THƯA ANH VÕ VĂN THƯỞNG
Ngày 17/6/2019, VTV1 và các tờ báo Nhà nước đều đăng bài viết của Anh: “Truyền thông xã hội đối với ổn định chính trị, xã hội ở Việt Nam”. (http://soha.vn/truyen-thong-xa-hoi-doi-voi-on-dinh-chinh-tr…). Đây là bài viết rất quan trọng, vì anh là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Xin phép anh, được chia sẻ vài điều.
Ngày 17/6/2019, VTV1 và các tờ báo Nhà nước đều đăng bài viết của Anh: “Truyền thông xã hội đối với ổn định chính trị, xã hội ở Việt Nam”. (http://soha.vn/truyen-thong-xa-hoi-doi-voi-on-dinh-chinh-tr…). Đây là bài viết rất quan trọng, vì anh là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Xin phép anh, được chia sẻ vài điều.
1. Bài viết của anh rất công phu, có đến 13 tài liệu được tham khảo, trích dẫn. Nội dung và văn phong thể hiện tính khoa học, khách quan, chừng mực, đứng đắn. Trong đó anh khẳng đinh: “Truyền thông xã hội là một “dòng chảy thông tin” trên nền tảng, dịch vụ công nghệ cho phép người dùng tạo ra, chia sẻ, trao đổi, thảo luận và thay đổi các nội dung, thiết lập thành các mạng lưới liên kết và tương tác xã hội”; “Truyền thông xã hội, nhất là mạng xã hội liên tục được nâng đỡ, hỗ trợ bởi những công nghệ mới, ngày càng tiện ích hơn, trở thành kênh quan trọng, thúc đẩy quá trình giao tiếp và kết nối xã hội”... Vâng, đúng vậy. Đó là “dòng chạy” tất yếu, không gì ngăn cản được!
Tuy nhiên, bài viết của anh có phần quá nhấn mạnh vào mặt tiêu cực của truyền thông xã hội, dễ gây hiểu lầm.
2. Mấy điều trao đổi
2.1. Không cần thiết phải nói dài dòng về những vi phạm, sai trái, tác hại của mạng xã hội, vì đã có “Luật Hình sự”, “Luật Báo chí”... Ai làm lộ bí mật quốc gia; ai che giấu sự thật, bịa đặt, tung tin giả; ai kích động bạo lực, thù hận; ai xúc phạm, bôi nhọ người khác... cứ theo Luật mà xử công khai, minh bạch, tranh tụng đàng hoàng. Đó là cách tốt nhất nâng cao nhận thức, thái độ, hành động có văn hóa, có trách nhiệm của các “công dân mạng”.
2.2. Một trong những giải pháp anh nêu ra là: “Phát huy vai trò của các tổ chức và cá nhân, nhất là những người điều hành website, blog, fanpage, các KOLs, influencers, người trẻ trong xây dựng môi trường Internet, mạng xã hội lành mạnh. Mỗi cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên tham gia mạng xã hội phải giữ vai trò là lực lượng nòng cốt đăng tải, chia sẻ, lan tỏa thông tin tích cực và xem đây là giải pháp thường xuyên, lâu dài”. Tôi thấy mừng quá. Vậy đề nghị anh yêu cầu các quan chức, đảng viên sử dụng facebook (như Thủ tướng Campuchia Hunsen, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long...; hay dùng Twitter như Tổng thống Trump...) để công khai đưa ra ý kiến về các vấn đề nhân dân quan tâm, để dân biết, dân bàn, cùng trao đổi... Đặc biệt đội ngũ “Dư luận viên” và “Lực lượng 47” càng phải gương mẫu, công khai danh tính, tranh luận một cách đường hoàng, dân chủ, bình đẳng, có văn hóa, văn minh. Phải chấm dứt kiểu giấu mặt, xúm vào quy kết, chụp mũ, xúc phạm, “ném đá” một ai đó, mà người ta không thể tìm ra kẻ hèn hạ, gian manh giấu mặt, để đưa ra trước công luận, công lý. Chính cái “lực lượng” giấu mặt, tha hồ chửi bới, lăng mạ người khác lại được “bảo kê” ấy, làm vấy bẩn môi trường mạng xã hội, gây chia rẽ, hận thù trong xã hội, khiến nhân dân ta liên tưởng đến thảm cảnh khốn nạn đấu tố trong CCRĐ hay rập theo kiểu “Cách mạng văn hóa” của Mao... Anh cần chấn chỉnh lực lượng này để họ đừng “xả rác bẩn” trên mạng xã hội nữa!
2.3. Thưa anh, không phải do mạng “truyền thông xã hội” lôi kéo, kích động người dân xuống đường, dẫn đến bạo loạn. Trước đây, chưa có internet thì ở Sài Gòn cũng luôn có những cuộc xuống đường hàng ngàn, hàng vạn, chục vạn người, nhất là học sinh, sinh viên đấy thôi. Nam Hàn, Nhật, Mỹ, Pháp... vào những năm 60 – 70 thế kỷ trước, những người biểu tình đã lật đổ cả chính phủ... Như vậy việc dân xuống đường, biểu tình là do đường lối, chính sách của nhà cầm quyền mất lòng dân, khiến dân phẫn nộ phải cùng nhau hành động đòi hỏi nhà cầm quyền phải thay đổi, cho hợp ý nguyện của dân. Còn mạng xã hội chỉ là một phương thức truyền thông nhanh, nhạy, hiệu quả hơn mà thôi. Người dân xuống đường là TỘI CỦA CHÍNH QUYỀN, chứ không phải tội của Truyền thông xã hội. Chỗ này phải minh bạch.
2.4. Không phải cứ xuống đường biểu tình là gây nên “bạo loạn”, “mất ổn định xã hội”. Hãy xem dân Hong Kong. Nếu chính quyền không nghe Trung cộng “xui dại” đem thông qua “Luật Dẫn độ”, thì dân việc gì phải kêu nhau xuống đường để phản đối? Chính cái “Luật Dẫn độ”, vi phạm vào cam kết “một nước 2 chế độ” và tạo cớ cho cảnh sát muốn coi ai là “nghi phạm” cũng được, bắt đưa về đại lục để xử theo “luật rừng”, mới làm bất ổn xã hội Hong Kong. Vì thế dân mới nổi giận xuống đường và bà Carrie Lam trưởng đặc khu hành chính Hong Kong đã phải nhận sai lầm, xin lỗi nhân dân... Đây là sự kiện đáng để nhà cầm quyền và nhân dân toàn thế giới phải học tập. Văn hóa biểu tình của dân Hong Kong cao đến mức 2 triệu người xuống đường mà không hề gây “bạo loạn”, “bất ổn xã hội”; dân vẫn dẹp đường cho xe cứu thương đi, vẫn dọn dẹp đường phố sau cuộc biểu tình. Cuộc đại biểu tình khiến nhân dân càng đoàn kết chặt chẽ hơn, tin tưởng vào ý chí của nhân dân hơn, tạo nên sức mạnh phi thường của xã hội Hong Kong. Dân là gốc của nước. Dân mạnh thì nước mạnh, phải không anh? Vậy sao bảo, biểu tình như Hong Kong, làm xã hội “bất ổn”, “suy yếu” được?
2.5. Thưa anh, dân chủ hóa xã hội là xu hướng tất yếu; sức mạnh của thông tin xã hội là “dòng chảy” không gì ngăn cản được! Những cuộc xuống đường của nhân dân ta đòi quyền sống, quyền làm người, đòi dân chủ, nhân quyền, giữ vững chủ quyền, an ninh quốc gia; phản đối tham nhũng, bất công, hủy hoại môi sinh... là xu hướng tất yếu, khi nước ta ngày càng hội nhập sâu vào thế giới, dân trí ta ngày càng cao hơn... Do đó, anh cần đề xuất: Mau có Luật Biểu tình và định hướng, nâng cao nhận thức, thái độ, hành vi biểu tình có văn hóa cho dân ta, sao được như dân Hong Kong, để tránh xảy ra bạo loạn đáng tiếc, như đã từng xảy ra. Tóm lại, chiến lược “tuyên giáo” đúng đắn không phải là tìm cách ngăn “dòng thác” tự nhiên, tất yếu, mà mở lối cho “dòng thác” chảy một cách êm xuôi, hiền hòa; cần tránh ngăn cản, áp chế, dồn nén gây ra “tức nước, vỡ bờ”, thành “lũ quét”, “lũ ống”, mới gây ra “bất ổn xã hội”.
Thưa anh Võ Văn Thưởng,
Anh từng nói: “Chúng ta không sợ đối thoại, không sợ tranh luận, bởi vì sự phát triển của mỗi lý luận và của học thuyết cách mạng nào rồi cũng phải dựa trên sự cọ xát và tranh luận. Và cũng chính sự tranh luận đó tạo ra cơ sở để hình thành chân lý” (https://www.qdnd.vn/…/khong-duoc-loi-dung-van-de-doi-thoai-…) Vâng. Đúng vậy. Vì thế, tôi mới dành thì giờ quý báu, viết mấy điều trao đổi với anh. Rất mong anh có nhiều bài viết, để cùng nhau chia sẻ những điều bổ ích và lý thú.
Chúc anh vui, mạnh, nỗ lực đưa ngành Tuyên giáo tiến kịp với sự phát triển của xã hội, đáp ứng ý nguyện của Nhân dân.
19/6/2019
Mạc Văn Trang
Mạc Văn Trang
Thực hiện đàn áp trên mạng hay bắt bớ những người phản biện cũng là 1 dạng chuyên chính vs, dù ko tệ như CCRĐ (VN), cmvh và vụ TAM (TQ)...
ReplyDeleteNhưng tôi cũng thích cái giọng hòa nhã từ tốn, đàng hoàng lịch sự của MVT. Nc với các đc ta là phải thế, chứ ko như các đc, lý luận 1 đằng, làm 1 nẻo. Nói năng trước dư luận, trên diễn đàn 1 kiểu... còn ra tay thì ko khác gì côn đồ lưu manh mạt hạng vậy.
Tôi hoàn toàn ủng hộ ý kiến 2.3. Chống lại nhân dân là điều khó hiểu nhất của chính quyền VN hiện nay, tiêu biểu là những hàng rào ô nhục trên các ngả đường, nằm hàng đống chờ sẵn để ngăn chặn dân chúng phản đối, nhưng, hoàn toàn ko phải "bạo loạn" theo cách mà chính quyền và cái loa của chính quyền quy chụp.
ReplyDeleteLề lạch phải là thế này. Xưa nay vẫn thế, như các thành tích của các đc vậy.
ReplyDeleteCho đến khi nào các đc ko nhận ra: ta chính là công cụ của "thế lực thù địch" chống lại Nhân Dân, thì khi đó các đc vẫn chưa thoát khỏi cái vòng tối tăm của lý luận.
Sai lầm của các đc này đã dẫn đến việc biến mình trở thành 1 loại DLV hạng bét của xh.