Cùng với Hồ Xuân Hương, "Bút Tre" cũng là một hiện tượng của thơ Việt Nam, ông là Đặng Văn Đăng, nguyên Trưởng ty (Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Vĩnh Phú), giai thoại và thơ của ông cũng là một "tính cách văn hóa" của VN nên tôi muốn trích đăng (tóm lược) ở đây bài "Chuyện thơ Bút Tre" của tác giả Huyền Viêm trên Kiến Thức Ngày Nay No. 863 (01.08.2014) với những tư liệu tản mạn về nhà thơ "dí dỏm" đặc biệt này.
Vài nét về nhà thơ
Bút Tre là một ông già xuề xòa, mảnh khảnh nhưng rắn rỏi, quắc thước, lúc nào cũng nồng nhiệt, sôi nổi. Ông đỗ Tú tài II nên giỏi tiếng Pháp, đọc nhiều, viết nhiều và đã nói là nói say sưa không muốn dừng.
Vào những năm 1957-1958, ông làm thư ký cho thứ trưởng Ung Văn Khiêm, từng là Trưởng ty Văn hóa Thông tin (Vĩnh Phú), Phó Ban Tuyên huấn Tỉnh...
Năm 1962 ông in Tập thơ Bút Tre chỉ để tặng bạn bè. Tập thơ bị chê trách nặng nề, nhưng nhờ đó mà ông nổi tiếng.
Ông nghỉ hưu với chiếc xe đạp buộc lốp rỉ vành, chiếc xe này đã từng làm ông ngã khi xuống dốc vì đứt thắng gãy niềng khiến ông bị ngã đau, văng cả hàm răng giả ra ngoài.
Thơ Bút Tre
Ông nổi tiếng với những bài thơ lục bát dân dã ngắn, mỗi bài nhiều thì 4 câu, ít chỉ 2 câu.
Thơ Bút Tre mộc mạc, chất phác như ca dao và nhất là ... rất tếu.
Ít khi ông dùng từ Hán Việt mặc dù rất rành.
Tên người, tên đất trong thơ, ông thoải mái ngắt ra đặt ở cuối câu trên và đầu câu dưới:
"Hoan hô Đại tướng Võ Nguyên
Giáp ta thắng trận Điện Biên lẫy lừng."
Nhưng đặc điểm lớn nhất của Bút Tre là nghệ thuật cưỡng từ đoạt lý, đảo lộn ngữ âm, ngữ pháp trong thơ tiếng Việt, ép vần sửa dấu rất thông minh, táo bạo và hóm hỉnh:
"Liên hoan có lạc có chuồi (chuối),
Ra về nhớ mãi cái buồi (buổi) hôm nay."
Thơ về tình cảm cách mạng quốc tế:
"Hoan hô đồng chí họ Phi-
Đen Cu-Ba đó rất chi anh hùng."
Về sự kiện Gagarin là phi hành gia đầu tiên bay vào vũ trụ:
"Liên Xô rất đỗi tự hào:
Anh Ga-ga-rỉn (rin) bay vào vũ tru (trụ)."
Có dạo, Bút Tre được điều về làm công tác bảo tàng. Ông thấy không hợp với mình, nhưng cũng tự an ủi:
"Anh nay công tác bảo tàng
Cũng là nhiệm vụ cách màng (mạng) giao cho."
Tuy vậy, thỉnh thoảng ông cũng làm những bài thơ chân thành, không đùa cợt, rất tình cảm. Ông đã tặng một đồng chí giữ cầu bài thơ:
"Chú làm công tác giữ cầu,
Quản chi bom đạn trên đầu nó rơi.
Bút Tre chẳng như mọi người,
Qua sông nhớ mãi nụ cười chú em."
Có nhiều người yêu thơ ông, nên từ đó mà xuất hiện nhiều bài thơ làm theo "trường phái Bút Tre":
" Anh đi công tác Pờ-Lây...
...Cu dài dằng dặc biết ngày nào ra."
và:
"Chị em du kích tài thay!
Bắn máy bay Mỹ rơi ngay cửa mình."
(...)
Chữa thế nào được thơ tôi
Có lần, một nhà thơ nổi tiếng có chức vụ cao, lên Phú Thọ. Sau khi làm việc với lãnh đạo tỉnh liền cho mời Bút Tre sang yêu cầu đọc thơ. Ông đọc liền hàng chục bài. Nhà thơ nổi tiếng nghe một lượt rồi gật gù bảo:
-Tôi sẽ nhờ anh Xuân Diệu sửa giùm những bài thơ của anh.
Ông Đăng điềm nhiên trả lời:
- Báo cáo anh, anh Xuân Diệu làm "thơ bác học", còn tôi làm "vè dân gian". Anh Xuân Diệu là "bút máy", còn tôi là "bút tre", chữa thế nào được thơ tôi!
Người ta nói dịch các tác phẩm nghệ thuật đã khó, dịch bài hát sao cho đúng để hát còn khó hơn. Nhưng tôi ko biết nếu dịch thơ Bút Tre ra tiếng Hung thì còn khó đến thế nào? Cái này nhường cho 2 Việt đàm luận.
ReplyDeleteThơ Bút Tre (gom góp)
ReplyDeleteTin Bác mất:
Bỗng nghe tin sét đánh ngang
Bác Hồ đang sống, chuyển sang từ trần.
Di chúc:
Tôi dặn, tiễn tôi tới suối vàng
Thưa kèn, giảm trống, chẳng đò ngang
Dứt đường Tây Trúc, kinh thôi tụng
Buông sách Thọ Mai, lễ chẳng màng
Xã hội, cơ quan ngừng phúng viếng
Họ hàng thân thuộc chút khăn tang
Hương thơm, đèn sáng, vòng hoa trắng
Trầm mặc, cử hành đám lễ tang.
Gom nhặt rải rác:
Đầu lòng hai ả tố nga
“Thuý Kiều”là chị, em là “Thuý Vân”
Ma cũng tránh, quỷ ngại gần
Dáng người nét mặt mười phần đười ươi
Vân xem đanh đá khác người
Mặt mày rầu rĩ như người có tang
Miệng cười tựa rắn hổ mang
Củi khô thua tóc, cóc nhường làn da
Kiều càng xấu xí, gian tà
So bề ngu dốt lại là phần hơn.
Người xanh bủng, mặt nhờn nhờn
Dưa ghen thua khắm, cá hờn kém tanh
Một hai xấu nhất kinh thành
Dốt đành đòi một, đần đành hoạ hai
Bắc Ninh có cậu Nguyễn-Trùng-
-Dương, vật khoẻ quá cả vùng thất kinh ...
Mấy em mặc váy đánh cầu
lông bay phấp phới trên đầu các anh
Theo bà Vi Thị Lương (vợ của nhà thơ), nói về thơ Bút Tre, ông Vũ Kim Biên - là bạn thân của nhà thơ và cũng là người nghiên cứu văn hóa dân gian - tường tận rất rõ. Ông Vũ Kim Biên từng kể về những nỗi oan khuất của nhà thơ Bút Tre rằng: “Bút Tre không bao giờ viết về những điều nhảm nhí và cũng không chủ định làm thơ gây cười. Tuy nhiên, ông vốn tính dễ dãi, đôi khi sa vào tự nhiên chủ nghĩa, viết nhanh, viết một lèo không cần sửa nháp nên thường mắc rất nhiều lỗi như ngôn ngữ đơn giản, thô mộc, kém tinh tế, còn nhiều lỗi chính tả, thấy vần là ghép làm cho ý thơ chạy lung tung, chuyện nọ xọ chuyện kia, chính vì thế, mặc dù không chủ định làm thơ gây cười, nhưng một số câu thơ của ông khiến độc giả khi đọc lên vẫn không nhịn được cười”. Chẳng thế mà ngay khi in 3 tập thơ “Quê hương Phú Thọ”, “Phú Thọ lớn lên” và “Rừng cọ đồi chè”, Bút Tre bị phản đối kịch liệt từ Trung ương đến địa phương, yêu cầu phải rút kinh nghiệm từ công tác xuất bản đến nội dung nghệ thuật.
ReplyDeleteSau khi bị chê trách là thơ Bút Tre có sự non nớt, tùy tiện về nghệ thuật, ông Đăng không bao giờ cho in thơ nữa nhưng vẫn sáng tác cho mình hoặc cho bạn bè, những người hiểu, thấy hay thì đọc.
Phải hàng thập kỷ sau này, người ta mới thấy được cái hay, cái đẹp của nhà thơ Bút Tre. Nhiều người đã đi tìm, sưu tập thơ của ông để in thành tập thơ Bút Tre. Người có công đầu trong việc giản nỗi “oan thơ” ấy phải kể đến nhà văn Nguyễn Hữu Nhàn. Bà Lương nhớ lại: “Nhà văn Nguyễn Hữu Nhàn nghiên cứu giải thích, mình phải thấy cái hoàn cảnh lúc bấy giờ, cái dòng văn học bác học thiếu tiếng cười nhưng cái nhu cầu về tiếng cười, với dân chúng thì lúc nào cũng cần. Tiếng cười dân gian có chức năng đả phá, hoặc cũng có đôi chỗ tục tằn. Như vậy thì không thể lưu hành trong xã hội lúc bấy giờ… Thơ Bút Tre đã đóng góp cho xã hội tiếng cười đang thiếu….”.
(trích từ báo Lao Động)