Friday, June 28, 2019

Một ý kiến khác với tòa về Bs Lương


GS đầu ngành lọc máu nói về vụ việc BS Hoàng Công Lương: "Tôi thấy vừa buồn vừa sợ"
GS Nguyễn Nguyên Khôi, nguyên trưởng khoa Thận Nhân tạo Bệnh viện Bạch Mai nói sau sự việc của BS Hoàng Công Lương ông và những người làm nghề lọc máu cảm thấy vừa buồn vừa sợ.
GS Nguyễn Nguyên Khôi là người đã đi cùng với ngành chạy thận nhân tạo và lọc máu Việt Nam 50 qua. Ông nhấn mạnh, gần 50 năm lọc máu lần đầu tiên có tai biến khiến 8 người tử vong cùng lúc. Sự việc không chỉ giới hạn ở Việt Nam mà nó còn là chuyện đáng tiếc không thể quên trong lịch sử ngành lọc máu và chuyên ngành thận nhân tạo thế giới.
Dưới góc nhìn chuyên môn, tại hội thảo "Những vấn đề pháp lý đặt ra về trường hợp bác sĩ Hoàng Công Lương" diễn ra chiều 13/04/2018, GS Nguyễn Nguyên Khôi đưa ra 4 vấn đề cần tìm hiểu kỹ trong vụ việc, đồng thời khẳng định BS Hoàng Công Lương đã làm hết trách nhiệm của mình.
Thứ nhất: Quy trình xử lý hệ thống RO thẩm thấu này do ai đề xuất? Cơ quan nào thông qua? kiểm tra tồn dư hoá chất bằng cách nào? Ai cũng cấp hoá chất này? Ai vận chuyển hoá chất này vào sửa chữa?
Về phía bệnh viện, GS Khôi cũng đặt ra câu hỏi ai nắm được quy trình này? Quy trình này thông qua ai? Công ty Thiên Sơn biết quy trình này không? Đặc biệt là khả năng ngộ độc mãn tính của chất này?
"Bác sĩ Hoàng Công Lương là nạn nhân của một ê kíp cẩu thả, tắc trách, quan liêu"
Thứ hai: Gần 50 năm nghề lọc máu, GS Khôi giảng dạy nhiều thế hệ bác sĩ và bác sĩ đều được đào tạo và chưa bao giờ được phổ biến quy trình xử lý máy RO bằng axit Flohydric này, mà chỉ dùng dung dịch javen, oxy già…
Những ngày đầu lọc máu, cả nước có 2 máy chạy thận đến giờ có tới 40 nghìn máy lọc thận, GS Khôi cho biết ông đều tự làm từ sát trùng, lọc máu, lắp cho người bệnh.
"Tự chúng tôi tự làm lấy và có những người giờ đã khuất núi như GS Nguyễn Văn Sang, GS Trần Văn Chất… ngày nào thứ 2 tôi cũng đến khoa lọc máu nhưng chúng tôi chưa bao giờ dùng axit Flohydric dùng để xử lý màng RO như vụ việc ở Hoà Bình.
Trong văn liệu lọc máu không ai sử dụng chất này nhưng không hiểu vì sao lại sử dụng".
Từ khi xảy ra sự cố, GS Khôi luôn tự hỏi vì sao lại như thế, 50 năm không xảy ra mà giờ lại xảy ra mà nó không có trong quy trình nào cả!
Thứ ba: Bác sĩ Hoàng Công Lương là bác sĩ trẻ, làm việc ở khoa hồi sức tích cực. GS Khôi khẳng định bác sĩ Lương cũng chưa được học quy trình này, khi có học thì bác sĩ cũng không có cái gì để phát hiện chất đó có tồn tại không.
BS Lương không thể biết trong nước lọc máu có chất Flohydric hay không và không có bất kỳ cái gì để xác định được Flo có tồn tại không vậy làm thế nào để tìm trách nhiệm của bác sĩ Lương?
Khi đến làm việc bác sĩ ra y lệnh cho bệnh nhân chạy thận vì điều dưỡng thông báo là an toàn. Khi sự việc xảy ra, BS Lương đã hết sức cấp cứu cho bệnh nhân và chính bệnh nhân cũng gửi đơn đến cơ quan pháp luật bảo vệ BS Lương. "Vì thế, tôi nghĩ BS Lương đã làm đúng trách nhiệm của mình".
Thứ tư: Lưu ý nữa ngành lọc máu hết sức vất vả, tất cả đều chuyển qua màng và dưới dạng nano nên bất kỳ chất gì đi vào đường máu đều dẫn đến các tế bào trong cơ thể, nó dẫn truyền rất nhanh gây sốc nhanh.
GS Khôi nhấn mạnh ông luôn giảng dạy học trò phải xử lý chi li và chi tiết. Mọi người làm việc đều hiểu rằng có bất kỳ chất gì nó sẽ dị ứng rất nhanh, nhanh vô cùng.
Trong suy thận có trên 120 chất ở dạng nano, dạng protein hoặc dạng phân tử nên cộng hưởng với chất lạ Flohydric sẽ khiến bệnh nhân tử vong nhanh.
GS Khôi cho rằng ông cảm thấy bị tổn thương và có trách nhiệm trong trường hợp này vì không ngăn chặn được nó. "Tôi và và những người làm nghề lọc máu cảm thấy vừa buồn vừa sợ".
16.06.2019

No comments:

Post a Comment