LOA PHƯỜNG: TƯỞNG ĐÃ CHẾT NAY SỐNG LẠI! LÝ DO? (*)
Trung quốc (nước Giữa), với GDP đứng thứ hai thế giới, được hiểu là rất hiện đại. Tuy nhiên trong cái xã hội hiện đại này, cách đây ba năm thôi (2019), tức là đã vào thế kỷ 21 của thời đại internet rồi, tại TQ trở lại với ... phong trào lắp đặt "loa phường" khắp nơi!
Hệ thống loa phường từng một thời là công cụ lẫn sản phẩm của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội thời Mao Trạch Đông. Nó gần như được mai táng cùng với sự qua đời của Mao Trạch Đông (năm 1976).
Để rồi hơn 40 năm sau, sau khi Tập Cận Bình đã nắm được vai trò lãnh đạo tối cao được 7 năm (bắt đầu từ 2012), vào năm 2019 thì hệ thống loa phường được dựng lại "đại trà"!
/I/ LOA PHƯỜNG THỜI MAO: Để ai cũng được nghe tiếng của Mao Chủ tịch!
Sau năm 1949, Mao Trạch Đông lãnh đạo cả đất nước tiến vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội. Hàng loạt các kế hoạch vĩ đại được đưa ra, điển hình như chính sách “Đại nhảy vọt”, với mục tiêu chỉ trong vài năm ngắn ngủi vượt mặt các cường quốc tư bản. Để thực hiện các kế hoạch này, TQ tổ chức hàng chục ngàn “công xã nhân dân” thi đua sản xuất.
Hệ thống loa phường xuất hiện, mà chức năng quan trọng hơn hết là tuyên truyền, "tổng động viên".
Năm 1965, tờ Nhân Dân Nhật Báo đăng bài bàn về việc đặt loa ở vị trí tối ưu, để “các xã viên nghe được tiếng của Mao Chủ tịch, nghe được tiếng bước chân mỗi ngày đi được nghìn dặm của tổ quốc”.
Kết quả? “Đại nhảy vọt” dẫn đến nạn đói; “Cách mạng văn hóa” sau đó đẩy cả đất nước vào cảnh hỗn loạn từ nông thôn đến thành thị. Những chiếc loa phường đóng vai trò vừa đấu tố “kẻ thù của nhân dân”, vừa ca ngợi vai trò lãnh tụ vĩ đại của Mao.
Chỉ đến khi Mao Trạch Đông chết đi.
Xã hội TQ mới dần hồi phục. Những chiếc loa phường tuyên truyền từ đó cũng dần biến mất khỏi đời sống người dân.
/II/ LOA PHƯỜNG THỜI TẬP: Để ánh sáng tư tưởng của Tập Chủ tịch chiếu rọi muôn dân.
Vào năm 2019, sau khi Tập Cận Bình đã trở thành Tổng bí thư đảng Cộng sản TQ rồi kiêm Chủ tịch nước, “Dự án loa phường nông thôn mới” ra mắt thử nghiệm ở Thạch Gia Trang thuộc tỉnh Hà Bắc. Sau đó, chỉ tính đến cuối năm 2020 thì đã có khoảng 300.000 cấp phường xã tại 14 tỉnh ở Trung Quốc đã có loa phường phủ sóng!
Năm 2019 cũng là thời điểm một app (ứng dụng) mang tên “Học tập cường quốc” (学习强国 Xue Xi qiang guo) được cho ra đời. “Tập”, trong "học tập", là cùng ký tự với họ “TẬP” của Tổng bí thư, “Học TẬP…”, được hiểu là là học theo Tập Chủ tịch: phần lớn các nội dung của app (ứng dụng) là tổng hợp từ các phát ngôn và bài viết của Tập Cận Bình.
Đảng viên và công chức khắp nước bị yêu cầu cài đặt app, và phải mở app thường xuyên để “học TẬP”.
(tuy nhiên, nếu chỉ xài app thì đâu giám sát được mỗi người dân mở volume đủ nghe hay không, hoặc chiếc điện thoại lúc mở phát nội dung app thì ... nằm một nơi còn người sử dụng bận ở nơi khác)
Do đó, phát trên hệ thống loa phường trải khắp nước, để người dân nào cũng được ánh sáng tư tưởng của Tập Cận Bình chiếu rọi.
Các tờ báo nhà nước ngập tràn những phản hồi tích cực (dĩ nhiên rồi, tiêu cực đâu đăng lên báo) từ người dân về việc phục dựng loa phường.
Hoàn Cầu Thời Báo kể về một cán bộ lão thành nằm vật vờ trên giường bệnh, nhưng “ngay khi nghe thấy tiếng loa phường phát ra, ông ngồi bật dậy, quệt nước mắt và nói trong tiếng khóc, ‘nghe tiếng loa như nghe tiếng gọi của Đảng!’’’.
Hồ Nam Nhật Báo mô tả tiếng loa phường như “âm thanh của Đảng vang vọng mãi, khiến dân làng nô nức với niềm hân hoan trong tim”, và “càng nghe tiếng loa phường, càng có nhiều năng lượng”.
Những tiếng than vãn của người dân về sự quấy nhiễu, phiền hà đến từ thứ âm thanh loa phường - mà họ không có cách nào tắt đi - bị chìm nghỉm trong hàng loạt lời ca ngợi trên báo đài về sự trở lại của loa phường./.
(*) Dẫn lại từ bài dịch đăng trên fb:
Nguyễn Cao Bình
ReplyDeleteBọn Tàu đỏ ko thể bỏ truyền thống tuyên truyền kiểu áp đặt được.
Bui Thuc Yen
DeleteNguyễn Cao Bình , còn ta ?
Bui Thuc Yen, ta chỉ có cách theo đuôi thôi (cam chịu phận cái đuôi ko quẫy được con chó).
Delete