1. Háo danh.
Cũng như các lãnh tụ khác, Ceausescu được tôn lên hàng thánh với những danh xưng: Người cầm lái thông thái, Người chỉ đường, Con của Mặt trời, Dòng Danube tư tưởng, Thiên tài của dãy núi Các pát...
Cũng như các lãnh tụ khác, Ceausescu được tôn lên hàng thánh với những danh xưng: Người cầm lái thông thái, Người chỉ đường, Con của Mặt trời, Dòng Danube tư tưởng, Thiên tài của dãy núi Các pát...
Cuối tháng 11/1989, tại Đại hội đảng CS Rumani ông vẫn tiếp tục được bầu làm Chủ tịch Đảng CS với số phiếu 100%. Tiếng tung hô vang dội, nhất là khi ông tuyên bố: “Tương lai của CNXH còn dài. Nó chỉ chết khi nào quả lê rụng từ cành táo!”.
Lúc đó Ceausescu vẫn nắm trong tay tất cả mọi lực lượng trấn áp đã giúp ông ta giữ vững quyền lực và vẫn có vẻ là kẻ bất khả xâm phạm.
2. Coi dân là “phản động” do thế lực thù địch xúi giục.
Khi vợ chồng Ceausescu nghe rằng đám đông bạo động đã kiểm soát trung tâm Timisoara, họ nhảy dựng lên, ông ta cho rằng các nhóm từ nước ngoài đã nhúng tay tổ chức vụ này.
Khi vợ chồng Ceausescu nghe rằng đám đông bạo động đã kiểm soát trung tâm Timisoara, họ nhảy dựng lên, ông ta cho rằng các nhóm từ nước ngoài đã nhúng tay tổ chức vụ này.
Đêm hôm đó, các đơn vị quân đội với đạn thật đã giành lại quyền kiểm soát đường phố Timisoara, họ bắn vào thường dân không thương tiếc, khoảng 60 thường dân đã chết, mật vụ Securitate bắt hơn 700 người. Ceausescu được báo cáo tình hình Timisoara đã yên ổn. Đài báo không đưa tin, nên tin đồn lạn đi khắp nơi trong nước rằng, mấy ngàn người bị giết, càng gây phẫn nộ trong dân…
3. Nhà độc tài lú lẫn, hoang tưởng
Vừa đi thăm Iran về, ông quyết liệt chỉ đạo tổ chức ngay một cuộc “đại mít tinh” truyền hình trực tiếp, để ông huấn thị cho toàn dân “lấy lại niềm tin”, ông vẫn tự cho là dân chúng vẫn còn yêu mến lãnh tụ của họ.
Vừa đi thăm Iran về, ông quyết liệt chỉ đạo tổ chức ngay một cuộc “đại mít tinh” truyền hình trực tiếp, để ông huấn thị cho toàn dân “lấy lại niềm tin”, ông vẫn tự cho là dân chúng vẫn còn yêu mến lãnh tụ của họ.
Ông và cả vợ không hề có ý niệm là dân chúng đã ghê tởm họ đến mức nào. Thực ra thì bọn nịnh thần liếm gót vây quanh ông bà cũng có biết nhưng đố ai dám hé răng.
4. Bắn dân, bỏ đảng, mong thoát thân.
Người xem TV thấy hết diễn biến hình ảnh “lãnh tụ vĩ đại” đổ sụp…,họ ùa ra đường phố tham gia vào biển người, biểu tình lan ra khắp nơi…Ceausescu không biết tìm cách đối thoại, mà chọn giải pháp đàn áp như đã áp dụng ở Timisoara vài ngày trước đó.
Người xem TV thấy hết diễn biến hình ảnh “lãnh tụ vĩ đại” đổ sụp…,họ ùa ra đường phố tham gia vào biển người, biểu tình lan ra khắp nơi…Ceausescu không biết tìm cách đối thoại, mà chọn giải pháp đàn áp như đã áp dụng ở Timisoara vài ngày trước đó.
Cuộc chiến gạch đá của quần chúng với mật vụ và CA suốt đêm, khoảng 35 người chết. Nhưng mật vụ Securitate và công an chống bạo động đã biến mất trước khi mặt trời lên. Không có bộ đội chính quy nào dự phần vào cuộc đàn áp.
Bộ trưởng quốc phòng bị cách chức và tự sát .Người ta nói Milea mắc tội “phản quốc” vì đã không ra lệnh cho binh lính bắn vào người biểu tình, Milea suốt bao nhiêu năm qua là một trong những kẻ nham hiểm nhất trong hàng ngũ những tên nịnh hót bao quanh Ceausescu. Nhưng lúc này, ông bỗng trở thành “tử vì đạo của cuộc cách mạng đang diễn ra”…Nghe tin đó, quân đội nhất loạt quay về với dân.
Niềm vui vỡ oà tại quảng trường Palace khi quần chúng nhìn thấy chiếc trực thăng của Chủ tịch hối hả trốn khỏi thành phố. Khắp nơi, đâu cũng thấy lá cờ Rumani ba màu đỏ, xanh dương, vàng với một lỗ tròn chính giữa – huy hiệu búa liềm giữa cờ đã bị đục bỏ còn lại một lỗ tròn vo
5. Làm gì bây giờ?
Các nước XHCN Đông Âu khác, có lực lượng đối lập với những gương mặt sáng giá như Công đoàn Đoàn kết Ba Lan, nên lúc này các bên đối thoại cùng nhau, chọn kịch bản chuyển chế độ an toàn, được dân chấp nhận.
Các nước XHCN Đông Âu khác, có lực lượng đối lập với những gương mặt sáng giá như Công đoàn Đoàn kết Ba Lan, nên lúc này các bên đối thoại cùng nhau, chọn kịch bản chuyển chế độ an toàn, được dân chấp nhận.
Chế độ toàn trị tàn bạo của Ceausescu, không cho có lực lượng đối lập, không xuất hiện những gương mặt đáng tin cậy sẵn sàng lãnh quyền cai quản đất nước, nên lúc này hoàn toàn hỗn độn. Ai cũng có ý kiến nhưng không ai biết làm gì, không ai có quyền lực…
6. Xử tử vợ chồng Ceausescu.
Các tướng lĩnh quân đội đã quyết tâm, không nhân nhượng, nói rằng đất nước Rumani cần được bảo đảm rằng chế độ độc tài Ceausescu đã chết, đã chấm dứt và không có cách nào hay hơn là “cho quần chúng thấy xác chết của Chủ tịch”
Tất cả đều quyết định tử hình cả hai vợ chồng nhà độc tài và xử bắn ngay sau phiên xét xử.
Các tướng lĩnh quân đội đã quyết tâm, không nhân nhượng, nói rằng đất nước Rumani cần được bảo đảm rằng chế độ độc tài Ceausescu đã chết, đã chấm dứt và không có cách nào hay hơn là “cho quần chúng thấy xác chết của Chủ tịch”
Tất cả đều quyết định tử hình cả hai vợ chồng nhà độc tài và xử bắn ngay sau phiên xét xử.
Người ra lệnh xử bắn vợ chồng Ceausescu là tướng Stanculescu, BT quốc phòng thay Milea, và là một trong người bạn lâu năm của Ceausescu, phút cuối đã qua lưng lại với Ceausescu.
Mới ba ngày trước, Nicolae và Elena Ceausescu còn là cặp vợ chồng được khiếp sợ nhất và căm ghét nhất nước. Họ có quyền sinh sát với hơn 23 triệu dân Rumani. Họ điều hành một đất nước công an trị tàn bạo nhất châu Âu. Truyền hình và báo chí trong nước hàng ngày đều phải ca tụng họ như những á thần thực sự. Nhưng giờ thì họ hiện nguyên hình là một cặp vợ chồng già, cáu kỉnh, lẫn lộn, mệt mỏi, sợ hãi. Họ mặc đúng bộ quần áo đã mặc lúc bỏ trốn khỏi thủ đô. Ông thì áo khoác dài bằng dạ màu đen, bên trong là bộ vét xám đã nhàu, nhìn như già hơn tuổi 71 của mình.
Phiên tòa đã được xử một cách chóng vánh.
Tổ hành quyết đã chuẩn bị từ trước, họ mau chóng hoàn thành nhiệm vụ. 3 khẩu AK-47 nã đạn xối xả vào Ceausescu, tầm xa chỉ khoảng 7 mét. Mỗi người có 30 viên đạn, tổng cộng 90 viên. Bắn đến viên cuối cùng.
Tổ hành quyết đã chuẩn bị từ trước, họ mau chóng hoàn thành nhiệm vụ. 3 khẩu AK-47 nã đạn xối xả vào Ceausescu, tầm xa chỉ khoảng 7 mét. Mỗi người có 30 viên đạn, tổng cộng 90 viên. Bắn đến viên cuối cùng.
No comments:
Post a Comment