Tôi và Lê Minh (Debrecen-vidi69) giống như hai anh em. Từ lâu, tôi luôn coi anh ấy như một người anh và tôn anh ấy là Đại ca. Sau khi từ Hung về, tôi và anh ấy tuy ko ở gần nhau, nhưng câu chuyện của chúng tôi cho đến nay giống như 1 bộ phim của Anh mang tên "Minden lében két kanál" vậy.
Bây giờ cũng thế, dù anh ấy thì ở Nha Trang còn tôi ở SG.
Note 1: Tàu Thống Nhất Sài Gòn - Hà Nội & Hành trình xuyên Việt
Tuần trước, anh Minh gọi điện thoại cho tôi và nói rằng anh ấy sẽ ra Hà Nội dự Lễ kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Lớp Ao (Lớp chuyên toán đầu tiên của ĐH Tổng hợp Hà Nội), nếu tôi muốn đi thì hai anh em sẽ cùng đi. Ái Việt cũng nói với tôi như vậy khi "chat" trên FB và sẵn sàng lo cho tôi vé khứ hồi cho chuyến đi. Khá bất ngờ vì không dự tính trước nhưng trước tấm lòng vàng của bạn bè, tôi quyết định sẽ đi cùng với Lê Minh ra Hà Nội sau khi đã biết thời gian và hành trình cụ thể.
5h40 sáng 13.9.2015, tôi có mặt ở ga Sài Gòn.
Ga Sài Gòn, 20 phút trước giờ khởi hành
Đây là hành trình xuyên Việt đầu tiên của tôi bằng tàu Thống Nhất. Tôi chọn đi tàu hỏa vì anh Minh đã mua vé từ Nha Trang cho hai anh em. Chuyến tàu tôi đi cũng là chuyến tàu mà anh Minh sẽ lên ở Nha Trang. Tôi mua vé hạng rẻ nhất (ghế gỗ) cho chặng Sài Gòn - Nha Trang vì muốn tìm lại những kỷ niệm đi tàu khi còn nhỏ hồi ở ngoài Bắc. Đó là những chuyến tàu tuổi thơ từ Hà Nội lên chỗ sơ tán ở Đa Phúc (nay là huyện Sóc Sơn, Vĩnh Phúc - Hà Nội). Lúc đó, Hà Nội như một tiếng gọi thân thiết đến nỗi chỉ cần biết được về Hà Nội là chúng tôi chấp nhận lên đường dù biết rằng như vậy là mấy mẹ con sẽ nheo nhóc bồng bế nhau đi bộ lếch thếch suốt cả một chặng đường dài mới ra được ga Đa Phúc để lên tàu.
Bên trong tàu Thống Nhất 2015
Toa "lợn" - Tàu SE 8
Đúng 6h sáng, tàu bắt đầu chuyển bánh. Từ Sài Gòn đến Nha Trang, phong cảnh mà tôi thấy không thay đổi nhiều so với những lần đi trước. Vào mùa này, cây cối rất xanh tốt nhờ mưa. Vẫn là những loại cây mang đặc trưng của từng vùng: cây ăn quả, cao su ở Long Khánh, thanh long ở Bình Thuận, nho ở Ninh Thuận xen kẽ với ngô và sắn... Hai thứ cây được trồng nhiều nhất suốt từ Nam ra Bắc là bạch đàn và keo ba lá. Dừa được thấy nhiều ở miền Trung, bắt đầu rải rác từ vùng gần Ninh Thuận ra tới Quảng Ngãi (nhiều nhất là ở Tam Quan, Bình Định), nhưng phần lớn không phải trồng để lấy trái và uống nước như ở miền Tây Nam Bộ mà chủ yếu là dừa nguyên liệu. Bạch đàn và keo được trồng chủ yếu để phục vụ cho công nghiệp giấy và gỗ nhân tạo. Chúng tôi đã thấy những xưởng gỗ với những đống dăm bào cao như núi ở khắp nơi suốt con đường xuyên qua các tỉnh miền Trung.
Từ Sài Gòn, ra khỏi vùng dân cư đông đúc, bò là loài vật được thấy nhiều nhất. Chúng im lìm quẫy đuôi gặm cỏ hoặc nằm bình thản tránh nắng dưới những bóng cây. Nhiều nơi dân chúng nuôi bò để kéo xe (cùng với việc sử dụng các loại xe kéo cơ giới) đa số là giống bò có u vai. Từ Bình Thuận bắt đầu thấy những cánh cò trắng chấp chới trên những thửa ruộng xanh non hoặc đang được người dân hối hả làm đất để kịp gieo hạt, vài chỗ còn thấy dân chúng đốt rạ ở những thửa ruộng vừa thu hoạch xong.
Ngoài bò là loại gia súc được nuôi nhiều nhất, vài chỗ người ta còn nuôi dê. Ở Cà Ná và nhiều vùng thuộc Ninh Thuận có thể thấy những đàn cừu gặm cỏ trên những đồng cỏ hoang ven núi. Ninh Thuận là vùng đất đai cằn cỗi, nóng như rang. Ở đây chỉ có thể thấy loài xương rồng mọc xen lẫn với vài loài cây giỏi chịu hạn khác tạo thành những lùm cây thấp rải rác khắp nơi, tuyệt nhiên không thể thấy các loại cây nào khác. Có thể nói, ở Cà Ná, muối và cừu là 2 đặc sản của vùng này. Loài súc vật được chăn thả đứng thứ 2 sau bò là trâu, càng đi ra phía Bắc, trâu được nuôi càng nhiều, còn bò thì lại giảm dần.
Từ Sài Gòn, ra khỏi vùng dân cư đông đúc, bò là loài vật được thấy nhiều nhất. Chúng im lìm quẫy đuôi gặm cỏ hoặc nằm bình thản tránh nắng dưới những bóng cây. Nhiều nơi dân chúng nuôi bò để kéo xe (cùng với việc sử dụng các loại xe kéo cơ giới) đa số là giống bò có u vai. Từ Bình Thuận bắt đầu thấy những cánh cò trắng chấp chới trên những thửa ruộng xanh non hoặc đang được người dân hối hả làm đất để kịp gieo hạt, vài chỗ còn thấy dân chúng đốt rạ ở những thửa ruộng vừa thu hoạch xong.
Ngoài bò là loại gia súc được nuôi nhiều nhất, vài chỗ người ta còn nuôi dê. Ở Cà Ná và nhiều vùng thuộc Ninh Thuận có thể thấy những đàn cừu gặm cỏ trên những đồng cỏ hoang ven núi. Ninh Thuận là vùng đất đai cằn cỗi, nóng như rang. Ở đây chỉ có thể thấy loài xương rồng mọc xen lẫn với vài loài cây giỏi chịu hạn khác tạo thành những lùm cây thấp rải rác khắp nơi, tuyệt nhiên không thể thấy các loại cây nào khác. Có thể nói, ở Cà Ná, muối và cừu là 2 đặc sản của vùng này. Loài súc vật được chăn thả đứng thứ 2 sau bò là trâu, càng đi ra phía Bắc, trâu được nuôi càng nhiều, còn bò thì lại giảm dần.
Ga Nha Trang: "Đại ca" chuẩn bị lên tàu SE 8
Ở "toa lợn", phía đối diện với tôi là một gia đình gồm 2 vợ chồng trẻ và 2 đứa con nhỏ. Anh chồng chu đáo lo cho vợ con chỗ nằm bằng cách trải chiếu trên sàn làm chỗ nghỉ. Anh là dân ngoại thành Hà Nội, vào làm việc ở khu CN Bình Dương, đưa vợ con về thăm quê. Cứ mỗi 2 năm vợ chồng con cái lại ra thăm gia đình họ hàng một lần. Tôi rất ngạc nhiên khi thấy cả các cụ già ngoài 70 tuổi ở toa này cũng là những hành khách ra tận Hà Nội, dù trông các cụ đều là những người rất mạnh khỏe tôi cũng ko khỏi ái ngại bởi chặng đường quá dài so với tuổi tác của các cụ.
Ở "toa lợn", phía đối diện với tôi là một gia đình gồm 2 vợ chồng trẻ và 2 đứa con nhỏ. Anh chồng chu đáo lo cho vợ con chỗ nằm bằng cách trải chiếu trên sàn làm chỗ nghỉ. Anh là dân ngoại thành Hà Nội, vào làm việc ở khu CN Bình Dương, đưa vợ con về thăm quê. Cứ mỗi 2 năm vợ chồng con cái lại ra thăm gia đình họ hàng một lần. Tôi rất ngạc nhiên khi thấy cả các cụ già ngoài 70 tuổi ở toa này cũng là những hành khách ra tận Hà Nội, dù trông các cụ đều là những người rất mạnh khỏe tôi cũng ko khỏi ái ngại bởi chặng đường quá dài so với tuổi tác của các cụ.
Bây giờ, cảnh mua bán ở những nơi tàu dừng lại không còn như trước đây. Toàn bộ việc ăn uống trên tàu đều do tổ phục vụ trên tàu đảm nhiệm. Vì vậy chỉ những người liều lĩnh nhất ở các ga lớn mới dám lên tàu mời chào hành khách mua hàng của họ vì việc này đã bị cấm. Nhưng ở "Toa lợn" vẫn có thể thấy những người buôn bán trà trộn với hành khách đi tàu. Tôi đã thấy một nhóm bán khô mực và nho trên tuyến Ninh Thuận - Nha Trang. Nhóm này gồm 3 phụ nữ, cầm đầu là một phụ nữ dáng người xương xẩu mà tôi đặt tên là "ma mắm". Trông mụ ta đen đúa và tàn tạ với bộ đồ bộ dơ dáy và mái tóc ngắn xơ xác, mụ mặc một cái quần ngắn để lộ nguyên đôi tất màu tối không biết mụ đã đi bao nhiêu ngày chưa giặt cùng với đôi dép Lào. Mỗi lần mụ đi qua là tôi nín thở. Hai phụ tá của mụ trẻ và béo tốt hơn, nhìn chúng bặm trợn đến nỗi tôi có cảm nghĩ là chúng có thể là bọn giang hồ móc túi giả danh bán hàng để lừa đảo hành khách đi tàu. Bọn này liên tục đi lại và không ngớt mời chào khách đi tàu mua mực và nho của chúng. Khi thì dụ mua giá rẻ, khi thì nói một giá còn thấp hơn để bán cho hết. Nhưng sau đó lại thấy chúng lôi hàng được cất giấu dưới các băng ghế ngồi ra để bán tiếp. Chúng hiện ra và biến mất như những con ma vậy.
Tàu đến ga Nha Trang lúc 13h20 cùng ngày. Từ Nha Trang ra Hà Nội, tôi và anh Minh ở buồng 4 giường/máy lạnh. Giá vé đã giảm cho người cao tuổi (20%) là 1.114.000 VNĐ và 1.186.000 VNĐ (đắt hơn vé máy bay). Anh Minh già cả nằm giường tầng 1, tôi trẻ hơn nên nằm tầng 2. Toa của chúng tôi là toa số 10. Toa này khá sạch sẽ, ở đầu toa bố trí chỗ rửa mặt với 2 lavabo/gương soi (open); toilet có cả ở hai đầu toa. Chiếu sáng bằng đèn LED. Cửa vào toa là cửa kính trượt với nút nhấn tự động cho mỗi lần mở/đóng. Lên tàu, chúng tôi mới biết hành khách đồng hành với chúng tôi ở giường đối diện với anh Minh là một phụ nữ người Úc.
Tàu đến ga Nha Trang lúc 13h20 cùng ngày. Từ Nha Trang ra Hà Nội, tôi và anh Minh ở buồng 4 giường/máy lạnh. Giá vé đã giảm cho người cao tuổi (20%) là 1.114.000 VNĐ và 1.186.000 VNĐ (đắt hơn vé máy bay). Anh Minh già cả nằm giường tầng 1, tôi trẻ hơn nên nằm tầng 2. Toa của chúng tôi là toa số 10. Toa này khá sạch sẽ, ở đầu toa bố trí chỗ rửa mặt với 2 lavabo/gương soi (open); toilet có cả ở hai đầu toa. Chiếu sáng bằng đèn LED. Cửa vào toa là cửa kính trượt với nút nhấn tự động cho mỗi lần mở/đóng. Lên tàu, chúng tôi mới biết hành khách đồng hành với chúng tôi ở giường đối diện với anh Minh là một phụ nữ người Úc.
Trò chuyện với Sophie, bạn đồng hành từ Nha Trang ra Hà Nội
Lê Minh bắt chuyện và làm quen rất nhanh với Sophie, bếp trưởng của một nhà hàng ở Sydney và là một người gốc Anh. Sophie là người cởi mở và vui vẻ, đây là lần thứ hai cô đến Việt Nam. Lần trước, cô đến TP.HCM và một số nơi ở miền Nam, còn lần này cô đến Hà Nội và lên Sapa. Ban đầu, Sophie dè dặt ẩn mình sau cặp kính đen. Khi cô biết rằng, mình đang nói chuyện với những người rất chân thành thì cô bỏ cặp kính đen ra để có thể nhìn thẳng vào mắt của người đối thoại với mình và trao đổi về nhiều vấn đề khác nhau như những người bạn. Tôi và anh Minh đều nhận xét giống nhau về Sophie: ở độ tuổi 30, trao đổi rất lưu loát về các đề tài khác nhau bằng chính kiến/vốn sống của mình là bản năng rất mạnh của dân Tây/Âu. Cô nói chuyện và uống bia không dứt với Lê Minh suốt cả chặng đường chỉ trừ khi ngủ. Sophie nói rằng, qua những câu chuyện này, cô càng thấy yêu Việt Nam hơn. Tôi nghĩ bụng: lẽ ra anh Minh phải làm Bộ trưởng Du lịch mới phải (Đại ca cũng hay phàn nàn một cách giễu cợt rằng mình được nhà nước cử đi học vật lý ở Hungary là nhầm nghề).
Một điều tuy nhỏ nhưng tôi vẫn rất cảm kích khi thấy Đại ca lo cho tôi từng chút một. Vì không biết vợ tôi đã lo cho tôi bữa trưa trên tàu nên anh Minh đã chuẩn bị sẵn cho tôi bữa trưa cùng với các gia vị không thể thiếu của anh ấy như tỏi, chanh và ớt. Nhờ thế mà những bữa ăn của chúng tôi trên tàu trở nên đậm đà hơn. Đại ca còn cẩn thận mang cả một túi đủ thứ linh tinh khác cùng với trà Lipton vì trên tàu lúc nào cũng có nước nóng.
Tàu hỏa là phương tiện ngoạn cảnh hàng đầu ở Việt Nam. Thật thú vị khi thưởng thức cảnh quan kỳ thú qua cửa sổ con tàu suốt chặng đường dài vốn là tuyến đường sắt độc đạo và cũ kỹ có từ thời thực dân này. Tôi nhìn không biết chán những gì hiện ra trước mắt. Địa hình đa dạng là một đặc trưng mang lại vẻ đẹp của Việt Nam với những dãy núi bắt đầu xuất hiện từ Bình Thuận và nối tiếp không ngừng cùng những dải đất hẹp nằm giữa biển và núi. Qua vùng biển Cà Ná tuyệt đẹp, gần đến Phan Rang có thể thấy những dãy núi lớn đầu tiên chạy ra biển. Từ Nha Trang, con tàu bắt đầu xuyên qua những đường hầm đầu tiên khoét sâu vào núi. Và quang cảnh tuyệt đẹp có một không hai được chờ đợi là chặng Đà Nẵng - Huế, cảnh tượng này kéo dài suốt một giờ đồng hồ khi tàu vượt qua đèo Hải Vân. Chúng tôi thật may mắn khi thời tiết rất đẹp đúng lúc tàu chạy qua đây. Lúc đó vào khoảng 10 giờ sáng, biển trời mây núi và phong cảnh nơi này hiện ra trước mắt chúng tôi thật tuyệt vời... Anh Minh và tôi đã hình dung đến những lần du ngoạn cùng bạn bè khi thấy những bãi cát hoang sơ nằm sát biển dưới chân đèo hoặc mơ đến một xóm nhỏ của Hội những du học sinh Hungary khi thấy một dải đất rợp bóng dừa với một bãi biển có thể nói là đẹp nhất ở đèo Hải Vân. Đèo Hải Vân cùng với Lăng Cô và phá Tam Giang thật xứng danh là cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ và đẹp đẽ nhất của Việt Nam ở miền Trung.
Vài ghi nhận về những gì đã thấy về công cuộc xây dựng và phát triển đất nước: đó là những khu CN, những nhà máy không lớn, nhà cửa của dân chúng và những công trình xây dựng mới không để lại ấn tượng đáng kể. Tuy nhiên, giao thông vận tải đường bộ làm tôi phải chú ý với nhiều đoạn đường trên trục QL1 đang được mở rộng và đặt giải phân cách. Đây mới là điều cần phải làm từ lâu, dù phải thắt lưng buộc bụng cũng như phải đầu tư phát triển giao thông đường sắt nhiều hơn, không thể cứ chạy mãi trên tuyến đường cổ lỗ của thực dân Pháp đã xây dựng từ thời Paul Doumer làm Toàn quyền Đông Dương (1897-1902), lẽ ra từ lâu chúng ta đã phải chạy tàu trên tuyến đường sắt với quy cách được mở rộng hơn trên cả 2 chiều lưu thông và nay đang xây dựng/phát triển tuyến đường sắt cao tốc Bắc Nam như các nước phát triển đã làm (nếu thật sự muốn thành rồng thành cọp ở châu Á). Thế nhưng trái ngược với sự đánh giá rất cao của viên Toàn quyền Đông Dương về xứ sở của một dân tộc vượt trội với những phẩm chất có thể so sánh với người Nhật trong cuốn sách của mình (L'Indo - Chine francaise/Xứ Đông Dương), người Việt Nam đã không thể vượt qua nổi thách thức quá lớn đối với họ khi phải phát triển hệ thống đường sắt mà người Pháp đã hoàn thành từ năm 1937. Cho đến bây giờ, nghe đâu chuyện này sẽ được thực hiện/hoàn thành trên chiều dài 1.570km với tốc độ 350km/h trên khổ đường ray là 1,435m vào năm 2030 thì phải (nguồn vốn đổ vào dự án này lên tới 55,85 tỷ USD). Chắc là sẽ có nhiều người rất hăm hở???!!!
-----------
[1]: A Minden Lében Két Kanál là bộ phim sorozat phát trên truyền hình của Hung thời chúng tôi là sv (eredeti cím: „The Persuaders!”) angol krimivígjáték sorozat Roger Moore és Tony Curtis főszereplésével.
Các bạn xem tiếp phần sau ở đây
Lê Minh bắt chuyện và làm quen rất nhanh với Sophie, bếp trưởng của một nhà hàng ở Sydney và là một người gốc Anh. Sophie là người cởi mở và vui vẻ, đây là lần thứ hai cô đến Việt Nam. Lần trước, cô đến TP.HCM và một số nơi ở miền Nam, còn lần này cô đến Hà Nội và lên Sapa. Ban đầu, Sophie dè dặt ẩn mình sau cặp kính đen. Khi cô biết rằng, mình đang nói chuyện với những người rất chân thành thì cô bỏ cặp kính đen ra để có thể nhìn thẳng vào mắt của người đối thoại với mình và trao đổi về nhiều vấn đề khác nhau như những người bạn. Tôi và anh Minh đều nhận xét giống nhau về Sophie: ở độ tuổi 30, trao đổi rất lưu loát về các đề tài khác nhau bằng chính kiến/vốn sống của mình là bản năng rất mạnh của dân Tây/Âu. Cô nói chuyện và uống bia không dứt với Lê Minh suốt cả chặng đường chỉ trừ khi ngủ. Sophie nói rằng, qua những câu chuyện này, cô càng thấy yêu Việt Nam hơn. Tôi nghĩ bụng: lẽ ra anh Minh phải làm Bộ trưởng Du lịch mới phải (Đại ca cũng hay phàn nàn một cách giễu cợt rằng mình được nhà nước cử đi học vật lý ở Hungary là nhầm nghề).
Một điều tuy nhỏ nhưng tôi vẫn rất cảm kích khi thấy Đại ca lo cho tôi từng chút một. Vì không biết vợ tôi đã lo cho tôi bữa trưa trên tàu nên anh Minh đã chuẩn bị sẵn cho tôi bữa trưa cùng với các gia vị không thể thiếu của anh ấy như tỏi, chanh và ớt. Nhờ thế mà những bữa ăn của chúng tôi trên tàu trở nên đậm đà hơn. Đại ca còn cẩn thận mang cả một túi đủ thứ linh tinh khác cùng với trà Lipton vì trên tàu lúc nào cũng có nước nóng.
Tàu hỏa là phương tiện ngoạn cảnh hàng đầu ở Việt Nam. Thật thú vị khi thưởng thức cảnh quan kỳ thú qua cửa sổ con tàu suốt chặng đường dài vốn là tuyến đường sắt độc đạo và cũ kỹ có từ thời thực dân này. Tôi nhìn không biết chán những gì hiện ra trước mắt. Địa hình đa dạng là một đặc trưng mang lại vẻ đẹp của Việt Nam với những dãy núi bắt đầu xuất hiện từ Bình Thuận và nối tiếp không ngừng cùng những dải đất hẹp nằm giữa biển và núi. Qua vùng biển Cà Ná tuyệt đẹp, gần đến Phan Rang có thể thấy những dãy núi lớn đầu tiên chạy ra biển. Từ Nha Trang, con tàu bắt đầu xuyên qua những đường hầm đầu tiên khoét sâu vào núi. Và quang cảnh tuyệt đẹp có một không hai được chờ đợi là chặng Đà Nẵng - Huế, cảnh tượng này kéo dài suốt một giờ đồng hồ khi tàu vượt qua đèo Hải Vân. Chúng tôi thật may mắn khi thời tiết rất đẹp đúng lúc tàu chạy qua đây. Lúc đó vào khoảng 10 giờ sáng, biển trời mây núi và phong cảnh nơi này hiện ra trước mắt chúng tôi thật tuyệt vời... Anh Minh và tôi đã hình dung đến những lần du ngoạn cùng bạn bè khi thấy những bãi cát hoang sơ nằm sát biển dưới chân đèo hoặc mơ đến một xóm nhỏ của Hội những du học sinh Hungary khi thấy một dải đất rợp bóng dừa với một bãi biển có thể nói là đẹp nhất ở đèo Hải Vân. Đèo Hải Vân cùng với Lăng Cô và phá Tam Giang thật xứng danh là cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ và đẹp đẽ nhất của Việt Nam ở miền Trung.
Vài ghi nhận về những gì đã thấy về công cuộc xây dựng và phát triển đất nước: đó là những khu CN, những nhà máy không lớn, nhà cửa của dân chúng và những công trình xây dựng mới không để lại ấn tượng đáng kể. Tuy nhiên, giao thông vận tải đường bộ làm tôi phải chú ý với nhiều đoạn đường trên trục QL1 đang được mở rộng và đặt giải phân cách. Đây mới là điều cần phải làm từ lâu, dù phải thắt lưng buộc bụng cũng như phải đầu tư phát triển giao thông đường sắt nhiều hơn, không thể cứ chạy mãi trên tuyến đường cổ lỗ của thực dân Pháp đã xây dựng từ thời Paul Doumer làm Toàn quyền Đông Dương (1897-1902), lẽ ra từ lâu chúng ta đã phải chạy tàu trên tuyến đường sắt với quy cách được mở rộng hơn trên cả 2 chiều lưu thông và nay đang xây dựng/phát triển tuyến đường sắt cao tốc Bắc Nam như các nước phát triển đã làm (nếu thật sự muốn thành rồng thành cọp ở châu Á). Thế nhưng trái ngược với sự đánh giá rất cao của viên Toàn quyền Đông Dương về xứ sở của một dân tộc vượt trội với những phẩm chất có thể so sánh với người Nhật trong cuốn sách của mình (L'Indo - Chine francaise/Xứ Đông Dương), người Việt Nam đã không thể vượt qua nổi thách thức quá lớn đối với họ khi phải phát triển hệ thống đường sắt mà người Pháp đã hoàn thành từ năm 1937. Cho đến bây giờ, nghe đâu chuyện này sẽ được thực hiện/hoàn thành trên chiều dài 1.570km với tốc độ 350km/h trên khổ đường ray là 1,435m vào năm 2030 thì phải (nguồn vốn đổ vào dự án này lên tới 55,85 tỷ USD). Chắc là sẽ có nhiều người rất hăm hở???!!!
-----------
[1]: A Minden Lében Két Kanál là bộ phim sorozat phát trên truyền hình của Hung thời chúng tôi là sv (eredeti cím: „The Persuaders!”) angol krimivígjáték sorozat Roger Moore és Tony Curtis főszereplésével.
Các bạn xem tiếp phần sau ở đây
Bài này được tổng hợp/viết từ 2 chuyến tàu: SE 8 và SE 1.
ReplyDeleteAnh Sư tử và thằng Song Tử có khá nhiều điểm tương đồng, cơ mà cũng lại có kha khá vấn đề liên quan đến việc chiếm hữu, ưa thống trị và theo đuổi sự tự do. Trong hai người thì Sư tử cứng đầu và đòi hỏi hơn. Hầu như trong mọi tình huống thì thằng Song Tử sẽ lui vào cánh gà và nhường lại sân khấu cho Sư tử mặc sức tung hoành tỏa sáng. Vì về cơ bản là thằng Song Tử chả muốn dính líu gì đến thói so bì tị nạnh của Sư tử nên thà cứ bình bình ổn ổn vẫn tốt hơn. Và chả nghi ngờ gì về việc cái thói hung hăng nóng nảy của Sư tử sẽ ngày ngày chèo kéo sự chú ý của bạn bè về phía mình, nhưng mà đừng có quên là cũng phải bỏ thì giờ ra để mà nghe thằng Song Tử trải lòng tâm sự. Nói trước là nếu mà lơ mấy cái dòng này đi và bỏ ngoài tai mấy cái lời khuyên răn ở trên ấy, thì nói thật kiểu gì quan hệ của hai tên này cũng sẽ xấu đi vì cái sự bất công không đáng có. Thế là chả nói gì nhiều, chiến tranh bắt đầu. Sư tử sẽ vùng vằng đóng sầm cái cửa lại để chứng tỏ nó đang điên tiết đến cỡ nào và thằng Song Tử sẽ bắt đầu chiến tranh lạnh để chứng tỏ nó cũng đang nổi khùng chả kém. Giúp 2 tên này giảng hòa bằng cách khiến hai người làm mấy cái việc lặt vặt linh tinh, qua đó họ sẽ hợp tác với nhau. Về cơ bản thì 2 anh em nhà nó chả giận nhau được lâu đâu vì vốn dĩ hai đứa nó luôn kết nhau mà.
ReplyDeleteTheo astraltwelve
Translated by PhongBlue MN12CS
Thật ra, các nhân vật "đóng chung" với anh Minh trong bộ phim cùng tên ở ngoài đời có nhiều giai đoạn. Tôi bắt đầu đóng phim với anh Minh từ 1975, trước đó là bạn N.N. Việt, học toán @ Debrecen, qua Hung sau tôi 1 năm.
ReplyDeletePhan Văn Hải: Bài viết tình cảm. Trong cuộc sống có một người anh như người bạn tri kỷ khó lắm...
ReplyDeleteTôi ko biết có sự trùng hợp nào đó về nhân cách của 2 người tên Minh ko. Một người rất nổi tiếng, còn 1 người tôi biết. Người kia thì hồi bé mơ được gặp chứ chưa bao giờ gặp, còn người tôi biết thì đúng là Minh "râu" thật. Vì ngay từ bên Hung, anh ấy đã để râu rồi, cả tóc nữa, rất dài, có thể nói là dài vào hàng nhất Hung, thuộc vào hàng hiếm trong số các LHS nam hồi ấy. Đó là điều cho thấy anh ấy ko như đa số sv khác, sống thoải mái với bản chất của mình hơn, ko bị gò ép, ko chấp nhận theo kiểu bầy đàn bị chăn dắt... nên các chú "sứ" rất ghét anh ấy.
DeleteLúc qua Hung được 1 năm (1973), tôi chỉ biết anh Minh qua mấy anh học toán năm cuối ở ELTE. Sau đó cũng có ý muốn thấy người thật, việc thật nên đã đến tận Debrecen mới có dịp làm quen với người nổi tiếng. Quả tình bác ấy ko khác lắm so với sự hình dung của tôi vì rất ấn tượng với vẻ ngoài có nét của George Harrison. Anh Minh hầu như ít khi về Bp, ko hay la cà như mấy anh khác ở tỉnh lẻ thường về chơi với các bạn ở đây, nên từ sau trại hè sv 1974 (Debrecen) tôi mới biết bác ấy nhiều hơn khi chơi chung trong đội falusi (vidék), anh Minh cũng thích đá bóng như tôi và khi ấy là csapatkapitány.
Nhưng vì tôi học ở Pécs, cách xa Debrecen nên ít có dịp gặp bác ấy hơn so với các bạn của mình ở Vár, sau này, khi về nước rồi mới gặp bác ấy nhiều hơn.