Thursday, December 2, 2021

Chuyện nghề (21): Đường xuống địa ngục

(tiếp theo)

Tiếng gọi của lịch sử là điều ko thể bị bác bỏ. Khi thế giới hòa trong 1 dòng chảy, dù muốn hay ko, lịch sử sẽ cuốn đi tất cả.

Có những dòng chảy lớn và dòng chảy nhỏ. Nếu ai cũng bận tâm với những cái nhỏ nhặt, vụn vặt thì tất cả cũng chỉ trong phạm vi hẹp, để đáp ứng được nhu cầu về sự thoải mái của bản thân, như thế cũng có thể tự mãn/bằng lòng với khả năng của mình. 

Nhưng còn có những tác động lớn hơn từ những người thuộc tầng lớp thượng đẳng, theo tôi là giới quý tộc đúng nghĩa. Những người ko phải chỉ mang danh nghĩa thượng lưu với sự giàu có và màu mè, luôn phô trương sự vượt trội hơn hẳn các giai cấp khác. Họ mang trong mình phẩm chất của những người đại diện cho sự văn minh và xu hướng tiến bộ của nhân loại với các giá trị CHÂN - THIỆN - MỸ tối thượng nằm trong tư tưởng tự do của con người. Vì thế, theo tôi,  ko thể có khái niệm quý tộc vô lại hay biến chất, nếu thế thì chỉ có thể là 1 kẻ hám danh mà thôi.

Đó là sự tự do chấp nhận hay ko các giá trị vĩnh hằng vốn là nền tảng của 1 xh. Nếu sự tác động của tầng lớp quý tộc áp đảo, xh sẽ phát triển, ngược lại, đó là 1 xh bị kìm hãm và trì trệ trong mọi vấn đề. Và con người chỉ có thể trung thực với lịch sử bằng cách tuân theo quy luật của nó: đó là sự đòi hỏi sức sáng tạo từ việc gieo trồng các hạt mầm nghệ thuật trên mảnh đất thực tại mà họ đang hiện hữu.

Kts cũng ko thể tách khỏi dòng chảy mà họ đang sống. Dù sống trong bất kỳ giai đoạn nào họ đều xây dựng ý tưởng của mình trên tinh thần của thời đại. Nếu là những kts đích thực, họ ko sử dụng các thiết kế thuộc về quá khứ. Việc lặp lại/vay mượn từ kiến trúc Hy Lạp, La Mã hay Gothic... chỉ là công việc cho những kts ko có khả năng. Nếu có thể chọn, về nguyên lý, có thể từ nền tảng dựa trên quan điểm được xây dựng từ quan điểm kiến trúc hiện đại theo phong cách kiến trúc thời kỳ Phục Hưng, nhưng chỉ dùng cái tinh thần của nó thôi, cách thức phải thuộc về thời đại mà chúng ta đang sống.

Những người chống lại kiến trúc hiện đại phản biện rằng: ko thể đặt CÁI MỚI lên trên CÁI ĐẸP. Nhưng khi thực hiện nghệ thuật thiết kế thì kts cũng là những nhà soạn nhạc ứng tác dưới 1 sự thôi thúc bí hiểm. Kiến trúc của họ tạo nên là những bản nhạc ko lời, chúng khẳng định đẳng cấp của họ, cho thấy họ có phải là những nghệ sĩ hay ko.

Vẽ tay trên giấy can

(còn nữa)

2 comments:

  1. Về những ngóc ngách của văn hoá tinh thần (1 & 2)*
    Tôi vẫn cho con người có 3 năng lực: Trí năng, Lương năng và Kỹ năng. Có lẽ nên theo đó thì hay hơn. Và có vẻ như không hoàn toàn trùng với Tri thức, Kỹ năng và Thái độ (Đức tính).
    Lương năng
    1. Trong các năng lực của con người, đứng đầu là Lương năng, nhưng cũng đang bị bỏ qua trong câu chuyện bàn về giáo dục. Cho đến này tôi chưa hề thấy có ai bàn về Lương Năng hay yêu cầu đưa năng lực này vào giáo dục.
    2. Lương năng là khả năng phân biệt thị phi (phải trái). Có thể nghĩ thô thiển rằng con người có Trí năng tự khắc sẽ biết phân biệt phải trái. Về lý thuyết thì có vẻ như vậy, nhưng thực ra thực tế không phải vậy. Điều khiến người ta nhầm lẫn là ở chỗ không ai có thể quán được tất cả Trí năng của nhân loại. Chủ thể quán được điều đó tên là Phật, không tồn tại ở thế gian. Đức Phật còn tại thế cũng phải dựa trên Lương Năng để phân biệt thị phi.
    3. Thực tế có những người rất khá về Trí năng và Kỹ năng, nhưng bế tắc không thể phân biệt phải trái được trong nhiều hoàn cảnh. Vì thế họ thường thất bại mà không hiểu sao mình thất bại. Cá nhân tôi thường không kính trọng những người thiên về Trí Kỹ mà yếu về Lương.
    4. Có người hay nhầm Lương Năng với Đạo Đức. Đạo Đức là một vài quy tắc được hình thành, liên quan tới nhóm lợi ích trong xã hội. Lương Năng rộng hơn. Ủng hộ hội nhập quốc tế, tinh thần khởi nghiệp hay phản đối chúng, chẳng liên quan gì đến đạo đức, nhưng thuộc về Lương năng. Lương Năng được rèn luyện dựa vào văn hóa, tuy nhiên để phủ định cách giá trị văn hóa lỗi thời cũng phụ thuộc vào Lương năng. Lương Năng là một thứ trực giác, không phụ thuộc vào lý tính hay kinh nghiệm.
    Trích từ bài viết của Nguyễn Ái Việt (* tựa của tôi đặt)

    ReplyDelete
  2. Xét về khía cạnh con người thì dạng sống trong xh bị kìm hãm là dạng "sản phẩm của xh" (theo tinh thần của 1 lãnh tụ XHCN). Bị chế độ chuyên chính độc tài quản thúc như trong trại tập trung chi phối hoàn toàn, ko có tự do.
    Trái lại trong xh do con người và vì con người tự do hơn, bởi duy trì được 1 cuộc sống tốt đẹp trên nền tảng thuận thiên và bền vững để phát triển. Con người được giáo dục toàn diện về các năng lực của mình. Những người ưu tú nhất sẽ là những người đứng đầu, có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của toàn xh. Họ được tôn trọng vì được coi là thành phần quý tộc trong xh với tất cả ý nghĩa tốt đẹp nhất của tầng lớp này (tầng lớp cao quý).

    ReplyDelete