Tôi chợt có suy nghĩ rằng, sự thất bại của dân tộc Việt là do sự thất bại và yếu kém của giới có học, của giới có chữ.. chứ không phải do giới lãnh đạo. Giới lãnh đạo đã làm tốt công việc của họ khi dẫn dắt người Việt đương đầu với các tộc người khác trong các cuộc chiến tranh vì sự sinh tồn dân tộc. Tộc người Việt đã không phải chịu số phận như nhiều dân tộc trên thế giới, không bị xóa sổ trên bản đồ như đất nước Phù Nam, Chiêm Thành, Đại Lý.. Trong lịch sử tồn vong của dân tộc, người Việt có những nhà lãnh đạo giỏi ở tầm vóc châu lục hoặc thế giới, ví dụ ABC.. nhưng chưa từng có học giả nào ở tầm vóc này, suy nghĩ chủ quan của tôi là vậy.
Tôi cũng nghĩ, sự phát triển của thế giới là sự canh tranh giữa các dân tộc trong tiến trình văn minh của loài người. Giai đoạn này, dân tộc này văn minh hơn sẽ có các phát minh, sáng kiến.. để dẫn dắt loài người và các dân tôc khác. Đến giai đoạn khác lại có một dân tộc khác xuất hiện thực hiện nhiệm vụ đó..
Người Việt không hẳn là dân tộc lớn.. Nước Đại Việt kể thời nhà Đinh không phải là vương quốc lớn về quy mô lãnh thổ khi chỉ giới hạn ở Bắc bộ và bắc Trung bộ ngày nay, nhỏ bé khi so với Chân Lạp, Chiêm Thành và Phù Nam... Nhưng các nhà lãnh đạo, bao gồm các vị vua, các tướng lĩnh quân sự đã làm rất tốt công việc của mình khi dẫn dắt dân tộc Việt đương đầu thành công với các tộc người khác có cùng level về văn minh, chỉ chịu thua kém và thất bại nếu họ ở level cao hơn về văn minh mà thôi.
Nhưng về tiến trình văn minh, cụ thể là những sáng tạo trong khoa học công nghệ hỗ trợ nền văn minh, thì các học giả người Việt đã hoàn toàn thất bại. Không một phát minh đáng kể nào về thiên văn học, về khoa học, về biển, về vũ khí, về công nghệ, về máy móc.. được người Việt nghĩ ra. Người Việt cũng không nghĩ được học thuyết phát triển nào cho sự phát triển nền văn minh của dân tộc mình trừ mảng xâm chiếm, mở rộng lãnh thổ hoặc chống cự lại các tộc người khác.. Và tôi nghĩ có thể quy kết sự thất bại này là do sự thất bại của người có học, có chữ.. và cách lý giải này cần phân tích tiếp.
Nhân ngồi trong Hội nghị Xuất bản nghĩ linh tinh, chỉ nghĩ được đến đấy, tạm dừng ở đây.. Các bạn ném đá vô tư nhé.
Nguyễn Cảnh Bình
Nguyễn Cảnh Bình
Quynh Nguyen: Theo em dân tộc này thất bại vì giới lãnh đạo "không lãnh đạo" giới có chữ...
ReplyDeleteNguyễn Cảnh Bình: Quynh Nguyen, có 2 options, hoặc là giới lãnh đạo học thêm chữ hoặc là giới có chữ học làm lãnh đạo.. Anyway, nhóm người yếu nhất bây giờ là giới có chữ, yếu nhất là về năng lực chữ nghĩa..
DeleteQuynh Nguyen: Giới có chữ thì ít chịu luồn cúi nên khó làm lãnh đạo. Giới lãnh đạo thì phải ít chữ, bần cố nông, ... thì mới ngoi lên đc. Giải quyết mâu thuẫn này sao giờ anh?
DeleteNguyễn Cảnh Bình: Quynh Nguyen, cái cây mềm yếu và luồn cúi là cây cỏ, cây lau, cây sậy.. Cái cây cứng cáp không luồn cúi là cây đa, cây lim.. Cây nào cao lớn hơn?
DeleteNguyen Vân Quyen: Kkk, dùng từ nào mang tính positive chút được k? Kiểu như....chưa thành công í. Để động viên dân tộc cố gắng hơn chứ :)
ReplyDeleteLong Win: E ủng hộ suy nghĩ này. Tất cả nhg đế chế lớn trong lịch sử đều đc gây dựng nên từ nền kỹ nghệ vượt trội. Đây dường như là vấn đề chúng ta quên khi quá nghiêm trọng hóa nhg vấn đề cuộc sống bằng chính trị
ReplyDeleteTa Huy: thua kem thi em co the hieu va dong y o mot so phuong dien, con that bai thi em nghi la chua... :)
ReplyDeleteXa Dang: Nguyễn Cảnh Bình bạn có thể đúng. ở một góc độ nào đó. Cái mà tôi quan sát thấy là người Việt nhìn chung không có chí lớn. Đấy chính là "root cause" của mọi giới hạn, mọi hạn chế và yếu kém. Bạn nghĩ sao nhỉ?
ReplyDeleteTran T. Thu Hien: Em thích cái ý đầu của anh, Giới lãnh đạo đã làm tốt khi dẫn dắt
ReplyDeletePho Duc Nam: Tư duy đại khái, nửa vời thì khó làm việc lớn
ReplyDeleteCấn Đình Việt: Cổ vũ giới có chữ học làm lãnh đạo!
ReplyDeletePete Vo: Lúc đầu thì ai mà có chữ. Đi học thì mới có chữ thôi. Thất bại của cả chung dân tộc thì đổ cho 1 nhóm nào cũng đều có lý hết, đổ cho quan, cho dân hay giới có chữ đều không sai
ReplyDeleteBui Xuan Phong: Chúng ta không có những triết gia tạo ra ý thức hệ dẫn dắt dân tộc tới văn minh và tiến bộ. Giới có chữ chủ yếu là học chữ được tạo ra từ những nền văn minh khác. Em nghĩ là ko nên đem chữ ra so vì chúng ta cơ bản là văn minh nông nghiệp, áo vải khởi nghĩa và cách mạng nông dân. Khó có thể hiện đại hoá và công nghiệp hoá bằng người ta. Ở Việt Nam, giới có chữ thay vì đem chữ ra khè nhau xem ai có nhiều hơn ai hoặc so bì chê bai này nọ mà nên suy nghĩ xem cái chữ đó có thể tạo được những giá trị gì cho Việt Nam và phù hợp với Việt Nam.
ReplyDeleteAnh Huyen Dinh :)) có sai chính tả Phù Nam thành Phù Tang kìa sếp.. Em Hiệu đính để bác không phạm vào nền văn hoá lớn..
ReplyDeleteHồ Đông Thụy: nếu giới có học không nghĩ ra lý thuyết, học thuyết, tư tưởng gì thì cứ rút tỉa cái hay cái tinh hoa của người khác rồi ứng dụng cũng không sao. Không nhất thiết phải cố để nặn ra 1 tư tưởng học thuyết cho bằng chị bằng em! smile emoticon
ReplyDeleteLong Vuduc: Cái này phải cho các trí thức hay đổ lỗi đọc mới chuẩn. Bớt hẳn chém gió.
ReplyDeleteTrương Thái Du: Lưu Bang đái vào mũ Nho sĩ do ghét, do sợ, nhưng vẫn dùng Nho sĩ. Tôi nghĩ khác nhau là ở đó.
ReplyDeleteDoan Khac Xuyen: Mới nghĩ xem chừng có lý, nhưng chỉ cần lấy trường hợp Nguyễn Trường Tộ với những bản điều trần bị triều đình vứt vào sọt rác là thấy không đúng rồi.
ReplyDeletePham An Bien: Giới có chữ coi như vứt đi rồi, vì suốt ngày nhai Khổng, Mạnh, nệ cổ, sùng cổ thì sáng tạo thế qué nào được. Chắc nên cổ vũ giới lãnh đạo học thêm cái chữ là ok.
ReplyDeleteTrương Thái Du: Pham An Bien, Phan Chu Trinh ko phải là trường hợp cá biệt. Đừng đổ thừa cho Khổng Mạnh.
DeletePham An Bien: Anh Trương Thái Du, Lưu Bang đái vào mũ nho sĩ là vì khinh lẫn sợ, nhưng lại thấy Nho học là công cụ điều khiển được thiên hạ, chứ ko phải vì tôn trọng nó. Từ khi Lưu Bang dùng Nho học để cai trị, thì Trung Quốc ko sản sinh ra tư tưởng hay phát kiến lớn nào nữa, như chính thời mà Khổng, Mạnh ra đời.
DeleteTrương Thái Du: 50% phần trăm phát minh lớn của TQ đóng góp cho nhân loại được ra đời sau thời đại Lưu Bang
DeletePham An Bien: Chắc anh Trương Thái Du chỉ nói đến phát minh, sáng chế kỹ thuật quá. Nếu xét về kỹ thuật, thời sau luôn phải tiến nhanh hơn thời trước. Nhưng chỉ xét về độ dài thời gian thì sau Lưu Bang đến trước khi Tây vào là hai ngàn năm, còn chỉ tính nhà Chu là tám trăm năm. Về tư tưởng thì càng ko so được, mà thật ra tự do tư tưởng mới khơi thông sáng kiến.
DeletePham An Bien Tất nhiên ở trên em có nói chơi, chứ ko tán thành với chủ stt về tầm vóc của giới lãnh đạo Việt trong lịch sử.
DeleteDinh Chi Le: Có vấn đề thế này, người VN đi học giống như leo lên cầu thang để lên tầng. Cái quan trọng với người VN là tầng trên chứ ko phải cái cầu thang. Thế nào lên được tầng cũng xong, không phải leo cầu thang mà đi thang máy hay được trực thăng đổ xuống tầng trên luôn càng tuyệt. Trong khi quá trình học hiểu đúng đắn không phải là leo lên đâu cả, mà là quá trình nâng cấp chính mình. Cho nên hệ quả cũng khác nhau. Nhiều người leo lên tới tầng 100 nhưng con người vẫn như dưới tầng 1 vì được trực thăng thả luôn xuống tầng 100. có người mới leo đến tầng 10 cơ bắp đã nở ra cuồn cuộn vì leo bộ thật. Đại khái ai đi học rồi đều hiểu.
ReplyDeleteNguyễn Duy Hải Linh: Về tốc độ " mở mang " bờ cõi, dân tộc Việt được xếp vào hàng top - về cơ bản chiến tranh liên miên cũng là một phương pháp vận hành đất nước ạ.
ReplyDeleteNguyen Hoang Anh: Tự cổ hễ người có học mở mồm ở VN là nhẹ thì có nguy cơ đi tù, nặng thì tru di tam tộc như Nguyễn Trãi Nguyễn Cảnh Bình ạ. Nhìn lại ở VN có người có chữ nào được an ổn đâu, Chu Văn An, Cao Bá Quát, Nguyễn Trường Tộ ... đều vậy. Miền Nam trước 75 hay miền Bắc trước 54 đã từng có những trí thức đáng nể nhưng nay họ đâu rồi?
ReplyDeleteViệt Nam là ví dụ điển hình của việc Athens thường thua Sparta, có lẽ do số phận đất nước không mấy khi được an bình nên trí thức dễ chết dưới tay võ biền.
Hong Vo: Theo thiển ý của tôi, Nước Việt Nam chúng ta cũng có nhiều người có chữ "có văn hóa" ngang tầm thế giới, ví như Nhuyễn Trãi, Nguyễn Du, Lương Thế Vinh, Nguyễn Hiềnvv..Thời Pháp thuộc có Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Trần Trọng Kim..vv Hiện nay thì những người như ông Trịnh Xuân Thuận, Trần Văn Khê .vvv nhiều đấy chứ
ReplyDeleteHay như những danh Tướng Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, Hồ Quý Ly, Nguyễn Huệ, hay như Bác Hồ và Đại Tướng Võ Nguyên Giáp ai dám nói họ không phải lá những nhà văn hóa kiệt xuất? Chỉ vì ảnh hưởng của họ trong lĩnh vực quân sự và lĩnh vực khác bao trùm lên, che mờ cống hiến của họ đối với Văn hóa Việt Nam ta mà thôi.
Và đại đa số giới lãnh đạo đều xuất thân từ người " có chữ" có học cả bác Bình ạ. Dân gian có câu" Con quan thì được làm quan, con sãi ở chùa phải quyét lá đa"
Còn về phần bác nói thất bại của người Việt ( hiện nay) không phải lãnh đạo là hoàn toàn không đúng.Việt Nam ta không hề thiếu nhân tài, nhưng thế hệ lãnh đạo hiện nay chưa sử dụng đúng, hay chưa có chế độ đãi ngộ , kế hoạch khai thác nhân tài hợp lý, lý tưởng. Chưa có cơ chế thông thoáng để vực dậy cả dân tộc này. Đây là lỗi hệ thống hiện nay.
Ví như xưa, vua tôi nhà Trần đứng trước nguy cơ xâm lược của giặc Nguyên, giới lãnh đạo lại huy động cả dân tộc chóng lại đước đoàn binh gieo rắc kinh hoàng cả thế giới và chién thắng những 3 lần. Trên thế giới này chưa nước nào làm được.
ĐÓ KHÔNG PHẢI là do giới lãnh đạo biết đánh giặc giỏi, mà do "biết lãnh đạo" theo đúng nghĩa của từ đó. HAY như cha con Hồ Quý Ly giỏi trong đổi mới, có văn hóa học thức cách tân ( hạn điền, sử dụng tiền giấy .v...v) nhưng không biết lãnh đạo, không huy động được lòng dân, sức dân để chống ngoại xâm nên mất nước, đó là do không biết cách làm lãnh đạo chứ không ai nói cha con họ không có chữ hay biết ""it chữ" cả bác ạ.
Nói rộng ra trên bình diện quốc tế, quốc gia thì lãnh đạo quan trọng lắm chứ không phải chỉ mỗi lo đánh giăc ngoại xâm đâu. Hoặc nói hẹp đi ở bình diện 1 công ty Người lãnh đạo là đầu tàu chịu trach nhiệm chung có tầm nhìn và chiến lược đề ra phương hướng hoạt động , và tất nhiên phải chọn được đúng người tài giỏi và tạo hành lang pháp lý, nội quy phù hợp để những người đó hoàn thành công việc.
cho dù làm lãnh đạo có giỏi đến đâu, có chọn được đúng ngươi tài, nhưng không có cƠ chế thông thoáng cho họ phát huy thì có giỏi đến đâu cũng bó tay, mất nuóc như gương của cha con Hồ Quý Ly trong sử sách.
Mấy ý kiến cá nhân trao đổi cùng bác Bình, có gì xin mạn phép bỏ qua bác nhé!
Trân trọng
Lê Thùy Linh: Đọc stt này của bác,em nghĩ đến câu chuyện của Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa, người thiết kế đc căn nhà 30m vuông, giá 80 triệu, chịu đc bão cấp 12/12, 1200kg, đặt đc trên nền đất yếu của DB SCL, mỗi hạng mục xây dựng nặng 60kg để mang lên vùng cao, vùng sâu không có đk hạ tầng.......Có rất nhiều tín hiệu về việc phát minh và cải tạo các sản phẩm phục vụ cuộc sống. Dâm mình còn quá nhiều người khổ người nghèo, nếu mang tầm vóc KHKT đi ss với thế giới thì như kiến trọi với voi, các nước khác làm KHKT cần đầu tư rất nhiều tiền và nhân lực...Nên nếu KHKT mà giúp cuộc sống của người nghèo , người khổ đc cải thiện, trẻ em đến trường an toàn, người nghèo giảm áp lực về chăm sóc sức khỏe thì ta hãy cứ lm trước, cứ phát triển trước. Còn thứ sánh ngang với thế giới, hãy khuyến khích cả dân tộc cùng làm, làm như thế nào và tiền đâu để làm, nhà kh cũng cần ăn mới sáng tạo đc. Suy nghĩ mang tính chất quan điểm cá nhân và ko bênh vực, chỉ trích quan điểm nào.
ReplyDeleteMai Pham: Người Việt từ xưa đến giờ học với mục tiêu làm quan, đổi đời là chính. Với mục tiêu chủ yếu là vì cá nhân như vậy thì sẽ coi nhẹ việc nghiên cứu, sáng chế phát minh ra những thứ phục vụ cuộc sống hay cộng đồng xã hội nói chung. Cần phải thay đổi tư duy về học tập của người Việt nói chung nếu muốn đất nước này phát triển. Xin phép có một ý kiến nho nhỏ như vậy để tham gia trao đổi và cám ơn anh đã nêu một vấn đề đáng suy nghĩ để mọi người cùng trao đổi.
ReplyDeletePhan Hong Hanh: Thực ra chỉ có đến bây giờ thì dân tộc Việt mới có cơ hội thực sự vươn lên đóng góp cho thế giới.Trước kia toàn bị chiến tranh,hay nấp sau bóng các nền văn hoá lớn như TQ,Pháp...không đủ tầm vươn ra được.Tất nhiên Nhật Bản mạnh hơn nên đủ sức vượt qua,do đạo samurai.Nếu cả lần này nữa mà chúng ta cũng không vươn lên được thì hết cách chữa.
ReplyDeleteNguyễn Cảnh Bình: Các bác: cám ơn các góp ý và các ý kiến.. Tôi chưa hoàn thiện được quan điểm này mà chỉ mới nghĩ vậy thôi. Nhưng tôi nghĩ, nếu cứ đổ hết cho lãnh đạo thì dễ nhất quả đất và là dạng AQ mới, thậm chí có thể gọi là vô trách nhiệm.. "Bố mày nói rồi mà mày không chịu làm.".
ReplyDeleteMinh Lê: Trong số các lý do có lý do dốt tiếng Anh :D
ReplyDeleteVo Hai Thanh: cũng như một đội bóng, chiến thắng là do công của ai? do huấn luyện viên giỏi(có chiến thuật chiến lược đúng đắn, biết dùng người,....)? hay do một vài cầu thủ ngôi sao? hay là công của cả đội, ai vị trí nào cũng quan trọng như nhau? rồi còn các yếu tố khác như thể lực, tố chất, tài chính,...
ReplyDeleteThang T. Dinh: Hay đấy anh Nguyễn Cảnh Bình ạ.
ReplyDeleteTự cảm thấy không đủ trình độ để trả lời vấn đề anh Nguyễn Cảnh Bình nêu ra. Có thể việc có quá nhiều người nghĩ rằng mình đủ giỏi để trả lời câu hỏi này cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự thất bại của đất nước.
Hai Le Minh: Hồi bé, đọc cuốn truyện của Nga, có tựa đề trên bìa sách : tri thức của nhà khoa hoc, là tài sản của quốc gia. Ngẫm lại thì Việt Nam mình nghèo quá.
ReplyDeleteHong-Minh Quen Quen Hoang --
ReplyDeleteLựa, chọn, quan yếu hơn mọi vẽ vời.
Đặng Thanh Vân: Em có cùng quan điểm với anh. Vì thế thay cho việc chạy theo tranh luận những điều không có lợi cho sự phát triển, em chỉ tập trung vào đúng việc mà em biết rõ nó thực sự hữu ích cho DN Việt cũng như sẽ góp phần chứng minh giá trị Việt với thế giới.
ReplyDeleteJimmie Vũ: Đất nước ta cần đi theo đúng quy luật, phải đúng từ chính trị. Thì mới tạo điều kiện cho con người phát triển hết khả năng được.
ReplyDeleteChớ, được phát minh nào lại bị các quan đạp cho một phát xuống hố thì ai dám phát minh.
Ý kiến một phát bị đám đông xô cho 1 phát lăn xuống sông...
Từ chính trị thay đổi đúng quy luật thì mới mong nước Việt được cứu. Trọng trách này thuộc về ai?
Khoai Nguyen: Mình thích cách lập luận của bác chủ status. Một đất nước 4k năm LS, có gần 100 tr dân mà ko có thành tựu tầm TG thì ko nên cứ đổ hết lỗi cho môi trường chính trị...
ReplyDeleteTruong Anh Ngoc: Chúng ta có một phát minh vĩ đại anh Nguyễn Cảnh Bình ơi: đấy là ném đá tất cả các quan điểm khác (hoặc hơi khác) số đông, bất kể quan điểm ấy đúng hay sai!
ReplyDeleteSon Nguyen: Theo em nhà nước có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển xã hội xét cả về văn học nghệ thuật, khoa học. Em đọc một số sách về quá trình phát triển của một số nước phụ thuộc rất nhiều vào những chính sách của nhà nướ. Nào là Mỹ, Nhật Bản, Israel Singapore... Em thấy một đặc tính của người mình từ xưa tới giờ là việc rất hay nể nhau, việc nhà vả xin xỏ, chạy trọt diễn ra ở khắp nơi. Em theo làm khoa học được một năm, nhận thấy ở mình việc mua bán khoa học khá dễ dàng, như vậy thì lấy đâu ra có nhà khoa học tầm cỡ. Phó giáo sư, giáo sư nhận ncs mà ncs chả biết chữ gì cũng nhận, ncs đi học để thăng chức nhanh, luơng cao hơn, trong khi ncs chỉ dành cho những người theo học thuật.
ReplyDeleteGiới trẻ như bọn em học 5 năm ra trường không có mấy ai là có mục tiêu, chí hướng cho tương lai, em thấy việc định hướng trong trường học là không có.
Việc nghiên cứu khoa học ở trường đại học là rất quan trọng nhưng ở mình vẫn hạn chế.
Theo em giờ cần là những chính sách hợp lý và những thay đổi thói quen suy nghĩ của người mình.
Phan Thang: Chẳng cần những phát minh lớn lao, chỉ cần người Việt biết cách hợp tác thôi.
ReplyDeleteAnh Ngoc Nguyen: Em đồng ý với anh Nguyễn Cảnh Bình. Có thể nói cụ thể hơn là Việt Nam thiếu một "tầng lớp làm chính trị" như nhận định của ông Nguyễn Gia Kiểng. Đó là những người chuyên nghiên cứu và thực hiện các ý tưởng về quản trị quốc gia. Sự thất bại của trí thức Việt Nam ngoài yếu tố chủ quan thì có yếu tố khách quan, mà quan trọng nhất là Địa chính trị. Khi có quá ít thời gian hòa bình và thường xuyên phải trải qua chiến tranh với kẻ thù khổng lồ thì quan võ nổi lên và quan văn chìm xuống. Quan trọng là bây giờ cần phải bắt đầu lại và đi con đường đúng đắn, bền vững
ReplyDeleteAnh Ngoc Nguyen: Trí thức là sức mạnh. Giới trí thức là những người có vai trò dẫn dắt đất nước. Đó là "nhóm trí tuệ ưu tú" dẫn dắt "đám đông". Trí thức Việt Nam chưa đảm nhiệm vai trò thực sự của mình và sẽ phải vượt qua tâm lý nô tài của "trí thức cận thần Nho giáo" để làm điều đó :)
ReplyDeleteLy Ngo Duc: Nhìn vào số sáng chế, học thuyết, khám phá của mỗi dân tộc một quốc gia là biết liền dân tộc ấy quốc gia ấy đang ở đâu, đi về đâu, nhân dân họ có quyền hy vọng gì.
ReplyDeleteNguyễn Ái Việt: Trong xã hội quan hệ nhân quả có thể không hoàn toàn một cái có trước một cái có sau mà là một chuỗi.
ReplyDeleteTrí thức Việt Nam rất lười biếng và nhát nhúa. Nói cho đúng thì chưa có tầng lớp trí thức (nếu hiểu Trí thức phải chịu khó động não và dũng cảm khai phóng). Tạm gọi tầng lớp đọc sách của Việt Nam là Trí thức, thì đương nhiên họ phải chịu trách nhiệm về thất bại của dân tộc, điển hình nhất là Trí thức Việt không có hệ thống giá trị ổn định hỗ trợ cho sự phát triển. Nói một cách khó nghe thì đánh giá của trí thức Việt về mọi sự rất cảm tính, rất điếm và mỗi lúc một khác. Tuy nhiên, lãnh đạo không phải là vô can, lãnh đạo có nhiệm vụ đẻ ra tầng lớp tri thức phục vụ mình. Vậy là dân tộc ta đẻ ra lãnh đạo phù hợp với tính chất của mình, lãnh đạo sinh ra trí thức, trí thức lại quyết định số phận của dân tộc. Vậy là trứng đẻ ra gà con, gà con thành gà to, gà to đẻ ra trứng. Có lẽ phải cắt cái vòng nhân quả để tư duy theo cách khác thay vì quy tội người này người kia, tôn vinh người khác.
Ky Nguyen Minh: " Trí thức Việt Nam rất lười biếng và nhát nhúa. " Nói cho đúng thì chưa có tầng lớp trí thức (nếu hiểu Trí thức phải chịu khó động não và dũng cảm khai phóng). Tạm gọi tầng lớp đọc sách của Việt Nam là Trí thức, thì đương nhiên họ phải chịu trách nhiệm về thất bại của dân tộc
DeleteLike câu này cua ban Ai Viet Nguyen . Bởi vậy mới có chuyện bằng cấp được chú trọng hơn năng lực và kĩ năng
Ly Ngo Duc: Tạm hiểu ý của anh bằng kiểu dạng người thay đổi lịch sử, không có họ thì lịch sử nhân loại sẽ khác hoặc tiến trình sẽ diễn ra chậm hơn. Đại loại như Socrates, Platon,Aristot, đã đặt nền móng cho Triết học Hy Lạp- La Mã là cơ sở cho Triết học cận đại hiện đại sau này. Hay như phía Đông thì có Khổng, Lão , Mạnh , Hàn làm rực rỡ cho lịch sử Trung Hoa, đến ngày nay ảnh hưởng muốn gỡ chẳng được ở Trung Hoa và các nước lân cận. Là Thích Ca hay những ông tổ khai sinh ra Yoga, Balamon, Hindi làm nên một Ân Độ huy hoàng. Ngày nay ai cũng biết Anh và Pháp áp đặt ý thức, lối chơi và phong cách lên phần còn lại của thế giới vì họ có những học thuyết mà người Việt thường gọi là Học thuyết tư sản với cả chục cái tên thời Phục Hưng, Cận đại, thế kỷ ánh sáng: David Hium, John Loke, J. Roseau, Montesque. Và ai cũng hiểu rằng một phần tài sản và phát minh , học thuyết khoa học thuộc về những người Do Thái kiểu như Anbert Enstein vì họ có tư tưởng của Do thái giáo sinh ra bởi Mosses. Ngay Karc Marx cũng không ngoại lệ. Những kẻ cướp công hợp pháp và tuyệt vời góp phần tạo lên nước Mỹ không phải của người Tây Bồ với Christopher Colombus người tìm ra thế giới mới hay của Amerigo Vespucci có công phát triển thế giới mới của Italia mà người ta đã đặt tên cho lục địa mới này. Nó cũng không phải của Người Pháp của Napoleon người đã bán một nửa nước Mỹ để phục vụ cho cuoc chiến 1812 càng không phải là một phần của người Nga với việc bán phần đất buồn cười Alaska cho việc canh tân của Pier đại đế. Nó là của Vương quốc Anh với những học thuyết mặt trời không bao giờ lặn- đúng nhưng đã chấm dứt. Nó phải là của những người Mỹ mới là những khuôn mặt mà những bạn bình luận ở đây đã thấy trên tờ tiền USD màu xanh hấp dẫn là nhà chính trị kiêm phát minh Benjamin Franklin là Luật sư Thomas Jerrferson người không chỉ là Tổng thống thứ 2 của hợp chủng mà là người viết lên Tuyên ngôn độc lap của những kẻ tha hương, là chàng trai cao kều Abaraham Lincohn một cái tên mang đậm do thái. Những dòng này chỉ có thể thêm điểm một chút Fukuzawa Yukichi của xứ Phù Tang mà không thể thêm cái tên nào của Indo, Vietnam hay đất nước tâng bong giỏi Brazil được, càng không thể thêm 3 cái nước nhược tiểu nghe nhiều mà chẳng nhớ ở xứ nọ xứ kia. Con chó ném cho cái gậy sắn thì nhìn vào đường lượn que củi đấy mà nhẩy lên đớp con sư tử thì ngay lập tức nhìn thấy đứa ném. Ở đây không phải khen anh Bình đâu vì anh chẳng phải con sư tử ấy giống như Lý Thế Dân trong chuyện hay như kiểu Minh Trị hay những con hổ, sư tử thực sự như là Julius hay Alexander. Còn bảo những người bình luận không nhìn ra ý Mr Bình đây đi lấy ví dụ ở Nasa hay đâu đó mấy tấm huy chương là chó trong câu chuyện này là khen. Vì một lẽ Hổ về đồng bằng Chó cũng khinh. Gio đây toàn nhà chọc trời, núi cũng như đồng bằng thì đất ấy chỉ dành cho chó ở thôi. Nơi đấy là TRADE là bussines là phần mềm là kỹ thuật là công nghệ, chỉ có Chó thì mới có khả năng sinh tồn. Đừng ai tức vì tôi đây không có xúc phạm ai đâu triết lí nó vậy không có khác được. Nếu ném hãy phân tích chữ Việt hàm ý là từ Chó chạy mà thằng Tàu nó gắn cho mình.
ReplyDeleteAnh Tuấn Nguyễn: Phải nói vấn đề nêu ra của Nguyễn Cảnh Bình rất hay, rất thời sự (nói theo kiểu truyền thông mậu dịch một tí), rất động chạm (nhạy cảm), và về mặt cá nhân rất hợp với hướng suy nghĩ bấy lâu của mình. Định "tham chiến" vụ này thật rôm rả, thậm chí đi "tới bến" luôn vì lướt qua những comt ở đây thấy vừa "ngứa ngáy" quá, lại vừa như chạm vào, khơi gợi cái gì đó liên quan đến quan điểm, nhận thức có tính "riêng tư" một chút. Ngặt vì đang quá bận rộn phải tập trung một chút về chuyên môn (gần như chẳng mấy liên quan tới lĩnh vực xã hội, chính trị, kinh tế gì) nên tranh thủ biên ra vài cảm nghĩ. Nghe có vẻ bao biện quá, kiểu như giá không có ruồi.
ReplyDeleteNhận xét chung là nhiều người lấy những điển hình, những mũi nhọn, thậm chí rất nhọn, và có thể cả rất sâu, để minh chứng (như nêu các trường hợp về NBC, TXT,...). Có những phân tích lại chỉ nhắm vào những tính chất chỉ đặc thù của một vài cá nhân hay giới (như giới trí thức, giới doanh nhân, giới chính trị,...) để đưa ra kl (tôi đồng ý quan điểm cho rằng ta không có giới trí thức, giới doanh nhân và giới chính trị. Về cơ bản vẫn đang quằn quại thai nghén những giới này , mà chỉ có những ... nông dân đang tập tọng học làm kh, dn và chính trị, nhưng vẫn còn ngô ngọng lắm). Cũng có nhiều comt hay, động chạm được vào đúng bản chất vấn đề (theo quan đểm riêng). V.v... Nhưng nếu để ý kỹ, dựa theo những luận điểm và cách thức này, là đổi ngược lại tính chất của 2 nhóm đề cập ở trên sẽ đi đến kl ngược lại, và dĩ nhiên kl đó ko đúng với thực tế (nghe có vẻ lý thuyết sách vở quá). Ví dụ: tôi có thể lôi ra vô vàn những cá nhân cực kỳ negative ở những xã hội phát triển văn minh, như máu lạnh giết người hàng loạt, biến thái nhân tính, loạn luân, đần độn, giới chính trị thì phang nhau vỡ đầu máu me be bét ngay tại quốc hội, giới học thuật thì đạo văn gian dối bịa đặt (một chính trị gia Đức đạo văn luận án ts thời làm ncs, một nhà vl người Đức suýt được Nobel bị phát hiện sửa số liệu, một nhà kh Nhật bị phát hiện gian dối để tăng số công trình nghiên cứu của mình), v.v... và kl rằng những dân tộc này thất bại. Dĩ nhiên thấy ngay những dẫn chứng và kl đó sai, cũng giống như ta khoe ta có người nọ người kia thành công ở đâu đó (có ở VN đâu) hay thậm chí ở trong nước đi, và kl ta cũng không đến nỗi nào, thậm chí là rất được. Đành rằng phải lấy điển hình để minh chứng, nhưng cần xét ở bình diện, phải nhúng trong môi trường của cộng đồng chung ở đó văn hóa đặc thù, điều kiện địa chính trị, v.v... nhưng phải được phạt/gọt đi những dị thường, xù xì, những trường hợp riêng, đặc biệt. Nghĩa là chỉ để ý đén những cái thuộc về tính phổ quát, giá trị đặc thù chung (đã đặc thù lại còn chung, nhưng là vậy đấy). Hơn nữa phải thấy ở tầm rất rộng, toàn cầu, để có thể so sánh mới nhận ra được ta là ai, như thế nào trong đám đó (nhiều bạn không biết mấy nhân vật "nổi tiếng" mà mình nêu ra thực ra chỉ là do cách truyền thông rất ... selfie của ta chứ ở trong giới cũng chỉ tầm tầm thôi). Chứ không thể cứ tự tóm tóc mình lôi mình lên được. Hay tự sướng, thậm chí tự huyễn hoặc mình, mà bạn Nguyễn Tuấn Hải (dân chuyên toán đoạt giải olimlic toán qt) vừa có bài phân tích rất hay ở vnexpress gì đó (mà tôi đang "mắc nợ" một stt phụ họa thêm về vấn đề này).
Tạm thế đã. Sa đà mất hết cả buổi sáng
Minh Châu Nguyễn: Mỗi dân tộc có thế mạnh riêng. Mục đích cuối là phát triển. Dân Việt giỏi làm nông nghiệp, quen buôn bán kiếm tiền ngắn hạn, giỏi xin tiền viện trợ nhưng kém về công nghiệp và chiến lược. Thôi thì cứ phát huy thế mạnh của mình, đừng quá đua đòi thì sẽ phát triển tốt. Tôi đã đi hơn 20 nước trên thế giới rồi, thấy nước mình cũng không đến nỗi tệ
ReplyDeleteHa Trinh Le: Tặng cậu một "rổ đá" không ném nhé. Mỗi một thời đại, mỗi một nước, mỗi một dân tộc là một "hệ quy chiếu" khác nhau. Cùng một cá nhân nếu đặt ở các hẹ quy chiếu khác nhau có giống nhau ko???
ReplyDeleteNgô Việt Hưng: Giống cỏ, dễ sống, khó chết nhưng chả có hoa
ReplyDeleteNguyễn Cảnh Bình: Cám ơn các bạn đã comment. Có bạn nào có đá to hơn không? :))
ReplyDeletePham Uyen Nguyen: Xứng đáng Người vừa được nhận bằng khen của Bộ trưởng TTTT. Chắc năm sau có thêm bằng khen của TTCP.
ReplyDeleteLe Cong Tinh: Em chỉ nghĩ như này, khi mà quốc gia tầng lớp lao động không được quan tâm để cuộc sống họ ngày càng tốt hơn, cũng nhưng những người có tri thức lại càng không được quan tâm nốt. Chỉ giới xu nịnh, do ton hót tốt nên làm quan lãnh đạo đất nước thì sao có việc mà làm, tất đều là bánh vẽ, vẽ càng khoẻ tiền càng nhiều thôi các bác. Cần thay đổi mạnh mẽ, từ suy nghĩ tới hành động lao động ngày hôm nay, tất phải kế thừa cho tương lai, không thể cứ liên tục cứ phá bỏ xây mới chứ không cơi nới được.
ReplyDeleteDinh Chi Le: Tôi thấy thế này, người VN mình tổng kết các quan sát thành quy luật dễ nhớ, dễ thuộc kiểu "muốn tính diện tích hình thang..." thì cực nhanh, nhưng đẩy quá trình tìm hiểu của mình đến tận cùng thì rất hiếm. Thế nên kỹ năng gì người VN cũng làm được, nhưng độ tinh xảo thì lại không cao. Cứ thấy thế này:
ReplyDeleteSo sánh khập khiễng thôi: truyện tranh thiếu nhi của VN chẳng hạn, nét vẽ và cả lời thoại đều "thô mộc" và nông hơn nhiều so với truyện tranh thiếu nhi của nước ngoài. Ai đọc qua truyện tranh lịch sử nước ngoài vẽ đẹp bao nhiêu thì truyện tranh VN vẽ lại chán bấy nhiêu. Việc nhỏ nhỏ đã thế, nói gì việc lớn. Cho nên có lẽ cần bắt đầu từ những việc rất nhỏ như đề nghị nhân dân không vượt đèn đỏ, nhổ nước bọt ngoài đường... Khi nào cảm thấy sự tự tôn bản thân không cho phép mình làm những việc láo nháo trong sinh hoạt đời thường thì bập vào công việc cũng sẽ nghiêm túc hơn, và như Dickens nói, gia tài lớn là nhiều đồng penny gộp lại, thành quả lớn là sự cộng dồn từ nhiều hành động nhỏ thôi, nhiều hành động nhỏ nghiêm túc thì...
Vu Huy Binh: Ý kiến của anh NCB giống như việc người nông dân gieo hạt lúa mà hy vọng là sẽ mọc ra cây gỗ lim vậy.
ReplyDeleteMai Đức Luân: Điều cơ bản để xây dựng một quốc gia thịnh vượng:
ReplyDeleteMột là, hệ thống pháp luật khoa học, rõ ràng, thực thi pháp luật nghiêm minh.
Hai là, có tư tưởng giáo dục đúng đắn.
Còn điều cốt lõi để làm nên một quốc gia thịnh vượng là “Tinh thần dân tộc”. Mà cái này được hình thành từ ảnh hưởng của điều kiện thiên nhiên, lịch sử, và những người lãnh đạo. Những người lãnh đạo là những người tiên phong định hình nên tinh thần cho dân tộc, nếu tinh thần này tốt thì thúc đẩy cho sự phát triển của dân tộc. Nước Nhật thì có tinh thần tự do của Fukuzawa Yukichi, nước Hàn thì tinh thần kỷ luật của Park Chung Hee.
Nước ta hiện nay chẳng có gì trong 3 yếu tố trên. Căn bệnh của nước ta hiện nay là căn bệnh “Mối Quan Hệ”. Mọi thứ cũng từ mối quan hệ này mà ra.
Em thiết nghĩ như vậy :)
Le Cong Tinh: Kết một câu thôi, đa là chúng ta rất ít việc để làm. Hầu hết các bác có nhiều kiến thức đều làm các công việc có nhiều tiền, mà phần đa đều mang lại rất ít công việc. Vậy nên toàn dân không có việc, nên dân ta nghèo mãi thôi.
ReplyDeleteTrung Nguyen: Toi nghĩ anh Bình đúng một phần. Nhưng căn nguyên không phải là chỗ đó. Toi nghĩ rằng nếu trí tuệ dân tộc này được liên tục làm việc thì mọi việc sẽ được giải quyết. Cũng như khi mỗi người Việt Nam đều chiến đấu bảo vệ tổ quốc điều chúng ta cần ngày nay đó là bắt tay vào làm. Học cũng phải học qua hành. Làm thì phải làm thực. Được phong là trí thức cũng vì đã làm được tốt chứ không chỉ nói viết hay fb. Được phong là lãnh đạo cũng bởi vì làm được thật. Một sự thay đổi như vậy sẽ giúp khoa học cong nghệ phát triển mà giá trị con người vẫn được coi trọng. Mà vì thế mới gìn giữ được văn hoá. Có thế chúng ta mới hạnh phúc với sự phát triển của mình. Xin các đại trí thức cho tới non trí thức hãy làm thực sống thực.
ReplyDeleteNguyễn Trí Thông: Vệ quốc và Kiến quốc không phải là việc của riêng ai, đó là vai trò của nhà nước, các tổ chức, doanh nghiệp và từng công dân.
ReplyDeleteNguyễn Bá Quỳnh: Bác Bình thấm nhuần tư tưởng Mao "trí thức là cục phân" nhể , tôi là tôi bầu bác vào chức Tổng Bí Thư :))
ReplyDeleteNguyễn Quang Hòa: Cũng bởi giới có chữ chưa làm được gì thì đã lên làm lãnh đạo hết cả rồi smile emoticon
ReplyDeleteNgô Nhâm: Đề nghị bổ sung cụ Nguyễn Cảnh Bình vào ban soạn thảo văn kiện Đại hội Đảng CSVN 2016 vì chắc ban này đang cần người chỉ ra nguyên nhân VN thất bại và ý cụ rất hợp ý Đảng.
ReplyDeleteThach Nguyen: Nguyễn Cảnh Bình, nói 1 cách ngắn gọn thuyết của NCB là thế giới phát triển dựa trên cạnh tranh giữa các nền văn mình; nước này nước kia phát triển hay ko là do giới trí thức chứ ko phải giới chính trị. Trà dư tửu hậu thì được chứ còn nghiêm túc thì... chẳng có gì để bàn cả.
ReplyDeleteNguyễn Cảnh Bình: Rút cục là tại ai hả các bác????
ReplyDeleteMùi Thị Lê: Thời nhà Hồ có một loạt người tài (Hồ nguyên trừng chế tạo súng thần công đầu tiên của thế giới, nguyễn an xây Tử cấm thành của Trung Quốc, chế ngự sông Hoàng Hà (hay trường giang gì đó..) chết còn được ghi công, còn vài người nữa cũng rất thành công đó anh, nhưng ko phải ở Vn. Thế nên ko thể phủ nhận vai trò của vua quan và chính trị được. Theo em người Việt đã từng có tố chất trong chiến tranh, nhưng ko phát triển được trong thời bình. Rất hay là khi chiến tranh thì đoàn kết còn khi hòa bình thì ko phát huy được tài năng.
ReplyDeleteMinh Tuấn: Học để làm quan chứ không phải học vì ham mê, tìm tòi, khám phá. Học với tâm lý "xưa phải hơn nay". Học mãi những giáo điều (chứ không phải tri thức) thì làm sao có phát minh hả anh. Những người có chữ cũng là sản phẩm của chế độ chính trị lúc đó. Những tiến sĩ tốt nghiệp ở cửa Khổng sân Trình được vinh danh trong Quốc tử giám mấy người có cống hiến cho dân tộc, đất nước ngoài mấy bài văn, bài thơ...Trong lịch sử, có một số nhân vật có tư tưởng cải cách như Nguyễn Trường Tộ, Phạm Phú Thứ...; những người này được tiếp cận "Tây học", được "Tây du", lại là "trí thức Công giáo" sinh ra và lớn lên trong thời kỳ thực dân cho nên họ có cơ hội tiếp cận văn minh. Trước đó các tiến sĩ Nho giáo chỉ biết đến thiên hạ là Trung Hoa còn xung quanh là man di mọi dợ phải giáo hóa thì làm sao mà mở mang được đầu óc đã bị xơ cứng bởi Tống nho. Cho nên đặt vấn đề tại sao những người có chữ thất bại trong khi giới lãnh đạo lại thành công có vẻ ko logic. Giới "lãnh đạo" thành công trong việc chống ngoại xâm chứ không phải thành công trong xây dựng đất nước. Mà để giới có chữ có những cống hiến về mặt khoa học thì xã hội phải có thời gian dài trong hòa bình, ổn định và phát triển. Một dân tộc cứ trung bình 50 năm phải động đến binh đao thì làm sao có thời gian để phát triển về khoa học. Chính do chiến tranh liên tục như vậy cho nên lý luận, khoa học về quân sự của VN có thành tựu đấy chứ.
ReplyDeleteMinh Châu Nguyễn: Tôi lại thấy người ta nói khoa học quân sự phát triển nhanh rất nhiều khi có chiến tranh. Chắc cần sức ép từ đâu đó vào Việt Nam thì mới phát triển nhanh được
ReplyDeleteNguyễn Thanh: Những người Việt giữa lúc đất nước chiến tranh vẫn biết làm kinh tế, kinh doanh và giầu có những con người thông minh và tài năng như thế bị ABC giết hết rồi nên đất nước không còn nhân tài.
ReplyDeleteJimmy Le: Bác Bình nói thế cũng sai " nếu nhìn vào thực tế đất nước hiện nay mà bác đổ lổi cho giới có học , giới có chữ " . Cái cơ bản nhất nước Việt phát triển chậm hơn những nước khác do : chính sách của nhà lãnh đạo + người Việt không biết đoàn kết với nhau thôi
ReplyDeleteMinh Đức Trần: Phần lớn người xưa học đều theo khuôn mẫu và để đi làm quan, tâm lý thì bảo thủ khó tiếp cận cái mới thì sao mà có các học thuyết được hả chú. Vd như thời Nguyễn có người đi Tây về dâng lên vua sớ.để cải cách đất nước. Tâm huyết lắm mà vua với quần thần có nghe đâu
ReplyDeleteDo Xuan Phuong: Đất nước chịu ảnh hưởng lớn của Phật giáo cho nên giá trị tinh thần lấn át giá trị vật chất chăng?! :)
ReplyDeleteLe Quoc Vinh: Hoá ra tại "học giả" thế thì bây giờ phải "học thật" - Có nghĩa là bắt đầu từ GIÁO DỤC. (có viên đá tảng)
ReplyDeleteBui Quoc Huy: Bác Nguyễn Cảnh Bình , một điều đơn giản thôi. Mấy ngàn năm lịch sử, chúng ta chưa bao giờ có tự do học thuật. Đến VAT cho tri thức còn chưa có, nói gì đến sáng tạo, lập thuyết.
ReplyDeleteVu Le Hoang: em nghĩ là do không có TỰ DO HỌC THUẬT nên "giới biết chữ" "thiên kinh vạn quyển" "tầm chương trích cú" thì nhiều, còn "giới dụng chữ" thì không nhiều lắm, mà giới này mới đáng nói ạ
ReplyDeleteVN thiếu 1 nhà trí thức kiêm nation builder như Lý Quang Diệu. Còn dân thì cũng vậy thôi. Chỉ có tiến lên bằng "phạt" gắt và "siết" chặt là xong.
ReplyDeleteNguyễn Cảnh Bình: Caobinh Nguyen, vì sao VN thiếu một người như vậy?
DeleteNguyễn Cảnh Bình: em trả lời được vì sao, và thậm chí có thể ước lượng được khi nào mới có, hoàn toàn giải thích kiểu biện chứng, nhưng k phải ở đây/lúc này. :)
DeleteCâu hỏi khó quá. Nhưng cũng phải trả lời thôi. Có lẽ trong số chúng ta cũng đã từng có những người như vậy hoặc còn hơn Mr. Lee nữa. Nhưng sự xuất hiện của họ không được chào đón (khoảng 1945), hoặc đã bị thủ tiêu (khoảng 1963), hoặc họ đã phải ra nước ngoài như Đặng Thái Sơn vì không có khán giả nghe nhạc của anh í ở VN (Mr. Lee nói là ở VN nhân tài sống ở nước ngoài hết rồi). Nếu ĐTS muốn thành công ở VN thì anh í phải buộc người VN nghe nhạc của mình :) (Nhưng bằng cách nào thì tôi không biết, có thể như chúng ta bây giờ vẫn thường nghe/thấy trên truyền thông, nhưng phải đổi thành nội dung khác vậy). Không dễ. Trong tình hình như bây giờ, chúng ta buộc lòng phải xử ép thôi. Nếu muốn như thế thì phải làm "anh hùng tạo thời thế" đừng chờ "thời thế tạo anh hùng". Hiện nay anh biết có 1 người đang có kế hoạch thực hiện 1 quá trình chuyển biến ở VN trong 20 năm. Anh ấy vừa bị câu lưu 15h ở NB sau khi trở về từ Mỹ.
DeleteNguyễn Cảnh Bình: Em thì giải thích kiểu cao nguyên, đất đỏ.. thì mới có thể trồng cafe vậy.. Hay tại sao cây không thể mọc ở Siberi.. Để hôm khác em viết dài dài..
DeleteNguyễn Cảnh Bình: Vì vde k phải là giải thích, nếu giải thích được và đúng, giả sử thế, thì có thể đưa ra solution cho việc có Mr Lee.. và nếu có solution thì có thể thực hiện được..
DeleteAnh nghĩ là cái "nguồn sinh" thì có nhiều đấy. Nhưng đất VN nó lành ít dữ nhiều, nên cái cây nào mọc được thì thường là cây dữ dằn không ah.
DeleteMuốn làm là được. Như vụ bắt toàn dân đội mũ BH hoặc cấm đốt pháo ấy
Phan Hong Hanh: Bây giờ đúng là lúc cần có 1 LQD hay Đặng Tiểu Bình của Việt Nam rồi.Phải đưa ra được giải pháp phát triển kinh tế có tính cách mạng cho VN,giống như ĐTB đưa ra giải pháp mở cửa cải cách,năm 1978, lật ngược lại mọi vấn đề trước đó.
ReplyDeleteNguyễn Cảnh Bình: Bác Phan Hong Hanh, vì sao bác nói "bây giờ là lúc", mà không phải là năm 1986 là lúc hay 1997 là lúc hay 2005 là lúc hay bất kỳ năm nào đấy là lúc?
DeletePhan Hong Hanh: Bây giờ mới hội tụ đầy đủ điều kiện để làm việc đó.Nói cách khác khi mọi cố gắng khác đều thất bại,hay đổ vỡ,thì lúc đó chúng ta mới hiểu rõ mình hơn lúc nào hết.Và từ đó mới chịu đổi mới,cải cách,còn nếu không vẫn còn nghĩ mình ghê gớm lắm,chẳng chịu nghe ai đâu,chẳng chịu thay đổi đâu.Hơn nữa bây giờ điều kiện quốc tế cũng thuận lợi nhất.
DeleteNguyễn Cảnh Bình: Nhiều lý thuyết gia đều tìm cách lý giải sự thành công hay thất bại của 1 quốc gia/dân tộc, đơn giản nhất là quy do lãnh đạo tồi, nhưng từ cuối thế kỷ 19, những học giả như le Bon quy kết do gen/đặc tính và đẳng cấp dân tộc nhưng gần đây nhiều người đã đi xa hơn, một số nói rằng do thể chế, một số quy về yếu tố địa lý và khí hậu.. Việc quy kết do lãnh đạo kém là quan điểm đã quá cũ kỹ và nông cạn, chỉ là lập luận của các em học sinh cấp 2 dù quy kết về đẳng cấp/đặc điểm dân tộc hay địa lý (tức là khí hậu) thì xa vời và khó hiểu, khó thay đổi..
ReplyDeleteMột số bác lập luận là vì không có tự do học thuật.. nên lại có một câu hỏi: Vì sao chúng ta vẫn chưa có một nền tự do học thuật.. Có thể có vài câu trả lời: (1) Tại lãnh đạo kém và dốt nên không cho phép có tự do học thuật; (2) Do giới trí thức có học kém, không đủ mạnh cả về quyền lực và trí tuệ để có một nền tự do học thuật; (3) Do thời tiết và khí hậu hoặc do Việt Nam hơi nhiều ruồi.. :)
Nguyễn Thế Vận: Dau tien can cai cach giao duc va nang cao dan tri. Sau do moi ban den chuyen khac duoc.
ReplyDeleteNguyễn Cảnh Bình sao khong lap nhom alpha chuyen ve SGK nhi?
Trung Đào: Nhất trí với bác. Đầu tiên phải bỏ được cái thói quen chỉ trích và đổ lỗi cái đã. Tiên trách kỷ, hậu trách nhân.
ReplyDelete