Sunday, June 18, 2023

Sống trầm lặng

Tôi là một flâneur—kẻ-lặng-nhìn. Ngồi lặng yên và ngắm nhìn là một buổi tiệc hoàn chỉnh dành cho nhận thức cảm quan siêu nhạy của người hướng nội. Tôi hấp thụ mọi thứ… cách mọi người nói chuyện, cách họ ăn mặc, những mẩu hội thoại. Tôi dành thời gian để nhận ra bản sắc của một địa điểm. Tôi thích ngắm nhìn sự thay đổi của ánh sáng khi chiều buông. Tôi tưởng tượng ra những mái ấm mà mọi người đang hối hả đi về, đầu cúi xuống, lòng tràn ngập mục đích sống vào cuối ngày.

Có người nói người hướng nội chỉ là những khán giả bên lề của cuộc đời. Nhưng thực ra, ta không bị động, ta tích cực tham gia theo cách của riêng mình. Đây là một dạng nghệ thuật, một lối sống. Người hướng nội là những kẻ-lặng-nhìn—ẩn mật ngay ở trung tâm thế giới…

Đã đến lúc ngừng giả vờ.

Chỉ bởi vì ta có khả năng thể hiện ra bên ngoài bộ mặt của một người hướng ngoại không đồng nghĩa với việc ta buộc phải làm điều đó. Hướng nội không sai mà cũng không đúng, và hướng ngoại cũng vậy. Mỗi người là một bản thể riêng biệt, đó chính là điều làm cho thế giới trở nên thú vị.

Hướng nội chỉ đơn giản là một cách sống. 

Đã đến lúc người hướng nội sống đúng với bản tính của mình.

Một cách tĩnh lặng.

TÔI LÀ NGƯỜI HƯỚNG NỘI của Sophia Dembling và TRẦM LẶNG của Susan Cain. Đây là 2 quyển sách luôn nằm trong top những quyển sách đáng đọc về hướng nội

8 comments:

  1. Bùi Đức Ngọc
    Mỗi người đều có cách sống của riêng mình, nên không thể nói hướng nội hay hướng ngoại tính cách nào hay hơn. Mình thích hướng nội, nên giữa đám đông mình thích nghe người khác nói chuyện hơn. Mình quan niệm, cứ làm tốt chuyện của mình đi, và ai cũng như vậy, thì mọi việc rồi sẽ ổn.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Bùi Đức Ngọc, em cũng nghĩ như anh.
      Nhưng nhiều người nghĩ khác, ko như anh em mình. Kiểu như: ko có nội hay ngoại, chỉ có đúng hay sai (theo kiểu địch vs ta, nước sông vs nước giếng v.v.).
      Tóm lại chỉ có 2 đằng: đằng mình cái chi cũng đúng còn lại sai tất.

      Delete
    2. Bùi Đức Ngọc
      Nguyễn Cao Bình, tính cách ấy gọi là “ cực đoan” ( szelsoseges). Nói chuyện với những người như vậy chán lắm. Cũng may là ít người như vậy.

      Delete
    3. Bùi Đức Ngọc, họ thích nêu vấn đề theo kiểu/đại loại như: HN và SG, ở đâu đáng sống hơn. Thế là 2 đám đông ùa vào cắn xé nhau tơi bời, ko có hồi kết luôn.

      Delete
    4. Bùi Đức Ngọc
      Nguyễn Cao Bình, kệ họ !

      Delete
    5. Bùi Đức Ngọc, đám đông tào lao nhiều lắm anh. Ko biết ở đâu ra, hằng hà sa số... Nhiều khi ko tránh được vì gần như khắp nơi, đâu cũng có.
      Nếu ở trên TV thì tắt là xong. Nhưng chỗ khác thì ko có cái để ngắt.

      Delete
    6. Aiviet Nguyen
      Bùi Đức Ngọc Em không biết mình thuộc loại nào. Nếu thể hiện ý tưởng, gây động lực cho xung quanh là hướng ngoại, thì nghề làm thầy, luật sư, nghệ sĩ sân khấu đều hướng ngoại, Nhưng không ở giảng đường, tòa án hay sân khấu có thể con người sẽ không nói tý gì. Vì thế sự thể hiện phụ thuộc vào cử tọa. Nếu cử tọa quá dốt hoặc quá giỏi thì em phải hướng nội thôi 🙂 Nếu trong cử tọa có người có hy vọng tiếp thu thì hướng ngoại, trông thì có vẻ nói cho mọi người, nhưng thực ra nói cho người hiểu chuyện nghe. Vì thế thể hiện ý tưởng bằng nói hay viết không phải là hướng ngoại hay nội. Hướng nội em cho là người có xu hướng tập trung tinh thần vào ý tưởng và cảm xúc. Hướng ngoại có xu hướng nghĩ tới hành động thực hiện ý tưởng. Nói cách khác người hướng nội hay đặt câu hỏi tại sao. Người hướng ngoại hay đặt câu hỏi làm thế nào. Nếu vậy thì em thuộc về hướng nội, nhưng thường em hay bắt đầu và kết thúc câu hỏi tại sao bằng các câu hỏi làm thế nào. Tuy vậy, câu trả lời cho các câu hỏi làm thế nào của em thuộc loại trung bình khá, và không vận dụng hết tinh lực cho nó. Câu trả lời cho câu hỏi tại sao của em thường là trên trung bình khá, bởi vì sẽ không dừng lại nếu câu trả lời chưa có gì đặc biệt.

      Delete
    7. Bùi Đức Ngọc
      Aiviet Nguyen, không phải nói ra để vuốt đuôi cho đẹp lòng bạn, mà thực sự anh luôn nghĩ AV luôn là ngoại lệ, nếu không nói là đặc biệt. Không nói đâu xa, chỉ trong đám bạn bè mà anh quen biết cùng trang lứa ( anh tuy già hơn , nhưng vẫn tự xếp vào đám này) thì anh thấy AV trội hơn hẳn về mặt tư duy, không chỉ ở chiều rộng, mà cả ở chiều sâu. Không những vậy, cách trình bày và diễn đạt ý tưởng, tư duy của AV cũng cực kỳ rõ ràng, sáng sủa nên rất dể hiểu, dể tiếp thu. Nên anh vẫn nghĩ , AV làm thầy giáo thì thật là tuyệt vời! Trở lại với chuyện hướng nội hay hướng ngoại, quan niệm như AV là rõ ràng mang tính học thuật bao quát. Tuy nhiên, ở những người xuất sắc thì hai tính cách ấy nó không có ranh giới rõ ràng ( éles hatar), bởi họ biết linh hoạt điều chỉnh một cách tự nhiên ( trong công nghệ gọi là flexibility). Những người như thế rất dễ truyền cảm hứng tích cực cho người khác, và vì vậy nói chuyện với họ rất thú vị. Liên quan chuyện này, anh lại nhớ đến đề tài mà AV vừa nhắc không lâu: bệnh Alzheimer và sa sút trí tuệ. Có những người , nhìn bề ngoài thì cũng bình thường, khỏe mạnh , thậm chí tốt nghiệp đại học hẳn hoi, nhưng nhận thức về cuộc sống, xã hội, và ngay cả trong công việc hàng ngày, rất tệ. Nói chuyện với những người như vậy rất chán… vì vậy anh vẫn xếp họ vào nhóm SSTT, mà gọi đơn giản là ngu. Đúng như AV đã nhận xét, SSTT không phải là bệnh, mà là một biểu hiện / hiện tương . Tiếc thay, mỗi ngày một nhiêu!

      Delete