Friday, June 23, 2023

Chân lý của tôi: Từ cuộc cách mạng giành độc lập và chặng đường đến tương lai (2)

Phần 1: Xứ ĐD thuộc Pháp (Thời kỳ 1897-1910)

(tiếp theo)

Người Việt: Va chạm văn hóa (vh) - Đối mặt với phương Tây

Toàn bộ lịch sử của Việt Nam cho thấy: con người và vh được gây dựng từ "mấy ngàn năm để sinh trưởng giữa những điều kiện tự nhiên ác liệt ở xứ này, tất phải có sinh khí mạnh mẽ lắm". (Đào Duy Anh)

Một xh hình thành với trật tự của nó, vh cũng từ sinh hoạt, là nếp sống hàng ngày, nên dân tộc văn minh hay man dã đều có vh riêng và khác nhau ở mức độ tiến bộ (ảnh hưởng từ ưu thế phát triển về mặt kỹ thuật, kinh tế và tư tưởng) xét ở mọi phương diện ntn mà thôi.

Vùng bán đảo ĐD và Đông Nam Á (ĐNA) là nơi gặp nhau của 2 nền văn minh cổ xưa ở châu Á: Ấn Độ và Trung Hoa. Vh VN là văn hóa vay mượn, chỉ là học trò của những nền vh lớn. Người Việt tồn tại từ bao đời nay trong lòng 1 xh sống theo đạo lý Nho giáo, nhưng cái khuôn khổ ấy đến lúc phải khai thông mở rộng, phải chuyển hóa và đổi mới thì nó lộ ngay ra hết mọi nhược điểm. Đó là vấn đề phải giải quyết: là sự xung đột giữa những giá trị cổ truyền của vh cũ với những điều mới lạ của vh Tây phương.

Khi có một luồng vh khác xâm nhập thì nền vh dân tộc phải phản ứng, có thể phải sáng tạo, nếu nền vh bản địa đủ sức mạnh để chuyển hóa và tiếp nhận. Ngược lại thì xảy ra thảm kịch. Vh dân tộc bị hủy hoại thành những mảnh vụn vô nghĩa, không còn sức sống, đồng thời sinh ra một lớp người vong bản, không còn năng lực bám vào những truyền thống có từ lâu đời để tái tạo/tiếp biến những giá trị cũ làm nền tảng cho nếp sống mới. Thế là vh dân tộc đứng trước nguy cơ bị tiêu diệt.

Sự đòi hỏi về vh nhắm vào mục đích đòi độc lập, đòi quyền tự chủ. Là vận mạng của dân tộc, phải thực hiện ntn để tránh cái hiểm họa đó. 

Cụ Phan Bội Châu muốn tiếp nhận sinh lực Tây phương qua phong trào Duy Tân của Nhật. Cụ Phan Chu Trinh khuyến cáo sĩ phu đừng chìm đắm trong cái đẹp tiểu xảo của văn chương bát cổ. Ông Trần Quý Cáp cho rằng "chữ Quốc ngữ là hồn trong nước, phải đem ra tính trước dân ta...Á, Âu chung lại một lò, đúc nên tư cách mới cho rằng người". Ông Huỳnh Thúc Kháng nhận định rằng "dân lấy sự học làm sinh mạng mà quan xem sự học như một sự thù nghịch".


Hình ảnh: Từ bìa cuốn Xứ Đông Dương (Paul Doumer)

3 thứ giặc triền miên của người Việt 

Giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm là 3 thứ giặc gần như chiếm toàn bộ lịch sử của VN. Qua từng thời kỳ lịch sử, người VN biến hóa cá tính theo từng hình thái xh, dần dần hình thành bản chất của dân tộc "ăn theo thuở, ở theo thời", luôn thích ứng với hoàn cảnh để sinh tồn. Cái địa thế của lãnh thổ nước ta ở nơi “góc bể chân trời’’, ngay trên đường di chuyển lớn của các chủng tộc châu Á, theo cái hướng nghìn xưa từ Tây Bắc xuống Đông Nam, tức núi cao ra biển cả, lại đặt tổ tiên chúng ta vào một tình thế gay go nữa phải đấu tranh để sống còn. Điều kiện sinh hoạt trên địa bàn ấy rèn luyện cho nhân dân ta một nếp sống vất vả và cần cù, một yếu tố quan trọng của sức mạnh mà chúng ta cần có để đấu tranh với cuộc sống.

Từ thời nhà Tần, dân tộc VN từng chống lại thế giặc mạnh hơn khi còn là bộ tộc Lạc Việt bằng việc dựng nên nước Âu Lạc để có đủ sức mạnh chặn đứng kẻ thù, ko để chúng tiến xuống vùng ĐNA. Sau khi nhà Hán thống nhất TQ, đã bành trướng xuống phía Nam và chiếm luôn nước Âu Lạc, chia đất này làm ba quận Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam. Nhưng nhân dân Âu Lạc vốn tha thiết tự do độc lập không thể cam tâm làm nô lệ cho người phương Bắc sai khiến, nên chỉ sau khoảng một thế kỷ họ đã theo lời hiệu triệu của hai vị nữ anh hùng Trưng Trắc, Trưng Nhị dòng dõi của Lạc tướng Mê Linh, tức dòng dõi Hùng Vương của nước Văn Lang xưa, mà nổi lên đánh đuổi bọn thống trị ngoại tộc.

Từ đó, sau hơn một nghìn năm của nạn thống trị ngoại tộc luôn luôn bị cắt quãng bằng những thời kỳ khởi nghĩa, hoặc nổi dậy, hoặc giải phóng ngắn ngủi, tổ tiên chúng ta từ cuộc kháng chiến bất khuất của Liên hiệp Tây Âu – Lạc Việt đến cuộc chiến quật cường của họ Ngô, là thành phần duy nhất trong các nhóm Bách Việt ở miền Nam TQ giữ trọn khí phách và bản lĩnh của mình mà chống lại sự đồng hoá và âm mưu thôn tính của Hán tộc đã từng tiêu diệt nhiều dân tộc hùng mạnh ở xung quanh.

Từ sau khi các họ Ngô, Đinh và Lý, Trần kế tiếp nhau xây dựng những triều đại tự chủ và theo hình mẫu của chế độ chính trị mà các triều đại phong kiến TQ trước kia đã đế lại ấn tích qua hơn nghìn năm, rồi tiếp theo chiến thắng của nhà Lê trước quân Minh, sau đó Nguyễn Huệ đã đánh bại đội quân nhà Mãn Thanh hùng hậu. Cho đến giữa thế kỷ XIX từ khi chính TQ bị các nước đế quốc chủ nghĩa Tây Phương xâu xé, bọn vua chúa Hán tộc mới phải tạm ngưng cái tham vọng thôn tính nước ta, nhưng ngay sau đó thì nước ta lại bước vào một giai đoạn đấu tranh gian khổ mới là giai đoạn chống chủ nghĩa thực dân Pháp.

Nhìn qua quá trình đấu tranh ác liệt của dân tộc ta như thế thì có thể nói rằng lịch sử Việt Nam từ thời cổ đại đến suốt cả thời kỳ phong kiến quả là lịch sử đấu tranh không mệt mỏi để chống lại mưu đồ thôn tính của giặc ngoại xâm. Cái vận mệnh đặc thù như thế của tổ tiên chúng ta cố nhiên không phải là một chuyện ngẫu nhiên, điều này thuộc về đặc điểm được hình thành sau hàng nghìn năm: đó là cuộc sống gắn liền với đất đai đã rèn luyện cho con người VN một sức mạnh dẻo dai với lòng thiết tha độc lập tự do và tinh thần tương trợ giữa các gia đình và làng xã, khiến chúng ta có thể trải qua bao nhiêu thiên tai và nhân họa mà vẫn đứng vững. 

Làng xã giữ một vai trò trọng yếu mang tính "nông thôn tự trị" cao, "phép vua thua lệ làng", là những "pháo đài xanh" giữ gìn khuôn phép của dân tộc, do đó vh từ bên ngoài khó lòng chi phối được. Trên 1 dải đất Việt Nam, sách Văn Công Thọ Mai Gia Lễ là khuôn phép suốt từ thời phong kiến đến thời thực dân về những nghi lễ, phong tục trong dân gian. Vẫn là truyện Kiều, ca dao, chữ Hán chữ Nôm, liễn đối hoành phi...Người Việt bảo tồn được các giá trị truyền thống để chống lại vh lai căng, mất gốc.

Sống trong 1 xã hội lấy gia tộc làm cơ sở (mà nền tảng kinh tế là nông nghiệp), người Việt thường lấy thế mà cho rằng xh thuần phong mỹ tục truyền thống không thể dung tục như Tây phương. Từ trong gia tộc ra xã hội việc gì cũng lấy pháp trị làm chủ, là thói khắc bạc phi nhân tình. Vh VN lấy cảm tình làm bản vị, đó là một đặc tính cùng với nếp sống sinh hoạt theo nghề nông làm cho dân ta có tính yêu hòa bình, "chỉ cốt an cư lạc nghiệp chứ không muốn cạnh tranh với ai". Phải chống giặc ngoại xâm là việc bắt buộc để giữ gìn đất đai "dụng võ là bất thường và việc canh nông là cốt yếu, không như các nước châu Âu khi nào cũng cường binh độc võ mà chỉ toàn xâu xé nhau".

Trong cuốn Lịch sử Văn minh Thế giới, Will Durant cũng viết: ''Bản tính tự nhiên của con người vốn không ưa chiến tranh'' và ''nông nghiệp dạy cho con người sống hòa bình, giúp họ quen với cuộc sống bình dị". Nhưng trật tự này đã bị phá vỡ khi trên thế giới bắt đầu xuất hiện những cuộc chinh phục của những nước lớn với cơ cấu hiếu chiến đã xâm chiếm đất đai của các dân tộc nhỏ hơn. Kết cục thường là sự xác lập quyền cai trị của kẻ chiến thắng, xem mình là tầng lớp quý tộc về mặt tinh thần và duy trì điều này bằng sức mạnh bạo lực.

Dân tộc VN đã trải qua nhiều thăng trầm bão tố. Dưới thời Pháp thuộc, lớp người chống Pháp ban đầu đã thất bại, các lớp người kế tiếp bị kẻ chinh phục tiêu diệt. Tình trạng mất phương hướng là nguyên nhân làm xuất hiện những vấn đề làm người Việt phải sống gần một trăm năm đầy đau đớn và tủi nhục. Xh thì chia làm 2 tầng lớp: 1 bên cố bám vào các giá trị cổ truyền đã chết thành thây ma, 1 bên duy tân nhưng không biết mục đích để làm gì, cũng không biết phải đi theo hướng nào, chỉ bắt chước/làm theo một cách vô thức. Cứ thế 2 bên tân, cựu đả phá/khinh miệt nhau trong 1 xh đang tan rã.

Phụ nữ chống thực dân Pháp bị bắt ở Yên Thế (Ảnh chọn từ net)

“Trên hết, người An Nam giữ mối hằn thù thâm sâu đối với bất cứ kẻ ngoại bang nào có thể tới để đánh bật họ ra khỏi tín ngưỡng, tập tục và định chế của họ. Dù cho người Trung Quốc hay người châu Âu đến xâm lăng xứ sở, sai khiến họ nhân danh một người chủ này hay người chủ kia, điều đó chẳng mấy quan trọng đối với họ, chừng nào người ta còn tôn trọng tôn giáo, luật lệ và tập quán của họ.” 

Trên đây là nhận định của Paul Giran, một quan chức của chính quyền ĐD thuộc địa, bằng việc đánh giá những nhân tố tác động thuộc về môi trường tự nhiên và nhân văn, ông muốn đúc kết nên cá tính và tâm hồn bản địa trải qua cuộc tiến hóa dài lâu của lịch sử. Với kiến văn sắc sảo và sự hiểu biết khá phong phú của mình về lịch sử, ngôn ngữ, tôn giáo và văn hóa VN, tâm tính người Việt, điều mà P. Giran đã khắc họa là một tư liệu có giá trị lịch sử, chí ít là để tìm hiểu/đối sánh với tâm tính của người bản xứ thời thực dân cai trị.

Hậu quả tai hại nhất mà thời Pháp thuộc để lại là 1 thời kỳ nguy khốn của VN, khi mà cả dân tộc đã đến gần hiểm họa diệt vong, là sự tan rã của xã hội VN và sự gián đoạn trong việc điều hành/lãnh đạo quốc gia. Và từ những điều này, khó khăn và thử thách trước vận mạng của đất nước càng tăng thêm bội phần. Tuy nhiên, phần lớn người Việt lúc đó coi chuyện nước nhà làm nhỏ mọn không cần phải biết làm gì. Ấy cũng là vì xưa nay VN ko có quốc văn, chỉ đi mượn tiếng người, chữ người mà học, việc gì cũng dễ bị người ta cảm hóa, ảnh hưởng nên ko biết được về thời cuộc bên ngoài.

Bản sắc VN cần được biến đổi so với xưa kia chỉ giao tiếp với Trung Quốc là nước đồng văn. "Ngày nay, ta tiếp xúc với Tây phương, với văn hóa phú cường của họ, với những sức mạnh vật chất cùng những tư tưởng khoa học, chính trị và xã hội của họ" mới thấy những yếu kém của ta không thể duy trì mà phải biến đổi là lẽ đương nhiên. Nhưng phải xét về nhiều mặt để thực hiện những cải cách thích hợp, tránh rơi vào tình cảnh đảo điên biến loạn do mất gốc rễ cội nguồn. Và ở đây, một câu hỏi đã được đặt ra: chúng ta đã "tồn tại thế nào mà luôn bị ngoại xâm đe dọa?" (Giáo sư Trần Ngọc Vương). Về điều này, Ăngghen cho rằng trong các chế độ xh có giai cấp, yếu thì bị xâm lược, yếu nữa bị phụ thuộc, yếu nữa bị đồng hóa và giải thể cái giá trị ko còn tồn tại đó.

Friedrich Engels - năm 1879 (hình ảnh chọn từ net)

Sau thời kỳ bình định là chế độ toàn quyền, dù người Pháp nỗ lực trong việc khai hóa ntn và đạt được kết quả đến đâu thì sự mâu thuẫn giữa tính nhân văn của khai hóa và bạo lực thực dân vốn luôn là một vấn đề của những giá trị trong sự thượng đẳng của châu Âu so với các dân tộc khác. Sự tàn bạo này được nhìn nhận từ các dân tộc thuộc địa với định kiến là nhằm loại trừ những chủng tộc quá xa cách bằng hình thức diệt chủng hoặc đồng hóa.

Vì thế, giữa nước mẹ Pháp và ĐD là 1 hố sâu ngăn cách. Cái ''vực thẳm tinh thần sâu hơn đại dương này'' khiến kẻ bị trị ko thể đồng hóa vào văn minh Pháp. Mặt khác, người Pháp cũng lo sợ những người theo chủ nghĩa dân tộc được giáo dục theo kiểu Tây phương sẽ đòi độc lập như ở Ấn Độ, Ai Cập hay Philippines. Toàn quyền Varenne cho rằng có lẽ không nên chỉ cho dân bản xứ cách làm thế nào ''để chuẩn bị và tiến hành các cuộc cách mạng'' từ lịch sử của Pháp. Đây cũng là vấn đề ''con đường dẫn đến nước Pháp là con đường chống Pháp''. Các sinh viên ĐD tại Pháp là 1 mối lo cho chính quyền.
  
Cả chính quyền thực dân và những người VN cấp tiến đều muốn dùng chữ quốc ngữ như 1 công cụ của giáo dục để truyền bá tư tưởng, phục vụ cho những mục đích cần đạt được. Nếu người Pháp, dù đại diện cho văn minh châu Âu, lúc đó cũng chỉ coi thuộc địa là nơi họ tiếp tục ''kiên nhẫn khai thông giá trị nhân bản của giống loài chậm tiến''. 

Những người VN ở phía đối lập, mà đại diện là những học sinh sinh viên xuất sắc, họ đứng ''trên đỉnh ngọn kim tự tháp giáo dục'' (thế hệ 1925) và gia nhập vào hàng ngũ chống lại sự thống trị của chế độ thực dân. Ko bằng lòng với những cách thức nửa vời của các phe phái lừng chừng, họ đấu tranh bằng cả chính trị và hành động. ''Họ đã huy động và vận dụng trình độ, chuyên môn, kiến thức lĩnh hội được trong trường học (trung học và đại học) dùng làm vũ khí cho cuộc đấu tranh giành độc lập.

Trương Vĩnh Ký đang giảng bài ở trường Thông ngôn (Ảnh tư liệu từ net)

(còn nữa)

Bài viết từ tư liệu cá nhân (tổng hợp từ các bài trên Blog MAGYARORSZÁGON TANULÓ VIETNAMI DIÁKOK 1972-1979 IDŐSZAKASZBAN)

No comments:

Post a Comment