Sunday, August 14, 2022

Những người đơn độc

 ‘Tôi chỉ phát biểu có một câu mà 2 năm liền bị hạ thi đua’

Đó là lời của cô giáo Kiều Thị Giang ở trường PT Dân tộc Nội trú huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đăk Nông. Vậy “một câu” mà cô đã phát biểu trong cuộc họp là câu gì mà đến nỗi gặp tai họa thảm thiết như thế? Tại họa còn lớn hơn, đúng ngày hôm nay người ta đã họp để "tinh giảm biên chế" cô.

Vắn tắt là, cô giáo này phản đối chuyện nhà trường cắt xén tiền chế độ của học sinh dân tộc nội trú với danh nghĩa “huy đồng nguồn lực”, vì học sinh dân tộc thiểu số rất nghèo, tiền thu về lại không biết đã làm vào những việc gì, tức là thiếu minh bạch. “Tiền học bổng của học sinh, tôi không đồng ý với cái cách huy động nguồn lực. Đồng bào là phụ huynh, học sinh, là dân tộc thiểu số tại chỗ vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn. Tiền chế độ của họ, trả lại không được thiếu một xu! Anh huy động như này như kia, tôi không đồng ý” - cô Giang nói.

Đáp lại lời giáo viên, hiệu trưởng bảo: Cái đó là cái việc của cô không đồng ý, thì đó là quyền của cô, đúng không. Còn ở đây, theo cái thông tư 16 của bộ Giáo dục về tài trợ, nếu ta huy động hợp lý, phụ huynh đồng ý thì ta thực hiện.

Và hôm nay, sau 2 năm bị “hành” vì “phát biểu một câu” ấy, cô giáo Kiều Thị Giang đã được triệu tập đến một cuộc họp “tinh giản biên chế” với mục đích là loại cô ra khỏi ngành giáo dục. Cô Giang nói, đây là một cuộc họp trái pháp luật vì không được tổ chức dựa trên quyết định nào của cấp có thẩm quyền, và đề nghị hủy bỏ cuộc họp; tuy nhiên, 24/25 thành viên vẫn giơ tay biểu quyết “tiếp tục”.

Nghe những phát biểu của cô được ghi lại trong nhiều cuộc họp, thấy rằng cô giáo Kiều Thị Giang là một nhà giáo có hiểu biết vững vàng, dũng cảm và không khoan nhượng trước quyền lực và bè phái. Tuy nhiên, trong cuộc họp “tinh giảm biên chế” này, tôi thấy cô nghẹn ngào, dù giọng nói vẫn bình tĩnh, đĩnh đạc và đanh thép. Có lẽ cô khóc vì đơn độc và nhất là phải chứng kiến sự đổ nát của môi trường giáo dục, nơi cô đã gắn bó gần cả cuộc đời đi dạy của mình.

Bài viết: Thái Hạo

9 comments:

  1. Hoàng Quôc Thành
    Nát như tương . XH thối nát .

    ReplyDelete
    Replies
    1. Hoàng Quôc Thành, đã có nhiều người khác, cũng như cô, bị vùi dập tàn tệ hơn!

      Delete
  2. Quy Phuong Nguyen
    Cái bất bình thường là câu chuyện này chẳng thể kết luận là có thật không? Thật đến mức độ nào? Nếu sai thì để bảo vệ sự trong sáng của chế độ người ta phải truy và kỉ luật nặng mọi người liên quan. Rất nhiều câu chuyện tương tự và người ta mặc kệ. Liệu cứ thế này thì sẽ đi đến đâu,

    ReplyDelete
    Replies
    1. Quy Phuong Nguyen, trong ngành y và giáo dục đều có nhiều người như vậy.

      Delete
    2. Quy Phuong Nguyen
      Nguyễn Cao Bình, hai ngành này liên quan trực tiếp đến cuộc sống của mọi người dân nên nhiều chuyện được nêu ra thôi. Các ngành khác cũng có nhiều người như vậy thôi. Ngành công an, bộ đội, toà án, thuế vụ... cũng đều như thế cả. Có thể nói đây là đặc trưng của chế độ

      Delete
    3. Quy Phuong Nguyen, nghiêm trọng vì đây là 2 ngành cấm kỵ.
      Nhưng chính quyền vẫn ko ngăn được sự suy thoái, thối nát!

      Delete
    4. Quy Phuong Nguyen
      Nguyễn Cao Bình, không hiểu ngành cấm kỵ?

      Delete
    5. Quy Phuong Nguyen, đụng tới giáo dục chẳng hạn là phải nhắc đến tầm quan trọng của nó với 1 quốc gia.
      Hưng thịnh hay suy vong đều đã rõ ngay trên đất nước này, sau mấy chục năm đã thấy hậu quả của sự thất bại.

      Delete
    6. Hoàng Quôc Thành
      Quy Phuong Nguyen, Cụ và cụ Cao Bình đều nhắc đến toàn cái là ko nên nhắc đến . Em là thằng hư đốn nhiều mà còn thấy ngài ngại nói về các vấn đề này . Mình nói mình hiểu nói cho lũ đầu bò phí nhời . 😭😭😭

      Delete