Các quốc gia vùng Scandinavia là 1 nhóm độc đáo, 1 trường hợp độc nhất vô nhị của thế giới, nơi đáng sống trong chế độ "mình vì mọi người, mọi người vì mình".
Họ là những quốc gia trái ngược với Pháp, Ý hay Tây Ban Nha (TBN) về mặt phúc lợi nhà nước.
Dù có tỷ lệ thất nghiệp cao, mức tăng trưởng của Bắc Âu vẫn cao hơn so với các nước khác trong Liên minh châu Âu. Trong các năm từ 2002 đến 2011, khi ở Ý GDP (theo USD) tăng trung bình 5,3% 1 năm, Pháp là 6,1% thì ở Đan Mạch là 6,4%, Thụy Điển 7,3% và Na Uy là 8,9%. Chưa kể đến việc các nước Bắc Âu đạt mức tăng trưởng cao nhưng vẫn duy trì được mức chi tiêu xh cao - 1 hiện tượng rất đặc biệt.
Lý do trước hết, đây là những quốc gia nhỏ hơn nhiều so với Pháp, Ý và TBN. Tổng dân số 3 nước này chỉ bằng 1/10 dân số của 3 nước được so sánh. Với 5 triệu dân, Na Uy còn ít dân hơn cả Singapore.
Nhưng quan trọng hơn số dân là THÀNH PHẦN dân số, đây là vấn đề cốt lõi tạo nên sự khác biệt.
Cả 3 nước Bắc Âu kể trên đều có dân cư tương đối đồng nhất, tạo nên sự gắn kết ko thể có được ở những vùng khác của châu Âu. Người dân các nước này có ý thức rõ rệt về tính thống nhất và toàn thể. Giống như trong 1 bộ tộc với những thành viên sẵn sàng hy sinh cho nhau. Họ sẵn lòng làm lụng ko chỉ cho bản thân mà còn cho những người cùng bộ tộc, giống như đang giúp đỡ bà con họ hàng của mình, ko phải 1 nhóm người ăn ko ngồi rồi xa lạ từ những nơi khác đến.
Đối diện với mức thuế cao mà nhà nước dành cho phúc lợi xh, những người có thu nhập cao ít có khả năng chạy khỏi xh kiểu bộ tộc này dù họ ko thiếu cách để làm như thế. Họ là những tài năng hàng đầu, có khả năng tạo ra của cải và cơ hội cho bản thân và cho người khác. Họ là những người trong 1 dân tộc, 1 gia đình, ko hoài nghi về việc phải nộp thuế để hỗ trợ cho những người mà họ coi như anh chị em của mình.
Từ những điều này, có thể thấy đây là những đất nước tuyệt vời, dân chúng sống trong sự đoàn kết gắn bó. Sống trong những đất nước như thế, những người có nghề nghiệp sẵn lòng đóng thuế nhiều hơn, còn những người ko có cơ hội cũng ít lợi dụng vào hệ thống hơn, vì họ cảm nhận được sự hy sinh, thân thuộc của cộng đồng. Nói cách khác, ngay cả những người thất nghiệp cũng ít lạm dụng nguồn trợ cấp của mình hơn.
(tóm lược từ One Man's View Of The World by Lee Kuan Yew)
Hoàng Quôc Thành
ReplyDeleteTự nguyện trở thành XH gần giống CNCS của phe ta , ko có chạy chức , mua chức , chẳng có lấy đất của dân chia nhau , chẳng cần lãnh đạo gốc polis . Hay lắm !
Hoàng Quôc Thành, ta đi theo con đường khác bác ạ 😎
DeleteHoàng Quôc Thành
DeleteNguyễn Cao Bình, công nhận tính cam chịu của dân mình cao nhất thế giới , trong đó có anh luôn . Nhiều lúc nghĩ thấy tự hào mình là siêu lương dân .
Hoàng Quôc Thành, ông Lý Quang Diệu cũng siết dân (hơn 70% Hoa kiều) để giữ vững các thể chế mà ông chọn cho Singapore, bởi ông nhận thấy: việc này sẽ giúp Singapore phát triển, ko như các thuộc địa của Bỉ hay Pháp (ông cho rằng: người Anh ra đi rất lịch thiệp và biết ơn họ với hệ thống mà họ trao lại). Nhưng ông làm như thế là đúng và cần thiết với bối cảnh xh của Singapore nói riêng và vùng ĐNA, Đông Á nói chung.
Delete