Sau đây là vài đoạn trích dẫn từ câu chuyện của đạo diễn Trần Văn Thủy:
"Cuộc sống là nguồn cảm hứng để nghệ sĩ sáng tạo ra tác phẩm, nó là "nguồn" kịch bản vô tận của phim tài liệu. Mỗi tác giả khai thác thứ mình quan tâm trong cái nguồn vô tận ấy. Trong cuộc sống muôn màu muôn vẻ thì thân phận con người là điều Trần Văn Thủy nhạy bén nhất và luôn lấy nó làm "chất liệu" trong tất cả các phim tài liệu của mình"
Tình yêu thiên nhiên và con người miền núi gắn liền với tuổi trẻ của Trần Văn Thủy khi tác giả được giao làm công tác văn hóa ở vùng cao:
Lai Châu là tỉnh xa nhất của Tây Bắc, gà gáy ba nước cùng nghe. Trước kia ở huyện Mường Tè không có quốc lộ, chỉ có những con đường mòn qua nhiều đèo dốc suối khe, là quê hương của những tộc người hoang sơ nhất:
"Thiên nhiên quá hùng vĩ. Sức mạnh của tạo hóa thật vô
cùng. Dòng sông chảy xối xả như thác, cứ ầm ầm ào ào suốt ngày suốt đêm, từ đời
này sang đời khác, từ thế kỷ này sang thế kỷ khác, hàng ngàn vạn năm từ khi
khai thiên lập địa. Những hòn đá nhỏ như viên bi cho đến những hòn đá to bằng nửa
cái nhà, tất cả đều tròn vo, nhẵn thín. Khi mặt trời mọc, từ trên đỉnh núi nhìn
xa xa, núi non trùng trùng điệp điệp nhấp nhô như ngàn vạn con lạc đà nằm phủ
phục ..."
"Những con đường mòn vòng vèo, dài như vô tận, chập
chùng lên xuống, rẽ ngang rẽ dọc. Thỉnh thoảng bên suối lại nghe tiếng cối nước
giã gạo thong thả, thình ...thịch, cứ thế ngày đêm ...chậm rãi như tiếng thời
gian. Nó cặm cụi "làm việc" một mình, chẳng một bóng người. Nhà chủ cối
gạo có thể ở gần đâu đấy, cũng có thể cách hàng giờ đi bộ. Có người đi qua còn
ngồi xuống đảo gạo hộ hay thấy gạo giã đủ trắng rồi còn xúc ra, đổ gạo chưa giã
vào - gạo để ngay trong cái gùi ngay bên cối.
Dọc đường đi thỉnh thoảng lại gặp một túp lều không người,
bên trong treo vài nải chuối, mấy củ khoai, củ sắn, măng rừng, bắp ngô, mớ trứng
gà, cả gà nữa. Ai cần cái gì thì lấy cái đó và tự bỏ tiền vào cái giỏ con bên cạnh."
Trần Văn Thủy: "...Ừ, nghề của chúng tôi cũng là một nghề hèn, nghề mọn.
Hèn vì nghĩ nhiều mà không dám nói ra, mọn vì cái làm ra cũng chẳng mấy ai cần
đến.
Đạo diễn Trần văn Thủy và người thầy của anh: Roman Karmen
...Một cuốn sách, một vở diễn, một bộ phim ra đời đâu có mấy
phụ thuộc vào sự hữu hiệu của nó với cuộc đời ...mà thường, nhất nhất trông đợi
ở sự xem xét của bề trên chúng tôi.
Bề trên chúng tôi bằng lòng thì được, không bằng lòng ắt phải
bỏ.
Bề trên chúng tôi khen thì chúng tôi vui sướng.
Bề trên chúng tôi chê, thì chúng tôi buồn rầu.""Người ta bảo chữ TIỀN đi đôi với chữ BẠC."
Về những người theo đạo Kitô:
"Phải nói rằng tuyệt đại đa số họ là những người tử tế,
biết thương người, biết trọng chữ tín, thật thà , không biết dối trá."
Ông Trần Hữu Ngoạn, giám đốc trại phong Qui Hòa "như một
ông thánh vậy, tốt bụng đến lạ lùng. Ông chính là hiện thân của một người tử tế.
Nhờ ông, chúng tôi mới được vào trại phong Qui Hòa để quay phim, được chứng kiến
đời sống thật của các nữ tu. Trong phòng của các bà sơ không có bất cứ cái gì
ngoài cái giường, bề rộng 80cm bề dài 1m8, và một bộ quần áo tu treo trên cái
đinh"
Chuyện thật 100% xảy ra tại Đông Đức:
Chuyện thật 100% xảy ra tại Đông Đức:
"Tối 30-11-1988 tại rạp Capitol diễn ra lễ trao giải và
bế mạc Liên hoan phim. Khi Ban tổ chức xướng tên phim "ChuyệnTử Tế"
đoạt giải Bồ Câu Bạc thì khán phòng gần ngàn chỗ vỡ òa. Người ta mời đoàn Việt
Nam lên nhận giải.
Dũng bảo anh Cao Nghị:
- Anh lên nhận giải đi kìa!
Ông Cao Nghị giãy nảy:
-Thằng đạo diễn thì nó biến rồi. Anh không lên đâu, anh nhận
giải để về nhà chết à?
...Ông Cao Nghị về nhà khốn khổ, làm tường trình, làm kiểm
điểm với Bộ Văn hóa, với Công an, người ta quần cho lên bờ xuống ruộng.
...Ông Nghị khổ, tôi cũng nhiều phen trầy da
tróc vẩy và biết bao nhiêu người nữa long đong lận đận vì những chuyện không
đâu. Họ có đáng bị như thế không? Cái đất nước khốn khổ này được gì sau hàng loạt
những hành xử kiểu như thế?""Trần Văn Thủy cũng là một con người, có những "hỷ nộ ái ố" như mọi người. Hắn lại là một nghệ sĩ; đã là nghệ sĩ thì cho dù ở bất cứ lĩnh vực nào cũng đều nhạy cảm, dễ rung động. Hắn kể lại chuyện đã qua như để nói chuyện với chính mình sau một chặng dài trên đường đời, mà như hắn nói, có quá nhiều những sự tình cờ, hên xui, may rủi. Nhưng tóm lại, vui thì ít; buồn thì nhiều."
(Lê Thanh Dũng: Lời cuối cho cuốn sách)
1 cuốn sách của 1 thời, nó cho thấy sự thật mà lúc đó ai cũng thấy, dù ko phải tất cả nhưng ít nhất cũng là 1 phần trong quá khứ. Cái hay của câu chuyện ở chỗ Trần Văn Thủy như đã dựng 1 cuốn phim nữa với thời gian và ko gian mở rộng hơn nhiều so với các bộ phim nổi tiếng mà anh đã thực hiện, qua đó anh lên án những chuyện ko tử tế và ca ngợi những gì đáng quý, đáng trân trọng ở con người. Thật may mắn là anh đã có ý định kể lại chuyện của mình, và còn may mắn hơn nữa vì anh đã sống sót và ko bị vùi dập đến chết để ko thể thực hiện ...dù muốn kể lại cuộc đời của mình, cuộc đời của 1 nhà làm phim tài liệu chính luận giỏi nhất VN.
ReplyDeleteVề phim "Hà Nội trong mắt ai", theo Đạo diễn Trần Văn Thuỷ: “Có lần bộ phim đã được chiếu đi, chiếu lại tới bốn lượt trong một buổi sáng tại Quân uỷ Trung ương. Uỷ ban Khoa học Xã hội đã phải tổ chức một cuộc toạ đàm, có các đại biểu của Viện Sử học, Viện Triết học, Viện Hán Nôm cùng tham gia. Các đại biểu không tìm ra bất kỳ một sai sót nào của phim. Nhưng, Hà Nội Trong Mắt Ai vẫn bị cấm chiếu”.
ReplyDeleteChiều ngày 18-10-1983, đích thân Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng đã xem Hà Nội Trong Mắt Ai. Rồi ngay sau đó, ông Phạm Văn Đồng yêu cầu phải “tổ chức chiếu công khai bộ phim này cho nhân dân xem”. Nhưng, cho dù có lệnh của chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Hà Nội Trong Mắt Ai cũng chỉ được chiếu trong một thời gian ngắn.
Bộ phim sau đó đã được đưa tới Văn phòng Trung ương Đảng chiếu cho ông Trường Chinh xem. Theo Đạo diễn Trần Văn Thuỷ thì trong buổi chiếu, có ông Lê Xuân Đồng, phó ban Tuyên huấn, người cực lực phản đối bộ phim này và ông Đặng Xuân Kỳ, viện trưởng Viện Triết học, con trai Trường Chinh, người rất nhiệt thành ủng hộ. Nhưng, liền sau đó, bộ phim đã “tuyệt đối không được chiếu nữa”. Từ đó cho đến sau Đại hội VI, theo ông Thuỷ: “Vợ mình bảo mình điên. Đồng nghiệp, cứ bảy rưỡi, tám giờ sáng là tề tựu ở cơ quan lo xem Trần Văn Thuỷ đã… bị bắt chưa!”.