường dây song song với tình hình ở Việt nam lúc bấy giờ. Tức là mâu thuẫn giữa khuynh hướng muốn dùng vũ lực khuynh hướng muốn giải quyết vấn đề thống nhất bằng hòa bình.

Chỉ có điều người phương Tây vẫn hay đánh giá mọi việc theo logic của họ. Vì thế họ tiếc hùi hụi một tuần đàm phán với Kosygin, coi con cá bị mất là con cá xộp.

(Nguyễn Xuân Thọ)

Hồi ức „Hai Quê Hương“ có kể về một cô gái hàng xóm ở Hà Nội. Đó là „bi kịch“ của một kẻ chỉ vì quan tâm đến „cô bạn đổ rác“ mà rồi dính đến nền chính trị Anh-Việt.

Từ 1957, gia đình tôi ở ngay trong Việt Nam Thông tấn xã, số 5 phố Lý Thường Kiệt, cửa sau là 3 Phan Huy Chú. Do vậy tôi hay la cà ra vào các nhà hàng xóm ở phố Phan Huy Chú. Riêng hai villa số 9 và số 11 thì luôn kín cửa cao tường, là một ẩn số cho dân chúng. 

Trích „Hai Quê Hương“, kể về lúc tôi mười tuổi:

„Nhà số 9 và 11 Phan Huy Chú là hai tòa biệt thự kín cổng cao tường. Tôi hay thấy một ông Tây ra vào đó trên chiếc xe Ford. Ba tôi bảo đó là một kiều dân Anh, hưởng quy chế đặc biệt, chứ Việt Nam không có quan hệ gì với Anh. Cán bộ Việt Nam muốn sang Hong Kong để lo các vấn đề liên quan đến ngoại tệ mạnh và hàng hóa tư bản phải đến ông xin visa…

…Từ trong nhà số 9 bí hiểm đó thỉnh thoảng có mấy đứa trẻ cùng tuổi ra phố chơi. Đó là con cái của một gia đình người Việt giúp việc cho ông người  Anh. Có lúc tôi đi một mình bị chúng xúm lại bắt nạt. 

Rồi có lần tôi gặp một con bé gầy gò trong đám đó đang chơi một mình trước cửa nhà. Một chọi một tất nhiên con gái sẽ yếu thế, thế là nó rủ tôi chơi “Ô ăn quan”.  Tôi bảo: 

-Đó là trò con gái, tớ không thích. Mà sao hôm nọ đằng ấy gấu thế! 

Con bé cười bẽn lẽn làm lành. Tôi mở cặp khoe quyển tranh chuyện Liên Xô mà cô Thanh Thanh mang ở Nga về. Con bé thích lắm. Nó bảo:

-Trong nhà tớ có nhiều chuyện tranh của Ăng-lê, cũng hay lắm. Hôm nào tớ cho xem.

Nói thế nhưng chưa bao giờ tôi được nó cho xem tranh chuyện Ăng-Lê. Tôi tò mò nhưng chẳng bao giờ được nó cho vào chơi trong cái sân rợp bóng cây, suốt ngày cửa đóng then cài đó.“ 

(Hết trích)

Ảnh tòa Tổng lãnh sự Anh trong sách của ông John Colvin 

Mười năm sau - Năm 1971 tôi học nghề ở Đức về thì gia đình tôi không còn ở số 3 Phan Huy Chú nữa. Ba má tôi dọn sang nhà 14 Lý Thường Kiệt từ 1969 và như có duyên số, lại ngay bên cạnh tòa Tổng Lãnh sự Anh ở số nhà 16.

Trích „Hai Quê Hương"

…“ Năm 1963 lãnh sự Anh chuyển nhà riêng từ 9 Phan Huy Chú sang 15 Phan Chu Trinh, còn Lãnh sự quán chuyển từ số 11 Phan Huy Chú sang 16 Lý Thường Kiệt. Năm 1973 Anh đã thiết lập quan hệ ngoại giao và cử đại sứ sang Việt Nam. Đại sứ quán Anh với thâm niên lâu đời ở Hà Nội[1] trở thành tâm điểm của giới ngoại giao phương Tây… 

….Một hôm đi đổ rác, tôi nhận ra cô gái gầy gò ngày xưa ở số 9 Phan Huy Chú năm nào cũng mang rác từ trong Đại sứ quán ra đổ. Cô vẫn còn nợ tôi mấy quyển chuyện tranh của Anh. Giờ mới biết tên cô là Hương. Hương nay đã là một cô gái xinh đẹp, trưởng thành. Chúng tôi thấy thích nói chuyện với nhau. Vậy là chiều chiều, nghe tiếng gõ leng keng của xe rác là tôi giành lấy cái sọt rác mang đi đổ để gặp Hương.  Đó là cơ hội duy nhất để gặp nhau, vì sứ quán được canh gác cẩn mật đối với người Việt...

...Một hôm, anh Thấu trong xóm nói với má con tôi: Chú Thọ với cô Hương dạo này kết nhau nhỉ?

Má bĩu môi phán một câu xanh rờn: Úi trời, cái „mối tình đổ rác“ ấy mà, có gì đâu anh Thấu! 

Thì ra Má biết hết và bà không ủng hộ vụ đó. Vì chính quyền luôn phổ biến cho dân chúng ở đây: “Sứ quán Anh là khu vực cần phải cảnh giác” nên có thể má không thích bất cứ gì dính đến “Yếu tố phương tây”. Tôi phải nói cho má yên tâm rằng chúng tôi chỉ là bạn.

(Hết trích)

Để tìm hiểu tại sao gia đình „Cô gái đổ rác“ sống trong ngôi nhà Ăng-Lê, tôi đã lần mò tìm tài liệu về quan hệ Anh-Việt từ 1955.

Điều đầu tiên tôi khám phá ra là những ông Tây ở trong hai tòa nhà bí hiểm số 9 và 11 Phan Huy Chú không chỉ là kiều dân Anh đặc biệt được ủy quyền lo về các mối quan hệ Việt Nam-Hong Kong như Ba tôi nói. Họ là đại diện chính thức của Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len tại Hà Nội.

Sau 1955, Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa chỉ được 11 nước XHCN và một vài nước thế giới thứ 3 như Ấn Độ, AI Cập, Indonexia (Nam-Dương)…công nhận. Toàn bộ phương Tây và phần lớn các nước thế giới thứ ba công nhận chính quyền Việt Nam Cộng Hòa. Đa số Đại sứ quán các nước đặt tại Sài Gòn. Vai trò Việt Nam tại LHQ và các tổ chức quốc tế khác cũng do miền Nam đảm nhiệm.

Ví dụ: Trong khi Canada có tòa đại sứ tại Sài Gòn thì họ chỉ có một phái bộ trong „Ủy ban giám sát hiệp định Geneve“ ở Hà Nội. Phái đoàn Canada đóng ở số 2 Phạm Sứ Mạnh hoàn toàn không có vai trò ngoại giao và trách nhiệm lãnh sự. 

Pháp và Anh là hai nước phương Tây duy nhất có đại diện ngoại giao tại Hà Nội, nhưng chỉ ở cấp thấp, còn Đại sứ đều ở Sài Gòn.

Phái đoàn Pháp đóng tại tòa nhà Sainteny ở ngã tư Bà Triệu - Trần Hưng Đạo là cơ quan đại diện cho ông chủ thuộc địa bị thất thế, nay phải xử lý rất nhiều quan hệ nhằng nhịt do 80 năm để lại. Từ lương hưu của công chức cũ, đến số phận của các tù, hàng binh còn lại ở miền Bắc. Nhiều kiều dân Pháp cũng ở lại do hôn nhân với người Việt… 

Tên chính thức của cơ quan này là „Phái đoàn đại diện của chính phủ CH Pháp“ (Délégation générale du gouvernement de la République Française)[2]

Sau khi bom Mỹ ném vào nhà Sainteny tháng 11.1972, giết chết ông Pierre Sussini, Tổng đại diện Pháp (Délégué général) thì nhiều người Việt mới biết đến vai trò của tòa nhà này. Trước đó người ta chỉ thấy một khu nhà im lìm sau các bức tường gạch trắng với cái biển “Bất động sản của chính phủ Pháp” (Propriétaire du gouvernement français).

Nước Anh hầu như không dính líu đến cuộc chiến tranh Việt Nam, lại không công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa. Vậy mà họ vẫn có Tổng lãnh sự quán đóng tại số 11 Phan Huy Chú. Nhà số 9 là nhà riêng của Tổng lãnh sự.  Đây là quốc gia Tây phương duy nhất có tòa Tổng lãnh sự tại Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa từ 1955. 

Nước Anh có "Đặc quyền“ này vì cùng với Liên Xô giữ vai trò đồng chủ tịch Hội nghị Genève 1954 về Đông Dương. Do đó Tổng lãnh sự quán Anh tại Hà Nội ngoài một vài công việc lãnh sự như thỉnh thoảng cấp visa cho người Việt đi Hong Kong hoặc sang Anh thì nhiệm vụ chính là phối hợp với các nước hữu quan (Liên Xô, Canada, Ấn Độ và Ba-Lan)[3] trong việc giám sát thi hành hiệp định Genève. Cấp trên trực tiếp của nó là tòa đại sứ trong Sài-Gòn.

Khám phá này đưa tôi đến những bất ngờ mới.

Tân Quy cuối tháng Ba 2021

 (Còn tiếp)

[1] Chỉ Anh và Pháp có đại diện ở Hà Nội từ 1955. Thụy Điển đặt tòa đại sứ năm 1969. Sau Hiệp định Paris 1973 các nước phương Tây khác mới có ĐSQ ở Hà Nội.

[2] https://vn.ambafrance.org/Lich-su-tru-so-%C4%90ai-su-quan...

[3] Ủy ban quốc tế giám sát thi hành hiệp định Geneve 1954 bao gồm: Canada đại diện cho phương Tây, Ấn Độ đại diện cho các nước không liên kết và Ba-Lan đại diện các nước XHCN.

Sunday, March 28, 2021

Nhiều thế hệ bao cấp nối tiếp nhau, và tiếp theo là những thế hệ gì?

 AI NUÔI CON CỦA NGƯỜI ẤY!

"Về mặt khoa học thì cháu là gì? Là con của con mình. Mà ai chả biết mình đã khổ cả đời vì con từ lúc sinh nó ra cho tới khi đưa đón nó đi học mẫu giáo, đóng tiền cho nó học đại học, bỏ tiền ra làm đám cưới cho nó, trang bị cần câu cho nó, giảng giải khi hai vợ chồng nó cãi nhau... rồi bây giờ mang con nó ra khoe. Ừ thôi thì khoe cũng được, dù đa số cháu không phải người mẫu, chả phải hoa hậu, càng chẳng phải thần đồng, nghĩa là nhan sắc, trí tuệ và mọi thứ cũng vừa phải giống như con người ta chứ đâu xuất sắc gì. Hãy cứ yên tâm là cháu mình cũng như triệu triệu đứa cháu khác mà thôi.

Nhưng khoe là một chuyện. Ôm chặt lấy lại là chuyện khác. Lê Hoàng cho rằng mọi người về già không nên ru rú ở nhà để thay tã và ôm chân những đứa trẻ con.

Vừa rồi có hai vợ chồng người bạn vào Sài Gòn thăm tôi sau mười mấy năm xa cách. Nghe có vẻ hoành tráng lắm vì đi có cả nhà theo. Lê Hoàng vội vàng tưởng tượng ra chân dung hai ông bà thành đạt, lịch lãm, ung dung tới các tụ điểm sang trọng, thưởng thức những buổi gặp gỡ thâm trầm. Họ xứng đáng như thế sau mấy chục năm làm việc.

Nhưng ôi thôi! Khi gặp thì cảm xúc tan tành. Hai vợ chồng có đứa cháu một tuổi mang theo cùng con gái. Thế là suốt ngày túi bụi tã lót, chai sữa, hò hét quát tháo lúc nào cũng như cái chợ. Bạn bè đến chơi chẳng có lấy một phút không khí thanh bình. Đúng nghĩa của câu "già mà chưa thoát nợ".

Vào cái tuổi 60, chả hiểu ma xui quỷ khiến, không gặp nhau thì thôi, hễ gặp là mọi người lại khoe có cháu nội, cháu ngoại và hỏi nhau xem có cháu hay chưa. Cứ như không có là cuộc đời hỏng bét. Điều ấy khiến Lê Hoàng tức điên cả ruột.

Việc chăm sóc một đứa bé luôn luôn vất vả. Việc chăm sóc một đứa bé khi tuổi mình đã cao còn vất vả gấp ngàn lần, đặc biệt là phần lớn gia đình vẫn trong hoàn cảnh nhà cửa chật chội, đồ đạc lung tung, phòng ốc bất tiện. Có thể khẳng định chắc chắn, thả một đứa trẻ một hai tuổi vào một không gian nhỏ bé sẽ khiến không gian đó đảo lộn hoàn toàn, sôi lên sùng sục, khiến cho tuổi già khó có lấy một phút ngả lưng.

Có thể đọc tới đây nhiều người sẽ nổi giận, tuyên bố Lê Hoàng là kẻ ích kỷ, xấu xa, không có truyền thống Á Đông và không có cả trăm ngàn thứ khác. Ai muốn nói gì thì nói, tôi thề không thay đổi, tôi theo một phương châm dứt khoát: “Tôi nuôi con. Và con tôi nuôi con của nó!”

Tôi xấu xa thì chắc chắn rồi, nhưng suy cho cùng thì xưa nay tôi vẫn xấu, xấu thêm một chút cũng chả sao. Nhưng tôi cảm thấy rõ ràng hiện nay có một lớp người trẻ xấu một cách tinh vi: Đó là muốn lợi dụng cha mẹ trong vấn đề chăm sóc con cái của mình. Nghĩa là ngay từ khi lên kế hoạch sinh con, chăm sóc và nuôi dưỡng, họ đã đưa ông bà vào danh sách, coi như một sự đương nhiên.

Phương châm của Lê Hoàng là: “Tôi nuôi con. Và con tôi nuôi con của nó!”

Công nhận rằng cũng có rất nhiều gia đình, ông bà (đặc biệt là bà) không có việc làm, phải sống bám vào con cái và tự nhiên xem việc giữ cháu là một cách trả công. Mệt cũng không dám kêu. Những hoàn cảnh ấy vô phương cứu chữa. Nhưng cũng có rất nhiều ông bà có nhà cửa, có thu nhập hẳn hoi, thậm chí còn đưa tiền thêm cho vợ chồng chúng nó, thế mà vẫn "nai lưng" ra giữ cháu do bị chúng nó "bỏ bom". Không dám kêu, không dám phản kháng vì đã trót "khoe" và trót "tự hào", suy cho đến cùng, hiện tượng giữ cháu, lấy cháu làm niềm vui là gì?

Theo Lê Hoàng là do không có một đời sống lành mạnh. Với sự phát triển của khoa học hiện đại, 60 chưa hề là già. Nhiều quốc gia đã kéo dài tuổi về hưu lên 65 hoặc 67 tuổi. Tuổi 60 thậm chí còn là tuổi chín muồi của các trải nghiệm, khám phá. Lúc này ta mới có bề dày để xem phim, đọc sách, suy nghĩ, khảo luận. Lúc này việc khám phá và tìm hiểu thế giới mới trọn vẹn và đầy đủ. Ta sẽ phát hiện ra rất nhiều thứ cảm xúc muốn có hóa ra chả tốn kém gì ngoài thời gian và kinh nghiệm.

Vậy mà đúng lúc tươi đẹp ấy, thăng hoa ấy và thảnh thơi ấy, ta bị một đứa cháu rơi tõm vào nhà. Ta cong đuôi chạy theo nó, cho nó ăn, làm ngựa cho nó cưỡi và làm cái bia cho bố mẹ nó trách móc, thế có cơ cực hay không?

Nói thì bảo tàn nhẫn, chứ tôi đã quan sát phần lớn những ông bà cứ bám riết lấy cháu vì nếu không bám họ chẳng biết làm gì? Vì họ không tìm những mục đích tinh thần khác ngay cả khi họ có tiền và có sức khỏe. Nhiều bạn bè ngán ngẩm nói với Lê Hoàng là những buổi họp lớp cũ mấy chục năm bây giờ đôi khi biến thành ngày hội khoe cháu. Ai cũng đưa hình chúng nó ra, chả ai đưa mình vừa đi đâu, mình vừa làm gì và mình vừa hoàn thành công trình chi. Chán mớ đời!

Theo tên ích kỷ và xấu xa Lê Hoàng, xã hội chỉ phát triển khi mỗi thế hệ làm trọn trách nhiệm và nghĩa vụ của mình, không có kiểu "dắt dây" nương tựa mãi vào nhau. Thật chán làm sao khi chứng kiến những chuyến tàu du lịch cập cảng Việt Nam, các ông bà già ngoại quốc nắm tay nhau đi xuống, tung tăng tham quan chơi bời vui vẻ, còn các ông bà nhà mình thì đang ru rú ở nhà thay tã và ôm chân những đứa trẻ con..."

Đạo diễn LÊ HOÀNG

Lớn lên làm gì

 Cả nhà, họ hàng, bạn bè tổ chức thôi nôi cho thằng bé. Ông bố bà mẹ rất tự hào. Theo lời khuyên của ông bà nội ngoại, bố mẹ quyết định thử xem cậu bé lớn lên sẽ theo nghề gì.

Một tờ 500 ngàn, một lon bia 333, và một tấm thẻ đảng viên - của ông bố - được đặt trước mặt cậu bé. Mọi người tụ tập nghe ông bố giải thích:

- nếu nó bốc tờ 500, chắc chắn làm ngân hàng như nhà nội,

- nếu cầm lon bia, sẽ theo nghiệp nhà hàng bên ngoại,

- nếu cầm thẻ đảng, sẽ trở thành đảng viên như bố.

Mọi người im lặng, hồi hộp, chăm chú xem khi cậu bé được bế đến trước bàn. Cậu nhìn sang trái, rồi sang phải. Sau đó rất dứt khoát cậu thò tay trái cầm tờ 500 ngàn, tay phải bốc chai bia, rồi lại tay trái cầm tấm thẻ đảng.

Ngỡ ngàng, ai nấy nhìn nhau, ông tổ trường dân phố thốt lên:

- hoá ra nó muốn làm bí thư!

Đoàn Hồng Nghĩa (ELTE.vidi90)

Saturday, March 27, 2021

Sự kì diệu từ ngón chân cái, những kiến thức rất bổ ích cho tất cả mọi người

 Phải nói rằng, mười đầu ngón taγ và ngón chân là nơi Ьắt đầu và kết thúc của thậρ nhị chính kinh trên cơ thể của chúng ta, sự kì diệu của nó thì không ρhải bàn cãi. Nhưng hôm naγ, mình sẽ không nói cả 10 ngón mà chỉ nói về duγ nhất 1 ngón – NGÓN CHÂN CÁI , nói về sự diệu kì của nó trong quá trình mình áρ dụng để chữa Ьệпh, đến mình còn ngỡ ngàng về hiệu quả của nó. Bạn có biết rằng, ngón chân cái của chúng ta có thể chữa được những Ьệпh sau:

– THỨ NHẤT: Hai chân thường xuγên mỏi, chân không giơ lên được, đi lại khó khăn. Lúc nàγ sẽ có thêm một triệu chứng đi kèm nữa là cảm nuốt khó khăn. Nguγên nhân của nó là do thận γếu. Lúc nàγ, bạn hãγ gậρ đốt đầu tiên của ngón chân cái xuống, dùng ngón taγ cái vuốt từ lằn chỉ ngón chân cái vào trong (H1A), ngàγ làm 3 lần, mỗi lần 2-3 ρhút cho cả hai chân, vuốt một thời gian các triệu chứng trên sẽ hết dần.

– THỨ HAI: Nếu bạn có hiện tượng đờm dãi nhiều (do cảm cúm hoặc do nguγên nhân khác), nhất là người già, hãγ dùng taγ chà mạnh vào vùng mặt dưới của cổ ngón chân cái (H1C), một thời gian sẽ hết đờm. Phải nói là ρhương ρháρ nàγ cực cực kì hiệu quả luôn nếu bạn có điếu ngải của Đông γ thì dùng điếu ngải hơ vào vùng nàγ thì hiệu quả còn nhanh hơn nhiều nữa.

– THỨ BA : Bạn bị đau đầu gối và khô khớρ gối, lúc nào hoạt động khớρ cũng kêu “lục cục”, lúc nàγ hãγ dùng taγ kéo mạnh ngón chân cái ra. Sau đấγ, vừa kéo nhẹ nhàng vừa xoaγ ngón chân cái để tạo ᴅịcҺ nhờn cho khớρ gối và không bị khô khớρ nhé. Áρ dụng cách nàγ đảm bảo chả cần Glucosamine làm gì, một thời gian là hết đau khớρ, thận lại khỏe lên nữa chứ. Ngoài ra quaγ thế nàγ còn xử lý được cả chứng haγ quên cực kì hiệu quả nữa nhé (có thể kết hợρ bấm thêm huγệt Ẩn Bạch để điều trị chứng haγ quên).

– THỨ TƯ: Mọi người lưu ý, nếu bấm vào mặt dưới ngón chân cái thấγ đau thì bạn đang bị đau đầu gối, bấm vào trung điểm đường lằn chỉ ngón chân cái thấγ đau là bạn đang bị đau vùng khoeo chân. Lúc nàγ bấm các điểm trên một thời gian là sẽ hết.

– THỨ NĂM : Bạn bị huγết áρ cao, hãγ vuốt kẽ ngón chân cái và trỏ, từ ngoài vào trong, sẽ có 1 điểm đau xuất hiện (H1B), thông thường vị trí gần huγệt Thái Xung. Lúc nàγ hãγ bấm vào điểm ấγ để điều trị chứng nàγ.

– THỨ SÁU: Đổi với những người bị di chứng sau tai biến liệt nửa người, thì ρhải nói muốn vận động gì thì vận động, nếu biết cách kéo ngón chân cái mỗi ngàγ thì sẽ tiến triển rất nhanh trong quá trình điều trị, các bạn cứ thử và xem hiệu quả.

Tạm thời thế đã, ngón chân cái còn có thể trị một số Ьệпh nữa nhưng cần ρhối thêm 1 số huγệt khác nên trong ρhạm vi bài viết nàγ mình sẽ không nói ở đâγ. Hi vọng bài viết sẽ hữu ích với tất cả mọi người. Chúc tất cả mọi người luôn vui vẻ và khỏe mạnh , Hạnh ρhúc.

Đào Thuyên st

Friday, March 26, 2021

Nghe bài hát Hung...

 (Cảm tác sau khi nghe bài hát Homok A Szélben của ban nhạc Kórál).


ĐỪNG YÊU TÔI NHÉ!

Tôi là hạt cát 

Giữa sa mạc người

Đêm ngóng sương rơi

Ngày phơi nắng lửa

Còn gì đâu nữa 

Mà em yêu tôi

Em bắt tôi hứa

Bao điều xa xôi

Những điều không thể

Làm được em ơi(*).

Tôi là hạt cát

Lốc cuốn lên trời

Ném rơi xuống biển

Tưởng rằng vĩnh viễn

Chìm đáy đại dương

Sao em vẫn thương

Sao em vẫn nhớ

Dành từng hơi thở

Nguyện cầu cho tôi.

Tôi là hạt cát

Phiêu dạt khắp nơi 

Gió cuồng bạo nổi

Đẩy tôi di dời.

Tôi không nhà cửa

Tôi không quê hương

Tôi là hạt cát

Lăn lóc ngoài đường.

Xin em đừng thương

Đừng yêu tôi nhé

Tình em đẹp thế

Nụ hồng thắm tươi...

Ước gì tôi được làm người

Yêu em cùng với đất trời tự do.


Phạm Trung Dũng (DEBRECEN)

———

(*) 4 câu cuối của khổ 1 dựa theo ý câu “Ne kérd, hogy igérjem meg azt, amit nem tudok - Đừng bắt anh hứa điều anh không làm được” trong bài hát Homok a szélben.

Thursday, March 25, 2021

Bàn về Tâm hồn và Linh hồn,

 Chúng ta thường nói về Tâm Linh hàm hai nghĩa: 

      1. Sức mạnh tinh thần siêu nhiên như thần thánh, ma quỷ, Thượng đế. 

      2. Yếu tố ý thức  khác với thể xác của con người. 

    Bên cạnh việc nhập nhèm một cách có chủ ý hai nghĩa này để tránh bị quy chụp mê tín dị đoan, đa số chúng ta hay lẫn lộn do không nhận thức được ý nghĩa sâu xa của từ này, hoặc do không dũng cảm đối diện  với bản chất để suy nghĩ sâu xa lâu ngày thành thói quen lớt phớt. Cuối cùng thì không nắm được bản chất vấn đề.  Tranh luận liên miên cũng như kiến bò miệng chén, không bổ ích vì không biết bám víu vào đâu.

    Thực ra có rất nhiều từ có nội dung na ná: tâm hồn, linh hồn, tinh thần, lý trí, tâm trí, ý chí, thần, ý thức. Chưa kể các thuật ngữ của Phật giáo, tâm lý học lại còn hàng chục từ khác. Chúng ta thuộc lòng, thuyết giáo với nhau như bọn vẹt, không cảm xúc được sự khác biệt. Khi dịch thuật cũng thế. Mặc dù tiếng Anh, Pháp các từ có nội hàm rất khác biệt, dịch sang tiếng Việt, mỗi lúc một phách. Mấy ông nghe lại lại tán tiếp theo ý mình. Bản thân tôi đọc văn bản dịch tiếng Việt đều rất nghi ngờ, lâu ngày mất lòng tin vào văn bản, cái gì cũng phải thẩm tra tra cứu rất mất thời gian. 

     Ở đây ta bàn về 2 từ soul và spirit. Tôi đề nghị thống nhất là tâm hồn (soul) và (linh hồn).  Hai chữ gộp lại thành "tâm linh". Vậy thì khác biệt thế nào. Chưa nói về sức mạnh siêu nhiên là cái còn tranh cãi, riêng con người bên cạnh thể xác đã có 2 yếu tố phân biệt soul và spirit. Vì đây là hai thuật ngữ cơ bản của Thiên Chúa giáo nên chúng ta sẽ dựa vào văn bản là Kinh Thánh làm căn cứ để bàn.

      Khi Chúa tạo ra Adam, là con người bằng vật chất và thổi linh khí vào ông, Adam mới có soul chứ chưa có spirit. Có soul con người mới biết cảm giác, tình cảm: nóng lạnh, mặn ngọt, chua cay, no đói. Vì thế soul chính là tâm hồn. Spirit đã có thêm phần nào giống lý trí, nhưng chưa hẳn là lý trí, bởi vì mới có những thứ như niềm tin, dũng cảm, quyết tâm. Quan niệm của Thiên Chúa giáo, chính là phần kết nối với Chúa mới là spirit. Tức là súc vật, người hạ đẳng, thậm chí không có đức tin, không phải con chiên, không có spirit. Vì vậy spirit là linh hồn. Chữ "linh" trong Hán Việt là "linh thiêng" thể hiện ý liên quan tới Thượng đế. Nếu chúng ta vượt qua định kiến tôn giáo, chúng ta có thể hiểu "linh hồn" theo nghĩa rộng là Chân Ngã có kết nối với Hồng Phạm. 

       Như thế "tâm linh" theo nghĩa này bao gồm các hiện tượng "tâm hồn" và "linh hồn".  Để rõ thêm cần giải thích thêm một chút

      Trong Kinh Thánh có câu câu ca "And Mary said: My soul glorifies the Lord and my spirit rejoices in God my Savior.” 

   Tạm dịch

 " Đức mẹ nói: tâm hồn ta vinh danh Chúa, linh hồn ta hoan hỉ với Đấng cứu thế"

      Thế là thế nào? Đáng lẽ việc vinh danh thiên về lý trí hơn. hoan hỳ thiên về cảm xúc hơn. Ý nghĩa của nó là: Những gì ta làm, ta cảm nhận được đều nhờ Tạo hóa, và chứng tỏ sự toàn năng hoàn hảo của Ngài. Nhưng chỉ khi chúng ta thoát khỏi cảm giác, bản năng để nghĩ về Chúa, có đức tin, khi đó hoan hỉ mới là thực sự. 

      Cách biểu thị này đã mang tính đối ngẫu giữa cảm giác-niềm tin, hay tâm hồn-linh hồn. 

       Cần nói thêm, chúng ta hay đối lập tâm hồn và lý trí. Thực ra linh hồn không nhất thiết phải có lý trí. Các con chiên không nhất thiết của Thiên chúa giáo, có thể không cần học hành, lý thuyết gì, chỉ cần tin thôi và hoàn toàn có thể hoan hì, sống hạnh phúc và lên Thiên Đàng hay nhập cõi Niết bàn.

      Chúng ta sẽ bàn về sự khác biệt của linh hồn- lý trí- tâm trí - tinh thần và cảm giác-cảm xúc- ấn tượng-nhận thức trong dịp khác.

Nguyễn Ái Việt (DEBRECEN.vidi72)

Wednesday, March 24, 2021

Năng lượng dục trong mối quan hệ âm dương ngũ hành

 Đầu tiên tôi phải nói ngay là cái năng lượng làm chúng ta điên lên trong sex và làm chúng ta thức tỉnh tâm linh đều là cùng một nguồn, nó chỉ ở các tần số, các dạng tồn tại khác nhau mà thôi. Bạn sử dụng vào đâu thì nó cho kết quả tương ứng. Do đó rất quan trọng trong việc cần có một cái nhìn tổng thể về quy trình chuyển hóa năng lượng để có định hướng tu tập đúng đắn.

Hôm nay tôi sẽ trình bày vấn đề dưới góc nhìn của âm dương ngũ hành.

Về mặt âm dương : các luân xa từ tim trở xuống nối với đất, tương ứng thế giới vật chất mang tính âm, năng lượng sinh tồn của một con người được nén trong luân xa gốc là năng lượng thuần âm, nó cần được khơi thông để gặp năng lượng dương trong các luân xa phía trên đầu trong đó luân xa đỉnh đầu là thuần dương. Luân xa tim là trung tính chứa cả năng lượng âm và dương là nơi đất trời hòa hợp. 

Về mặt ngũ hành, các luân xa đều có những đặc tính nhất định : 

Luân xa Gốc : yếu tố đất – Chứa Năng lượng nén trong vật chất của một con người là tinh, là Kundalini, là năng lượng linh thánh – liên quan đến sinh tồn

Luân xa thứ hai : Yếu tố nước – mang tính nuôi dưỡng – thể hiện ở dịch và máu – Liên quan đến, cảm xúc,  tình dục và sinh sản

Luân xa thứ ba : Yếu tố lửa – mang tính chuyển hóa năng lượng – Thể hiện ở khí – Liên quan đến, lý trí,  khao khát tham vọng

Luân xa tim : Yếu tố gió – mang tính chuyển động điều phối năng lượng – Thể hiện hormone cảm xúc, nối với thể năng lượng bên ngoài – Liên quan đến tình yêu

Luân xa cổ họng : Yếu tố Ether – mang tính kết nối giao tiếp với thế giới bên ngoài

Con mắt thứ 3 và Luân xa đỉnh đầu : - thể hiện ở trí tuệ, nhận biết  không còn trong vật chất ngũ hành mà thuộc về vũ trụ

Nếu không tu tập gì, thì luân xa gốc sẽ đẩy năng lượng lên trên phục vụ sự sống, nhưng nó chỉ lên rất ít,  phụ nữ nói chung tâm thường ở thân ở luân xa 2 ở thể cảm xúc họ ít tham vọng hơn mà giống như nước, người ta nói phụ nữ khỏe là máu tốt vì họ giống nước, mềm mại nuôi dưỡng. Đàn ông tâm hay trụ ở luân xa 3 ở thể lý tính, tham vọng quyền lực, người ta hay bảo đàn ông nóng như lửa là có lý ha. Nhưng nói vậy không phải tâm cứ cố định vậy, cả nam giới và phụ nữ đều có thể di chuyển tâm từ luân xa 1-4, chỉ những người bắt đầu có tỉnh thức mới lên luân xa năm. hàng ngày chúng ta có thể di chuyển xuống luân xa gốc khi sinh tồn bị đe dọa hoặc lên luân xa 4 khi yêu thương. Tu tập là việc đưa dòng năng lượng này lên cao hơn để mở ra kênh tiếp cận năng lượng dương ở các luân xa trên cao, âm dương gặp gỡ cân bằng sinh mới tạo quả giác ngộ và vô số quả khác làm cuộc sống mở ra các chiều mới

Hoạt động tình dục là bản năng của con người, nó diễn ra ở luân xa 2 và bình thường thì nam là lửa gặp nữ là nước sẽ bị hút năng lượng, vì yếu tố nước mạnh hơn lửa do vậy dương khí tiêu hao biến thành nước chảy ra đường tinh. Nhưng nữ hút được khí cũng chỉ tích lũy được cho đến chu kỳ khi tính âm cực đại nổi lên sẽ hút sạch khí trở xuống nhập vào huyết rồi đưa ra ngoài qua kinh nguyệt. Kết quả ra cả đôi bên phí năng lượng và sẽ hao mòn nguyên khí. Đây là lý do khiến cho tinh thần chủ đạo trong các tôn giáo là tiết chế tình dục, đó là còn chưa kể việc quan hệ sex sẽ gắn hai bên vào các nghiệp lại phải gỡ tiếp về sau này.

Tuy nhiên thượng đế luôn công bằng, luôn có mặt tích cực để cân bằng lại cái tiêu cực, khi làm tình trong tình yêu, dâng hiến cân bằng với ham muốn thì gió thổi làm lửa bùng to đánh bại nước làm năng lượng đi lên phía trên mở luân xa tim và các luân xa trên đầu dần tạo ra khả năng tiếp cận một luồng khí tinh khiết từ bên ngoài khiến cho con người không còn bị điều khiển bới các luông năng lượng tần số thấp nữa

Để hạn chế năng lượng đi xuống đưa năng lượng đi lên, nam giới sẽ cần lưu tinh và nữ giới cần tiết thật nhiều dịch trong quan hệ tình dục nhờ đó giảm mất máu trong chu kỳ đồng thời kéo dài thời gian kết nối, đó là nguyên tắc cơ bản của tantra, của luyện nội đan song tu trong đạo. Khi nói lúc sex thực ra là mất khí nhưng đừng lo hãy thủ thỉ với bạn tình những lời ngọt ngào rồi nghe lại những lời thủ thỉ thì năng lượng sẽ quay vòng tròn không những không mất mà còn cộng hưởng đưa năng lượng leo lên tận luân xa cổ họng. Thể Ether trung gian kết nối con người với vũ trụ thì cơ quan cảm nhận là tai và cơ quan hành động là dây thanh quản, hoàn toàn có thể sử dụng để kích hoạt năng lượng đi lên qua những lời âu yếm rót vào tai nhau. Nhân tiện nói thêm luân xa tim gắn với gió cơ quan hành động là tay, cơ quan cảm giác là da, do vậy vuốt ve chính là cánh cửa để kích hoạt nó đấy  các bạn ạ 🙂

Vì phụ nữ không thể ngăn chu kỳ nên không thể lưu tinh như nam giới và họ cũng ở một mức thấp hơn về tâm thức nên việc tu tập về tâm khó khăn hơn. Nhưng nếu yêu say đắm và mở luân xa tim được thì họ lại tiến rất nhanh về tu thân vì cái thuần âm trong họ có sẵn chỉ cần gặp dương khí là trổ quả ngay không như bên nam giới ở lơ lửng đi lên thuần dương nhanh hơn nhưng họ còn phải luyện cả thuần âm để có quả. 

Nam giới thường hô hào nhau lưu tinh để tăng năng lượng. Có hai kiểu lưu tinh, lưu tinh khi có tiếp xúc phụ nữ thì khí thuần âm nhận được từ phụ nữ sẽ hóa giải yếu tố nước trong nam giới mở cửa cho năng lượng đi lên. Còn khi lưu tinh mà luyện tập một mình thì cần chú ý là không được nén ham muốn vì nếu bạn giữ nước cùng lúc với lửa thì thực chất là hủy hoại cơ thể, năng lượng bị kẹt ở luân xa 3 tạo ra tham vọng vô độ và kẹt ở luân xa hai làm cơ thể yếu đi do rối loạn yếu tố nước, nếu cơ thể bạn khỏe mạnh nó sẽ làm bạn mộng tinh để cân bằng trở lại. Lưu tinh bằng tu luyện tiết dục phải đi cùng duy trì tâm không ham muốn (giảm lửa) qua giữ giới hay thiền định thường xuyên và làm cho nước bốc hơi thành khí qua yêu  mở luân xa tim hoặc luyện tập đưa khí lên trên được đỉnh của cột sống, nó là việc kích hoạt luồng đi lên của hỏa xà trong hindu giáo và luyện vòng chu thiên của đạo

Cách tốt nhất của cả nam và nữ là không nên lạm dụng tình dục và chỉ nên làm tình trong tình yêu. Tình yêu luôn là bàn tay bảo vệ con người, bảo vệ sự sống trên thế gian này

Vài chia sẻ chân tình, hy vọng các bạn thành công trong việc đưa năng lượng của mình đi lên

Loạt bài về năng lượng sẽ được viết dần theo cảm hứng 🙂

Phan Anh Sơn

Bài 5 : Bảo vệ năng lượng cảm xúc https://www.facebook.com/MuaXuanNho.MXN/posts/4965882610149335

Bài 4 Tinh Khí Thần https://www.facebook.com/MuaXuanNho.MXN/posts/4929582507112679

Bài 3: Năng lượng tình dục https://www.facebook.com/MuaXuanNho.MXN/posts/4915648721839391

Bài 2: Kết nối năng lượng https://www.facebook.com/MuaXuanNho.MXN/posts/4911641025573494

Bài 1: Chiều đi lên của năng lượng  https://www.facebook.com/MuaXuanNho.MXN/posts/4881370678600529

Tổng quan: https://www.facebook.com/MuaXuanNho.MXN/posts/4256236241113979

Tuesday, March 23, 2021

Vấn đề kinh hãi của VN: Soi từ góc độ của người Do Thái

 Ngày đầu tiên hội thảo về smart city ở Đức, ngồi cạnh một bạn đến từ Israel. Hỏi ra thì biết bạn này thuộc bộ giáo dục Israel, với chức danh chuyên viên định hướng giáo dục.

 Mình tò mò hỏi bạn ấy là việc của bạn ấy là gì, tại sao quan tâm vấn đề smart city?

 Bạn đấy nói bộ giáo dục Israel có một đội quân chuyên viên, đi khắp nơi trên thế giới để tìm ra những mô hình đào tạo cho thế hệ sau, để thế hệ này luôn chiếm được ưu thế.

 Lại hỏi thế các bạn đã có những mô hình nào. Cậu ta bảo nhiều lắm, nhưng đơn cử 3 việc:

1- Nông nghiệp: nông nghiệp Israel tiến bộ đến đâu ai cũng biết. Nhưng đó là kết quả của một chương trình giáo dục dài hơi. Tất cả công dân Israel đều phải học nông nghiệp công nghệ cao, và đảm bảo rằng cho dù vứt vào đâu, không cần có điều kiện tự nhiên gì, vẫn có thể đảm bảo đủ và thừa lương thực, thực phẩm để sống tốt. Từ đó, lại sẽ là nguồn xuất khẩu chất xám về nông nghiệp ra thế giới.

2- Lập trình: thế giới sau này sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng của việc lập trình. Nhân loại sẽ chia thành 2 loại: loại lập trình cho thế giới, và loại bị lập trình. Loại bị lập trình dần dần sẽ trở nên hoàn toàn bị động. Vì thế, Israel cần đào tạo thế hệ sau phải thuộc loại thứ nhất. hiện nay, 50% dân số Israel có trình độ lập trình chuyên nghiệp. 100% giới trẻ được đào tạo lập trình tới mức chuyên nghiệp.

3- Chính trị: Hiện nay, thế giới cứ nói về dân chủ, nhưng thực ra, các hệ thống chính trị bị mấy đảng lớn trong lịch sử khuynh loát hết. Những tư tưởng dân chủ mới cho dù hay cũng không thể chen chân vào được, giống như hạt giống mới bị cớm bởi các cây cổ thụ. Israel đang có một chương trình nuôi cấy các đảng phái chính trị. Trong vòng 10 năm, từ một ý tưởng chính trị mới, sẽ thành một đảng đủ mạnh để tham gia vào đội ngũ các đảng phái quốc gia. Đây là một thử nghiệm bắt đầu ở Israel, nhưng nếu thành công sẽ thành mô hình xuất khẩu toàn thế giới.

Nghe xong 3 dự án đó mà lặng cả người. 8 triệu dân Do thái này quả thật kinh hoàng.

 Trong khi đó, bộ giáo dục VN vẫn lăn lộn với mấy cái cải cách tâm thần, vụn vặt.

Fb Tung DP

Monday, March 22, 2021

Tất cả đều muộn...

 "Khát mới uống, đói mới ăn, mệt mới nghỉ, ốm mới chữa bệnh, TẤT CẢ ĐỀU ĐÃ MUỘN."

Ghi lại từ sách cổ thời Xuân Thu

Sunday, March 21, 2021

Tìm hiểu về cơ thể: Hệ Bạch huyết

 Hệ Bạch huyết và Hệ tuần hoàn như 2 dòng sông trong cơ thể. Cơ thể của chúng ta được cấu tạo từ vô số tế bào, bản thân từng tế bào là 1 thực thể độc lập. Tất cả nằm trong 1 không gian là "Đại dương toàn cầu" (ĐDTC), chất lỏng giữa các tế bào và bao bọc toàn bộ các tế bào. ĐDTC đó chiếm khoảng 30% trọng lượng cơ thể. Dung tích ở 1 vài trường hợp tới 50 lít. Tại sao nhiều như vậy? Bởi chúng đảm nhận cùng 1 lúc các chức năng khác nhau. 

Chức năng cung cấp dinh dưỡng: mỗi tế bào đều nhận nguồn dinh dưỡng do các vi mạch máu mang tới và đưa vào khoảng không gian giữa các tế bào là ô xy, dưỡng chất từ thức ăn (các chất đạm, đường, mỡ... và các vitamin, chất vi khoáng).

Chức năng khác là đào thải các chất cặn bã, chất thải của quá trình chuyển hóa. Đó là các loại nấm, vi khuẩn, virus có hại. Ngoài ra còn có khoảng 1 tỷ tế bào chết hàng ngày cần xử lý. Tạo Hóa đã phú cho cơ thể 1 cơ chế thanh lọc thải độc, tự miễn dịch trong ĐDTC cực kỳ tinh vi và hữu hiệu.

Dòng Bạch huyết (lympho) giống như huyết thanh, di chuyển thành dòng với vận tốc chậm hơn nhiều so với tốc độ của máu. Trong các dòng Bạch huyết này, các tế bào Bạch cầu (leicosit) cư trú, chúng là đội quân bạch cầu làm nhiệm vụ miễn dịch.

Rất nhiều các mao mạch Bạch huyết đổ về các ống dẫn lớn hơn gọi là mạch Bạch huyết. Các mạch này phân bố khắp cơ thể, trừ hệ thần kinh trung ương, xương sụn và răng. Chúng tụ tập thành 2 dòng Bạch huyết lớn dọc thân thể.

Dòng Bạch huyết lớn thứ nhất gọi là dòng Ngực, chạy dọc cơ thể trừ vùng cổ và nửa đầu phải. Dòng còn lại gồm các mạch từ nửa đầu phải và cổ tạo thành dòng Bạch huyết Phải. Cuối cùng, cả 2 dòng Bạch huyết đổ vào các tĩnh mạch (vene).

Mỗi phút số lượng bạch huyết trong cơ thể từ dòng Ngực đổ vào vene khoảng 4-10 ml. Trong 1 ngày đêm, 50 % lượng đạm trong máu và 60% lượng huyết thanh trong cơ thể được lọc qua các mao mạch bạch huyết và sau đó được đưa trở lại máu trong hệ tuần hoàn.

Nhiệm vụ của hệ Bạch huyết là thanh lọc cơ thể và duy trì miễn dịch nên trong hệ thống này có sự phân cấp "lọc thô" và "lọc tinh". Các cụm bạch huyết trong cơ thể có từ 400 đến 1000 cụm (đầu mối) có kích thước từ 0,1cm đến 2,2cm, chúng phân bố dọc theo dòng Bạch huyết với khoảng cách từ 3-5cm.

Phần lớn các cụm (đầu mối) có vai trò lọc từ các dòng lympho từ ruột già, ruột non, thận, dạ dày và phổi, tức là các bộ phận có nguy cơ tiếp cận nhiều hơn với các yếu tố xâm nhập ngoại lai.

Các đầu vào của hệ Bạch huyết thì nhiều, nhưng đầu ra từ hệ Bạch huyết chỉ có 1. Vì hệ Bạch huyết làm việc hết sức thận trọng và nghiêm túc nên trong cơ thể tại cùng 1 thời điểm chỉ có khoảng 1.5-2 lít bạch huyết được luân chuyển mà thôi.

Tại các cụm (đầu mối), các thành phần xâm nhập ngoại lai như vi khuẩn, virus... bị tiêu diệt và lọc bỏ. Các lympho (tế bào bạch cầu) rời các cụm bạch huyết đi đến các trung tâm để nạp lại năng lượng. Với chức năng thanh lọc, tại các cụm đầu mối, các bạch cầu và đại thực bào luôn tồn tại, được huấn luyện và chiến đấu. Số lượng bạch cầu trong cơ thể tương đối ổn định, tuy nhiên chúng có thể tăng hoặc giảm tùy tình trạng của cơ thể.

Tựa như "tất cả cho tiền tuyến", trong trường hợp cơ thể bị viêm nhiễm, tại các cụm bạch huyết, các bạch cầu chiến đấu vì sự sinh tồn của cơ thể. Số lượng bạch cầu bị hy sinh có thể rất nhiều để chống lại những kẻ xâm nhập ngoại lai, bảo vệ cơ thể. Điều này liên quan đến hệ miễn dịch. Nếu hệ miễn dịch yếu, các bạch cầu bị thương vong tăng, đồng thời số các cụm (đầu mối) có nhiều bạch cầu bị thương vong tụ lại cũng trở nên suy yếu. Những bạch cầu đi ra từ các cụm bạch cầu suy yếu này sẽ bị bao vây, chúng bị phá hủy và trở nên bị bệnh.

Hệ Bạch huyết của phụ nữ

Có một nghịch lý là 80% hiểu biết của chúng ta lại tự làm hại mình

Hệ Bạch huyết có chức năng thanh lọc và thải độc cũng như các chất cặn bã trong quá trình chuyển hóa của cơ thể. Để Hệ Bạch huyết hoạt động hiệu quả cần nhớ 4 nguyên lý:

- Chất độc chỉ tan trong nước và không tan trong thứ nào khác.

- Để đưa các độc tố khỏi cơ thể chỉ có thể thông qua chất nhầy vì chúng không có lớp biểu bì (mô).

- Tốc độ đưa độc tố khỏi cơ thể phụ thuộc vào vận tốc của dòng lympho trong các mạch bạch huyết.

- Trình tự làm sạch cơ thể, hay hướng chảy của dòng lympho là từ dưới chân lên.

Xem ra thì có vẻ đơn giản, nhưng chúng ta hãy xem trên thực tế:

- Trong thế giới vạn vật sống, chỉ có loài người có nhiều thức uống khác ngoài nước (các động vật có vú thường là ăn chứ ít uống). Có 1 điều như định lý: càng ăn nhiều lại càng uống nhiều. Và phần lớn, người ta chỉ uống khi thấy khát. Mà khi thấy khát thì cơ thể đã mất nước ở độ 4, độ 5.

- Khi khát khô miệng, có nghĩa là cơ thể đã bị mất nhiều nước, chúng ta thấy lúc đó cơ thể mệt như thế nào vì thiếu nước. Tất cả các loại nước giải khát như Kvas, nước ngọt có gas, các loại nước hoa quả đóng chai, trà hay nước khoáng v.v. đều không thể đáp ứng cơn khát của cơ thể. Uống cho đến khi thích, nhưng cơn khát không hết. Khát là trạng thái cơ thể cần nước. Và nước là dung môi tổng hợp nhất.

- Tế bào cần nước, giống như nước cần cho chúng ta để gội sạch tóc hay làm sạch cơ thể khi tắm. Không phải là nước hoa quả, cà phê, nước khoáng hay sữa - chỉ có nước. Nếu có lời khuyên rằng: chúng ta cần uống đủ 1,5-2 lít chất lỏng/ngày thì đây là lời khuyên dành cho nước.

- 80% độc tố trong cơ thể ko nằm ở gan, thận hay đường ruột mà nằm ở không gian giữa các tế bào. Như vậy, con người muốn thanh lọc cơ thể thì nhất thiết phải làm sạch khoảng không gian  đã bị a xit hóa là chất lỏng trong khoảng không gian giữa các tế bào. Làm sạch chất lỏng giữa các tế bào là chúng ta phải ép chất lỏng giữa các tế bào ra chứ không phải đưa các loại thức uống chứa đường, hoặc muối vào.

Cơ chế đưa độc tố và cặn bã ra khỏi cơ thể bằng các con đường của cơ thể

Ví dụ tuyến nước bọt là 1 cơ quan giải độc tuyệt vời. Theo nước bọt, có thể thải ra khoảng nửa lít chất lỏng chứa độc tố. Đờm hay chất nhầy tiết ra từ cơ quan sinh dục cũng là cách cơ thể đào thải chất độc. Nhưng bằng cách nào đó, do thói quen hay ảnh hưởng từ quảng cáo, chúng ta thường sử dụng các biện pháp cản trở các quá trình đào thải đó. Như thế, chúng ta đã vô tình hạn chế sự đào thải chất độc và cặn bã khỏi cơ thể, làm nghiêm trọng hơn tình trạng rối loạn trong cơ thể của mình.

Chẳng hạn, mũi chúng ta thường tống ra ngoài phần lớn ở dạng sương chứa các nguồn bệnh xâm nhập từ không khí, nhưng chúng ta lại tìm cách kìm hãm sự tiết dịch mũi. Nếu trẻ con thường chảy mũi, bị viêm hay nổi hạch, tức là cơ thể đang phát huy kháng thể, chúng ta lại nhầm lẫn khi đổ tội lỗi cho các hạch, chúng ta tìm cách loại bỏ các hạch đó. Thực chất, chúng chính là các cụm bạch huyết, chúng phát sinh, tăng lên khi cơ thể bị nhiễm khuẩn (viêm nhiễm). Như viêm amidan, chúng ta cắt bỏ để loại nó đi tức chúng ta đã phá 1 "đồn biên phòng" bảo vệ cơ thể.

Một ví dụ khác liên quan đến các tuyến mồ hôi. Các tuyến này thường ẩn trong các vùng kín như ở nách. Trong 1 ngày đêm, khoảng 50% lượng chất độc được thải qua tuyến mồ hôi. Vùng nách là kênh thải độc chính của tuyến vú. Thế mà chúng ta lại thường làm mọi cách hạn chế không cho ra mồ hôi bằng cách sử dụng các loại chất trong các sản phẩm được quảng cáo thay vì theo truyền thống tắm hơi một vài lần trong tuần như các thế hệ trước. Các độc tố không thải được ra ngoài cơ thể theo tuyến mồ hôi sẽ tụ tập lại ở tuyến vú gây ra các u ở vú.

Hệ Bạch huyết không có trái tim riêng để tạo chuyển động. Nó chuyển động nhờ các xung thần kinh tạo sự co bóp lan tỏa theo dòng bạch huyết và sự co bóp các cơ nằm dọc theo các mạch bạch huyết. Hoạt động của các xung thần kinh và co bóp cơ tạo nên áp lực đẩy dòng bạch huyết liên quan đến các hoạt động sinh lý của các bộ phận xung quanh dòng bạch huyết. Nếu các cơ dọc mạch bạch huyết không hoạt động, làm sao dòng bạch huyết chảy được?

Như vậy, nguyên nhân của sự trì trệ, ứ đọng của dòng bạch huyết là thiếu vận động cơ bắp. Vì vậy, cần phải có hoạt động thể dục, nếu ko thường xuyên thực hiện bất cứ hoạt động vận động nào. Hoạt động vận động cơ thể có hiệu lực là cho đến khi toát mồ hôi.

Thường chúng ta mất 6-8 giờ ít vận động vì nằm ngủ hoặc ngồi trước máy vi tính, như thế chúng ta không thể chất lên các cơ bắp đủ tải trọng. Chính cảm giác mệt mỏi là do tình trạng hệ Bạch huyết bị tù đọng. Lúc đó hãy uống nước, hãy vận động và sau đó thấy đỡ mệt.

Hầu hết các biểu hiện sưng tấy đều liên quan đến hệ Bạch huyết. Các sưng tấy ở chân tay, mắt, lưng, khớp thường do hệ Bạch huyết bị ngưng trệ.

Cách tốt nhất để chống ngưng trệ hệ Bạch huyết là phương pháp sauna (tắm hơi mát xa).

Chất dịch trong khoảng không gian giữa các tế bào có thể ở 2 trạng thái: dạng gel (đặc quánh) hay dạng lỏng. Khi dòng bạch huyết đặc quánh tức là nó bị bẩn.

Nhiệt độ cũng có ảnh hưởng đến độ đặc của dòng lympho. Sau khi tắm hơi xong, chúng ta thường ngâm nước lạnh, lúc đó lympho từ trạng thái lỏng chuyển thành đặc hơn. Để giữ lympho không bị quánh, chúng ta có thể dùng các thảo dược như ăn các loại thảo mộc và uống 1,5-2 lít nước/ngày.

 Trong tất cả các mạch bạch huyết có các van. Chúng đóng mở làm cho dòng bạch huyết chảy ngược từ dưới lên và chất lỏng chỉ chảy 1 chiều. Vì vậy, mát xa cơ thể đúng cách là xoa bóp theo hướng chảy của dòng bạch huyết, tức là từ dưới lên, từ các đầu chi (ngón chân, ngón tay) về phía trên cơ thể rồi trở về ngực. Điều này giúp cơ thể gom các độc tố từ tế bào chảy vào hệ Bạch huyết để lọc và đào thải.

 Nhưng chúng ta lại có thói quen mát xa theo chiều xuôi, từ trên xuống. Vô tình chúng ta làm rối loạn dòng bạch huyết và làm hư các van trong mạch bạch huyết.

Khi dòng bạch huyết bị rối loạn, dẫn đến trên da nổi các mụn. Các biểu hiện bệnh lý trên da thường liên quan đến các rối loạn hoạt động của hệ Bạch huyết.

Các biểu hiện sưng tấy ở chân, viêm khớp, họng, khí quản, phế quản, phổi phần lớn liên quan đến hệ Bạch huyết. Sưng tấy ở chân chứng tỏ các độc tố đọng lại không được thanh lọc ở các cụm bạch huyết và dòng bạch huyết không chảy lên được. Sưng ở tay cũng cho thấy sự vón cục tại cụm bạch huyết ở nách. Sưng ở mặt là do cụm bạch huyết vùng cổ bị ngưng trệ.

Olga Butakova 

(Phạm Hữu Minh lược dịch từ "Hệ Bạch huyết, 80% hiểu biết của chúng ta làm hại chính mình")

Saturday, March 20, 2021

Thế nào là "hiểu"

 1. Đọc đối thoại Heisenberg, Pauli, Laporte tôi có được các lập luận sau về "hiểu". 

       Một trong những phương pháp nhận biết cheating tức là so sánh mệnh đề lừa đảo với các chân lý đã biết. Nếu có mâu thuẫn thì đó là cheating. Nếu không có mâu thuẫn tức là chúng ta "hiểu" mệnh đề đó. Lý thuyết tương đối đi từ một số giả thiết và sử dụng Toán học để đưa ra một số mệnh đề trái ngược với các chân lý đã biết, ví dụ mệnh đề về tính đồng thời. Như vậy, liệu chúng ta có thể coi là lý thuyết tương đối đã lừa chúng ta hay chúng ta phải đảo lộn nhận thức "thế nào là hiểu". 

       Nếu chấp nhận quan niệm mới về tính đồng thời là cách hiểu mới về không thời gian. thì chúng ta buộc phải thay thế các "chân lý đã biết" với bằng các khái niệm Toán học và một số quan sát thực nghiệm trong quá trình hiểu. 

       Heisenberg lấy ví dụ  lý thuyết địa tâm của Ptolemy để cảnh báo tiêu chí phù hợp với quan sát chưa đủ. Lý thuyết Ptolemy có thể tính chính xác nhật thực, nguyệt thực, vị trí các hành tinh hoàn toàn chính xác. Điều đó không có nghĩa là Ptolemy đã "hiểu" đúng chuyển động của các hành tinh.

        Pauli đề xuất thêm một nguyên lý nữa là giản lược nhiều hiện tượng về cùng một nguyên lý. Chẳng hạn, Newton "hiểu" chuyển động của các hành tinh tốt hơn do sử dụng cùng một nguyên lý với quả táo rơi, chuyển động của con lắc, con quay. 

    2. Có thể đặt câu hỏi "hiểu" khác "biết" thế nào? Có vẻ như có nhiều cấp độ "biết" ngay trong ngôn ngữ hàng ngày. Tiếng Việt có hai cấp độ "hiểu" và "biết" về một phương diện nào đó đã hơn tiếng Trung, nhưng về phương diện khác lại thua kém rất xa. Trước hết tiếng Trung không có từ cơ bản đồng nghĩa với từ "hiểu" (tiếng Việt hay "understand" (tiếng Anh).  Họ phải dùng từ "minh bạch", "lý giải" hay "đổng đắc" để thể hiện việc "hiểu". Các từ này đều là từ phức hợp, chúng có sắc thái khác nhau, có ích trong việc phân tích các sắc thái "hiểu" nhưng có thể chưa nói hết được ý "hiểu".  Ví dụ: "Tôi hoàn toàn minh bạch về chuyện Hồ Duy Hải bị kết án" chưa chắc đã giống "Tôi hoàn toàn hiểu việc kết án Hồ Duy Hải." Với "lý giải" cũng tương tự, và cũng giống như ví dụ về thuyết tương đối. Từ "đổng đắc" là một từ hiếm dùng trong tiếng Việt. "Đổng" là biết hết, quán xuyến được mọi việc "đắc" là được. Biết hết mọi chuyện và hiểu có lẽ vẫn còn khoảng cách. Cũng như một viên quản lý (đổng sự) có thể nắm được mọi việc kinh doanh, chi tiết nhỏ nhất, nhưng hiểu được việc kinh doanh chỉ có ông chủ thực sự. 

     Bản thân tiếng Anh lại phân biệt hiểu tiếng Việt thành "understand" và "comprehend". Comprehend tuy cũng dịch là hiểu, như đây là hiểu được về mặt chữ nghĩa, nhưng chưa chắc đã hiểu nội dung.

     3.  Tuy vậy trong tiếng Trung và Hán Việt lại rất nhiều chữ khác nhau để mô tả cái "biết" như "tri", "thức", "giác", "ngộ" thậm chí "kiến". Các từ này đều có sắc độ khác nhau của "biết" trên con đường dẫn đến khái niệm "hiểu".  

     Từ các từ gốc trên lại có các tổ hợp như "tri thức", "tri giác", "tri ngộ", "tri kiến", "giác ngộ", "kiến thức" lại có các sắc thái khác nhau. Chung quy chúng ta có dùng từ Hán Việt vẫn chưa mô tả được con đường từ "biết" đến "hiểu". Có thể chúng ta chưa đủ từ ngữ, mà thực chất chưa đủ hiểu biết về quá trình nhận thức. 

     4. Nhà Phật có từ "huệ" để mô tả một mức "hiểu" cao hơn cả "tri kiến". Tuy nhiên Đại Thừa, lại phê phán Tiểu Thừa chỉ biết đến "huệ" mà chưa biết phá chấp. Chưa quán được nhị Không (vô ngã, vô thường) thì "huệ" vẫn chỉ là Tâm Sinh Diệt chưa đạt tới Chân Như. Có vẻ như điều này trùng với cách nghĩ hiện đại: Mỗi lần hiểu thêm một tầng là một lần phá chấp, xét duyệt lại các "chân lý đã biết".

Nguyễn Ái Việt (DEBRECEN.vidi72)

Friday, March 19, 2021

GS. LOVÁSZ LÁSZLÓ ĐOẠT GIẢI ABEL

 Báo Hung hôm nay rộ tin GS. VS. Lovász László, cựu Chủ tịch Hội Toán học Quốc tế (2007-2010) được Giải Abel, được xem như Giải Nobel trong Toán học. Nhiều bài phỏng vấn ổng rất hay, mà mình không đủ chuyên môn để dịch. Khoảng 16 năm trước mình có được đi nghe ông thuyết giảng (hay nói chuyện thì đúng hơn) 1 buổi về ứng dụng của toán lý thuyết trong đời sống - trong loạt bài giảng những kiến thức phổ cập cho người không trong chuyên ngành Toán (Mindentudás Egyeteme) - vô cùng thú vị.

GS. Lovász László (sinh năm 1948) là học sinh chuyên Toán trường Fazekas Mihály (Budapest) trong thời gian 1962-1966, và 3 lần liền đoạt HCV trong các kỳ Toán Quốc tế (1964, 1965 và 1966). Ông là “trùm sò” về Tổ hợp, đã cùng một trong những tên tuổi lớn nhất (và kỳ dị nhất) của Toán lý thuyết thế kỷ thứ 20 là Erdős Pál lập ra tạp chí “Combinatorica” (1981). GS. Lovász László cũng là Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Hungary (2014-2020), Viện trưởng Viện Toán học Đại học Tổng hợp Budapest (ELTE).

Trước khi đoạt Giải Abel, GS. Lovász László đã sở hữu rất nhiều giải thưởng quan trọng về khoa học, như Giải Fulkerson (1982, 212), Giải thưởng Nhà nước Hungary (1985), Giải Pólya (1979), Giải Brouwer Medal (1993), Giải Wolf (1999), Giải Knuth Prize (1999), Giải Gödel (2001), Giải Neumann János (2006), Giải Széchenyi (2008), Giải Kyoto Prize in Basic Sciences (2010), Giải Kyoto (2010), và là thành viên của Hội Toán học Mỹ (American Mathematical Society, 2012), Công dân Danh dự Budapest (2018).

GS. Lovász László cũng đã từng sang Hà Nội giảng bài trong Hội nghị Tính toán Hiệu năng cao, và là thầy của GS. Vũ Hà Văn, một trong những gương mặt toán học sáng giá nhất hiện tại của Việt Nam. Trước ông, cũng đã có hai nhà toán học Hungary nhận Giải Abel, là Lax Péter (2005) và Szemerédi Endre (2012).

Nguyễn Hoàng Linh

Vu Hoai Chuong (bổ sung):

Đọc tiểu sử của GS Lovász László, chắc ít người chú ý đến chi tiết sau đây:

1966-ban kezdte meg egyetemi tanulmányait az ELTE matematikus szakán. 1971-ben szerezte diplomáját. 1970-ben védte meg a matematikai tudományok kandidátusi, 1977-ben akadémiai doktori értekezését.

Như vậy ông nhận học vị tiến sĩ (kandidátus) toán học năm 1970, trước khi nhận bằng cử nhân năm 1971.

Hồi đó báo chí Hung đã đăng về chuyện này. Khi là sinh viên năm thứ tư đại học, ông nộp một công trình trong nhóm SV nghiên cứu khoa học (tudományos diákkör). Công trình có nhiều kết quả mới nên các phản biện đề nghị đặc cách công nhận ông là kandidátus. Một phản biện còn đánh giá công trình của ông xứng đáng với luận án TSKH.

Nền giáo dục Hungary rất nghiêm khắc, tuy là tiến sĩ nhưng ông vẫn phải học thêm năm cuối mới có bằng cử nhân. Theo tôi hiểu, học vị TS là thành quả nghiên cứu chuyên sâu về một hướng hẹp, còn bằng cử nhân bảo đảm kiến thức toàn diện để có thể làm việc, giảng dạy trong ngành.

Trong 5 năm sinh viên, ông bị 1 điểm 4 về hình học.

Thursday, March 18, 2021

Tàu đỏ vs ĐNA

 Nếu quốc gia ĐNA nào tỏ ra yếu kém, ko thể điều hành đất nước, TÀU ĐỎ SẼ ĐIỀU HÀNH TẤT CẢ, và kết cục bi thảm là ko thể lường được

Wednesday, March 17, 2021

Từ 1 bức ảnh ở Thụy Điển


 Trong ảnh là một người phụ nữ Thụy Điển đợi tàu đêm trở về nhà.  Bà mua một cái bánh mì sandwich cho bữa tối.  Nụ cười của bà ấy trước ống kính trông rất tự nhiên và thân thiện.

 Mọi thứ cũng bình thường thôi, nhưng ..
 người phụ nữ này tên là Ilva Julia Margareta Johansson và bà là Bộ trưởng Bộ Lao động Thụy Điển.  Bà đi lại như mọi người dân mà không có xe limousine và nhân viên bảo vệ.
 Johansson là một trong những bộ trưởng xã hội thành công nhất của Thụy Điển.  Trong nhiệm kỳ của mình ở vị trí này, bà đã cố gắng giảm đáng kể tỷ lệ thất nghiệp trong nước.

Chia sẻ từ FB anh Svi Doan

Tuesday, March 16, 2021

10 CĂN BỆNH DẠY CON QUÁI ĐẢN CỦA NGƯỜI VIỆT

 1. Dạy trẻ theo cách dạy… thú

Chúng ta bắt con cá phải biết leo cây và con khỉ phải biết bơi dưới nước.

Con nhà người ta học được hoặc học giỏi cái gì thì cũng muốn, thậm chí bắt con mình làm được điều đó.

2. Phục vụ con một cách… mù quáng

VTV ngày 30 tết đăng chuyện một người cha lớn tuổi từ Nam Định lên Hà Nội làm thuê vất vả đến mức quên cả Tết để kiếm tiền nuôi con đang học… đại học.

Mà không phải thằng con đi làm tự nuôi mình chứ chưa nói tới chuyện nuôi cha.

Chuyện cha mẹ không chịu để cho con mình lớn là căn bệnh ung thư trầm kha nặng nề vô cùng của xã hội ta.

Nhiều cha mẹ coi việc phục vụ hay làm hộ con một cách mù quáng này là một niềm vui hay trách nhiệm hay đơn thuần là sự quan tâm hay bù đắp gì đó. Thật là sai lầm ngoài sức tưởng tượng.

Những đứa trẻ của chúng ta lớn lên hoặc là những cây tầm gửi và cây leo hoặc là những chiếc ly thủy tinh có thể rơi và vỡ nát bất kỳ lúc nào.

Chuyện cha mẹ không chịu để cho con mình lớn là căn bệnh ung thư trầm kha nặng nề vô cùng của xã hội ta.

3. Không để cho trẻ ra ngoài khi trời … mưa hoặc rét

Các trường học và cha mẹ có một phản ứng gần như tự động là không cho học sinh ra ngoài khi thời tiết không thuận lợi và hủy các chuyến đi học tập dã ngoại của trẻ em.

Người Nhật trái lại coi đây là cơ hội để rèn cho trẻ sự cứng cỏi và khả năng thích nghi. Thậm chí họ còn đưa trẻ đi học khi chúng ốm để chúng quên việc bị ốm đi và nhanh chóng hồi phục. Tất nhiên ốm nặng hay bệnh truyền nhiễm là ngoại lệ.

4. Nuôi con như nuôi… heo

Nuôi con cho béo mới là khỏe mạnh là một trong những cách tiếp cận dinh dưỡng và giáo dục thể chất sai lầm nhất của các cha mẹ Việt Nam.

Trẻ em không cần béo hay thậm chí không được phép béo. Đó là nguyên tắc mà chúng ta vô tư vi phạm và dẫn tới việc chúng ta xâm phạm và xâm hại cuộc đời của trẻ nhỏ.

Ở Pháp, người ta có thể tước quyền nuôi con (ở tuổi ấu thơ) của cha mẹ nếu họ để cho con mình thừa cân quá mức quy định. Rõ ràng họ muốn cảnh báo cho cha mẹ là thừa cân là một căn bệnh nghiêm trọng.

Trẻ con cần vận động hơn là cần ăn. Vận động, tôi xin nhấn mạnh, mới là thứ cần nhất cho một đứa trẻ. Cả vận động về cơ bắp và vận động về não bộ.

5. Học giỏi là… tất cả

Học giỏi là tốt nhưng chỉ biết học hoặc chỉ biết học giỏi thôi thì… cực xấu.

Thật khó cho chúng ta tìm ra được các cô cậu học trò học giỏi mà chơi giỏi (nghệ thuật và thể thao) và năng động (về vận động và xã hội). Chứ chưa nói tới biết làm… việc nhà.

Con chỉ cần học giỏi thôi còn lại tất cả việc nhà là do cha mẹ hoặc người giúp việc làm là suy nghĩ kỳ quặc của cha mẹ Việt chúng ta.

Chúng ta đang đào tạo ra những con gà công nghiệp và những con robot vô cảm và cả các chiến binh thi cử. Không hơn không kém.

6. Phê bình trước… toàn trường

Là sự xâm phạm tới cả tính riêng tư của cá nhân và sự xúc phạm tới nhân phẩm của một con người.

Cha mẹ, giáo viên và nhà trường phán xét về một đứa trẻ và dạy cho nó phán xét nhau.

Tôi cực lực phản đối việc này vì sự thiếu nhân văn của nó.

7. Không biết dùng nhà… vệ sinh

Nghe thì có vẻ buồn cười đó. Nhưng cả học sinh và trẻ nhỏ và cả người lớn Việt Nam chúng ta không biết sử dụng… nhà vệ sinh đúng cách.

Không biết xếp hàng khi đi vệ sinh công cộng.

Không giữ vệ sinh chung (xả nước và lật nắp ngồi khi đi tiểu – với học sinh nam)

Nhiều bé gái và học sinh nữ khi vào nhà vệ sinh không chốt cửa và bật đèn.

Rửa tay làm vung vãi nước.

8.Giỏi Toán là có tư duy… sáng tạo

Toán học dĩ nhiên là quan trọng và tất cả mọi con người đều phải học và nắm chắc những điều căn bản của nó nhưng việc cho rằng trẻ con phải học Toán giỏi làm nền móng cho các… môn học khác và giúp cho trẻ con trở nên sáng tạo là rất ngây thơ và ngây ngô.

Sáng tạo và tư duy của nó có thể đạt được qua bất kỳ hoạt động nào: từ học thuật cho tới vận động và nghệ thuật, thậm chí là hoạt động xã hội.

Toán học là thơ ca của tư duy (lời của Albert Einstein). Tức là nó rất đẹp. Học toán chỉ cần thấy nó đẹp là được rồi. Bất kể đẹp theo cách nào. Không cần phải giải toán giỏi làm chi.

9. Học giỏi là để… ấm thân mình

Đó là sự ích kỷ tai hại mà chúng ta tạo ra cho các thế hệ con cái của mình qua bao năm qua. Chúng ta khuyến khích đứa con của mình trở thành một cái cây đơn lẻ vươn lên tìm ánh nắng chỉ cho mình.

10 con cái là… trang sức của cha mẹ

Làm con ngoan trò giỏi (khái niệm đã trở nên lỗi thời về cả định nghĩa, cách tiếp cận và thực hành) mang một sứ mệnh cao cả là làm đẹp mặt cha mẹ.

Cha mẹ suy nghĩ như vậy và lấy quyền làm cha mẹ của mình yêu cầu các con phải làm điều đó. Biết bao đứa con đáng thương bị cha mẹ bắt tham gia vào các cuộc đua làm thiên tài từ bé và trong suốt quá trình học phổ thông của mình. Thành tích và giải thưởng của chúng như một món trang sức để bố mẹ đem đi KHOE.

1. Dạy trẻ theo cách dạy… thú

Chúng ta bắt con cá phải biết leo cây và con khỉ phải biết bơi dưới nước.

Con nhà người ta học được hoặc học giỏi cái gì thì cũng muốn, thậm chí bắt con mình làm được điều đó.

2. Phục vụ con một cách… mù quáng

VTV ngày 30 tết đăng chuyện một người cha lớn tuổi từ Nam Định lên Hà Nội làm thuê vất vả đến mức quên cả Tết để kiếm tiền nuôi con đang học… đại học.

Mà không phải thằng con đi làm tự nuôi mình chứ chưa nói tới chuyện nuôi cha.

Chuyện cha mẹ không chịu để cho con mình lớn là căn bệnh ung thư trầm kha nặng nề vô cùng của xã hội ta.

Nhiều cha mẹ coi việc phục vụ hay làm hộ con một cách mù quáng này là một niềm vui hay trách nhiệm hay đơn thuần là sự quan tâm hay bù đắp gì đó. Thật là sai lầm ngoài sức tưởng tượng.

Những đứa trẻ của chúng ta lớn lên hoặc là những cây tầm gửi và cây leo hoặc là những chiếc ly thủy tinh có thể rơi và vỡ nát bất kỳ lúc nào.

Chuyện cha mẹ không chịu để cho con mình lớn là căn bệnh ung thư trầm kha nặng nề vô cùng của xã hội ta.

3. Không để cho trẻ ra ngoài khi trời … mưa hoặc rét

Các trường học và cha mẹ có một phản ứng gần như tự động là không cho học sinh ra ngoài khi thời tiết không thuận lợi và hủy các chuyến đi học tập dã ngoại của trẻ em.

Người Nhật trái lại coi đây là cơ hội để rèn cho trẻ sự cứng cỏi và khả năng thích nghi. Thậm chí họ còn đưa trẻ đi học khi chúng ốm để chúng quên việc bị ốm đi và nhanh chóng hồi phục. Tất nhiên ốm nặng hay bệnh truyền nhiễm là ngoại lệ.

4. Nuôi con như nuôi… heo

Nuôi con cho béo mới là khỏe mạnh là một trong những cách tiếp cận dinh dưỡng và giáo dục thể chất sai lầm nhất của các cha mẹ Việt Nam.

Trẻ em không cần béo hay thậm chí không được phép béo. Đó là nguyên tắc mà chúng ta vô tư vi phạm và dẫn tới việc chúng ta xâm phạm và xâm hại cuộc đời của trẻ nhỏ.

Ở Pháp, người ta có thể tước quyền nuôi con (ở tuổi ấu thơ) của cha mẹ nếu họ để cho con mình thừa cân quá mức quy định. Rõ ràng họ muốn cảnh báo cho cha mẹ là thừa cân là một căn bệnh nghiêm trọng.

Trẻ con cần vận động hơn là cần ăn. Vận động, tôi xin nhấn mạnh, mới là thứ cần nhất cho một đứa trẻ. Cả vận động về cơ bắp và vận động về não bộ.

5. Học giỏi là… tất cả

Học giỏi là tốt nhưng chỉ biết học hoặc chỉ biết học giỏi thôi thì… cực xấu.

Thật khó cho chúng ta tìm ra được các cô cậu học trò học giỏi mà chơi giỏi (nghệ thuật và thể thao) và năng động (về vận động và xã hội). Chứ chưa nói tới biết làm… việc nhà.

Con chỉ cần học giỏi thôi còn lại tất cả việc nhà là do cha mẹ hoặc người giúp việc làm là suy nghĩ kỳ quặc của cha mẹ Việt chúng ta.

Chúng ta đang đào tạo ra những con gà công nghiệp và những con robot vô cảm và cả các chiến binh thi cử. Không hơn không kém.

6. Phê bình trước… toàn trường

Là sự xâm phạm tới cả tính riêng tư của cá nhân và sự xúc phạm tới nhân phẩm của một con người.

Cha mẹ, giáo viên và nhà trường phán xét về một đứa trẻ và dạy cho nó phán xét nhau.

Tôi cực lực phản đối việc này vì sự thiếu nhân văn của nó.

7. Không biết dùng nhà… vệ sinh

Nghe thì có vẻ buồn cười đó. Nhưng cả học sinh và trẻ nhỏ và cả người lớn Việt Nam chúng ta không biết sử dụng… nhà vệ sinh đúng cách.

Không biết xếp hàng khi đi vệ sinh công cộng.

Không giữ vệ sinh chung (xả nước và lật nắp ngồi khi đi tiểu – với học sinh nam)

Nhiều bé gái và học sinh nữ khi vào nhà vệ sinh không chốt cửa và bật đèn.

Rửa tay làm vung vãi nước.

8.Giỏi Toán là có tư duy… sáng tạo

Toán học dĩ nhiên là quan trọng và tất cả mọi con người đều phải học và nắm chắc những điều căn bản của nó nhưng việc cho rằng trẻ con phải học Toán giỏi làm nền móng cho các… môn học khác và giúp cho trẻ con trở nên sáng tạo là rất ngây thơ và ngây ngô.

Sáng tạo và tư duy của nó có thể đạt được qua bất kỳ hoạt động nào: từ học thuật cho tới vận động và nghệ thuật, thậm chí là hoạt động xã hội.

Toán học là thơ ca của tư duy (lời của Albert Einstein). Tức là nó rất đẹp. Học toán chỉ cần thấy nó đẹp là được rồi. Bất kể đẹp theo cách nào. Không cần phải giải toán giỏi làm chi.

9. Học giỏi là để… ấm thân mình

Đó là sự ích kỷ tai hại mà chúng ta tạo ra cho các thế hệ con cái của mình qua bao năm qua. Chúng ta khuyến khích đứa con của mình trở thành một cái cây đơn lẻ vươn lên tìm ánh nắng chỉ cho mình.

10 con cái là… trang sức của cha mẹ

Làm con ngoan trò giỏi (khái niệm đã trở nên lỗi thời về cả định nghĩa, cách tiếp cận và thực hành) mang một sứ mệnh cao cả là làm đẹp mặt cha mẹ.

Cha mẹ suy nghĩ như vậy và lấy quyền làm cha mẹ của mình yêu cầu các con phải làm điều đó. Biết bao đứa con đáng thương bị cha mẹ bắt tham gia vào các cuộc đua làm thiên tài từ bé và trong suốt quá trình học phổ thông của mình. Thành tích và giải thưởng của chúng như một món trang sức để bố mẹ đem đi KHOE.

Dung Do Huu st (Những câu chuyện thú vị)

Monday, March 15, 2021

Suy nghĩ từ một lễ cưới ở nhà thờ

Từ đám cưới của những cặp đôi hiện nay, chuyện yêu đương và hôn nhân gia đình cần nhìn nhận ntn? Nhất là với những người đã có những trải nghiệm từ 3 thế hệ gần nhất, tính từ 1945 đến nay.

Hiện nay, xu hướng sống độc thân, kết hôn muộn khá phổ biến. Ở châu Á, giới trẻ cũng ngại kết hôn vì khao khát cuộc sống tự do.

VN cũng đang cho thấy có nhiều chuyển biến trong quan niệm về cuộc sống hôn nhân.

Trước đây, cưới gả thường do 2 gia đình sắp đặt, "cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy", vợ chồng sống theo khuôn khổ của xh bởi kết hôn và sinh con là những điều mà ai cũng phải làm trong đời. Đàn ông gia trưởng, đàn bà tần tảo là chuyện bình thường trong xh vốn trọng nam khinh nữ với nhiều nếp sống theo quy định vai trò của người chồng và người vợ trong gia đình. Tuy nhiên, cuộc cm xảy ra đã xóa bỏ những gì vốn có về mặt đạo đức và những giá trị truyền thống. Thực tế đang thay đổi. Nhất là ở các đô thị.

Những cô gái trẻ, đến tuổi yêu và lấy chồng, ko sợ ế, bởi phụ nữ được tiếp cận với giáo dục và việc làm ngày càng có xu hướng trì hoãn hoặc không kết hôn. Họ đang tạo ra “xã hội độc thân” với những tác động đối với xh và đất nước gồm những người không màng đến chuyện hôn nhân, sinh con do gặp khó khăn về tài chính, muốn theo đuổi sự nghiệp hay khao khát sự tự do.

Chọn 1 cuộc sống hôn nhân cho mình ntn là vấn đề mà mỗi người phải đối diện.

Nếu trước đây, do bị cấm đoán, giới trẻ dù đến tuổi yêu đương vẫn bị hạn chế trong quan hệ nam nữ. Vì những ràng buộc bởi những quan niệm về trinh tiết và đạo đức, các cô gái trong trắng thường giữ "cái ngàn vàng" cũng như giới hạn giao tiếp với người mình yêu cho đến khi lập gia đình. Nhiều người do số phận và hoàn cảnh, kết hôn muộn, phải trải qua 1 thời kỳ thiếu thốn tình dục, bị dồn nén cả về tâm lý và sinh lý kéo dài ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày do bị ức chế, trái với quy luật của tự nhiên.

Khi hôn nhân và gia đình hiện nay với nhiều người là gánh nặng, tỷ lệ kết hôn giảm, có phải là điều cho thấy phụ nữ ngày càng được giáo dục tốt và do đó độc lập hơn về tài chính?

Mặt tốt thì có thể thừa nhận, nhưng xét theo cách nhìn khác, về 1 cuộc sống đúng với bản chất của con người hơn, thì nên thay đổi ntn?

Theo tôi, nên có 1 cuộc sống tự do, thật sự tự do và phải được giáo dục từ bé (bởi con người là sản phẩm của gia đình & xh). Những tiến bộ về mặt khoa học kỹ thuật, kinh tế và đời sống vật chất cũng như các dịch vụ tiện ích ngày càng phát triển sẽ chỉ giúp con người phát triển tốt hơn, chứ ko phải khác hơn, dẫn đến nhiều vấn đề phức tạp hơn...

Ko yêu, ko kết hôn và ko sinh con đang là vấn đề của xh, kể cả những quốc gia phát triển và có chất lượng cuộc sống ở mức cao. Nhưng một cuộc sống cá nhân phù hợp với xh ngày càng phát triển, ko bị lệch lạc, đáp ứng mọi nhu cầu tự nhiên (normal) và đơn giản là: vẫn phải "thuận thiên", sẽ là lựa chọn đúng?

Có thể yêu, bộc lộ và hẹn hò thoải mái. Phụ nữ bày tỏ ý muốn ko bị coi là "cọc tìm trâu" vì là chuyện ngược đời, đã quá cũ kỹ. Tìm hiểu và sống với nhau trên cơ sở của 1 mối quan hệ lâu dài, có thể ko kết hôn vẫn có 1 cuộc sống như vợ chồng. Như thế sẽ giải tỏa được nhu cầu, đòi hỏi bình thường của tuổi trẻ. Tuy nhiên, ko nên có con sớm, phải sau khi đã kết hôn với nhau mới đi đến bước này.

Con cái và trách nhiệm của 2 người nếu vượt qua giai đoạn sống chung, sẽ là phần tiếp theo được xác định bằng hôn nhân. Gia đình lúc này là tất cả. Vợ chồng đều có trách nhiệm như nhau, dù ko thể thay đổi được thiên chức, là những bắt buộc (phụ nữ ko thể nói là "sợ đẻ" để rũ bỏ vai trò của mình) và đàn ông cũng ko thể coi những chuyện trong nhà/việc nhà là thứ vặt vãnh của phụ nữ.

Kiếm tiền là chuyện của cả 2, nuôi dạy con cũng vậy, và làm tất cả các việc nhà cũng thế, ko ai  phải gắn với “kiếp nội trợ” trong gia đình cả (trừ việc đẻ và cho con bú bằng sữa mẹ là của phụ nữ thôi).

Ko ai ngăn cản 1 cuộc sống/trưởng thành 1 cách tự lập, muốn tự tìm cách sống cho mình, hoàn toàn dựa vào sức mạnh của bản thân. Nhưng khi đã có gia đình, thì mỗi cá nhân nhiều khi ko thể sống chỉ vì mình, cho riêng mình như lúc còn độc thân được. Vì thế phải cần sự thay đổi và điều chỉnh, để ráp với nhau, cùng nhau sống hòa thuận trong 1 gia đình thật sự.

Sunday, March 14, 2021

Tản mạn về mấy cái cầu ở Bp

 Động lực để viết bài này là vài ngày nữa cầu Szecsenyi sẽ sắp đóng cửa, dự tính khoảng 18 tháng để tu sửa nên hôm qua phải cố đi 1 vòng cuối cùng. Thêm nữa, vừa rồi em có hân hạnh hầu trà 1 ông kỹ sư cầu đường, nghe giảng tràng giang đải hải về các cầu của Bp. Lịch sử, khó khăn, thành tựu, vài điều thú vị vv... Mặc dù mang tiếng cựu hs BME nhưng mà nghe ông giảng mình cứ ngơ ngơ ngác ngác và cuối cùng đành phải nhận ra 1 chân lý ko thể chối cãi  đc là còn sót bao nhiêu chữ thì đến hôm nay đã trả lại thành công cho thầy cô hết cả rồi 😂. Thôi thì nhớ đến đâu viết ra đến đó vậy:

Chuyện về cầu thì cả ngày nói ko hết, trước đây Bp chỉ có 2 cầu là Szecsenyi và Margit. Họ cũng thu phí qua cầu như BOT ở VN ý nhưng luôn luôn trích 1 phần ra để xây những cầu trong tương lai. Sau 13 năm thì đã đủ tiền để làm thêm 1 cầu mới và thêm 5-7 năm nữa đủ cả 2 cầu nên quốc hội quyết định xây cùng 1 lúc cả 2 là cầu Szabadság và Erzsébet. 

Trước khi sang hung chủ yếu hay đc nhìn cầu Long Biên và sau này là Thăng Long nên vẫn cứ hay thắc mắc vì sao cầu ở Bp trông mỏng manh như thế mà xe cộ vẫn đi qua lại đc. Mãi về sau mới biết đó là những cầu treo. Bp có 2 cầu treo hay cầu xích là Szecsenyi và Erzsébet. Điểm nhận diện là 2 cột cầu bao giờ cũng cao hơn hẳn, có 1 dây xích vắt từ bờ này sang bờ kia qua trụ và sau đó dòng dây xuống treo thân cầu lên. Cho nên thân cầu mỏng tang, thanh thoát mà vẫn chịu đc lực.

Cầu Erzsébet trước đây dùng xích để treo nhưng sau khi bị quân Đức đánh sập mìn 1945, khi làm lại họ thay xích bằng dây cáp thép như bây giờ. Cũng cần nói thêm là toàn bộ cầu của Bp đều đc gài mìn sẵn từ năm 1944 do quân đội Đức, hình như họ biết trước mình kiểu gì cũng sẽ thua và phải rút hay sao ấy. Vì tai nạn nên cầu Margit bị sập trước, năm 1944, còn những cầu còn lại đều chung số phận năm 1945. Duy nhất có cầu Arpad thoát đc vì mìn ko nổ do 1 lý do nào đó.

Vài dòng về cầu Szabadság, cũng là 1 cây cầu đẹp và thú vị nhưng ít khi đc nói đến. Là cây cầu đc xây với tốc độ nhanh nhất và cũng là cây cầu ngắn nhất Bp, hoàn toàn tự lực cánh sinh trong khâu sx linh kiện và thi công. Cầu này hay đc gọi là cầu treo rởm vì trông giống như cầu treo nhưng thực ra lại ko phải. Ace học máy đâu hết rồi, còn nhớ Gerber tartó là gì ko? Gúc? 🤣 Vâng đây là cầu Gerber. Những mảnh cầu đc gép lại với nhau bằng đinh ốc hay đinh tán. Cái đinh cuối cùng làm bằng bạc đc vua Ferenc József bấm nút cho máy tán vào gọi là  császárszög. Sau 1945 thì bị ai ăn cắp mất, chính quyền thay vào đó 1 cái đinh nhôm và làm thêm cho 1 cái chụp nhựa nữa nhưng sau đó ko lâu chụp thì còn mà đinh thì biến mất. Hiện nay chỉ còn mỗi mũ.


Nguyên lý của cầu Szabadság

Cái đinh tán cuối cùng của cầu Szabadság

Cầu Szabadság trước đây tên là Ferenc József,ko hiểu sao dân hung rất thích đặt tên cầu theo 1 ai đó nổi tiếng, cầu Erzsébet cũng từ tên hoàng hậu xấu số của ông, thiệt mạng trong 1 vụ ám sát.

Nghe nói trước đây cầu Szabadság đc sơn mầu xanh sẫm (royal blue), sau này khi xây lại đc sơn xanh lá cây như bây giờ. 

Rồi thì cầu Arpad thực ra là 3 cầu ghép lại thành một vv và vv... nhưng thôi vì chữ trả lại hết rồi nên em ko quan tâm lắm 😁

Thao Dao (Hội Hữu nghị Việt-Hung)

Saturday, March 13, 2021

NÚI HIMALAYA - BIỂN ĐÔNG VÀ BÀI HỌC CỦA VIỆT NAM

 Những tài liệu nóng hổi sau đây được trích từ các tờ báo “con cưng” của TQ: Thời báo Hoàn Cầu và Bưu Điện Hoa Nam.

CHIẾM ĐẤT LÁNG GIỀNG VÙNG NÚI HIMALAYA.

Một ngôi làng mới với khoảng 101 ngôi nhà được Trung Quốc xây ở vùng Arunachal Pradesh, lấn 4,5 km sang lãnh thổ Ấn Độ theo Đường kiểm soát thực tế (Line of Actual Control, LAC), làm dấy lên vấn đề chủ quyền. Ấn Độ khẳng định Arunachal Pradesh là một bang của Ấn Độ trong khi TQ nói đó là vùng Nam Tây Tạng của họ. Làng mới này được xây bên bờ sông Tsari Chu, chỉ khởi công từ 2019 và tháng 10/2020 mới hoàn thiện.

Một ngôi làng khác, làng Pangda, được nhập vào TQ đúng ngày 1/10/2020. Theo chính quyền huyện Á Đông (Yadong), vùng Tây Tạng, có 27 hộ gia đình vừa tình nguyện chuyển từ làng Shangdui, huyện Á Đông, đến khu định cư mới nằm bên sông Torsa, trên cao nguyên Doklam. Đây là vùng đang tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc, Ấn Độ và vương quốc Bhutan. Đối với Ấn Độ, cao nguyên Doklam rất quan trọng vì là cầu nối duy nhất giữa 8 bang phía đông bắc Ấn với phần còn lại của đất nước.

Vậy mà mới đây Global Times ngày 23/11/2020 đăng mọi chứng cứ khẳng định làng Pangda thuộc lãnh thổ Trung Quốc, trong khi theo báo New York Times ngày 27/11/2020, làng Pangda lấn sâu hơn 1 km bên trong khu bảo tồn động vật hoang dã Sakteng (Sakteng Wildlife Sanctuary) của Bhutan. Vào mùa hè 2020, Bắc Kinh đòi chủ quyền gần 777 km2 và biến khu bảo tồn đang là của Bhutan thành vùng lãnh thổ tranh chấp.

Trên giấy tờ, những ngôi làng này nằm trong khuôn khổ chương trình xóa đói nghèo và bảo đảm ổn định chính trị ở Tây Tạng. TQ đã chi 4,6 tỉ đô la để xây dựng nhà ở, trường học, bệnh viện và cơ sở hạ tầng cho những khu vực đó. Việc XÂY DỰNG CHỚP NHOÁNG tại những vùng đất có tranh chấp một lần nữa khẳng định chính sách XÂM LƯỢC-BÀNH TRƯỚNG của Trung Quốc.

Báo New York Times nhận định : “Công việc xây dựng các khu định cư đã được vệ tinh chụp lại là nằm trong loạt kế hoạch được Trung Quốc sử dụng trong nhiều năm. Đó là đơn phương thay đổi thực tế, gạt phắt tuyên bố chủ quyền của nước láng giềng“

ĐÚNG Y CHANG CHIẾN LƯỢC THỰC HIỆN TRÊN BIỂN ĐÔNG !

GS Brahma Chellaney, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chính trị tại New Delhi, trong bài viết ngày 10/03/2021 trên trang The Strategist của Viện Chính sách Chiến lược Úc (ASPI), ông so sánh “những ngôi làng mới ở biên giới được Trung Quốc xây trên dãy Himalaya rất giống như những hòn đảo nhân tạo ở Biển Đông. TQ phình to bản đồ mà không cần bắn một phát súng nào”.

Xây làng để bành trướng, TQ đưa những người du mục vùng Tây Tạng đến. Thực tế cho thấy: Kế hoạch này được tăng tốc và mở rộng kể từ năm 2019. Với danh nghĩa “xóa đói giảm nghèo”, chính sách định cư dân du mục của Trung Quốc nhắm đến hai mục đích : triệt tận gốc văn hóa du mục, buộc người dân nghèo sống cố định ở vùng biên để lấn chiếm và giữ đất.

Việc này giống với trường hợp Biển Đông và biển Hoa Đông. Trung Quốc huy động đội tầu cá dân sự hùng hậu, được lực lượng tuần duyên hậu thuẫn để phục vụ cho công cuộc “gặm nhấm” cả biển lẫn núi tất cả các nước láng giềng, lân cận.

Chính quyền Ấn Độ công khai ghi nhận, vô phương lấy lại đất tranh chấp nếu không dùng vũ lực, báo New York Times trích dẫn. 

Giáo sư Brahma Chellaney nhắc lại là theo luật pháp quốc tế, đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ phải dựa trên việc quốc gia đó kiểm soát một cách liên tục và hòa bình ở vùng đất liên quan. Trung Quốc cứ ngang nhiên đòi chủ quyền, đưa dân đến, xây những công trình kiên cố để biến không thành có nhằm mở rộng các vùng đất biên giới. Ngoài chiếm đất, chiếm biển, TQ còn phá hoại môi trường: hoạt động bồi đắp, xây dựng đảo nhân tạo ở Biển Đông đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho các rạn san hô. Cay đắng nhất là những láng giềng rất thân thiết như Bhutan, Nepal cũng không được ông láng giền tham lam vô độ thương tình. Và rồi, trường hợp của Việt Nam...

THÁNG 3/2021 VÀ HIỆN TƯỢNG NHỮNG ĐOÀN NGƯỜI TQ LIẾN TIẾP NHẬP CẢNH TRÁI PHÉP VÀO VN.

Gần nhất là thông tin dồn dập về những đoàn người TQ nhập cư lậu vào khắp các vùng đất nước ta. Theo tin từ các báo, chỉ trong 2 ngày, 5/3 và 7/3/2021, Công an TP.HCM phát hiện 40 người Trung Quốc từ Phúc Kiến nhập cảnh trái phép, lưu trú tại 2 khách sạn ở quận 1 và quận Gò Vấp.

Cùng ngày, khoảng 3 giờ ngày 7.3, Công an TP.Châu Đốc phát hiện ô tô 16 chỗ do tài xế VN điều khiển, chở 13 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép.

Chỉ 2 hôm sau, trưa ngày 09/3/2021 thì tại Nghệ An cơ quan chức năng lại bắt giữ một xe khách chở tới 57 người TQ nhập cảnh trái phép (xe chỉ được chợ tối đa 34 người).

Câu chuyện núi Himalaya, biển Đông nhắc nhở và khoét sâu trong tâm trí người Việt bài học về tham vọng bành trướng vô độ của TQ. Cách họ sử dụng những đoàn người du mục chiếm đất ở Himalaya phải chăng không xa lạ? Đã có lúc nhiều người VN nêu tình trạng những khu nhà mà về danh nghĩa là xây cho công nhân TQ như ở khu khai thác bô xit các tỉnh Tây Nguyên hay khu nhà máy nhiệt điện Duyên Hải, Trà Vinh, mà chính quyền sở tại không thể vào kiểm tra .

Nay với hàng loạt, từng đoàn người TQ nối tiếp nhau nhập cư trái phép vào từ nhiều phía, nếu chúng ta không phản ứng kịp nhanh, đủ kiên định, quyêt liệt đến cùng thì hậu quả khó lường.

Muốn chiếm cả đất, trời, biển, núi (theo nghĩa đen), không ngại lấn chiếm bất cứ vùng biên giới nào chung quanh, kể cả với láng giềng "thân thiết", chẳng còn nơi nào trên trái đất này mà họ không muốn chiếm đoạt./.

Vũ Kim Hạnh

Thursday, March 11, 2021

Nông dân & Đồng bằng sông Cửu Long: Nói về cây lúa hôm nay

 Tháng 11 năm 2017, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc quyết định ban hành nghị quyết số 120. Bản nghị quyết còn có tên gọi đặc biệt khác: “Thuận thiên”, về Phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thích ứng với biến đổi khí hậu.

Theo lời kể của vị giáo sư “cây lúa” Võ Tòng Xuân, 2 chữ “thuận thiên” ấy được bắt đầu từ một cuộc trò chuyện ngắn ngủi trên bàn ăn giữa Thủ tướng và ông. Một điều ít ai biết, GS Võ Tòng Xuân đã ấp ủ nó để được “thưa” suốt 30 năm.

4 năm sau cuộc gặp ấy, trong cuộc trò chuyện với chúng tôi, ông lão 80 tuổi tóc bạc phơ vẫn ngày ngày cần mẫn với công việc nghiên cứu, giảng dạy cho hàng nghìn sinh viên nông nghiệp. Và vẫn tự hào khi nhắc về 80 năm cuộc đời trăn trở cho con đường “thuận thiên”…

Bắt đầu cuộc trò chuyện này, tôi muốn biết từ khi nào “thuận thiên” xuất hiện trong suy nghĩ của giáo sư, thưa ông?

GS Võ Tòng Xuân: Khi 15.000 hecta vùng đất thấp ngập mặn, lúa chết sạch, Sóc Trăng bà con kêu thấu trời xanh.

Một thời Việt Nam ta tự hào vì 9 con rồng đổ mình ra biển Đông, nhưng đến thập kỷ 1960 con rồng Ba Thắc (Sóc Trăng) thực sự đã chết. Thập kỷ 1980 thì tới lượt con rồng Ba Lai (Bến Tre) mười mấy cây số đều bị lấp, không còn đủ chảy nước chảy thành một lòng sông…

Khi ấy, tôi nói đùa với đồng nghiệp: “Cửu Long mất hai, giờ chẳng lẽ đổi tên đồng bằng ta là Thất Long sao?”. Nhưng nói xong, chỉ thấy nhói tận tâm.

Suốt một thời gian dài từ 2000 đến nay, tôi đã chứng kiến ĐBSCL trải qua những mùa khô và hạn hán khốc liệt như thế đấy! Đi đến đâu, gặp bất kỳ người nông dân nào, cũng chỉ nước mắt và lời kêu than không thể nào đau lòng hơn.

Cho đến một buổi sáng tháng 3/2010, tôi tình cờ đọc trực tuyến trên tờ Bangkok Post bản tin về Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo ngồi giữa thửa ruộng Vân Nam. Xung quanh bốn bề đất nứt như gót chân người, không còn lấy một giọt nước.

Dưới bức ảnh, Thủ tướng Ôn Gia Bảo nhắn: “Tôi không dám vào viếng một nhà nông dân nào. Vô đó, tôi chắc chắn họ không còn nước mời tôi uống”.

Ngày 25/3/2010, tôi đi viếng vùng nhiễm mặn Sóc Trăng cũng thấy tình trạng cạn khô như vậy.

Khi đó tôi mới vỡ lẽ.


Vỡ lẽ về điều gì, thưa ông?

GS Võ Tòng Xuân: Suốt thời gian dài, chúng ta nói, thượng nguồn Trung Quốc xây đập thuỷ điện chằng chịt, chặn đứng nguồn nước Mê Kông gây hạn hán, ngập mặn. Việt Nam, Thái Lan, Campuchia nhiều năm nay vẫn kiện cáo, đòi mở đập để “giải cứu” cây lúa miền dưới.

Nhưng thực tế không phải vậy!

Rõ ràng lúc Việt Nam đang gặp hạn thì trên Vân Nam họ cũng thế! Từ sau năm 2015, mực nước sông Mê Kông mùa khô liên tục rơi xuống còn 1.600 m3 - 1.800 m3/s, trong khi trước đây nó từng đạt 40.000 m3/s vào mùa mưa và 2000 m3/s vào mùa khô.

Chúng ta kiện, chúng ta đòi mở nước nhưng Trung Quốc họ đã không còn đủ nước cho cả đất nước họ nữa rồi. Mà cho là có năm dư, khi xuống tới đường ranh Thái Lan - Lào, hàng ngày hàng nghìn trạm bơm vẫn lấy nước đổ vào cho vùng hạn Đông Bắc Thái Lan thì đến lượt Việt Nam liệu có còn nước không?

Đó là tình hình chung thế giới! Và cái biến đổi khí hậu nó đã xảy ra hàng chục năm nay, trên toàn bộ Trái Đất, chứ đâu phải đến tận bây giờ ông trời mới bắt Việt Nam gồng gánh nỗi đau này?

Có thời điểm vì sợ thiếu lương thực, Bộ Nông nghiệp và Hải Quan đề nghị nước ta tạm ngưng xuất khẩu gạo. Hơn một tháng trời, nước ngoài không đợi được, họ liền quay sang Thái Lan mua gạo.

Lúc đó, tôi lên tiếng khẳng định luôn: “Nước ta không bao giờ thiếu lúa gạo!”.

Để chứng minh điều này, tôi đã đi dọc các tỉnh ven biên giới Campuchia. Ở đó, khoảng 1,2 triệu hecta đất vùng nước ngọt quanh năm, nước mặn không thể ngập tới, cây lúa vẫn phát triển tốt, thậm chí còn cho năng suất rất cao.

Chỉ duy khoảng 15.000 hecta ở vùng ven biển của mấy ông nông dân “cãi trời”, chính quyền đã cảnh báo nhưng vẫn chăm chăm làm lúa thì giờ mới than trời kêu đất.

Truyền thông không nhìn thấy được bức tranh toàn cảnh nên đã gây ra rất nhiều hiểu lầm.

Tháng 9/2017, tôi được mời tham dự Hội nghị về Phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu tại Cần Thơ, do Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì. Nhân dịp này tôi mới rút ruột rút gan ra trình bày với Thủ Tướng:

“Nông dân miền Tây mình đang mắc vòng kim cô rất lớn! Thưa Thủ tướng…”

Thủ tướng thấy lạ bèn hỏi lại: “Kim cô gì thầy? Nhờ thầy nói rõ!”

“Kim cô chính là lúa.”.

Tôi giải thích tiếp: “Giờ này chúng ta thặng dư nhiều lúa rồi nhưng Nhà nước cứ buộc nông dân trồng lúa, vùng mặn cũng phải làm. Đó chính là ta đi ngược với thiên nhiên, chống thiên nhiên.”

Thủ tướng hỏi: “Chống như thế nào thầy?”

“Ở các vùng mặn, mùa nắng ruộng chỉ có nước mặn, đáng lẽ người ta phải nuôi tôm, nuôi cá, sinh lời… lại bắt người ta trồng lúa. Đó là không thuận thiên…”

Lúc ấy, Thủ tướng vỡ lẽ.

Kết thúc kỳ họp, Thủ Tướng đồng ý dùng 2 chữ “thuận thiên” làm tôn chỉ cho nghị quyết mới.

Tháng 11/2017 thì nghị quyết 120 do Chính phủ ban hành đã nhấn mạnh tầm quan trọng của 2 chữ “Thuận thiên”.


Trước Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Giáo sư đã bao giờ đề cập đến con đường “thuận thiên” này lần nào khác?

GS Võ Tòng Xuân:  Thú thật, hơn 50 năm “ăn nằm” với cây lúa, tôi chưa bao giờ thôi nghĩ về nó.

Thời kỳ đất nước giải phóng, chúng ta đề ra chính sách đảm bảo an ninh lương thực, chú trọng việc trồng lúa.

Tại kỳ họp thứ 1 Quốc hội Khóa VII (1981-1987) do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng chủ trì, Chánh phủ báo cáo đã mở rộng sản xuất lương thực vùng Đồng Tháp Mười và vùng lúa Tứ Giác Long Xuyên.

Đến lúc đại biểu Quốc Hội tham luận, tôi đăng ký xin thưa: “2 vùng vừa báo cáo không chỉ không cho kết quả như ý muốn mà còn làm nãn lòng nhân dân”.

Bởi thời điểm đó, những vùng này đất rất phèn, cây tràm đã sống thành rừng mà giờ ta lại chỉ đạo phá rừng, trồng lúa.

Mọi người cứ nghĩ Nam Bộ “cò bay thẳng cánh” thì đâu đâu cũng trồng lúa được. Không phải! Đó là cưỡng trời, là đi ngược thiên nhiên. Bao nhiêu vốn đầu tư nhưng sẽ không lấy lại được bao nhiêu!

Bởi khi ấy, nếu nông dân tiếp tục “cãi trời”, ĐBSCL sẽ đi vào thế khó. Thuận thiên thì không những biến nguy thành cơ mà còn là cơ hội “vàng” cho Tây Nam Bộ vươn lên làm giàu.

Nghe xong, chủ tịch Phạm Văn Đồng nhìn tôi, trách: “Tại sao đến giờ đồng chí mới nói?”.

Lúc đó, tôi thưa: “Dạ! Đây là dịp đầu tiên cháu mới có được môi trường Quốc hội để phát biểu”. Sau đó, ông cười rồi lập tức kêu Ông Phan Xuân Đợt (Bộ trưởng Lâm Nghiệp bấy giờ) và ông Nguyễn Đăng (nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp) đưa ra phương án, nhanh chóng sửa sai vấn đề này ngay.

Đến cuối năm 1989, nước ta bắt đầu xuất khẩu gạo. Ngặt cái, trồng lúa ở miền Bắc thì cứ như chống giặc vậy! Vụ đông xuân thì chống rét, hạ chống hạn, thu đông thì chống bão lũ… Lúc đó tôi mới thấy sao nông dân mình khổ quá! Suốt đời cứ chống, đi đánh thế thì bao giờ mới có ăn. Tôi liền nghĩ đến phương án giảm trồng lúa.

Năm 1990, tôi đổi tên “Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển lúa” của mình thành “Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hệ thống Canh tác”. Trong những lần ra nước ngoài, tôi vận động Australia giúp kinh phí chi Viện Lúa Quốc tế (IRRI) và Canada tài trợ chương trình nghiên cứu khoa học. Về nước tôi mời các khoa Nông nghiệp của đại học Việt Nam thành lập Mạng Lưới nghiên cứu hệ thống canh tác xoay quanh cây lúa cho từng vùng. Chủ yếu là để giảm bớt một, hai vụ lúa nhằm luân canh cây trồng khác hoặc nuôi tôm, cá.

Nhưng cuối cùng dự án đó mãi mãi không thực hiện được…

Sang kỳ họp Quốc hội thứ 8, tôi tiếp tục đề cập vấn đề cắt giảm nhu cầu trồng lúa, chuyển sang canh tác cây ăn quả, thâm canh tôm, cá giá trị cao. Lúc đó, một đại biểu Quốc Hội đứng lên phản bác rất gay gắt: “Mình là con người, con người phải ăn cơm ăn gạo, chỉ có con khỉ mới ăn quả”.

Vậy đó, họ nói tôi như thế đó!

Tôi về, đi ra đồng thì ông nông dân vẫn hỏi: “Bây giờ mình dư nhiều gạo, xuất khẩu nhiều quá rồi, sao nhà nước còn khuyến khích trồng lúa?”. Có lúc tôi không biết trả lời họ câu hỏi đó sao cho phải…


Một đời người nghiên cứu về cây lúa nhưng năm lần bảy lượt ông lại ủng hộ quan điểm Việt Nam không nên tiếp tục trồng nhiều lúa. Điều đó có mâu thuẫn quá không, thưa ông?

GS Võ Tòng Xuân:  Đúng! Đúng là có lúc tôi từng mâu thuẫn như thế!

Thời điểm năm 1975, chính sách đảm bảo an ninh lương thực khiến dân ta không có lựa chọn nào ngoài chuyện trồng lúa. Miền Bắc thì tập trung lo đê điều, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ thì thuỷ lợi, ngọt hoá. Hơn 70% kinh phí nhà nước cấp cho ngành nông nghiệp khi ấy chỉ để xây thủy lợi, làm lúa nước.

Dân phá rừng trồng lúa, thậm chí nhà nào có vườn hoa đẹp phải cuốc lên, có vườn trái cây đều đào gốc, trồng rau, khoai. Nhiều gia đình thèm có một cái cây ăn trái lắm, phải lén đắp mô ở trong ruộng, chỗ này một ít, chỗ kia một ít để có cây nhãn, cây xoài ăn chơi.

Bởi khi ấy, chúng ta còn quá ám ảnh cái đói sau 2 cuộc thế chiến! Cái chính sách an ninh lương thực là cần thiết. Nhưng suốt 30 năm, từ khi chúng ta đủ ăn, dư ăn và xuất khẩu gạo rồi, chúng ta vẫn duy trì chính sách ấy, vẫn trồng lúa mọi nơi, thậm chí còn tốn nhiều tiền để ngọt hóa vùng mặn để trồng thêm.

Nếu tôi vì bản thân mình thì tôi đã nhắm mắt cho qua. Nhưng không phải! Tôi đã chứng kiến nhiều câu hỏi không biết trả lời thế nào từ những nông dân như thế rồi.

Đúng như ý nguyện của Bác Hồ “Nông dân ta giàu thì nước ta giàu”, tôi nghĩ đã đến lúc nhà nước ta, các doanh nghiệp và cả người nông dân đều cần thay đổi.


Con đường thay đổi đó thực hiện như thế nào?

GS Võ Tòng Xuân: Trước đây, người Việt hay có quan niệm: “Không học thì đi làm nông dân”. Bởi ngày xưa, ông bà ta chỉ làm nông theo hình thức tự phát, kinh nghiệm, bắt chước.

Nhưng giờ Việt Nam đã qua cái thời “thất học ra đồng”! Chúng ta có rất nhiều cơ sở để tri thức hoá người nông dân như các nước châu Âu.

Nói vậy không phải là bắt ông nông dân phải đi học đại học, cao đẳng. Mà ông ấy chỉ cần qua các lớp đào tạo do doanh nghiệp, nhà nước địa phương tổ chức nhằm làm sao cho nguyên liệu do nông dân làm ra đạt đủ tiêu chuẩn yêu cầu thì xem như đã qua lớp và được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện “hành nghề ”.

Thứ hai, trong tương lai gần, với tình trạng hạn mặn và sạt lở diễn ra mạnh mẽ ở ĐBSCL như hiện nay, để phát triển toàn diện thì cần phải giảm lúa gạo. Tại vùng ven biên giới Campuchia, là vùng luôn luôn có đủ nước ngọt và không bị nước mặn xâm nhập, thì chúng ta nên thiết kế 1.2 triệu hecta lúa, trồng 2-3 vụ/năm để đảm bảo an ninh lương thực và xuất khẩu một phần.

Còn những tiểu vùng gần biển thì nên trồng lúa vào mùa mưa, mùa nắng có thể kết hợp nước mặn với nước ngọt trộn lại để nuôi tôm, nuôi cá thâm canh hoặc chuyển đổi cơ cấu cây trồng chịu mặn. Vùng giữa thì bắt đầu lên liếp đất để hạn chế nước mặn và có rảnh mương dự trữ nước trong mùa mưa để tưới cho cây trồng trong mùa nắng.

Thứ 3, nhà nước cần nắm được các khuynh hướng nông nghiệp trên thế giới. Từ đó, tạo điều kiện liên kết vùng, nông dân-nông dân (dồn điền -PV), nông dân-doanh nghiệp, doanh nghiệp-doanh nghiệp để sản xuất trên diện tích lớn bằng cơ giới và công nghệ 4.0.

Ngược lại, phía doanh nghiệp phải được đào tạo thành nhà doanh nhân giỏi, là đơn vị tiên phong trong chế biến sản phẩm có thương hiệu, năng nổ khám phá và sẵn sàng tìm đầu ra cho sản phẩm.


Ở tuổi 81 này, GS còn điều gì trăn trở cho cuộc sống và nền nông nghiệp Việt Nam?

GS Võ Tòng Xuân: Năm 1991, tôi sang Mỹ, có dịp gặp một vài anh bạn người Việt gốc Hoa làm chủ chuỗi siêu thị Á Châu. Ngồi nghe tâm sự, các anh ấy đều nói:“Bây giờ thầy phải làm thế nào đi thầy? Tụi con thèm bán gạo Việt lắm mà Việt Nam không có giống gạo ngon nào, siêu thị tụi con toàn phải mua gạo Thái Lan”.

Câu hỏi ấy cứ theo tôi mãi!

Năm 2019, khi Hồ Quang Cua - sinh viên của tôi, lai tạo thành công “giống gạo ngon nhất thế giới" ST25, tôi mới có thể tự tin giới thiệu với các siêu thị Á Châu.

80 năm cuộc đời, tôi đã đặt chân đến trên 80 nước để mang về những cải tiến cho nền nông nghiệp Việt Nam. Tôi vui khi hoàn thành được những hoài bão. Nhưng sẽ càng hạnh phúc hơn nhiều nếu đi đâu đâu trên khắp thế giới này tôi đều thấy nông sản Việt Nam, thấy người ta hào hứng lựa chọn nó, tôi hay tưởng tượng đến những nụ cười sung sướng của người nông dân đã và đang sản xuất nguyên liệu an toàn, chất lượng để cung cấp cho nhà doanh nghiệp, cùng nhau làm ra những sản phẩm có thương hiệu nổi trội.

Đó là những người tiếp tay làm nên sự giàu có của chính họ và của đất nước Việt Nam.

Bây giờ, mỗi ngày tôi vẫn làm việc bình thường. Nói chuyện với bạn hôm nay, lát nữa sẽ về Cần Thơ để mai gặp sinh viên. Kế hoạch cuối tuần này thì lên Nhà máy đường Gia Lai tính chuyện hợp tác với người dân tộc tại Huyện Eatun trồng cây mía,… Ngày nào còn sức khỏe và trí óc minh mẫn, ngày ấy tôi sẽ còn truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng cho thế hệ sau bấy lâu.

Như Khổng Tử, Trang Tử, Lão Tử của ngày xưa mong muốn tìm người tiếp nối. Tôi chỉ mong một mai sẽ có đôi mắt thay tôi nhìn ngắm những cánh đồng Việt Nam phát triển thế nào…

Bài: Huy Hậu (eMagazine-soha)