1. Phàm trên đời nếu lỡ bị ngã xuống hố, không nên đổ lỗi cho ai. Trước hết là tại ta, bởi trước khi ngã ta luôn có sự lựa chọn - ít nhất là chọn không đi vào con đường ấy.
2. Nếu đã là tại ta thì đừng đổ lỗi hay trách móc ai, kể cả ta, mà hãy tìm giải pháp. Hoảng loạn, kêu khóc, mất kiểm soát bản thân, đạp đầu người khác để trèo lên... chỉ làm tốn năng lượng, mất thời gian, có khi gây hại cho mình và cho nhau... sẽ dẫn đến kết cục tồi tệ hơn. Giữ bình tĩnh, tỉnh táo tính toán, tạm quên quá khứ, quên nguyên nhân... thả lỏng, thực dụng, lựa chọn cách hành xử, giải pháp tốn ít năng lượng nhất và đem lại hiệu quả, lợi ích cao nhất trong mỗi thời điểm là cách hành xử tối ưu để thoát hiểm. Đó là trách nhiệm của cái đầu bản lĩnh - thủ lĩnh. Hãy dành năng lượng, trí tuệ cho việc tính toán: sẽ thoát hiểm bằng cách nào? Bao lâu? Cái giá phải trả? Phải làm sao để tồn tại, sống sót cho đến khi có cơ hội thoát? Có thể làm gì để cơ hội thoát dễ dàng hơn?
3. Quan trọng hơn cả là xác định: Ai/cái gì là người ta có thể tin và dựa vào tuyệt đối? Ai/cái gì là kẻ thù, mối đe doạ của ta? Ai/cái gì ta vừa tin vừa không?
Khi dấn thân vào nơi nguy hiểm, tốt nhất là hoặc đi với người tuyệt đối trung thành với ta hoặc với kẻ thù. Bởi với người trung thành ta biết luôn có thể dựa vào họ khi cần trợ giúp, với kẻ thù ta sẽ luôn đề phòng cảnh giác để không bị hại. Nên tránh nhất là những thứ nửa này nửa kia, có thể là bạn cũng có thể là thù: ta không thể biết khi nào có thể dựa vào và khi nào phải cảnh giác - khi họ giúp, ta tưởng họ mưu hại ta nên nhận cũng nửa vời, khi họ hại ta ta lại tưởng họ giúp nên mất cảnh giác nhận đòn trọn bộ - vô cùng tệ hại.
2. Nếu đã là tại ta thì đừng đổ lỗi hay trách móc ai, kể cả ta, mà hãy tìm giải pháp. Hoảng loạn, kêu khóc, mất kiểm soát bản thân, đạp đầu người khác để trèo lên... chỉ làm tốn năng lượng, mất thời gian, có khi gây hại cho mình và cho nhau... sẽ dẫn đến kết cục tồi tệ hơn. Giữ bình tĩnh, tỉnh táo tính toán, tạm quên quá khứ, quên nguyên nhân... thả lỏng, thực dụng, lựa chọn cách hành xử, giải pháp tốn ít năng lượng nhất và đem lại hiệu quả, lợi ích cao nhất trong mỗi thời điểm là cách hành xử tối ưu để thoát hiểm. Đó là trách nhiệm của cái đầu bản lĩnh - thủ lĩnh. Hãy dành năng lượng, trí tuệ cho việc tính toán: sẽ thoát hiểm bằng cách nào? Bao lâu? Cái giá phải trả? Phải làm sao để tồn tại, sống sót cho đến khi có cơ hội thoát? Có thể làm gì để cơ hội thoát dễ dàng hơn?
3. Quan trọng hơn cả là xác định: Ai/cái gì là người ta có thể tin và dựa vào tuyệt đối? Ai/cái gì là kẻ thù, mối đe doạ của ta? Ai/cái gì ta vừa tin vừa không?
Khi dấn thân vào nơi nguy hiểm, tốt nhất là hoặc đi với người tuyệt đối trung thành với ta hoặc với kẻ thù. Bởi với người trung thành ta biết luôn có thể dựa vào họ khi cần trợ giúp, với kẻ thù ta sẽ luôn đề phòng cảnh giác để không bị hại. Nên tránh nhất là những thứ nửa này nửa kia, có thể là bạn cũng có thể là thù: ta không thể biết khi nào có thể dựa vào và khi nào phải cảnh giác - khi họ giúp, ta tưởng họ mưu hại ta nên nhận cũng nửa vời, khi họ hại ta ta lại tưởng họ giúp nên mất cảnh giác nhận đòn trọn bộ - vô cùng tệ hại.
Nếu đã lỡ rơi xuống hố, nguyên tắc ứng xử là gì?
1. Đừng làm gì để cho cái hố sâu thêm.
2. Nếu đó là hố phân thì hãy ngậm miệng lại.
3. Nếu trong hố có hổ báo, rắn rết thì hãy tập sống chung với chúng một cách hài hoà. Đừng cố biến hổ báo rắn rết thành người - vô ích.
Nhưng chớ có biến mình thành hổ báo, rắn rết... Bởi khi ra khỏi hố rất khó trở lại làm người.
4. Hãy làm gì có lợi cho bản thân nhất lúc này, giờ này, ngày này... hãy đặt ra các chương trình, mục tiêu ngắn hạn và đủ SMART để đi đến mục đích dài hạn.
5. Cuối cùng: không bao giờ là không có giải pháp hay lối thoát. Vấn đề nằm ở mục đích và cái giá ta chấp nhận trả./.
2. Nếu đó là hố phân thì hãy ngậm miệng lại.
3. Nếu trong hố có hổ báo, rắn rết thì hãy tập sống chung với chúng một cách hài hoà. Đừng cố biến hổ báo rắn rết thành người - vô ích.
Nhưng chớ có biến mình thành hổ báo, rắn rết... Bởi khi ra khỏi hố rất khó trở lại làm người.
4. Hãy làm gì có lợi cho bản thân nhất lúc này, giờ này, ngày này... hãy đặt ra các chương trình, mục tiêu ngắn hạn và đủ SMART để đi đến mục đích dài hạn.
5. Cuối cùng: không bao giờ là không có giải pháp hay lối thoát. Vấn đề nằm ở mục đích và cái giá ta chấp nhận trả./.
LX Hải
để ý, tác giả chỉ nói vc CẦN CỨU MINH, Kg cứu thiên hạ, và chả có “QUA” quyết gì
Nguồn: FB-Nguyen Q Quy
No comments:
Post a Comment