Tuesday, August 28, 2018

Nhà Nho có phải là trí thức

Nhầm lẫn lớn nhất của đa số người đọc sách có tý Tây học là việc cho nhà Nho là trí thức. Có lẽ họ bị ảnh hưởng bởi cách chia giai cấp của lý thuyết Mác Lê công nông binh trí thức.
Trí thức là một khái niệm của Tây phương, không phải là một giai tầng xã hội, chỉ những người có độc lập suy nghĩ và hướng tới các vấn đề nhân sinh, nhân thế, quốc gia, xã hội. Họ là những người xây dựng nên hệ thống giá trị của xã hội bao gồm các chuẩn mực về Chân Thiện Mỹ. Trong một nhóm 20 người vào nhà hàng, chỉ có 1 người biết thế nào là ngon, ăn ít nhất và không bao giờ trả tiền, đó chính là trí thức.
Nho là một hệ thống ý thức có định hướng chính trị rất mạnh. Nhà Nho không có công danh coi như cục phân. Tổ sư của nó là Khổng Khâu, một người cả đời ôm ấp tham vọng làm chính trị, nhưng thất bại hoàn toàn bèn đi dạy học. Ông dạy con người làm chính trị. Các sách Luận Ngữ, Đại học, Trung Dung đều dạy thuật hành xử với con người, tiếp xúc thuyết phục cường nhân và vận động đám đông. Do chính trị và tôn giáo có điểm tương đồng, nên Nho học không chỉ hạn chế là học thuyết mà tổ chức như một tôn giáo, có ý thức hệ, kiểm soát tư tưởng và hành vi rất ngặt và chuẩn hoá chi tiết đến mức cản trở sáng tạo phóng túng trở về với tự nhiên. Chính vì thế mà tới đời Tống, dân số, kinh tế, khoa học công nghệ đều hội tụ đủ điều kiện mà vẫn không giải phóng được con người khỏi ý thức hệ phong kiến để đến với Phục Hưng, Ánh Sáng.
Nguyên nhân thất bại của Khổng ở thời của mình chủ yếu là vì ông chủ trương tập quyền khi xã hội đang rã đám. Một phần học thuyết của Khổng tử cũng có phương pháp luận cơ hội chính trị như con người ông. Lý luận của Nho học là lý luận của kẻ có quyền thế, đầy rẫy tiêu chuẩn kép. Môn sinh phải thề trung với vua, với tiên thánh và với đạo. Sau này học thuyết của Khổng Tử được suy tôn là nhờ các vương triều thấy được cái lợi của nó. Sự kiện phát hiện ra kho sách ở tường nhà của Khổng Tử cả trăm năm sau khi Tần Thuỷ Hoàng đốt sách rất đáng ngờ và không có gì đảm bảo không phải là nguỵ thư, một truyền thống của Hoa Hạ.
Nếu cho rằng trí thức phải khai phóng, độc lập suy nghĩ nhà Nho quyết không phải là tri thức Quân xử thần tử, thần bất tử, thần bất trung. Có trí thức nào ở phương Tây lạ thế.
Cả mấy nghìn năm nho học chỉ có mấy ông thần tượng có thể gọi là trí thức như Bá Di Thúc Tề Khuẩt Nguyên đều rơi vào mâu thuẫn của mình chết thảm. Khai phóng, tự do tư tưởng như Dương Chu, Nguyễn Tịch, Lưu Linh không câu nệ giáo điều đều bị dán mác Khuyển Nho nhà nho- con chó. Chỉ có mấy nhà Nho đó may chăng đáng gọi là trí thức.


Nguyễn ÁI Việt (Debrecen.VIDI72)

No comments:

Post a Comment