Saturday, September 3, 2022

CHÂN LÝ CỦA TÔI (10)

Ông Toàn Quyền

(tiếp theo)

Từ Paris tới Sài Gòn

Ko thể phủ nhận tính vượt trội của nền văn minh vật chất hiện đại so với nền văn minh cổ đại. Paul Doumer nhận thấy điều này khi đi qua 2 xoáy nước lớn mà những con thuyền thời cổ đại ko dám qua. Trong thần thoại Hy Lạp Homer gọi chúng là 2 quái vật (Scylla và Charybdis) chuyên hút nước biển vào rồi phun ra thành xoáy nước mạnh làm tàu bè chìm đắm. Ông đã mô tả về điều này trong cuốn sách của mình: "Tàu chúng tôi đi qua giữa chúng mà không lệch khỏi đường đi, không bị ảnh hưởng một li bởi các dòng xoáy do chúng sinh ra.".

Về vai trò của nước Pháp ở Địa Trung Hải, Paul Doumer nhận thấy tầm quan trọng của eo biển Messina và việc khống chế được nó sẽ làm chủ con đường biển đi qua eo biển này. Ông cho rằng: sau Napoléon, nước Pháp đã mắc sai lầm ko thể tha thứ vì hậu quả từ việc thi hành 1 chính sách hèn yếu, do dự, ko có tầm nhìn, ko có đầu óc, hành động qua loa có tính nhất thời nên để mất Ai Cập*, Tiểu Á và ảnh hưởng của Pháp ở vùng này chưa tiến triển thêm được chút nào. 

Sức mạnh của người Anh và người Tây Ban Nha ở phía Tây Địa Trung Hải, người Ý ở phía Đông làm cho Pháp ko thể coi Địa Trung Hải như cái hồ lớn của họ. Tuy nhiên, Pháp ko để các nước khác lấn át khi giữ vững ưu thế nhờ có bờ biển từ Port-Vendres đến Menton, đảo Corse, và bờ biển Algeria, Tunisia ở Bắc Phi, thêm nữa, họ còn có xưởng tàu Toulon, xưởng tàu Bizerte được cộng thêm sức mạnh của hạm đội Địa Trung Hải luôn sẵn sàng trong tình trạng cơ động.

Eo biển Messina: lối vào từ phía Tây (Hình chọn từ net)

(còn nữa)

*: Khi Paul Doumer trên hành trình đi qua Địa Trung Hải để đến ĐD thì Ai Cập đang là thuộc địa của Anh

No comments:

Post a Comment