Nguyễn Văn Huyên (1905-1975) là một nhà giáo dục, nhà sử học, nhà dân tộc học, nhà nghiên cứu văn hóa hàng đầu của Việt Nam thế kỷ XX. Các công trình nghiên cứu của ông có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc định hình nên vốn hiểu biết căn bản về dân tộc và xã hội Việt Nam, với những ảnh hưởng sâu rộng đến tận ngày nay.
Nhã Nam đã giới thiệu tương đối đầy đủ và trọn vẹn tới bạn đọc những nghiên cứu giá trị trong sự nghiệp học thuật đồ sộ của Nguyễn Văn Huyên trước năm 1945, có thể kể đến:
- “Hội hè lễ Tết của người Việt” - Cuốn sách tập hợp những tiểu luận nghiên cứu của Nguyễn Văn Huyên về lễ-tết-hội, về tín ngưỡng, tâm thức tôn giáo của người Việt trong xã hội truyền thống.
- “Sinh hoạt của người Việt: cư trú - kiến trúc - hát đối” - chuyên khảo mở đường cho việc tìm hiểu cặn kẽ, sâu sắc các phương diện trong đời sống sinh hoạt phong phú của người Việt.
- “Văn minh Việt Nam” - tác phẩm cung cấp một lượng thông tin đồ sộ về con người, xã hội và văn hóa Việt Nam giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX.
Và mới đây nhất, “Địa lý hành chính và tập quán của người Việt” vừa phát hành bao gồm các nghiên cứu địa lý hành chính của cư dân vùng đồng bằng Bắc bộ, qua đó làm cơ sở cho sự hiểu biết về phong tục, tập quán của người Việt.
Nhã Nam (Một bước ngoặt trong sự nghiệp học thuật của Nguyễn Văn Huyên)
No comments:
Post a Comment