Sunday, March 21, 2021

Tìm hiểu về cơ thể: Hệ Bạch huyết

 Hệ Bạch huyết và Hệ tuần hoàn như 2 dòng sông trong cơ thể. Cơ thể của chúng ta được cấu tạo từ vô số tế bào, bản thân từng tế bào là 1 thực thể độc lập. Tất cả nằm trong 1 không gian là "Đại dương toàn cầu" (ĐDTC), chất lỏng giữa các tế bào và bao bọc toàn bộ các tế bào. ĐDTC đó chiếm khoảng 30% trọng lượng cơ thể. Dung tích ở 1 vài trường hợp tới 50 lít. Tại sao nhiều như vậy? Bởi chúng đảm nhận cùng 1 lúc các chức năng khác nhau. 

Chức năng cung cấp dinh dưỡng: mỗi tế bào đều nhận nguồn dinh dưỡng do các vi mạch máu mang tới và đưa vào khoảng không gian giữa các tế bào là ô xy, dưỡng chất từ thức ăn (các chất đạm, đường, mỡ... và các vitamin, chất vi khoáng).

Chức năng khác là đào thải các chất cặn bã, chất thải của quá trình chuyển hóa. Đó là các loại nấm, vi khuẩn, virus có hại. Ngoài ra còn có khoảng 1 tỷ tế bào chết hàng ngày cần xử lý. Tạo Hóa đã phú cho cơ thể 1 cơ chế thanh lọc thải độc, tự miễn dịch trong ĐDTC cực kỳ tinh vi và hữu hiệu.

Dòng Bạch huyết (lympho) giống như huyết thanh, di chuyển thành dòng với vận tốc chậm hơn nhiều so với tốc độ của máu. Trong các dòng Bạch huyết này, các tế bào Bạch cầu (leicosit) cư trú, chúng là đội quân bạch cầu làm nhiệm vụ miễn dịch.

Rất nhiều các mao mạch Bạch huyết đổ về các ống dẫn lớn hơn gọi là mạch Bạch huyết. Các mạch này phân bố khắp cơ thể, trừ hệ thần kinh trung ương, xương sụn và răng. Chúng tụ tập thành 2 dòng Bạch huyết lớn dọc thân thể.

Dòng Bạch huyết lớn thứ nhất gọi là dòng Ngực, chạy dọc cơ thể trừ vùng cổ và nửa đầu phải. Dòng còn lại gồm các mạch từ nửa đầu phải và cổ tạo thành dòng Bạch huyết Phải. Cuối cùng, cả 2 dòng Bạch huyết đổ vào các tĩnh mạch (vene).

Mỗi phút số lượng bạch huyết trong cơ thể từ dòng Ngực đổ vào vene khoảng 4-10 ml. Trong 1 ngày đêm, 50 % lượng đạm trong máu và 60% lượng huyết thanh trong cơ thể được lọc qua các mao mạch bạch huyết và sau đó được đưa trở lại máu trong hệ tuần hoàn.

Nhiệm vụ của hệ Bạch huyết là thanh lọc cơ thể và duy trì miễn dịch nên trong hệ thống này có sự phân cấp "lọc thô" và "lọc tinh". Các cụm bạch huyết trong cơ thể có từ 400 đến 1000 cụm (đầu mối) có kích thước từ 0,1cm đến 2,2cm, chúng phân bố dọc theo dòng Bạch huyết với khoảng cách từ 3-5cm.

Phần lớn các cụm (đầu mối) có vai trò lọc từ các dòng lympho từ ruột già, ruột non, thận, dạ dày và phổi, tức là các bộ phận có nguy cơ tiếp cận nhiều hơn với các yếu tố xâm nhập ngoại lai.

Các đầu vào của hệ Bạch huyết thì nhiều, nhưng đầu ra từ hệ Bạch huyết chỉ có 1. Vì hệ Bạch huyết làm việc hết sức thận trọng và nghiêm túc nên trong cơ thể tại cùng 1 thời điểm chỉ có khoảng 1.5-2 lít bạch huyết được luân chuyển mà thôi.

Tại các cụm (đầu mối), các thành phần xâm nhập ngoại lai như vi khuẩn, virus... bị tiêu diệt và lọc bỏ. Các lympho (tế bào bạch cầu) rời các cụm bạch huyết đi đến các trung tâm để nạp lại năng lượng. Với chức năng thanh lọc, tại các cụm đầu mối, các bạch cầu và đại thực bào luôn tồn tại, được huấn luyện và chiến đấu. Số lượng bạch cầu trong cơ thể tương đối ổn định, tuy nhiên chúng có thể tăng hoặc giảm tùy tình trạng của cơ thể.

Tựa như "tất cả cho tiền tuyến", trong trường hợp cơ thể bị viêm nhiễm, tại các cụm bạch huyết, các bạch cầu chiến đấu vì sự sinh tồn của cơ thể. Số lượng bạch cầu bị hy sinh có thể rất nhiều để chống lại những kẻ xâm nhập ngoại lai, bảo vệ cơ thể. Điều này liên quan đến hệ miễn dịch. Nếu hệ miễn dịch yếu, các bạch cầu bị thương vong tăng, đồng thời số các cụm (đầu mối) có nhiều bạch cầu bị thương vong tụ lại cũng trở nên suy yếu. Những bạch cầu đi ra từ các cụm bạch cầu suy yếu này sẽ bị bao vây, chúng bị phá hủy và trở nên bị bệnh.

Hệ Bạch huyết của phụ nữ

Có một nghịch lý là 80% hiểu biết của chúng ta lại tự làm hại mình

Hệ Bạch huyết có chức năng thanh lọc và thải độc cũng như các chất cặn bã trong quá trình chuyển hóa của cơ thể. Để Hệ Bạch huyết hoạt động hiệu quả cần nhớ 4 nguyên lý:

- Chất độc chỉ tan trong nước và không tan trong thứ nào khác.

- Để đưa các độc tố khỏi cơ thể chỉ có thể thông qua chất nhầy vì chúng không có lớp biểu bì (mô).

- Tốc độ đưa độc tố khỏi cơ thể phụ thuộc vào vận tốc của dòng lympho trong các mạch bạch huyết.

- Trình tự làm sạch cơ thể, hay hướng chảy của dòng lympho là từ dưới chân lên.

Xem ra thì có vẻ đơn giản, nhưng chúng ta hãy xem trên thực tế:

- Trong thế giới vạn vật sống, chỉ có loài người có nhiều thức uống khác ngoài nước (các động vật có vú thường là ăn chứ ít uống). Có 1 điều như định lý: càng ăn nhiều lại càng uống nhiều. Và phần lớn, người ta chỉ uống khi thấy khát. Mà khi thấy khát thì cơ thể đã mất nước ở độ 4, độ 5.

- Khi khát khô miệng, có nghĩa là cơ thể đã bị mất nhiều nước, chúng ta thấy lúc đó cơ thể mệt như thế nào vì thiếu nước. Tất cả các loại nước giải khát như Kvas, nước ngọt có gas, các loại nước hoa quả đóng chai, trà hay nước khoáng v.v. đều không thể đáp ứng cơn khát của cơ thể. Uống cho đến khi thích, nhưng cơn khát không hết. Khát là trạng thái cơ thể cần nước. Và nước là dung môi tổng hợp nhất.

- Tế bào cần nước, giống như nước cần cho chúng ta để gội sạch tóc hay làm sạch cơ thể khi tắm. Không phải là nước hoa quả, cà phê, nước khoáng hay sữa - chỉ có nước. Nếu có lời khuyên rằng: chúng ta cần uống đủ 1,5-2 lít chất lỏng/ngày thì đây là lời khuyên dành cho nước.

- 80% độc tố trong cơ thể ko nằm ở gan, thận hay đường ruột mà nằm ở không gian giữa các tế bào. Như vậy, con người muốn thanh lọc cơ thể thì nhất thiết phải làm sạch khoảng không gian  đã bị a xit hóa là chất lỏng trong khoảng không gian giữa các tế bào. Làm sạch chất lỏng giữa các tế bào là chúng ta phải ép chất lỏng giữa các tế bào ra chứ không phải đưa các loại thức uống chứa đường, hoặc muối vào.

Cơ chế đưa độc tố và cặn bã ra khỏi cơ thể bằng các con đường của cơ thể

Ví dụ tuyến nước bọt là 1 cơ quan giải độc tuyệt vời. Theo nước bọt, có thể thải ra khoảng nửa lít chất lỏng chứa độc tố. Đờm hay chất nhầy tiết ra từ cơ quan sinh dục cũng là cách cơ thể đào thải chất độc. Nhưng bằng cách nào đó, do thói quen hay ảnh hưởng từ quảng cáo, chúng ta thường sử dụng các biện pháp cản trở các quá trình đào thải đó. Như thế, chúng ta đã vô tình hạn chế sự đào thải chất độc và cặn bã khỏi cơ thể, làm nghiêm trọng hơn tình trạng rối loạn trong cơ thể của mình.

Chẳng hạn, mũi chúng ta thường tống ra ngoài phần lớn ở dạng sương chứa các nguồn bệnh xâm nhập từ không khí, nhưng chúng ta lại tìm cách kìm hãm sự tiết dịch mũi. Nếu trẻ con thường chảy mũi, bị viêm hay nổi hạch, tức là cơ thể đang phát huy kháng thể, chúng ta lại nhầm lẫn khi đổ tội lỗi cho các hạch, chúng ta tìm cách loại bỏ các hạch đó. Thực chất, chúng chính là các cụm bạch huyết, chúng phát sinh, tăng lên khi cơ thể bị nhiễm khuẩn (viêm nhiễm). Như viêm amidan, chúng ta cắt bỏ để loại nó đi tức chúng ta đã phá 1 "đồn biên phòng" bảo vệ cơ thể.

Một ví dụ khác liên quan đến các tuyến mồ hôi. Các tuyến này thường ẩn trong các vùng kín như ở nách. Trong 1 ngày đêm, khoảng 50% lượng chất độc được thải qua tuyến mồ hôi. Vùng nách là kênh thải độc chính của tuyến vú. Thế mà chúng ta lại thường làm mọi cách hạn chế không cho ra mồ hôi bằng cách sử dụng các loại chất trong các sản phẩm được quảng cáo thay vì theo truyền thống tắm hơi một vài lần trong tuần như các thế hệ trước. Các độc tố không thải được ra ngoài cơ thể theo tuyến mồ hôi sẽ tụ tập lại ở tuyến vú gây ra các u ở vú.

Hệ Bạch huyết không có trái tim riêng để tạo chuyển động. Nó chuyển động nhờ các xung thần kinh tạo sự co bóp lan tỏa theo dòng bạch huyết và sự co bóp các cơ nằm dọc theo các mạch bạch huyết. Hoạt động của các xung thần kinh và co bóp cơ tạo nên áp lực đẩy dòng bạch huyết liên quan đến các hoạt động sinh lý của các bộ phận xung quanh dòng bạch huyết. Nếu các cơ dọc mạch bạch huyết không hoạt động, làm sao dòng bạch huyết chảy được?

Như vậy, nguyên nhân của sự trì trệ, ứ đọng của dòng bạch huyết là thiếu vận động cơ bắp. Vì vậy, cần phải có hoạt động thể dục, nếu ko thường xuyên thực hiện bất cứ hoạt động vận động nào. Hoạt động vận động cơ thể có hiệu lực là cho đến khi toát mồ hôi.

Thường chúng ta mất 6-8 giờ ít vận động vì nằm ngủ hoặc ngồi trước máy vi tính, như thế chúng ta không thể chất lên các cơ bắp đủ tải trọng. Chính cảm giác mệt mỏi là do tình trạng hệ Bạch huyết bị tù đọng. Lúc đó hãy uống nước, hãy vận động và sau đó thấy đỡ mệt.

Hầu hết các biểu hiện sưng tấy đều liên quan đến hệ Bạch huyết. Các sưng tấy ở chân tay, mắt, lưng, khớp thường do hệ Bạch huyết bị ngưng trệ.

Cách tốt nhất để chống ngưng trệ hệ Bạch huyết là phương pháp sauna (tắm hơi mát xa).

Chất dịch trong khoảng không gian giữa các tế bào có thể ở 2 trạng thái: dạng gel (đặc quánh) hay dạng lỏng. Khi dòng bạch huyết đặc quánh tức là nó bị bẩn.

Nhiệt độ cũng có ảnh hưởng đến độ đặc của dòng lympho. Sau khi tắm hơi xong, chúng ta thường ngâm nước lạnh, lúc đó lympho từ trạng thái lỏng chuyển thành đặc hơn. Để giữ lympho không bị quánh, chúng ta có thể dùng các thảo dược như ăn các loại thảo mộc và uống 1,5-2 lít nước/ngày.

 Trong tất cả các mạch bạch huyết có các van. Chúng đóng mở làm cho dòng bạch huyết chảy ngược từ dưới lên và chất lỏng chỉ chảy 1 chiều. Vì vậy, mát xa cơ thể đúng cách là xoa bóp theo hướng chảy của dòng bạch huyết, tức là từ dưới lên, từ các đầu chi (ngón chân, ngón tay) về phía trên cơ thể rồi trở về ngực. Điều này giúp cơ thể gom các độc tố từ tế bào chảy vào hệ Bạch huyết để lọc và đào thải.

 Nhưng chúng ta lại có thói quen mát xa theo chiều xuôi, từ trên xuống. Vô tình chúng ta làm rối loạn dòng bạch huyết và làm hư các van trong mạch bạch huyết.

Khi dòng bạch huyết bị rối loạn, dẫn đến trên da nổi các mụn. Các biểu hiện bệnh lý trên da thường liên quan đến các rối loạn hoạt động của hệ Bạch huyết.

Các biểu hiện sưng tấy ở chân, viêm khớp, họng, khí quản, phế quản, phổi phần lớn liên quan đến hệ Bạch huyết. Sưng tấy ở chân chứng tỏ các độc tố đọng lại không được thanh lọc ở các cụm bạch huyết và dòng bạch huyết không chảy lên được. Sưng ở tay cũng cho thấy sự vón cục tại cụm bạch huyết ở nách. Sưng ở mặt là do cụm bạch huyết vùng cổ bị ngưng trệ.

Olga Butakova 

(Phạm Hữu Minh lược dịch từ "Hệ Bạch huyết, 80% hiểu biết của chúng ta làm hại chính mình")

1 comment:

  1. Như vậy, việc uống đủ nước (1,5-2 lít mỗi ngày) rất quan trọng cho cơ thể. Vì điều này giúp, ko chỉ với máu, mà với cả 2 dòng bạch huyết lưu thông bình thường.
    Các hoạt động khác nhằm hỗ trợ cho cả 2 dòng sông trong cơ thể lưu thông điều hòa, giữ cho cơ thể có được tình trạng sinh học tốt nhất, ổn định nhất. Từ đó, tăng thêm sức đề kháng cho hệ miễn dịch của chúng ta.

    ReplyDelete