Wednesday, February 21, 2024

SAPIENS: Đàn ông & Đàn bà

Con người, ở tất cả mọi nơi, tự phân chia họ theo 2 giới: đàn ông và đàn bà. Đây là sự phân tầng tối quan trọng trong tất cả xh loài người từng biết đến: hệ thống phân tầng về giới tính.

Kể từ sau Cách mạng Nông nghiệp, hầu hết đàn ông được đối xử tốt hơn. Ở nhiều xh, phụ nữ chỉ là vật sở hữu của đàn ông. Hiếp dâm, trong nhiều hệ thống pháp luật, bị coi là xâm phạm tài sản - nói cách khác, nạn nhân ko phải là người phụ nữ mà là người đàn ông sở hữu cô ta. Làm chồng nghĩa là có quyền hoàn toàn kiểm soát cuộc sống của vợ mình (trong đó gồm cả đời sống tình dục).

Câu chuyện thường thấy trong quan hệ giữa 2 giới tính là quan niệm tự nhiên và ko tự nhiên. Định nghĩa "tự nhiên" theo thần học là "tuân theo những ý muốn của Chúa, người đã tạo ra thế giới tự nhiên".

Nếu chúng ta sử dụng cơ thể khác với mục đích của Chúa thì điều này ko tự nhiên. Tình dục ban đầu tiến hóa dành cho sinh sản, khi gắn hoạt động tình dục với tình yêu, trong đó yếu tố tình cảm đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành mối quan hệ thân mật, thì điều này có tự nhiên ko?

Về mặt sinh học, con người mang 2 đặc tính khác biệt, theo đó chia thành giống đực và giống cái. Một sapiens giống đực điển hình có cặp nhiễm sắc thể XY, với tinh hoàn và rất nhiều testosterone. Trong TTTT của xh và nền vh mà anh ta hấp thụ, anh ta có những vai trò nam tính cụ thể (tham gia chính trị), có các quyền (bầu cử) và các nghĩa vụ (phục vụ trong quân đội). Một sapiens giống cái điển hình có 2 nhiễm sắc thể XX, tử cung và nhiều oestrogen. Cô ta có những vai trò nữ tính cụ thể (sinh đẻ và nuôi con), có các quyền (được bảo vệ khỏi bạo lực) và các nghĩa vụ (tuân lệnh chồng mình).

Các nhà nghiên cứu luôn phân biệt giữa "giới tính" (là 1 phạm trù sinh học) với "giới" (là 1 phạm trù vh). "Giới tính" được chia thành nam và nữ, tính chất của sự phân chia này là khách quan và bất biến trong lịch sử. 

"Giới" được chia thành đàn ông và đàn bà (nam tính và nữ tính) mang tính liên - chủ quan và có sự thay đổi liên tục. Ví dụ: hành vi, ước muốn, trang phục và thậm chí cả dáng vẻ cơ thể (kỳ vọng) về người phụ nữ Athens cổ đại và người phụ nữ Athens hiện đại có nhiều sự khác nhau sâu xa.

Vấn đề của "giới" luôn gắn liền vai trò và nghĩa vụ với những cam kết khắt khe và phức tạp bởi là đàn bà hay đàn ông đều mang tính vh hơn là tính sinh học. Người đàn ông phải chứng tỏ nam tính của mình (liên tục, suốt cuộc đời) trong hàng loạt các lễ nghi và sự việc. Còn công việc của người đàn bà cũng ko bao giờ hết: phải liên tục thuyết phục bản thân để cố gắng thể hiện vai trò của mình một cách đầy nữ tính.

Với nam giới, họ sẵn sàng mạo hiểm, thậm chí hy sinh cuộc sống của họ để mọi người nhận thấy: anh ta là 1 người đàn ông đích thực! Sau Cách mạng Nông nghiệp, hầu hết xh loài người đều là những xh gia trưởng (đánh giá đàn ông cao hơn đàn bà). Từ nhỏ, xh đã giáo dục đàn ông suy nghĩ và hành động theo cách nam tính, đàn bà suy nghĩ và hành động theo cách nữ tính, trừng phạt những ai dám vượt qua những ranh giới này. 

Dù hoàn thành vai trò ntn, phẩm chất được coi là của đàn ông thường có giá trị hơn so với phẩm chất đàn bà, và phụ nữ sẽ nhận được ít hơn Nam giới trong xh khi thể hiện lý tưởng của giới mình. Nguồn tài nguyên đầu tư cho sức khỏe & giáo dục cho đàn bà cũng ít hơn; họ ít có cơ hội kinh tế hơn. Giới là 1 cuộc đua mà ở đó một số người tham gia chỉ để giành được huy chương vàng.

Trong thực tế, một số ít phụ nữ giành được vị trí đứng đầu, như Cleopatra hay Võ Tắc Thiên và Elizabeth I, song họ là những trường hợp ngoại lệ.

*

Chế độ gia trưởng ko thể là sản phẩm của 1 vài cái vòng luẩn quẩn. Nếu như điều này ở Á-Phi là kết quả của 1 vài sự kiện xảy ra ngẫu nhiên, vậy tại sao trong xh Inca và Aztec cũng như vậy? (dù họ ko tiếp xúc với thế giới bên ngoài trong hàng ngàn năm).

Học thuyết phổ biến nhất đã đưa ra 1 thực tế là: nam giới khỏe và mạnh mẽ hơn phụ nữ. Họ sử dụng thể lực của mình để ép buộc đàn bà phục tùng mình (trong thực tế, đàn ông độc quyền thực hiện những nhiệm vụ nặng nhọc đòi hỏi sức khỏe lao động chân tay như cày bừa và thu hoạch. Nó cho phép họ quyền kiểm soát việc sx thực phẩm, qua đó biến thành quyền lực chính trị).

Ngoài ra, vấn đề lớn nhất của học thuyết này là: trong lịch sử, phụ nữ chủ yếu bị loại khỏi những công việc ít đòi hỏi những nỗ lực về thể lực (như đi tu, luật và chính trị), nhưng lại tham gia lao động chân tay nặng nhọc trên các cánh đồng, trong các ngành nghề thủ công và ở gia đình. Nếu quyền lực xh được phân chia theo mối quan hệ trực tiếp với sức mạnh thể lực hoặc khả năng chịu đựng thì phụ nữ hẳn sẽ có nhiều vị thế hơn.

Trong xh hái lượm, quyền lực chính trị thường dành cho những người sở hữu những kỹ năng xh tốt nhất chứ ko phải những người lực lưỡng với bắp thịt mạnh mẽ nhất. Ví dụ: trong băng đảng tội phạm có tổ chức, bố già ko nhất thiết phải là người khoẻ nhất. Ông ta thường lớn tuổi và hiếm khi sử dụng nắm đấm của mình; ông ta dùng những gã trẻ hơn và cường tráng hơn để làm những việc bẩn thỉu cho mình. Nếu có kẻ nào đó muốn chiếm vị trí ngôi đầu bằng cách đánh nhừ tử ông ta, thì có vẻ như hắn sống chưa đủ lâu để rút ra bài học từ sai lầm (sẽ phải trả giá đắt) của mình.

Ở hầu hết các xh, những tầng lớp thấp sẽ làm công việc lao động nặng nhọc. Điều này phản ánh vị trí của Homo sapiens trong chuỗi thức ăn. Nếu nhân tố quyết định chỉ gồm những cá thể với năng lực đơn thuần về thể lực, Sapiens sẽ chỉ ở nấc giữa của chiếc thang. Nhưng những KỸ NĂNG XH VÀ TRÍ ÓC đã đặt họ lên đỉnh.

Vì vậy, khó có thể tin rằng: phân tầng xh có ảnh hưởng nhất và ổn định nhất trong lịch sử được lập ra dựa trên khả năng về thể lực của đàn ông để ép buộc đàn bà.

*

Một học thuyết khác lý giải rằng: địa vị thống trị của đàn ông ko phải từ thể lực mà từ sự hung hăng. Hàng triệu năm tiến hóa đã làm cho đàn ông trở nên hung bạo. Đàn bà cũng đối chọi với đàn ông ở sự thù hận, lòng tham và sự lạm dụng. Khi tình trạng trở nên gay cấn, đàn ông có xu hướng sẵn sàng tham gia vào những cuộc chiến thô bạo. Điều này, được học thuyết này giải thích tại sao trong lịch sử, chiến tranh là đặc quyền của nam giới.

Từ những cuộc chiến tranh, sự kiểm soát của đàn ông làm họ trở thành những ông chủ trong xh dân sự. Sau đó họ sử dụng quyền này để gây ra những cuộc chiến khác, và càng nhiều chiến tranh, thì đàn ông càng có thêm quyền kiểm soát xh. Và tiếp tục như thế, cái vòng lặp lại này đã lý giải về sự có mặt khắp nơi của các cuộc chiến và chế độ gia trưởng.

Về nhận thức và xét về hệ thống hoóc-môn của đàn ông và đàn bà (những nghiên cứu gần đây) đã củng cố thêm giả định rằng: do khuynh hướng hung bạo của đàn ông mạnh hơn đàn bà, xét theo mức trung bình thì quả thật họ phù hợp để làm chiến binh hơn. Song, cứ cho là hầu hết chiến binh là đàn ông, vậy những người điều hành chiến tranh và tận hưởng quả ngọt của nó có nhất thiết phải là đàn ông?

Với câu hỏi trên, giống như việc 1 lực lượng lao động toàn người da đen  bị điều khiển bởi những người quản lý da trắng, tại sao 1 đội quân toàn đàn ông lại ko thể được chỉ huy bởi chính phủ toàn phụ nữ (hoặc có 1 phần là phụ nữ)? Thực tế từ lịch sử đã cho thấy: những kẻ đứng đầu ko nhất thiết leo lên từ bậc thấp nhất. Giới quý tộc, giới giàu có và giới học thức đã được mặc nhiên bổ nhiệm vào cấpsi4 quan mà chưa bao giờ phục vụ ngày nào trong quân đội.

Đàn bà là kiểu người thao túng và xoa dịu tốt hơn đàn ông, họ nổi tiếng với khả năng nhìn nhận tài tình (mọi thứ) từ quan điểm của kẻ khác. Điều hành 1 cuộc chiến tranh cần người biết hợp tác, biết khuyên giải, biết thao túng và nhìn nhận. Tất cả những điều này là phẩm chất của những người kiến tạo đế chế. Như vậy thì lẽ ra đàn bà phải là những chính trị gia xuất sắc, nhường lại công việc bẩn thỉu trên chiến trường cho các đấng nam  nhi đầy hoóc-môn nam tính nhưng tâm hồn lại đơn giản.

*

Ở Trung Hoa, có truyền thống lâu đời trong việc quy định quân đội phục tùng giới quan chức dân sự (những người ko dùng gươm giáo, nhưng thường điều khiển các cuộc chiến tranh). "Bạn ko nên tốn sắt tốt để làm những cái đinh'', câu tục ngữ Trung Hoa đã nêu rõ: những tài năng thực sự là những người thuộc hàng ngũ dân sự. Vậy tại sao chính quyền này lại là 1 tổ chức mà giới quan chức toàn đàn ông?

Một học thuyết khác (cách lý giải sinh học thứ 3) coi nhẹ vai trò tàn bạo. Quá trình tiến hóa đã khiến đàn bà và đàn ông có những điểm thích ứng (theo chiến lược sinh tồn và sinh sản khác nhau) vốn là đặc tính của giới. Thời gian trôi đi, những gen nam tính được truyền cho thế hệ sau sẽ là gen của những người đàn ông đầy tham vọng, hung hăng nhất, vượt trội nhất.

Còn đàn bà, với thiên chức thụ thai và nuôi con, họ cần sự hỗ trợ trong việc tìm kiếm thức ăn và che chở, giúp đỡ để bảo đảm cho sự sống sót của mình và những đứa con. Vì vậy, đàn bà có rất ít lựa chọn  ngoài việc phải chấp nhận bất cứ điều kiện nào mà đàn ông đưa ra.

Theo lý thuyết này, đàn ông dần dần trở nên đầy tham vọng, cạnh tranh và trội hơn trong lĩnh vực chính trị và kinh doanh, trong khi đàn bà quen với việc được chăm sóc và phục tùng, họ bỏ qua những bận tâm (về những việc mà họ cũng có khả năng hoàn thành) để dành đời mình cho việc nuôi dạy con cái.

Thế giới loài vật có 1 trật tự khác, ở những loài mạnh nhất hình thành 1 trật tự mẫu quyền. Chúng xây dựng xh với những con cái hợp tác giúp nhau trong việc nuôi dưỡng con mình. Trong khi đó, những con đực giữ vai trò đánh nhau và tranh giành với những con đực khác ko thuộc bầy đàn của chúng để giữ lãnh địa. Trong vai trò cạnh tranh, những con đực luôn coi mình là trung tâm vũ trụ. Và dù những con cái nói chung yếu ớt hơn, nhưng khi cần, chúng sẽ hợp lại để chống lại những con đực vượt quá giới hạn và đẩy những con đực này ra khỏi đường biên.

(Lược ghi từ cuốn Sapiens - Lược sử loài người của Yuval Noah Harari)

2 comments:

  1. Trong thế giới tự nhiên, xh mẫu quyền với những con cái ''cần sự giúp đỡ bên ngoài nên chúng bắt buộc phải phát triển kỹ năng xh của mình và học cách làm thế nào để hợp tác và xoa dịu.
    Nếu điều này có thể xảy ra với loài voi và tinh tinh lùn, thì tại sao lại ko thể với Homo sapiens?
    Làm thế nào mà trong một loài có sự thành công phụ thuộc trước hết vào sự hợp tác, những cá nhân bị coi là kém hợp tác hơn (đàn ông) lại kiểm soát những cá nhân được cho là sẵn sàng hợp tác chơn (đàn bà)? Hiện nay, chúng ta ko có câu trả lời thỏa đáng.''

    Tuy nhiên, những gì chúng ta đã biết đó là trong suốt thế kỷ trước, vai trò của giới đã trải qua một cuộc cách mạng dữ dội. Hiện nay, ngày càng có nhiều xã hội trao cho đàn ông và đàn bà địa vị pháp lý, các quyền về chính trị và các cơ hội kinh tế bình đẳng với nhau. Mặc dù khoảng cách về giới vẫn là đáng kể, nhưng những sự kiện này vẫn đang xảy ra với một tốc độ nghẹt thở.
    Những sự thay đổi đáng kinh ngạc này chính xác là những gì đã làm cho lịch sử về giới gây bối rối. Như đã được chứng minh rất rõ ràng ngày nay, nếu hệ thống gia trưởng dựa trên những huyền thoại không có cơ sở thay vì những thực tế sinh học, thì điều gì giải thích cho tính phổ quát và ổn định của hệ thống này?

    (Yuval Noah Harari)

    ReplyDelete
  2. Làm thế nào để chúng ta phân biệt được những gì do sinh học xác định với những gì mà con người cố gắng bào chữa qua những câu chuyện huyền thoại sinh học? Một kinh nghiệm hữu ích là: "Sinh học cho phép, Văn hóa cấm đoán". (Yuval Noah Harari)
    Tóm lại, vấn đề nằm ở chỗ: sống ntn là normál còn ntn là nem normál. Cái này ở đâu cũng là câu hỏi, vào thời kỳ chiến tranh ở miền Bắc (trước 1975), ở Hungary và ở Mỹ cùng thời gian này và hiện tại. Với mỗi người thì câu trả lời đều ko giống nhau!
    Cuốn Kamasutra là dâm thư hay là 1 kiệt tác để đời thuộc nền văn minh cổ xưa mang tư tưởng Á Đông? Tại sao nó được dịch và xuất bản ở nước này mà ko được phổ biến ở nước khác?
    Và văn hóa phồn thực có nguồn gốc cổ truyền tại sao ko còn sức sống tự nhiên như ngày xưa?

    ReplyDelete