Monday, September 1, 2014

Nói năng

Nói năng là 1 phần của ứng xử. Tốt xấu như con dao 2 lưỡi tùy người, “1 tàn lửa nhỏ có thể thiêu rụi cả 1 khu rừng già” ngụ ý cho thấy sự nguy hại do nói năng gây ra.
Do vậy cần phải “học ăn, học nói” sao cho người khác và chính mình đều chấp nhận được, từ đó mới có sự hòa hợp và hiểu biết lẫn nhau trong cuộc sống hàng ngày.


1. Suy nghĩ trước khi nói.
2. Biết nói bằng sự im lặng.
3. Cần giữ miệng lưỡi khi trái tim rung động.
4. Cố im lặng khi thấy mình quá thích nói.
5. Nói sau người khác.
6. Đừng bao giờ nói ra điều chống đối người khác (tốt hơn là hãy lắng nghe kỹ rồi hãy tranh luận)
7. Nên nói tốt về người khác hơn là nói xấu họ.
8. Đừng bao giờ tìm cách tự bào chữa!
9. Lúc nào cũng nói năng điềm đạm khiêm tốn.
10. Ko bao giờ nói sai sự thật (rất khó, nếu ko muốn nói thì hãy im lặng).
11. Luôn luôn thận trọng từng lời nói.
12. Cầm lòng lại, đừng nói về sai sót cuả bản thân (biết giới hạn như vậy sẽ tạo được những nguồn hạnh phúc mới mẻ).
13. Hãy kiểm soát giọng nói của mình.
14. Đừng ham muốn tin tức chỉ vì tò mò.
15. Đừng bao giờ phàn nàn về những chuyện ko đáng, đừng chỉ trích người khác và than trách hoàn cảnh.
16. Đừng nói nhiều về mình.
17. Ít nói về việc cuả mình và khó khăn gặp phải, chỉ nên nói với đúng người, hoặc là người có trách nhiệm hoặc với ít người bạn thân (ko nên giấu kín).

Điềm đạm, khiêm tốn biểu lộ thái độ tôn trọng lẫn nhau trong cuộc sống. Phải làm chủ bản thân, nhưng không nguyên tắc, vẫn luôn linh hoạt những lúc cần sự phóng khoáng để “tuỳ cơ ứng biến”. Không dễ!

(st)  

10 comments:

  1. Ok. Tôi sẽ trở thành người máy.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Mày ko phải gò làm gì. Ăn nói như mày hồi nào giờ là ok rồi. Cái này là để cho mấy thằng hay phét lác hươu vượn, đâm thọc lung tung biết để liệu giữ mồm giữ miệng khỏi phải vạ thôi. Nếu thằng nào thấy phải áp dụng hết cả 17 cách trên thì thà đừng nói còn hơn :)

      Delete
  2. Triết lý sống còn do xã hội quy định. Xã hội chưa chắc đã hay, sống theo triết lý hay, trong xã hội nửa vời, chưa chắc đã phù hợp.
    Làm nô lệ cho quy ước xã hội nhiều khi cũng đánh mất mình, nên mới đẻ ra ông thi sĩ tàng tàng như Bùi Giáng. Không biết ổng có thực thích sống như thế không, nhưng ổng muốn chỉ cho người khác thấy có thể sống tự do độc lập với quy ước.
    Túm lại thích làm gì thì làm, miễn không ảnh hưởng đến ai, hoặc ảnh hưởng ít thôi.

    ReplyDelete
  3. Thêm tý nữa: Mình quen sống ở Việt Nam, khiêm tốn nói ít. (Tao cũng thuộc loại nói nhiều, giống ông già, để luyện hô hấp). Sang đến Mỹ thành ra thằng ít nói. Sau đó mới gặp một cao nhân, gốc Tàu. Nó bảo mình, ở cái xứ này bọn nó thừa đạn nên bắn vung lên, 100 viên đạn chỉ cần 2-3 viên trúng đích. Xứ Á châu, ít đạn nên bắn phát nào phải trúng phát đó. Nói ít ở Mỹ không ăn thua. Mấy thằng tổng thống Mỹ chỉ hơn nhau ở khoa nói. Làm đã có thằng khác

    ReplyDelete
  4. Với tao thì điều số 5 quan trọng nhất :)

    ReplyDelete
  5. Nói có ý thức:
    1. Nói chậm
    2. Phát âm rõ ràng
    3.Lắng nghe chính mình
    4.Lắng nghe người khác
    5. Xem im lặng là một phần của lời nói
    6. Nói cô đọng
    (Chogyam Trungpa Rinpoche)

    ReplyDelete
  6. Bốn cánh cổng của lời nói:
    1. Những gì mình nói có đúng không?
    2. Những gì mình nói có cần thiết không?
    3. Những gì mình nói có nhân từ không?
    4. Những gì mình nói có đúng lúc không?
    (Giáo pháp Phật)

    ReplyDelete
  7. Tập hợp ngày càng nhiều. Nên càng phải chú ý về lời lẽ phát ngôn, rất khó tránh sơ sót. Viết còn được edit, chứ đã nói ra ko thể "bốc" lại được, làm sao mà sửa chữa. Vì vậy phục lăn mấy bác nói năng thao thao bất tuyệt, chẳng giấy bút gì cả vẫn cứ nói hay.

    ReplyDelete
  8. Nói năng được như trên quả là perfect. Hay nhất vẫn là "tùy cơ ứng biến". Cố gắng giữ sự điềm tĩnh để đạt càng gần được như vậy càng tốt. Không có gì hoàn hảo hết được.

    ReplyDelete