Thursday, April 24, 2025

Viết từ chuyện người thật việc thật: Ngôi nhà của chúng ta (18)

Singapore 2025

Công việc & Cuộc sống đa dạng: AN TOÀN, TRUNG THỰC VÀ TỰ DO

(tiếp theo)

Singapore là một quốc gia an toàn, ko tham nhũng và tự do về kinh tế. Chính phủ đã đầu tư nguồn lực đáng kể vào y tế, giáo dục và cơ sở hạ tầng để biến tp-quốc gia này thành một nơi lý tưởng để sinh sống và kinh doanh.

Nhìn chung, Singapore có thặng dư ngân sách ổn định, tỷ lệ thất nghiệp thấp và lạm phát ổn định (thấp) – những điều kiện mà hầu hết các quốc gia khác chỉ có thể mơ ước. Đây là một trong những trung tâm tài chính và cảng biển quan trọng nhất thế giới*, với nhiều việc làm chất lượng cao.

Singapore liên tục được xếp hạng là một trong những nơi tốt nhất ở Châu Á về “chất lượng cuộc sống”. Với nhiều người, Singapore là một nơi để sống 1 cuộc sống xa xỉ. Quốc gia này cung cấp những cơ hội tiếp xúc vh tuyệt vời, từ những trải nghiệm ẩm thực đến các sân golf đẳng cấp thế giới và nhiều hơn nữa. Đối với những người khác, Singapore chủ yếu là cơ hội để leo lên nấc thang sự nghiệp. Họ có thể quan tâm hơn đến việc vun đắp các mối quan hệ thông qua những bữa tối bất tận và xây dựng kiến thức chuyên môn của mình trong quá trình này.

Vì Singapore là trung tâm công nghệ và thương mại, nên cơ hội việc làm thường rất dồi dào. Tuy nhiên, với rất nhiều nhân tài toàn cầu đổ về khu vực này, sự cạnh tranh cho những công việc hàng đầu có thể rất khốc liệt. Đó là lý do tại sao tốt nhất là luôn đồng ý ký hợp đồng làm việc trước khi chuyển đến Singapore.

Hình ảnh chọn từ net

(còn nữa)

(*): Singapore nằm ngay trên Eo biển Malacca, cửa ngõ của một trong những tuyến vận tải nhộn nhịp nhất trên thế giới. Từ rất lâu, hoạt động thương mại (và cướp biển) tại khu vực này đã rất phát triển.

Singapore đóng vai trò như một trung tâm điều phối hàng hóa đi từ châu Âu, Ấn Độ, Châu Phi sang phía Đông Á. Khoảng 30% lượng dầu của thế giới đi qua eo biển này.

7 comments:

  1. Mặc dù được coi là thành phố vào loại đắt đỏ nhất thế giới, nhưng không thể phủ nhận Singapore là nơi có chất lượng cuộc sống vào loại hàng đầu của châu Á và trên toàn cầu.
    Như vậy, theo kết quả khảo sát mới này, Singapore là thành phố hàng đầu dành cho người nước ngoài đến sinh sống.
    “Chất lượng không khí tốt, cơ sở hạ tầng vững chắc, hệ thống y tế tiên tiến, tỉ lệ tội phạm và các nguy cơ về sức khỏe thấp giúp Singapore giữ vững vị trí hàng đầu thế giới về chất lượng cuộc sống” - giám đốc khu vực châu Á của ECA International Lee Quane cho biết.
    (Báo Tuổi trẻ onl)

    ReplyDelete
  2. Singapore đứng đầu danh sách châu Á nhờ chất lượng cơ sở hạ tầng: bao gồm hệ thống cung cấp điện, nước uống, dịch vụ điện thoại. Hãng Mercer cũng đánh giá giao thông công cộng, tình hình ùn tắc giao thông và số lượng các chuyến bay quốc tế đến và đi ở các đô thị.
    “Các thành phố đứng thứ hạng cao trong danh sách cơ sở hạ tầng tốt nhất vừa cung cấp sân bay quốc tế và địa phương hàng đầu, vừa đa dạng và mở rộng phạm vi thông qua mạng lưới giao thông địa phương. Ngoài ra, các thành phố cũng có nhiều giải pháp tiên tiến như công nghệ thông minh và năng lượng thay thế”, người đứng đầu hãng Mercer, ông Slagin Parakatil, cho biết.
    Singapore cũng đạt điểm cao nhờ “sự ổn định trong nước, sự sẵn có của hàng hóa tiêu dùng, sự sẵn có và chất lượng nhà ở cùng tỷ lệ thiên tai thấp”.
    (Báo Thanh Niên onl)

    ReplyDelete
  3. Singapore đã được xếp hạng là thành phố hàng đầu ở châu Á về chất lượng cuộc sống theo tư vấn nguồn nhân lực toàn cầu, Mercer. Singapore cũng được coi là quốc gia ‘Hạnh phúc nhất ở Đông Nam Á, theo Báo cáo Hạnh phúc Thế giới 2018. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng ở Singapore, gia đình là đơn vị quan trọng nhất và mặc dù các mục tiêu vật chất, gia đình và cộng đồng luôn được ưu tiên. Đây là lần lượt giúp xây dựng một nội dung và xã hội hạnh phúc.
    (Vinahure)

    ReplyDelete
  4. Theo dữ liệu được công bố cho thấy “quốc đảo Sư Tử” đứng đầu trong số các thành phố thông minh nhất châu Á, vượt trên các thành phố khác như Bắc Kinh, Đài Bắc và Seoul. Đồng thời Singapore cũng là thành phố duy nhất của châu Á lọt vào top 10 thế giới của bảng xếp hạng này.
    (Kinh tế & Đô thị onl)

    ReplyDelete
  5. Tại Singapore không tồn tại người vô gia cư. Phần lớn người dân Singapore đều sống trong các khu nhà ở xã hội. Động lực để Singapore thực hiện được điều này là nhờ hàng loạt chương trình tiết kiệm mà Chính phủ đã đồng hành với người dân. Chẳng hạn, một người kiếm 1.000 USD/tháng tại Singapore sẽ phải tiết kiệm ít nhất 400 USD, trong đó 200 USD trích từ lương và 200 USD còn lại do đóng góp của chủ lao động.
    (VnEcnomy onl)

    ReplyDelete
  6. Những chữ S giúp Singapore phát triển:
    1. “Survival” – tinh thần cốt cách của dân tộc, có nghĩa phải xây dựng một cộng đồng gắn kết. Và Singapore không chỉ áp dụng tinh thần này trong nội bộ mà còn mở rộng ra thế giới. Họ sẵn sàng chia sẻ sáng kiến, đột phá với các quốc gia khác, đồng thời đánh giá con người dựa trên năng lực chứ không phải quốc tịch. Bất cứ ai đóng góp được giá trị đều được trọng dụng. Đây chính là tinh thần đổi mới sáng tạo thực sự.
    2. “Strategy” – chiến lược. Bản chất của chiến lược là biến thách thức thành lợi thế. Cơ hội đẻ ra cơ hội, thành công đẻ ra thành công. Còn nếu không có chiến lược thì thuận lợi cũng trở thành khó khăn, khó khăn biến thành khủng hoảng. Singapore không có tài nguyên thiên nhiên, nhưng họ xác định con người chính là tài nguyên quý giá nhất. Vì vậy, họ tập trung đầu tư mạnh mẽ vào giáo dục.
    3. "Structure" - bộ máy nhà nước. Theo đó, thiết chế của Singapore được xây dựng rất chặt chẽ và mang tuyến phòng vệ. Singapore thiết kế bộ máy giống như một đội bóng, tức là phải phối hợp chuyền bóng để ghi bàn. Còn nếu ai cũng đòi giữ bóng nhiều để ăn điểm là điều cực kỳ nguy hiểm.
    "Việc Việt Nam thực hiện tinh gọn bộ máy thời gian vừa qua là việc làm rất đúng đắn trong thời điểm này. Bên cạnh việc chọn người có năng lực, có tâm huyết để trả lương cho xứng đáng, thời gian tới, thời gian tới cũng cần tiếp tục xây dựng hệ thống quy định thuận lợi hơn", ông Khương nói.
    4. "Strategist"–tìm kiếm nhà chiến lược. Trước đây sông của Singapore cực kỳ hôi thối, thế nhưng cố Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu từng tuyên bố sau 10 năm sẽ câu cá được. Kết quả, sau 10 năm, sông Singapore không chỉ sạch mà còn trở thành nơi có thể câu cá.
    Những thay đổi mang tính đột phá luôn cần một nhân vật biểu tượng đứng ra dẫn dắt, giống như nói đến những cải cách của Singapore người ta nhớ đến Lý Quang Diệu. Hay nhắc đến trận Điện Biên Phủ, người ta nhớ đến Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
    5. "Sagacity"–sự thông tuệ. Singapore không thể biết hết mọi thứ, nhưng họ biết phải học hỏi từ tinh hoa của thế giới. Ví dụ sắp tới nhu cầu hàng không rất lớn, khai thác vũ trụ trong tương lai cực kỳ tiềm năng, vậy làm như thế nào để Việt Nam nắm bắt các cơ hội? Đó là cần đầu tư vào tri thức, thuê chuyên gia tư vấn giỏi nhất, thay vì chỉ tự mày mò.
    Điều này vẫn chưa phổ biến tại Việt Nam. Giống như cải cách giáo dục, chúng ta cứ hứng lên là làm. Như thế không được, chúng ta phải thâu tóm những cái trí tuệ hay nhất trước khi tự đưa ra quyết định mới. Giống như DeepSeek cũng phải học hỏi từ những mô hình thông minh nhất thì họ mới tự đưa ra được một mô hình riêng mình.
    6. "Synergy"–cộng sức để tạo ra cộng hưởng. Singapore rất giỏi tận dụng sức mạnh cộng hưởng. Họ không làm mọi thứ một cách biệt lập mà biết cách dựa vào các tập đoàn lớn, các công ty công nghệ hàng đầu để cùng phát triển. Việt Nam cũng cần học cách ngồi trên vai những người khổng lồ, hợp tác với các doanh nghiệp lớn để tạo ra giá trị cho mình.
    7. "Sustainability"–sự bền vững. Singapore là đất nước có ngành công nghiệp rất phát triển nhưng không hề ô nhiễm. Họ xây dựng một hệ thống đô thị thông minh, giao thông xanh, và luôn chú trọng bảo vệ môi trường trong mọi chính sách phát triển. Việt Nam cần nhìn xa hơn trong bài toán phát triển, tránh tư duy ngắn hạn mà hy sinh sự bền vững.
    GS. Vũ Minh Khương (Trường Chính sách công Lý Quang Diệu, NUS)

    ReplyDelete
  7. Về sự phát triển của những quốc gia có vị trí quan trọng tương tự Singapore: Tất nhiên vị trí chiến lược là một điều kiện cần, nhưng Ai Cập hay Panama, cũng nắm trong tay những tuyến vận tải chẳng kém phần quan trọng, lại không tận dụng được hết ưu thế trên. Các quốc gia này thường vướng phải các vấn đề như bất ổn chính trị, tham nhũng, quan liêu.

    ReplyDelete