Sunday, September 6, 2015

Nguyễn Ái Việt (Debrecen,VIDI72): Trò chuyện với Hùm Xám đường số 4, Đặng Văn Việt

Theo cách nhìn riêng của tôi: Đường thời đại có gốc rễ từ Kháng Chiến Chông Pháp. Tôi rất muốn kết hợp một nhân vật từ cuộc Kháng Chiến 1, cụ Đặng Văn Việt, hùm xám đường số 4 với cuộc Kháng chiến 2 (chống Mỹ). Có ý tưởng nào thú vị hay không?

Không liên quan trực tiếp tới "Đường thời đại", nhưng "con đường" có thể đã bắt đầu từ đó. Cụ đang thảo luận về retrospects về Điện Biên Phủ. Câu hỏi là chiến lược tiếp cận Điện Biên Phủ có phải là hoàn hảo hay không. Nếu không thì cần thay đổi ở khâu nào? Đúng là nếu kết quả cuối cùng là tốt, thì mọi giải pháp đều được giải thích bằng kết quả. Nhưng cùng những lý lẽ như vậy cũng có thế áp dụng cho Thành Cổ Quảng Trị.

4 comments:

  1. "Đường Thời Đại" là cuốn sách dài của Đặng Đình Loan viết về chiến tranh VN. Tác giả "đã 76 tuổi, đã viết xong tập 20 và đang viết nốt các tập cuối từ 21-25. Tôi mong ông sẽ có đủ thời gian và sức khỏe để hoàn thành bộ sách trường thiên 12 ngàn trang. Một tác phẩm đáng nể. Tuy nhiên cuộc đời ông thật đau đớn. Đó là cái giá ông phải trả cho bộ sách. Phải chăng chỉ có những người cuồng tín mới có thể tạo ra tác phẩm lớn? Họ phải đốt cả tâm hồn của mình để cung cấp năng lượng cho những cuốn sách. Việt Nam có một lịch sử sống động, nhưng thiếu những cá thể quả cảm làm những việc như thế. Chính vì vậy mà tôi yêu và kính trọng ông. Giá trị của tác giả trước hết là tác phẩm." Nguyễn Ái Việt

    ReplyDelete
  2. Bộ sách Đường Thời Đại gồm 17 tập (hơn 8000 trang) có bán tại công ty VIEGRID. Giá bán 1.5 triệu bao gồm cả tiền vận chuyển giao tận nơi trong khu vực nội thành Hà Nội. Hiện tại chỉ còn vài trăm bộ.

    ReplyDelete
  3. Nguyễn Ái Việt: Đặng Đình Loan đã bắt đầu viết Đường Thời Đại thế nào và tại sao?
    Theo nhiều lời đồn: Bộ sách được đặt hàng bởi các nhà lãnh đạo Đảng. Điều đó khó xảy ra, bởi vì có rất nhiều nhà văn nổi tiếng và lựa chọn sáng giá khác, Đặng Đình Loan hồi đó là một người vô danh (Cho đến nay, ông vẫn chưa phải hội viên của Hội Nhà Văn và chỉ có một cuốn sách duy nhất là Đường Thời Đại). Ai mà thèm đặt một tên vô danh viết một tác phẩm đồ sộ như vậy.
    Theo nhà văn: Sau khi nhóm du kích bị phục kích và hy sinh toàn bộ khi chặn hậu để Đặng Đình Loan trốn thoát, ông tự hứa là nếu sống sót được sẽ làm một việc gì đó để những con người đó không bị lãng quên. Ông bắt đầu viết sách vào những năm 1987 (Nếu tôi nhớ không lầm). Đầu tiên, ông tìm một người bạn học giỏi văn và lúc đó đã thành danh với một số tác phẩm, nhờ ông này viết cuốn sách, do ông nghĩ rằng người bạn sẽ viết tốt hơn mình. Ông hứa sẽ chuyển toàn bộ ý tưởng, tư liệu cho người bạn. Người bạn cười nhạo và nhổ vào mặt ông, vì ý tưởng quá điên rồ. Ông nói với cơ quan là phải ra Hà Nội để viết sách. Cơ quan không cho phép và ông đã bỏ việc. Ông chỉ quay lại một lần để xin chuyển sinh hoạt đảng nhưng bị gây khó khăn nên ông cũng bỏ luôn. Ở Hà Nội, ông không có tem phiếu, nên cuộc sống rất khó khăn, ông phải lao động chân tay để mưu sinh và nhờ có vợ ủng hộ. Chỉ sau khi ông hoàn thành tập 3, tướng Hoàng Văn Thái mới tìm đến ông ở tầng năm của một căn hộ lụp xụp. Sau đó ông mới được trợ giúp một phần nào. Rồi dần dần ông được giao nhiệm vụ chính thức, được tiếp xúc với nhiều nguồn tư liệu và gặp gỡ các nhân vật quan trọng.

    ReplyDelete
  4. Đặng Đình Loan làm gì trong chiến tranh?
    Le Nhu Hùng đã hỏi tôi câu này khi chúng tôi gặp nhau tuần vừa rồi.
    Nói một cách thành thật, tôi không biết cụ thể, vì cũng mới biết cụ Loan. Tôi có thể đoán từ nhân vật Đặng Đăng Minh trong sách và các câu chuyện cụ kể về các bức ảnh cũng như các kỷ vật, cụ đang giữ như đồ cổ.. Bố của cụ Loan là cán bộ nằm vùng loại gộc (nhân vật Đặng Đăng Hà, trong sách).
    1. Đặng Đăng Minh tham gia vào rất nhiều vụ việc có tính chiến lược.
    2. Cụ Loan đang còn giữ một chiếc máy ảnh nói là hiện đại nhất của quân ta thời bấy giờ. Một chiếc do một tình báo chiến lược ở SG giữ.
    3. Nhóm du kích trong ảnh đã cứu cụ Loan bằng giá cao nhất.
    Còn một số chi tiết khác, không biết cụ Loan có cho phổ biến hay không. Các phỏng đoán thì có nhiều, nhưng không tiện công bố. Chém gió ở quán cà phê thì thích hợp hơn. (Nguyễn Ái Việt)

    ReplyDelete