Trái tim trong chúng ta có chức năng bơm máu theo các động mạch, đem dưỡng khí và chất dinh dưỡng đến toàn bộ tế bào của cơ thể đồng thời loại bỏ các chất thải trong quá trình trao đổi chất.
Nhưng con người còn có những trái tim khác. Hai trái tim còn lại là gì?
------------
Trái tim thứ nhất
Trái tim cùng đập với chúng ta (trung bình 72 nhịp/phút) từ khi sinh ra đến lúc nhắm mắt rời khỏi trần thế. Như vậy, nếu sống 70 năm, tim đập liên tục, ko ngừng nghỉ, với 2.649.024.000 nhịp.
Trái tim nhỏ bé thật mạnh mẽ vô cùng. Tuy nhiên, dù vậy, ta nên thương yêu nó và cộng tác/hỗ trợ giúp đỡ nó, ko để tim bị suy yếu gây nguy hiểm cho tính mạng của mình.
Trái tim thứ 2
Đó chính là cơ hoành.
1. Thở bằng bụng dưới bằng cơ hoành là biện pháp tối ưu giúp trái tim thứ nhất đỡ gắng sức tống máu đi nuôi cơ thể. Khi hít vào thì phình bụng, cơ hoành hạ xuống làm cho oxygen đến tận cùng màng/cơ tim. Trái tim thứ nhất chỉ cần giãn nhẹ cũng lấy đầy đủ máu.
2. Khi thở ra, bụng hóp lại, cơ hoành bị đẩy lên tối đa, ép các mạch máu mạnh nhất giúp tim co bóp tống máu đi khắp cơ thể.
3. Nhờ vậy mà cơ hoành là trợ lý đắc lực của trái tim thứ nhất. Tim sẽ khỏe hơn và bền bỉ hơn theo thời gian.
4. Đồng thời, thở bụng bằng cơ hoành là trạng thái có tác dụng massage đều đặn các cơ quan nội tạng, đưa máu đến gan, thận, lách, ruột...phòng bệnh cho các cơ quan này rất hiệu quả.
5. Giúp chống bệnh nhiễm trùng của hệ tiết niệu gồm thận và bàng quang.
6. Máu được đưa đầy đủ về vùng chậu như tử cung, buồng trứng, làm giảm các triệu chứng tiền mãn kinh ở phụ nữ.
7. Phổi được co lại và giãn nở tối đa, oxy đến phổi đầy đủ nhất nên ngừa được bệnh phổi.
8. Tiêu hóa: làm tăng chức năng của dạ dày, gan, lách, nhất là máu đến đầy đủ giúp quá trình chuyển hóa thức ăn dễ dàng hơn.
9. Điều hòa thần kinh thực vật do đó HA ổn định.
10. Khi thở bụng bằng cơ hoành sẽ có tác dụng ức chế mọi tạp niệm ở não, giảm stress, giảm đau, có tác dụng an thần do chất endorphin được tiết ra từ não trong lúc thở bụng.
Kết luận
Cơ hoành chia việc cho trái tim thứ nhất để nó không suy giảm chức năng bơm máu. Gíup cơ thể, sắc khí khỏe mạnh, da dẻ hồng hào.
Nhịp tim giảm lại: 60-65 nhịp/phút, đồng thời cơ tim khỏe hơn, mỗi lần co bóp đạt chất lượng đưa máu đến các cơ quan đầy đủ hơn.
Khi đã thành thói quen, thở bụng thường xuyên tự nhiên một cách vô thức sẽ là cách trợ giúp tốt nhất bằng cách thở, 1 nguyên tắc của khí công để bảo vệ sức khỏe và trái tim thứ nhất của chúng ta.
Trái tim thứ 3
Lòng bàn chân là trái tim thứ 3.
Theo Tây y:
1. Lòng bàn chân là nơi có nhiều mạch máu, mao mạch ngoại biên. Khi máu được cung cấp đủ tại đây ta sẽ khỏe hơn. Nếu được kích thích, các mao mạch ở đây sẽ giãn nở, oxygen sẽ đến được từng tế bào đầy đủ. HA sẽ hạ trong mức độ ổn định, tim ko cần tống máu với cường độ tối đa, hạn chế được bệnh tật.
2. Lòng bàn chân là vị trí thấp nhất của cơ thể, các mạch máu ở đây giãn nở sẽ tạo lực hút kéo máu xuống và ra ngoại biên rất đầy đủ, ko cần nhiều lực bóp của tim do đó có thể trợ lực cho tim một cách hữu hiệu. Tim sẽ khỏe và bền bỉ với thời gian mà ko suy yếu dù tuổi đã già.
3. Nếu để bàn chân lạnh, các mạch máu co lại, oxygen ko ra đủ ngoại biên, tim buộc phải co bóp với lực mạnh hơn, lâu ngày sẽ làm tim suy yếu. Ngâm chân trong nước nóng hay dùng máy sấy tóc làm ấm bàn chân trước khi ngủ là cách giúp tim đỡ phải làm việc nhiều, cũng là cách giúp cho việc tuần hoàn lưu thông máu khắp cơ thể, oxy cung cấp đầy đủ rất tốt cho sức khỏe.
4. Những người ở thôn quê làm việc đồng áng đa số có trái tim khỏe mạnh, nhiều người 90 tuổi mà tim vẫn hoạt động mạnh mẽ do suốt cuộc đời họ đi chân đất làm ruộng, rẫy, lòng bàn chân dẫm lên đá, sỏi và mặt đất đủ mọi địa hình. Như thế đã vô tình kích thích lòng bàn chân một cách tự nhiên, làm cho tim trở nên bền bỉ hơn so với những người sống ở tp, luôn mang giày dép.
Theo Đông y:
1. Lòng bàn chân là nơi có các huyệt đạo liên quan mật thiết với các cơ quan nội tạng. Nếu ko chú ý điều này, chúng ta đã bỏ qua một cửa ngõ quan trọng của cơ thể.
2. Nhất là các kinh mạch đi xuống chân là phải qua lòng bàn chân.
3. Muốn cho tim, phổi, gan... và các cơ quan của cơ thể khỏe mạnh thì phải chú ý kích thích lòng bàn chân để đả thông nội tạng, từ đó tăng lưu lượng máu đến các cơ quan này càng nhiều do chính sức hút từ chúng, giúp tim ko phải cố gắng nhiều. Tim sẽ làm việc nhẹ nhàng hơn mà vẫn hoàn thành chức năng của mình.
4. Thực hành với lòng bàn chân thế nào cho hiệu quả?
- Mỗi ngày để ra 3-5 phút theo thứ tự: ĐẤM-VỖ-XOA
- Đấm: khắp mỗi lòng bàn chân với 1 lực khá mạnh để đả thông toàn bộ cơ quan nội tạng. Từ 50-100 lần.
- Vỗ: khắp lòng bàn chân, 50-100 lần.
- Xoa: xoa nóng lòng bàn chân, 50-100 lần.
- Bấm huyệt Dũng Tuyền (vị trí 1/3 trên, từ mũi ngón chân), bấm day bắng ngón tay cái từ 15-30 giây để bồi bổ kinh thận là tiền đề cho trường thọ vì thận là gốc của sự sống về mặt Đông y.
- Chú ý vị trí của các huyệt đạo, suy yếu cơ quan nào thì chú trọng đấm-vỗ-xoa nhiều hơn trên lòng bàn chân, nơi có huyệt đạo tương ứng.
- Các thao tác chỉ cần từ 3-5 phút.
Vì ko cần tốn thời gian nhiều, nhưng hiệu quả, mọi người thử thực hành mỗi sáng. Cả ngày sẽ cảm thấy khỏe mạnh hơn, làm việc tốt hơn mà ko bị mệt mỏi, có lợi cho sức khỏe.
Như thế, thật đơn giản mà hiệu quả. Khi kết hợp 3 quả tim của chúng ta: quả tim trong lồng ngực, cơ hoành và lòng bàn chân.
Nên phối hợp nhịp nhàng bằng cách: thở bụng nâng hạ cơ hoành, đấm-vỗ-xoa lòng bàn chân là phương pháp giúp cho trái tim thứ nhất ko bị suy yếu, bền bỉ với thời gian.
Đó là cốt lõi của khí công nói riêng và y học phương Đông nói chung.
đăng lại từ KTNN No.1100
No comments:
Post a Comment