Monday, August 1, 2022

CHÂN LÝ CỦA TÔI (1)

Tôi ko copy tựa của cuốn sách mà bà  Indira Gandhi viết vì đây là tập hợp những gì là của tôi, thuộc về những điều, với tôi như ánh sáng Mặt Trời và lẽ phải, hiển nhiên như những chuyện do Trời Đất sinh ra và trường tồn mãi mãi, dĩ nhiên là cùng cả bóng tối mênh mông và vô cùng bí ẩn...

Để bắt đầu, tôi sẽ viết từ 1 trong những điều làm tôi vỡ lẽ, ko phải từ lâu nhưng đây là cái đã làm tôi thay đổi chính kiến 1 thời, khi tôi còn trẻ con, còn mang tinh thần chống Pháp, đánh Mỹ kiên cường nhằm xóa sạch chủ nghĩa thực dân-đế quốc tham tàn trên thế gian này (Một thời kỳ từng bị ô nhiễm với những lý luận/giáo điều từ luận thuyết soạn thảo bởi trung tâm tuyên giáo/tuyên truyền TW).

CUỘC CÁCH MẠNG & 2 CUỘC CHIẾN TRANH

Với mục đích giành độc lập và những sự lựa chọn đúng đắn của cuộc cách mạng nhằm khai phá những điều mới mẻ và xóa bỏ những gì cổ hủ để biến đổi tận gốc một xã hội lạc hậu vì chịu ảnh hưởng nặng nề từ tư tưởng Nho giáo với quá khứ hàng nghìn năm Bắc thuộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động 1 phong trào trong toàn dân nhằm đem lại cho đất nước này một cơ hội để khai sáng và chấn hưng dân tộc, mở ra 1 kỷ nguyên mới cho VN. Trở ngại của VN là thực dân Pháp, kẻ thù mạnh gấp hàng trăm lần người Việt. 

Lịch sử phát triển của thế giới và châu Âu đã cho thấy nhiều thời kỳ biến đổi/thăng trầm vô cùng bi tráng của những đế chế hùng mạnh. Đến thế kỷ 18 với phát minh động cơ hơi nước và cuộc cm công nghiệp, nước Anh trở thành "Đế quốc mặt trời không bao giờ lặn". Cũng với hình mẫu như thế, Pháp và các quốc gia khác ở châu Âu đã vươn lên mạnh mẽ và từ đó bắt đầu hình thành những đế chế mới với hệ thống thuộc địa rộng khắp trên toàn thế giới cho đến đầu thế kỷ 20.

Trở lại với kẻ thù của dân tộc, tôi phải tìm hiểu cái sức mạnh của họ phát sinh từ đâu?

1. Người Pháp đến VN là ai?

Tôi ko có trong tay nhiều tư liệu, những khảo cứu có giá trị hầu hết đều rải rác trong tư liệu ghi chép cá nhân ko đáng kể nên bây giờ phải tập trung vào những cơ sở đáng tin cậy và có sức thuyết phục. Cộng thêm những gì còn nhớ và lưu lại trong ký ức, tôi sẽ lọc ra những cái mà tôi chọn trong loạt bài này, xoay quanh đề tài mà tôi tự chọn và đặt tên như trên. 

Như nêu ở trên: lý tưởng của tôi được chế độ nhào nặn đã sụp đổ cùng LX. Vì thế, tôi phải thừa nhận: "con người là sản phẩm của xh" (Fidel), đó là nói từ lập luận “thời thế tạo anh hùng”, chế độ ntn thì con người hầu hết sẽ như thế, khó có thể khác. Và như thế, rõ ràng 1 điều rằng: cm muốn cái ko tưởng bởi ko thể có CNXH nếu ko có con người xhcn. Và lập luận “anh hùng tạo thời thế” cần được đặt trong 1 bối cảnh khác, nhưng ko thể trái quy luật phát triển và phải có những nhà lãnh đạo xứng danh/xuất chúng tạo được tiền đề/cơ sở mới có được điều kỳ diệu xảy ra, ko thể chỉ bằng ý chí!

Trở lại với thế lực từng là kẻ thù của dân tộc, những người Pháp tiêu biểu của chủ nghĩa thực dân, tôi phải tìm hiểu cái sức mạnh của họ phát sinh từ đâu? Một trong những người mà tôi đọc gần đây, đại diện cho sức mạnh của nước Pháp ở VN và Đông Dương, là Paul Doumer.

(còn nữa)

Bìa cuốn Xứ Đông Dương* (Ấn bản 2016)

* : Cuốn sách Xứ Đông Dương do Alpha Books ấn hành rất đáng đọc, nhưng hãy đọc nó theo mối quan tâm, hay tư cách riêng của từng người và với cách nhìn lịch sử. Bạn sẽ bị lôi cuốn bởi cách viết của tác giả; đặc biệt, bạn sẽ được khám phá và tìm thấy nhiều điều mới mẻ mà bạn chưa từng đọc được trước đó về giai đoạn lịch sử này của đất nước Việt Nam."

PGS. TS. Dương Văn Quảng

1.1 Ông Toàn Quyền

Paul Doumer từng giữ chức Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ Pháp trước khi sang Đông Dương. Sau khi ông được bổ nhiệm là Toàn quyền Đông Dương, chính sách thuộc địa của Pháp chuyển sang 1 bước ngoặt mới. P. Doumer là 1 nhà cai trị độc tài nhưng đã mang lại nhiều thay đổi ngay từ khi nhận chức: ông thiết lập lại bộ máy nhà nước bảo hộ và lập tức xây dựng cơ sở hạ tầng ở VN. Cầu Doumer trên sông Hồng là 1 trong những sản phẩm tiêu biểu của thời kỳ này.

Khi ông mất (do bị ám sát), vợ ông đã nói về ông: "Cả đời ông ấy đã hy sinh cho nước Pháp, còn bây giờ ông ấy là của tôi." và ông đã yên nghỉ trong khu vườn mộ của gia đình, bên cạnh 4 người con trai, cả 4 đều là quân nhân, hy sinh trong Thế Chiến thứ nhất.

Henri Lamagat, tác giả cuốn Souvenirs d'un vieux Journalistre Indochinois nhận xét về ông: "là một nhân vật vĩ đại của nước Pháp và của thuộc địa Pháp, liêm khiết và không chút vụ lợi.". Những công trình của ông đã thực hiện, trong đó là tuyến đường sắt mà ông khởi tạo ở VN hơn 100 năm qua, đến nay vẫn còn có giá trị lớn trong nền kinh tế nước ta.

Paul Doumer (Ảnh chọn từ net)

(lược ghi từ trang mở đầu về Paul Doumer, cuốn Xứ Đông Dương)

Chỉ làm Toàn quyền Đông Dương 5 năm, nhưng P. Doumer để lại những dấu ấn rất rõ dưới thời thuộc Pháp. Ông chủ trương biến chế độ Bảo hộ Pháp ở Đông Dương (ĐD) thành chế độc "trực trị". Ông thực hiện chính sách sưu thuế hà khắc để xây dựng hạ tầng cơ sở cho xứ ĐD nhằm khai thác tài nguyên và biến các nước thuộc địa trong vùng thành thị trường, tiền đồn của Pháp ở Viễn Đông.

Cuốn Xứ Đông Dương được P. Doumer viết vào năm 1903, 1 năm ngay sau khi kết thúc nhiệm kỳ Toàn quyền ĐD nên cuốn sách của ông chứa đựng nội dung chân thực và rõ ràng trong bối cảnh lúc bấy giờ. Ông thấy rằng: mình đã hoàn thành trọng trách lớn lao và có thể giới thiệu xứ sở này với thế giới. ĐD đã trở nên cường thịnh và đang mạnh mẽ đi tới một tương lai xán lạn.

Paul là 1 viên Toàn quyền vừa mềm dẻo vừa cứng rắn. Ông dứt khoát chia ĐD thành 5 xứ: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ, Ai Lao và Cao Miên với sách lược chia để trị. Doumer ko chỉ xây dựng nhiều công trình giao thông, ông còn ủng hộ Yersin, đồng ý xây dựng tp. Đà Lạt và đưa cây cao su vào VN. Dưới thời Doumer, Hà Nội là tp châu Á đầu tiên có điện.

Doumer đã làm rất nhiều để ĐD phồn vinh và phục vụ nước Pháp. Để làm được như thế, ông vừa là quan cai trị, 1 nhà kinh tế giỏi, nhưng trước hết Paul là 1 người yêu nước chân chính, ông hành động hoàn toàn vì lợi ích của nước Pháp. Và với việc hoàn thành trọng trách của ông, một đất nước theo kiểu Tây phương được công nghiệp hóa, đô thị hóa, hiện đại hóa đã bắt đầu hình thành...

Cầu Doumer (Ảnh chọn từ net)

(viết theo phần Đọc Xứ Đông Dương của Dịch giả Nguyễn Xuân Khánh)

Có người cho rằng: CUỘC ĐỜI NHƯ MỘT CUỐN SÁCH. TRANG ĐẦU VÀ CUỐI DO CHA MẸ VÀ ĐẤNG TỐI CAO VIẾT. PHẦN CÒN LẠI ĐƯỢC THỂ HIỆN BỞI MỖI NGƯỜI.

Và tôi đã đọc cuộc đời của P. Doumer từ chính những trang do ông viết. Tôi nhớ 1 người bạn từng cho rằng: ko phải cứ viết về mình mới là thể hiện con người mình, mà bất cứ gì mình viết cũng thuộc về mình, nói lên tất cả tính cách và bản chất của mình, kể cả từng rung động/cảm xúc khi 1 cơn gió thoảng qua, cho thấy mình tồn tại, ko như gỗ đá... vô tâm, vô cảm.

Paul là 1 người như thế!

Những nhận xét của vị Toàn quyền ĐD về VN và ĐD từ những năm đầu của thế kỷ 20 cũng là những quan điểm/nhận định của thế giới sau này khi đánh giá về năng lực, khả năng học hỏi, lòng quả cảm của người Việt. Chắc chắn phải từ 1 sự hiểu biết và cảm thông sâu sắc trong con người của Paul, có phần khách quan và vô tư trong đó.

Ngày nay, trên cương vị của 1 nhà kiến tạo, người ta gọi những người như Paul Doumer là NationBuilder bởi trên cương vị của người đứng đầu chính quyền ĐD, ông đã đem lại cho xứ này sự ổn định vững chắc mà nó chưa từng được hưởng, 1 bộ máy chính trị và hành chính hợp lý, nền tài chính vững mạnh, cùng 1 hệ thống giao thông cơ bản. Bắt nguồn từ đó, nền kinh tế đã phát triển vượt trên mọi kỳ vọng.

Chính ông cũng tự thấy: ko phải là quá chủ quan khi tin rằng làm được điều này chính là phụng sự tổ quốc một cách hữu ích. Và những trang sách của ông là 1 chương lịch sử thuộc địa mà ông đã viết trên đất Á châu xa xôi, ở VN và các nước lân bang miền Viễn Đông. 

Qua những trang viết ko màu mè, ko khoa trương từ trí nhớ, ông hy vọng: từ toàn bộ câu chuyện, ĐD sẽ hiện lên từ 1 góc nhìn đủ chính xác về toàn cảnh của xứ này, rất tươi đẹp cùng với ý tưởng đủ đúng đắn về bản chất công cuộc thuộc địa hóa, trong nền cai trị của 1 đế quốc lớn.


Armand Rousseau (1835 - 1896), là một chính trị gia của Đảng Cộng hòa, Toàn quyền Đông Dương cho đến khi qua đời

Armand Rousseau, Toàn Quyền ĐD với cuộc chinh phục phải trả giá bằng quá nhiều máu và tiền bạc mà cái chết của mình là 1 nỗi kinh hoàng với Paul Doumer đã cho thấy: ĐD vẫn chưa được bình định hoàn toàn. 

Người tiền nhiệm của Doumer cũng là 1 bậc chính khách đáng khâm phục với tư cách của mình. Với những ai biết ông, Rosseau là người chính trực và nhân hậu, 1 nhà cai trị tích cực và cẩn trọng. Ông ra đi quá sớm, nhưng vinh quang của ông vẫn còn lại với cuộc đời cống hiến đầy thành quả, hòa hợp và thanh thản, bất chấp mọi biến cố. Dù trên cương vị kỹ sư hay chính khách, Nghị sĩ, Tổng trưởng hay Toàn quyền, ông luôn thể hiện mình là người trước sau như một, bao giờ cũng tiến thẳng về phía trước, trong tâm trí ko hề có chỗ cho sự phức tạp quanh co, xa lạ với những toan tính, ko hề nhân nhượng những đề xuất vì vụ lợi cá nhân.
Cũng như Doumer, ông là 1 người can đảm, có trí tuệ mẫn tiệp, nước Pháp có thể trao cho họ những sứ mệnh phức tạp nhất với niềm tin chắc chắn rằng: ít nhất họ cũng sẽ hoàn tất chúng trong danh dự. Ko 1 ai, dù là kẻ thù, từng nghĩ tới việc nghi ngờ sự trung thực của họ.

Chính vì sự thịnh vượng chung, sự vĩ đại của tổ quốc mà họ đã cống hiến tận lực tại ĐD. Khi thế giới già nua đang mơ ngủ, Viễn Đông bừng tỉnh giấc và bắt đầu chuyển mình. Đây là nơi các quốc gia châu Âu tràn tới tìm kiếm thuộc địa tranh đua nhau để tới trước những nơi còn trống, nơi các quốc gia này gắng sức giành lấy phần của mình trên 1 miền đất mênh mông đang dâng mình cho những ai cần cù nhất. Bắc Kỳ với nước Pháp là 1 nơi như thế, nó như 1 căn cứ ko gì sánh được lúc đó cho những hoạt động chính trị và thương mại.

Ngay trong nội bộ nước Pháp cũng có những lý do phản đối chống lại Paul Doumer trước khi ông được giao trọng trách tại ĐD, nhưng ngay cả nội các cũng ko có vấn đề gì đối với 1 thành viên phe cộng hòa đối lập bởi "chính trị chẳng có liên quan gì" (điều này thật khác với bộ máy của chxhcn VN hiện nay, từ phó phòng trở lên phải là đảng viên mới đủ tư cách đảm nhận).

Dư luận lúc đó còn đi xa hơn tới mức nói đến những khoản lương cao bổng hậu của chức vụ Toàn quyền ĐD, về sở thích và nhu cầu tiền bạc của Doumer. Nhưng ông tin rằng: tính cách và cuộc sống của gia đình ông vốn rất giản dị và luôn được ông duy trì, cũng đủ để đáp trả những lời lẽ lố bịch như vậy.

Và dù còn có những trở ngại, Doumer mong muốn được hành động, được phụng sự nước Pháp một cách hiệu quả hơn. Ông khao khát được thực hiện 1 công cuộc hữu ích, có thể rất đồ sộ, cơ hội để hiến dâng cuộc đời cho nước Pháp... tất cả những điều này đã khiến ông quyết tâm lên đường sang ĐD như ông đã thổ lộ trong lời mở đầu cho cuốn hồi ký của mình.

Paul Doumer cùng 5 người con trai. Bốn người trong số họ đã tử trận trong Thế chiến thứ nhất (Ảnh chọn từ net)

(còn nữa)

No comments:

Post a Comment