Việc lập quốc của Tam Quốc phụ thuộc vào kết quả một trận đánh lớn. Sau chiến thắng, nước đó mới thực sự hình thành, thoát khỏi tầm của một sứ quân.
Với Ngụy, đó là trận Hổ Lao. Trong chiến dịch này, Viên Thiệu có binh lực mạnh hơn gấp bội. Có người tiếc cho Thiệu đã mất Nhan Lương, Văn Sú, nên không có các vị tướng chỉ huy cánh quân độc lập xuất sắc. Tuy vậy, chiến sự tại Hổ Lao Quan cho thấy bên Tào có đủ các tư lệnh chiến dịch xuất sắc như Vu Cấm, Trương Liêu, Từ Hoảng, Hạ Hầu Uyên, Hạ Hầu Đôn, Tào Nhân,... nhưng đều không dùng đến. Có lẽ sức ép lớn từ phía Viên quân, không cho phép Tào quân chia quân, mà phải căng sức để đỡ. Trận Hổ Lao có lẽ là tuyệt tác của nghệ thuật quân sự, lấy ít địch nhiều, của Tào Tháo và Quách Gia. Kết quả người kiên nhẫn đợi thời cơ, tạo ra được cú đấm quyết định gây shock tâm lý cục bộ đã thắng. Nếu bên Viên quân có một nhà quân sự trầm ổn như Trương Liêu, sau thất bại của Thuần Vu Quỳnh ở Ô Sào, không thể gây ra hiệu ứng liên hoàn gây ra tâm lý hoảng loạn toàn quân. Tào Tháo từ một chiến thắng nhỏ đã thổi thành một chiến thắng lớn quyết định số phận của chiến dịch. Để thắng ở Hổ Lao, quyết đoán, hành động nhanh, tận dụng cơ hội hết sức quan trọng. Có nhận định nếu Viên Thiệu nghe lời Quách Đồ đem quân đánh tập hậu vào Hứa Đô, bên Tào Tháo sẽ tan vỡ. Có lẽ nhận định này đúng. Tuy vậy, bên Viên quân không có người được Thiệu tin cậy, hoặc không có người đủ khả năng để là tư lệnh một binh đoàn độc lập. Cũng có thể Thiệu không dám sử dụng binh đoàn độc lập vì nghi kỵ sợ binh biến. Có thể nói trận Hổ Lao Quan là đấu ý chí của thủ lĩnh và Viên Thiệu bị loại mặc dù có tư cách ứng viên hàng đầu của thời Tam Quốc.
Trận thắng lập quốc bên Ngô đương nhiên là trận Xích Bích. Mục tiêu của Tào Tháo tại Xích Bích là đè bẹp Tôn Quyền. Nếu Tôn Quyền thất bại, Lưu Bị ở Giang Hạ cũng không thể tồn tại. Tuy vậy, việc tập trung quân ở Xích Bích có lẽ là một nước cờ chưa trù tính thật kỹ của nhà chiến lược quân sự lớn nhất đời Tam Quốc Tào Tháo. Có lẽ nếu có tiếc Quách Gia thì chỉ ở chỗ không có ai dám phải biện kế hoạch của Tháo. Nếu Tháo rút kinh nghiệm của Viên Thiệu ở Hổ Lao chia quân thành 2 mũi chủ lực và 2,3 mũi quấy rối, bên Tôn quân sẽ khó lòng chống đỡ. Chẳng hạn giao cho Trương Liêu mở thêm một mặt trận ở Hợp Phì-Nhu Tu tảo thanh vùng duyên hải đánh vào Cối Kê, Thạch Đầu thành. Bên cạnh đó giao Vu Cấm, Từ Hoảng, Tào Nhân dẫn các cánh quân độc lập lẻn ra sau lưng Chu Du, Lỗ Túc quấy rối, tương tự như trong chiến dịch Vị Hà phá Mã Siêu Hàn Toại sau này. Chiến sự ở Xích Bích sẽ khác hẳn. Đằng này Tháo lại bố trí Tào Nhân phòng thủ ở Tương Phàn, chứng tỏ Tháo đã tính tới khả năng thất bại, có thể vì lý do tâm linh quàng xiên nào đó. Phía Ngô, Chu Du sử dụng hỏa công, tạo ra một chiến thắng cục bộ mang tính chiến thuật, nhưng shock tâm lý rất lớn, cũng tạo hiệu ứng tâm lý liên hoàn. Mặt khác quân Tào lại có rất nhiều binh đoàn ô hợp vốn là quân của Viên Thiệu và Lưu Biểu, sĩ khí rất thấp, dễ tan vỡ. Có lẽ do cách bố trí trận địa của bên Tào cũng sơ sài. Nếu có phòng ngự nhiều lớp, vỡ một lớp, lui về giữ phòng tuyến hai, ba, có lẽ hỏa công không phát huy được tác dụng lớn như vậy. Các chiến tướng của Tháo vốn có khả năng ứng biến, như khi vón cục đã trở nên thụ động vì phải đợi lệnh của Tháo. Ở đây có một tình trạng nghẽn cổ chai về điều hành.
Trận thắng lập quốc của Lưu Bị là chiến dịch Hán Trung. Bên Lưu quân có thuận lợi là mới thắng ở Ích Châu, sĩ khí cao, các tướng đều muốn lập công. Tuy vậy không phải không có điểm yếu, do quân lực chủ yếu mới thu được từ quân của Lưu Chương. Điểm mạnh của Bị là kinh nghiệm quân sự của chính Lưu Bị và thao lược của Pháp Chính. Bị và Chính chủ động chia Hán Trung thành nhiều mặt trận, với nhiều quân đoàn độc lập của Trương Phi, Mã Siêu, Lưu Bị, Hoàng Trung, Ngụy Diên làm bên Ngụy không biết đâu là chiến trường chính. Không phải Hạ Hầu Uyên đơn độc. Binh lực bên Tào vẫn mạnh hơn, nhưng không thể chủ động tập trung vào một đòn đủ nặng cân tạo ra chiến thắng thuyết phục. Thực ra bên Tào cũng thắng nhiều trận quan trọng. Lưu Bị đối mặt với Quách Hoài, gặp khó. Trương Phi gặp Trương Cáp cũng mất Lôi Đồng. Siêu và Diên cũng chỉ ở mức quân bình. Đột biến xảy ra ở mặt trận của Hoàng Trung, mặc dù lúc đầu cũng bất lợi, Trung cũng bị vây suýt chết. Kết quả cuối cùng Trung thắng và giết được Uyên. Nếu Uyên không hiếu thắng, không đến nỗi mất mạng. Có lẽ việc thua ở Định Quân không đến nỗi thảm họa. Uyên tử trận với tư cách là tư lệnh Hán Trung làm bên Tào shock nặng về tâm lý. Sau đó các quân đoàn của Lưu Bị tập trung lại giữ chặt các điểm phòng thủ chính, sẵn sàng đánh dằng dai, dẫn tới thế cục có lợi cho Lưu quân.
Cả ba chúa Tam Quốc đều cầm quân, nhưng đều thua dưới tay các tướng bên địch. Trận Xích Bích Tháo thua Du như đã nói.
Thất bại lớn nhất của Tôn Quyền là tại Hợp Phì đối diện với Trương Liêu. Thực ra thế lực của Liêu tại Hợp Phì khá đơn độc. Liêu có hai phó tướng là Lý Điển và Nhạc Tiến đều không phục tùng Liêu, và có chức năng giám sát Liêu thay Tháo nhiều hơn. Bên Quyền có Lã Mông, Chu Thái, Lăng Thống, Cam Ninh, là các tướng có thể chỉ huy các cánh quân độc lập gây đột biến. Quân đội của Lục Tốn lại đóng ở tuyến 2 vừa chống quân Tào Nhân, vừa sẵn sàng yểm trợ cho Tôn Quyền. Bên Tôn quân, sĩ khí khá cao sau trận Xích Bích. Có lẽ sai lầm của Quyền là tập trung quân tướng đối diện với Trương Liêu, làm bài toán của Liêu trở nên đơn giản. Chỉ cần Liêu có thắng lợi cục bộ, tạo ra yếu tố tâm lý tốt, Liêu sẽ thắng. Riêng về việc này Liêu có ưu thế tuyệt đối, vì nổi tiếng là kiêu tướng tiên phong của Tháo, đấu tay đôi, Liêu chưa từng thua ai. Kết quả Tôn Quyền vỡ trận, quân Ngô hoảng loạn, Trương Liêu thừa thắng tàn sát bên Ngô đến mức nhiều năm sau bên Ngô không dám bén mảng ra Hợp Phì.
Trận thua lớn nhất của Lưu Bị là trận Hào Đình đối diện Lục Tốn. Sai lầm của Bị cũng giống hệt 4 trận nói trên. Bị không có phòng tuyến nhiều lớp, cũng như không mở được các mặt trận độc lập. Có lẽ trong thực tế không giống như La Quán Trung mô tả, Bị quân ít nên không dám mở thêm mặt trận và phải tập trung co cụm làm bài toán của Lục Tốn đơn giản tương tự như của Trương Liêu. Chỉ cần đánh vỗ mặt chia cắt quân Thục làm đôi, hiệu ứng tâm lý sẽ hết sức lớn. Và quả thật là như vậy. Bên Thục không có các tư lệnh binh đoàn độc lập như Trương Phi, Hoàng Trung. Mã Siêu và Ngụy Diên phải trấn giữ phía Bắc. Triệu Vân không có khả năng chỉ huy độc lập. Cánh quân của Hoàng Quyền bị cắt khỏi quân của Bị và phải đầu hàng Tào Phi.
Cả 5 trận nói trên, bên thua đều vón cục. Bị dính một đòn là mất tính thần, tê liệt tâm lý và bị knock out sau đó.
Nguyễn Ái Việt (Debrecen.VIDI72)
Saturday, November 30, 2019
Friday, November 29, 2019
CHỮ VIẾT CỦA DÂN TỘC
Tôi định chẳng biên bài nào về vụ chữ viết, bởi lẽ tôi đã viết về chúng từ 2 năm trước, rồi viết thêm 1 lần 1 năm trước về Francisco De Pina và Alexandre de Rhodes. Nhưng tự nhiên bài viết 1 năm trước của tôi bị tay nào “thuổng” về rồi, chẳng ghi nguồn rồi share như thật nên tôi sẽ tập hợp mới lại và chỉn chu hơn, để dành cho các bạn nhân sự kiện nóng sốt này.
Thực ra tôi quan điểm rất riêng, và cũng thấy cái “trend” này mang tính học thức và bồi bổ kiến thức rất cao, đặc biệt là về lịch sử, cho nên tham gia vào cũng là một cái thú vị. Bài hơi dài, hơn 3000c. Nhưng tôi mong các bạn sẽ không thất vọng khi đọc bài này.
***
I. ĐI TỪ LỊCH SỬ
Ở Châu Á có 4 loại chữ viết, thứ nhất chữ tượng hình (ví dụ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản), thứ hai là chữ Ấn như 1 con giun (ví dụ Thái Lan, Lào …) Thứ ba là chữ Ả Rập (như Qatar, UAE…). Và cuối cùng là chữ Latinh (Singapore, Malaysia, Indonesia…). Việt Nam nằm ở nhóm 4, nhóm chữ Latinh với các ký hiệu a,b,c. Nhưng Việt Nam khá đặc biệt, trước đó Việt Nam nằm ở nhóm 1. Đại Việt cùng với Hàn Quốc, Nhật Bản nằm trong nhóm ảnh hưởng bởi văn hóa chữ viết của Trung Hoa, tức là chữ tượng hình. Chúng ta hay gọi là nhóm các nước Đồng Văn. Theo thời gian, Đại Việt phát triển từ gốc chữ Hán để ra chữ Nôm, Nhật Bản là chữ Hiragana (chữ để phiên âm tiếng nước ngoài của nhật là katakana), còn Hàn Quốc là chữ Hangul. Trong vòng 1000 năm, các đời vua của Việt Nam từ nhà Trần đến nhà Lê đều cố gắng phát triển dòng chữ Nôm này, coi đó là tiếng dân tộc. Những con người như Hàn Thuyên, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Thánh Tông, Đào Duy Từ đều viết các tác phẩm bằng chữ Nôm. Và đến khi hoàng đế Quang Trung nắm quyền, thì ông mới ra một sắc lệnh biến chữ Nôm thành chủ đạo, bắt buộc dùng trong các văn kiện hành chính. Chữ Nôm trở thành quốc ngữ. Sau này Quang Trung mất, nhà Nguyễn không đẩy mạnh vấn đề này nhưng các tác phẩm văn học vẫn đưa chữ Nôm vào, như Chinh Phụ Ngâm hay các tác phẩm của Hồ Xuân Hương. Bản thân sức sống của chữ Nôm bắt đầu phát triển mạnh mẽ trong thời đại nhà Nguyễn. Nhưng chính vào lúc ấy, thì thực dân Pháp tới.
Gần 7 thế kỷ nỗ lực đưa chữ Nôm trở thành chữ viết chính của dân tộc như Hiragana của Nhật và Hangul của Cao Ly gặp phải thách thức khủng khiếp nhất trong lịch sử tồn tại. Và đấy là thách thức không thể vượt qua. Đấy sẽ là kẻ tiêu diệt hoàn toàn ước vọng về chữ Nôm của Quang Trung hay Nguyễn Trãi ngày xưa. Đến 100 năm sau, kẻ hậu thế ở dải đất chữ S không còn được bao nhiêu người biết chữ Nôm nữa.
II. NHỮNG NGƯỜI CHA CỦA CHỮ QUỐC NGỮ
1. Francisco de Pina người đặt nền nóng.
Tên của ông đã nằm dưới lớp trầm tích lịch sử suốt cả trăm năm qua. Chỉ đến khi một cuộc hội thảo được tổ chức tại Thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam với chủ đề “Dinh trấn Thanh Chiêm và chữ Quốc ngữ” vào năm 2016, thì sự đóng góp của ông mới được tìm về. Francisco De Pina chính là tên của người được coi là “thủy tổ” của chữ Quốc ngữ qua các tài liệu được viện dẫn gần đây. Trước đó, trong tác phẩm Các nhà truyền giáo Bồ Đào Nha và thời kỳ đầu của giáo hội công giáo Việt Nam nhà sử học, kiêm ngôn ngữ học người Pháp Roland Jacques, đã đưa bản sao bức thư 7 trang viết tay viết từ Hội An đầu năm 1623, cùng tập tài liệu có tên Nhập môn tiếng Đàng Ngoài gồm 22 trang viết tay được xác định đều là của Francisco de Pina trong bộ sưu tập Dòng Tên tại châu Á, tại Thư viện quốc gia Lisbon.
Tất cả đã chứng minh rằng Francisco De Pina đã đi trước Alexandre de Rhodes trong việc sáng tạo ra chữ Quốc ngữ. Hậu thế hôm nay vốn đã không nhắc đến nhiều về Alexandre de Rhodes, và lại càng biết ít về Francisco De Pina. Và thậm chí đôi ba tài liệu còn tìm được 2 cái tên khác nữa, đó là Gaspar d'Amaral và Antonio Barbosa, những người mở lối đầu tiên.
Francisco De Pina sinh năm 1585 tại thành phố Guarda, thuộc vùng Beira Alta của Bồ Đào Nha. Năm 20 tuổi, ông qua Macao để học tập và truyền giáo.
Đầu năm 1617, De Pina đến truyền giáo tại Đà Nẵng và Hội An. Nhưng một cơ duyên xảo hợp với quan Trấn thủ Quy Nhơn Trần Đức Hoà đã đưa ông đến với đô thị cổ hàng đầu của Đàng Trong khi đó: Nước Mặn (Bình Định).
Tại đó, để phục vụ cho việc truyền đạo, De Pina đã học Tiếng Việt, và nhanh chóng thông thạo. Tiếp đó, ông đi ra dinh trấn Thanh Chiêm, Quảng Nam để mở thêm cơ sở truyền đạo mới. Cùng với Nước Mặn thì Thành Chiêm cũng trở thành địa điểm truyền dạy tiếng Việt của Dòng Tên ở Việt Nam.
Một trong những học trò của giáo sĩ Francisco De Pina chính là giáo sĩ Alexandre de Rhodes. Để tri ân người thầy dạy tiếng Việt đầu tiên của mình, sau này Alexandre de Rhodes đã viết: “Người thứ nhất trong chúng tôi rất am tường thứ tiếng này, và cũng là người thứ nhất bắt đầu giảng thuyết bằng phương ngữ đó mà không dùng thông ngôn”.
Giáo sĩ Francisco de Pina nhận được sự tôn trọng rộng khắp từ các giáo sĩ, giáo dân, và cả những người Việt trong vùng vì cách nói chuyện bằng tiếng Việt. Chúng ta hôm nay nói tiếng Việt, nhưng nếu bạn nghe người nước ngoài nhận xét về tiếng Việt, hẳn sẽ bất ngờ. Họ miêu tả chúng ta nói mà “líu lo như tiếng chim hót”.
De Pina với khả năng cảm thụ ngôn ngữ thiên tài đã nhận ra điều đó khi nhận định về tiếng Việt: “Ngôn ngữ này là một ngôn ngữ có cung điệu, giống như cung nhạc, và cần phải biết xướng cho đúng thanh điệu trước đã, sau đó mới học các âm qua bảng chữ cái”. Đấy chính là bí quyết cho người xứ khác học nói tiếng xứ này, và cũng là nguyên do ông tạo nên chữ Quốc ngữ.
Ngày 15-12-1625, trên chiếc thuyền nhỏ đi đón hàng ở Hội An, ông bị chết đuối khi thuyền gặp lốc và bị đắm. Đám tang của ông, hàng trăm người dân địa phương đến tiễn đưa. Họ không biết đó là người sẽ tạo nên chữ của dân tộc Việt sau này.
2. Alexandre de Rhodes: Người hoàn thiện.
Nếu Francisco de Pina là cha đẻ, thì Alexandre de Rhodes chính là người “phát dương quang đại” cho chữ Quốc ngữ. Ông đã tập hợp, chỉnh lý, bổ sung, và hoàn chỉnh những công trình chữ Quốc ngữ còn sơ khai mà giáo sĩ Francisco de Pina và các cộng sự người Việt đi trước để lại, và biên soạn cuốn Từ điển Việt – Bồ – La nổi tiếng.
Sau đó, sử dụng các hoạt động, mà chúng ta tạm gọi là “vận động hành lang” ở giáo hội để đưa chữ Quốc ngữ trở thành một công trình chữ được ghi nhận và công bố rộng rãi. Alexandre de Rhodes không phải là cha đẻ của chữ Quốc ngữ như sự hiểu lầm suốt trăm năm qua, nhưng ông là người đã làm “giấy khai sinh” cho loại chữ này. Chỉ với điều đó, tên ông xứng danh với nghìn thu.
Để tri ân ông, Thành phố Hồ Chí Minh đã lấy tên ông đặt cho con đường gần khu vực Dinh Thống Nhất và nằm đối diện với đường Hàn Thuyên, ấy là người đã có vai trò như de Rhodes, nhưng là ở chữ Nôm.
Alexandre de Rhodes là linh mục thuộc Dòng Tên, một người Pháp (hoặc một số tài liệu khác nói là người Bồ Đào Nha), sinh ra ở Avignon, miền Nam nước Pháp. Ông sinh ngày 15-3, năm sinh tranh cãi giữa 1591 và 1593.
Nhận định về ông, Charles Maybon – tác giả của cuốn sách Histoire moderne du pays d’Annam 1592-1820 – (Lịch sử cận đại xứ An Nam 1592-1820) đã viết: “…Với hơn bảy năm ở Đàng Ngoài và Đàng Trong, linh mục De Rhodes đã hiểu biết sâu sắc về tiếng nói, phong tục và tính nết của người An Nam, cũng như về tài nguyên và lịch sử nước này…”.
“…Ngoài những sách nhằm mục đích làm cho Âu châu hiểu biết về đất nước An Nam, ông còn cho ấn hành tại La Mã một cuốn sách giáo lý vừa bằng tiếng Latin vừa bằng tiếng Nam (quốc ngữ) cho người bản xứ dùng; một cuốn từ điển ba thứ tiếng Việt-Bồ-La cho các giáo sĩ thừa sai sử dụng. Đó là những cuốn sách đầu tiên mà trong đó các mẫu tự La Mã được dùng để phiên âm tiếng nói người Nam…”.
Công lao là vậy nhưng đời ông lận đận ở xứ sở mà ông xem là quê hương thứ 2 của mình, với 6 lần bị trục xuất và lần nào cũng cố tìm đường quay trở lại bởi:
“Tôi đi, nhưng trái tim tôi ở lại xứ đó rồi”.
Ngày 5-11-1660, ông qua đời tại thành phố Ispahan, Ba Tư, tức Iran ngày nay. Mộ của ông đặt tại một nghĩa trang nằm ở ngoại ô của thành phố Esfahan, Iran. Mộ ông nằm cô đơn, cái chết của ông cũng cô đơn. Sau hơn 300 năm, thỉnh thoảng ngôi mộ của ông vẫn được đôi ba người Việt xa xứ tìm đường ghé đến, chỉ để vẩy lên đó những giọt nước cho người đã giúp cho chữ Quốc ngữ thành hình.
Dẫu mục đích ban đầu chỉ là để truyền giáo, nhưng cả Francisco De Pina lẫn Alexandre de Rhodes đều đã làm nên những công tích vĩ đại cho ngày sau. Như chính tờ nguyệt san MISSI nói về công trình khai sinh chữ quốc ngữ của họ: ”Khi cho Việt Nam các mẫu tự La-tinh, Cha Alexandre de Rhodes đưa Việt Nam đi trước đến 3 thế kỷ”. Việt Nam hôm nay nói và dùng chữ Quốc ngữ, há có thể quên những giáo sĩ đó ư?
3. Nguyễn Văn Vĩnh: Người phát quang.
“Công rạng rỡ nếp gia phong con cháu mấy châu ngàn đời vẫn nhớ
Ơn mở mang nền Quốc ngữ người dân nước Nam muôn thuở không quên”
Đó chính là hai câu đối của kiến trúc sư Tô Văn Y ở Bảo Lộc, Lâm Đồng kính tặng cho nhà báo/ dịch giả Nguyễn Văn Vĩnh. Một con người Việt Nam, một nhà báo, một dịch giả nổi tiếng mà tuổi ngoài 20 đã dịch trọn vẹn Kim Vân Kiều của Đại thi hào Nguyễn Du từ chữ Nôm ra chữ Quốc ngữ và tập truyện Ngụ ngôn của La-Phông-ten từ tiếng Pháp ra tiếng Việt.
Tất cả những việc làm đó chỉ để chứng minh cho tất cả thấy chữ Quốc ngữ có thể làm được gì? Và sẽ đóng vai trò quan trọng như thế nào trong buổi giao thời ngày đó.
Nguyễn Văn Vĩnh sinh ngày 15-6-1882. Bởi vì sinh trưởng trong gia đình nghèo nên Nguyễn Văn Vĩnh phải bôn ba lặn lội. Sau này, tính tự học của ông đã rung cảm được một thầy giáo người Pháp đương thời. Từ đó, dọn đường cho ông thâu nạp các kiến thức mới. Sinh thời, chữ Quốc ngữ vốn do Francisco De Pina và Alexandre de Rhodes sáng tạo với mục đích ban đầu là truyền đạo nên chữ này chỉ được dùng trong giáo hội và các giáo dân. Nguyễn Văn Vĩnh thì tin rằng tương lai của dân tộc phát triển hay không là ở chữ Quốc ngữ, từ đó, tìm đủ mọi cách để chữ Quốc ngữ đi ra với mọi người.
Năm 1907 ông mở nhà in đầu tiên xuất bản tờ Đăng Cổ Tùng Báo – tờ báo đầu tiên bằng chữ Quốc ngữ ở Bắc Kỳ. Rồi tiếp đến là tờ Đông Dương tạp chí để dạy dân Việt viết văn bằng quốc ngữ. Các tác phẩm nổi tiếng của Balzac, Victor Hugo, Alexandre Dumas,… đều được ông dịch ra chữ Quốc ngữ. Phải nói, Nguyễn Văn Vĩnh cùng với Phan Kế Bính đương thời là những con người tiên phong trong văn học chữ Quốc ngữ của nước nhà.
Năm 1936, Nguyễn Văn Vĩnh mất ở Lào vì bệnh sốt rét. Thi thể ông nằm trên con thuyền độc mộc, cô đơn trầm kha như một nhân vật lịch sử bị người đời quên lãng.
Chữ Quốc ngữ hôm nay là một ngôn từ độc nhất. Hậu thế có quyền kiêu hãnh với ngôn ngữ của Việt Nam. Nhưng đó là sự kiêu hãnh được xây dựng trên bi kịch của rất nhiều phân phận trầm khuất, từng có những giai đoạn gần như bị lãng quên.
III. VÀ SỰ THẬT CHỮ QUỐC NGỮ
Ở đây, những người phản đối việc đặt tên cho hai vị giáo sĩ ở trên kia có một luận điểm rất chắc chắn. Một luận điểm khá được ủng hộ khi chúng dính đến chính trị và tư tưởng dân tộc của người VIỆT. Đấy là mục đích chính của Alexandre de Rhodes khi phát triển chữ quốc ngữ? Nhưng không phải phục vụ cho mục đích xâm lược như các bạn nói đâu. Vâng, mục đích chính đầu tiên là truyền đạo. Khi người Pháp đến Việt Nam, họ gặp một thách thức lớn đó là chữ viết của người Việt Nam với các ký hiệu tượng hình quá khác xa các ký hiệu latinh của họ. Để đối diện với vấn đề này, Francisco de Pina , Alexandre de Rhodes –những thiên tài về ngôn ngữ học đã nghĩ ra một loại chữ mới có vai trò “trung dung”, nằm giữa chữ Nôm tượng hình và chữ Latinh của Pháp. Đọc như người Hán, mà viết thì như người Tây. Khá là lợi hại. Và được diễn giải theo đúng ý tác giả là: “Các mẫu tự la Mã được dùng để phiên âm tiếng nói người Nam.” Bạn có thể xác tín qua các bài hát của Trung Quốc hay các bộ phim Trung Quốc. Có một số từ, Việt Nam và Trung Quốc nói giống nhau. Ví dụ như phim Thủy Hử 1996 có bài hát nổi tiếng là “Hảo Hán Ca”. Bạn sẽ nghe người Trung Quốc đọc là “Hảo Hán Cơ” giống y tiếng mình đọc thôi.
Chính ở đó nảy ra vai trò thứ 2 về chữ Quốc Ngữ: vũ khi để giành giật sức ảnh hưởng với Trung Hoa.
Alexandre de Rhodes thực ra không hề nghĩ tới điều ấy. Ban đầu ông chỉ truyền đạo. Nên nhớ Pháp xâm lược VN hơn 200 năm sau khi các ông qua đời. Chính hai vị linh mục khác mới là người phát hiện ra sự hấp dẫn của loại chữ này. Và đưa nó lên tầm chiến tranh để tấn công vào quốc gia này. Ok chưa? Cho nên xin các ông đi chỉ trích Alexandre de Rhodes, mời các ông đọc thêm 2 ông sau. Chính 2 ông này mới là tội đồ để các ông không cho đặt tên đường nè:
- Người đầu tiên, Linh mục Wibaux, bề trên địa phận Đàng Trong thuộc Hội Thừa sai Paris, viết trên bản ghi chú của giáo phận gửi cho đô đốc Bonard, thống đốc Nam Kỳ ngày 2/12/1863. Theo tài liệu của Yoshiharu Tsuboi trong cuốn “Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa 1847-1885”.
“Ngoài tiếng Pháp, ở nước Nam còn dạy thêm chữ Nho, một ít kiến thức toán pháp và giáo lý. Người ta thêm vào việc học đó một số môn thể dục để giải trí. Khi con trẻ hiểu biết đủ ngôn ngữ, sau đó sẽ dạy thêm những kiến thức về lịch sử và địa lý, học đo đạc và mấy khái niệm thường thức. “
Câu trên là miêu tả về giáo dục Việt Nam thời Nguyễn. Câu dưới đây mới là câu “ăn tiền”.
“Sẽ rất có lợi nếu đưa việc tập đọc, tập viết tiếng Nam bằng mẫu tự Latin. Chúng ta nên coi đó là đối tượng của nền học vấn. Đấy sẽ là phương thức tốt nhất để dần dần xóa bỏ chữ Hán và chữ Nôm, mà có lẽ việc sử dụng đã là trở ngại lớn cho sự tiến bộ về trí tuệ của xứ sở này.”
- Người thứ hai, Giám mục Puginier. Vui lòng nhớ cái tên đó. Bởi đấy là quân sư quan trọng cho việc Pháp chiếm được Việt Nam. Chiến lược của ông đã được ghi lại trong một bức thử gửi về Paris:
“Như tôi vẫn thường nói, có hai điều đặc biệt làm công cụ tối hảo để thay đổi cả một dân tộc: đó là tôn giáo và ngôn ngữ. Nếu chính phủ Pháp hiểu biết lợi ích thật sự của mình, thì hãy ủng hộ việc rao giảng Tin mừng và dạy bảo ngôn ngữ của chúng ta. Tôi xin khẳng định là trước thời hạn hai mươi năm, chẳng cần phải cưỡng bức ai, xứ sở này sẽ được Kitô hóa và Pháp hóa.”
“Hai điều đặc biệt làm công cụ tối hảo để thay đổi cả một dân tộc: đó là tôn giáo và ngôn ngữ.”
//
Các bạn phản đối, các bạn trách lầm người rồi.
Một cuộc tấn công mãnh liệt trên mọi mặt trận đã được đổ vào nước Nam kể từ sau ngày Pháp bắt đầu nổ súng chiếm Đà Nẵng. Các văn bản Việt Nam thời kỳ thuộc địa đó rất phức tạp, chữ Quốc ngữ cùng với chữ Nôm, các con dấu bằng tiếng Pháp và có vài chữ Hán. Cứ thế theo thời gian, chữ Quốc Ngữ dần dần thay thế chữ Hán/Nôm. Những tầng lớp tây học và tinh hoa nhất của Việt Nam cũng theo cơn gió thời đại mà sự ưu việt của nó đã thể hiện rõ so với nền phong kiến lạc hậu và một Trung Hoa yếu đuối. Chữ Nôm mất dần dần chỗ đứng. Và những thầy đồ cũng rời đi như câu thơ: “Mỗi năm hoa đào nở/Lại thấy ông đồ già/Bày mực tàu giấy đỏ/Bên phố đông người qua”
IV. KẾT LUẬN
1000 năm dùng chữ Nho, 700 năm phát triển chữ Nôm. Tất cả bị gió cuốn đi. Dân tộc Việt Nam không chỉ đứt đi 20 năm mất nước thời giặc Minh đô hộ. Mà sự thiếu tính kế thừa trong lịch sử, cũng phần nào bị vấn đề qua việc thay đổi chữ viết này. Bản thân tôi hay đa số trong các bạn đến bao nhiêu ngôi chùa, gặp bao nhiêu nhà cổ nhưng có đọc được đâu. Dù đấy chính là hình ảnh của tổ tiên ta.
Theo một góc nhìn nào đó, đáng lẽ Việt Nam là quốc gia nhanh nhất trong việc tiếp cận kỹ nghệ phương tây, qua chính chữ viết La Tinh được sáng tạo này. Nhưng người làm điều đó nhanh nhất lại là Minh Trị của Nhật Bản. Bây giờ khi toàn cầu hóa xảy ra, Pháp, Anh, Italia không nói làm gì, nhưng Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc cũng là các thị trường tốt, nhưng ta đâu còn chữ Nôm nữa. Và giờ ta đi cãi nhau chuyện đặt tên mà không nhìn lại được cả bi kịch, cả hạnh phúc, cả vinh quang, cả mặt tối của một loại chữ ta đang dùng, đang viết.
Lịch sử là để nhớ về, tri ân, và hiểu biết chứ không phải để gân cổ lên như những ngày qua. Lịch sử thì đã diễn ra, lịch sử thì không có đúng sai, chỉ có đúng – sai trong góc nhìn của mỗi hậu thế nhìn về. Không thay đổi lịch sử, nhưng phải biết lịch sử để hiểu cần làm gì ở hiện tại và tương lai. Mọi thứ đã thay đổi, chúng ta không thay đổi được lịch sử, mà chỉ có thể nương theo sóng mà đi lên, tự hào vỗ ngực với chữ ta có.
Dũng Phan
(28/11/2019)
Thực ra tôi quan điểm rất riêng, và cũng thấy cái “trend” này mang tính học thức và bồi bổ kiến thức rất cao, đặc biệt là về lịch sử, cho nên tham gia vào cũng là một cái thú vị. Bài hơi dài, hơn 3000c. Nhưng tôi mong các bạn sẽ không thất vọng khi đọc bài này.
***
I. ĐI TỪ LỊCH SỬ
Ở Châu Á có 4 loại chữ viết, thứ nhất chữ tượng hình (ví dụ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản), thứ hai là chữ Ấn như 1 con giun (ví dụ Thái Lan, Lào …) Thứ ba là chữ Ả Rập (như Qatar, UAE…). Và cuối cùng là chữ Latinh (Singapore, Malaysia, Indonesia…). Việt Nam nằm ở nhóm 4, nhóm chữ Latinh với các ký hiệu a,b,c. Nhưng Việt Nam khá đặc biệt, trước đó Việt Nam nằm ở nhóm 1. Đại Việt cùng với Hàn Quốc, Nhật Bản nằm trong nhóm ảnh hưởng bởi văn hóa chữ viết của Trung Hoa, tức là chữ tượng hình. Chúng ta hay gọi là nhóm các nước Đồng Văn. Theo thời gian, Đại Việt phát triển từ gốc chữ Hán để ra chữ Nôm, Nhật Bản là chữ Hiragana (chữ để phiên âm tiếng nước ngoài của nhật là katakana), còn Hàn Quốc là chữ Hangul. Trong vòng 1000 năm, các đời vua của Việt Nam từ nhà Trần đến nhà Lê đều cố gắng phát triển dòng chữ Nôm này, coi đó là tiếng dân tộc. Những con người như Hàn Thuyên, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Thánh Tông, Đào Duy Từ đều viết các tác phẩm bằng chữ Nôm. Và đến khi hoàng đế Quang Trung nắm quyền, thì ông mới ra một sắc lệnh biến chữ Nôm thành chủ đạo, bắt buộc dùng trong các văn kiện hành chính. Chữ Nôm trở thành quốc ngữ. Sau này Quang Trung mất, nhà Nguyễn không đẩy mạnh vấn đề này nhưng các tác phẩm văn học vẫn đưa chữ Nôm vào, như Chinh Phụ Ngâm hay các tác phẩm của Hồ Xuân Hương. Bản thân sức sống của chữ Nôm bắt đầu phát triển mạnh mẽ trong thời đại nhà Nguyễn. Nhưng chính vào lúc ấy, thì thực dân Pháp tới.
Gần 7 thế kỷ nỗ lực đưa chữ Nôm trở thành chữ viết chính của dân tộc như Hiragana của Nhật và Hangul của Cao Ly gặp phải thách thức khủng khiếp nhất trong lịch sử tồn tại. Và đấy là thách thức không thể vượt qua. Đấy sẽ là kẻ tiêu diệt hoàn toàn ước vọng về chữ Nôm của Quang Trung hay Nguyễn Trãi ngày xưa. Đến 100 năm sau, kẻ hậu thế ở dải đất chữ S không còn được bao nhiêu người biết chữ Nôm nữa.
II. NHỮNG NGƯỜI CHA CỦA CHỮ QUỐC NGỮ
1. Francisco de Pina người đặt nền nóng.
Tên của ông đã nằm dưới lớp trầm tích lịch sử suốt cả trăm năm qua. Chỉ đến khi một cuộc hội thảo được tổ chức tại Thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam với chủ đề “Dinh trấn Thanh Chiêm và chữ Quốc ngữ” vào năm 2016, thì sự đóng góp của ông mới được tìm về. Francisco De Pina chính là tên của người được coi là “thủy tổ” của chữ Quốc ngữ qua các tài liệu được viện dẫn gần đây. Trước đó, trong tác phẩm Các nhà truyền giáo Bồ Đào Nha và thời kỳ đầu của giáo hội công giáo Việt Nam nhà sử học, kiêm ngôn ngữ học người Pháp Roland Jacques, đã đưa bản sao bức thư 7 trang viết tay viết từ Hội An đầu năm 1623, cùng tập tài liệu có tên Nhập môn tiếng Đàng Ngoài gồm 22 trang viết tay được xác định đều là của Francisco de Pina trong bộ sưu tập Dòng Tên tại châu Á, tại Thư viện quốc gia Lisbon.
Tất cả đã chứng minh rằng Francisco De Pina đã đi trước Alexandre de Rhodes trong việc sáng tạo ra chữ Quốc ngữ. Hậu thế hôm nay vốn đã không nhắc đến nhiều về Alexandre de Rhodes, và lại càng biết ít về Francisco De Pina. Và thậm chí đôi ba tài liệu còn tìm được 2 cái tên khác nữa, đó là Gaspar d'Amaral và Antonio Barbosa, những người mở lối đầu tiên.
Francisco De Pina sinh năm 1585 tại thành phố Guarda, thuộc vùng Beira Alta của Bồ Đào Nha. Năm 20 tuổi, ông qua Macao để học tập và truyền giáo.
Đầu năm 1617, De Pina đến truyền giáo tại Đà Nẵng và Hội An. Nhưng một cơ duyên xảo hợp với quan Trấn thủ Quy Nhơn Trần Đức Hoà đã đưa ông đến với đô thị cổ hàng đầu của Đàng Trong khi đó: Nước Mặn (Bình Định).
Tại đó, để phục vụ cho việc truyền đạo, De Pina đã học Tiếng Việt, và nhanh chóng thông thạo. Tiếp đó, ông đi ra dinh trấn Thanh Chiêm, Quảng Nam để mở thêm cơ sở truyền đạo mới. Cùng với Nước Mặn thì Thành Chiêm cũng trở thành địa điểm truyền dạy tiếng Việt của Dòng Tên ở Việt Nam.
Một trong những học trò của giáo sĩ Francisco De Pina chính là giáo sĩ Alexandre de Rhodes. Để tri ân người thầy dạy tiếng Việt đầu tiên của mình, sau này Alexandre de Rhodes đã viết: “Người thứ nhất trong chúng tôi rất am tường thứ tiếng này, và cũng là người thứ nhất bắt đầu giảng thuyết bằng phương ngữ đó mà không dùng thông ngôn”.
Giáo sĩ Francisco de Pina nhận được sự tôn trọng rộng khắp từ các giáo sĩ, giáo dân, và cả những người Việt trong vùng vì cách nói chuyện bằng tiếng Việt. Chúng ta hôm nay nói tiếng Việt, nhưng nếu bạn nghe người nước ngoài nhận xét về tiếng Việt, hẳn sẽ bất ngờ. Họ miêu tả chúng ta nói mà “líu lo như tiếng chim hót”.
De Pina với khả năng cảm thụ ngôn ngữ thiên tài đã nhận ra điều đó khi nhận định về tiếng Việt: “Ngôn ngữ này là một ngôn ngữ có cung điệu, giống như cung nhạc, và cần phải biết xướng cho đúng thanh điệu trước đã, sau đó mới học các âm qua bảng chữ cái”. Đấy chính là bí quyết cho người xứ khác học nói tiếng xứ này, và cũng là nguyên do ông tạo nên chữ Quốc ngữ.
Ngày 15-12-1625, trên chiếc thuyền nhỏ đi đón hàng ở Hội An, ông bị chết đuối khi thuyền gặp lốc và bị đắm. Đám tang của ông, hàng trăm người dân địa phương đến tiễn đưa. Họ không biết đó là người sẽ tạo nên chữ của dân tộc Việt sau này.
2. Alexandre de Rhodes: Người hoàn thiện.
Nếu Francisco de Pina là cha đẻ, thì Alexandre de Rhodes chính là người “phát dương quang đại” cho chữ Quốc ngữ. Ông đã tập hợp, chỉnh lý, bổ sung, và hoàn chỉnh những công trình chữ Quốc ngữ còn sơ khai mà giáo sĩ Francisco de Pina và các cộng sự người Việt đi trước để lại, và biên soạn cuốn Từ điển Việt – Bồ – La nổi tiếng.
Sau đó, sử dụng các hoạt động, mà chúng ta tạm gọi là “vận động hành lang” ở giáo hội để đưa chữ Quốc ngữ trở thành một công trình chữ được ghi nhận và công bố rộng rãi. Alexandre de Rhodes không phải là cha đẻ của chữ Quốc ngữ như sự hiểu lầm suốt trăm năm qua, nhưng ông là người đã làm “giấy khai sinh” cho loại chữ này. Chỉ với điều đó, tên ông xứng danh với nghìn thu.
Để tri ân ông, Thành phố Hồ Chí Minh đã lấy tên ông đặt cho con đường gần khu vực Dinh Thống Nhất và nằm đối diện với đường Hàn Thuyên, ấy là người đã có vai trò như de Rhodes, nhưng là ở chữ Nôm.
Alexandre de Rhodes là linh mục thuộc Dòng Tên, một người Pháp (hoặc một số tài liệu khác nói là người Bồ Đào Nha), sinh ra ở Avignon, miền Nam nước Pháp. Ông sinh ngày 15-3, năm sinh tranh cãi giữa 1591 và 1593.
Nhận định về ông, Charles Maybon – tác giả của cuốn sách Histoire moderne du pays d’Annam 1592-1820 – (Lịch sử cận đại xứ An Nam 1592-1820) đã viết: “…Với hơn bảy năm ở Đàng Ngoài và Đàng Trong, linh mục De Rhodes đã hiểu biết sâu sắc về tiếng nói, phong tục và tính nết của người An Nam, cũng như về tài nguyên và lịch sử nước này…”.
“…Ngoài những sách nhằm mục đích làm cho Âu châu hiểu biết về đất nước An Nam, ông còn cho ấn hành tại La Mã một cuốn sách giáo lý vừa bằng tiếng Latin vừa bằng tiếng Nam (quốc ngữ) cho người bản xứ dùng; một cuốn từ điển ba thứ tiếng Việt-Bồ-La cho các giáo sĩ thừa sai sử dụng. Đó là những cuốn sách đầu tiên mà trong đó các mẫu tự La Mã được dùng để phiên âm tiếng nói người Nam…”.
Công lao là vậy nhưng đời ông lận đận ở xứ sở mà ông xem là quê hương thứ 2 của mình, với 6 lần bị trục xuất và lần nào cũng cố tìm đường quay trở lại bởi:
“Tôi đi, nhưng trái tim tôi ở lại xứ đó rồi”.
Ngày 5-11-1660, ông qua đời tại thành phố Ispahan, Ba Tư, tức Iran ngày nay. Mộ của ông đặt tại một nghĩa trang nằm ở ngoại ô của thành phố Esfahan, Iran. Mộ ông nằm cô đơn, cái chết của ông cũng cô đơn. Sau hơn 300 năm, thỉnh thoảng ngôi mộ của ông vẫn được đôi ba người Việt xa xứ tìm đường ghé đến, chỉ để vẩy lên đó những giọt nước cho người đã giúp cho chữ Quốc ngữ thành hình.
Dẫu mục đích ban đầu chỉ là để truyền giáo, nhưng cả Francisco De Pina lẫn Alexandre de Rhodes đều đã làm nên những công tích vĩ đại cho ngày sau. Như chính tờ nguyệt san MISSI nói về công trình khai sinh chữ quốc ngữ của họ: ”Khi cho Việt Nam các mẫu tự La-tinh, Cha Alexandre de Rhodes đưa Việt Nam đi trước đến 3 thế kỷ”. Việt Nam hôm nay nói và dùng chữ Quốc ngữ, há có thể quên những giáo sĩ đó ư?
3. Nguyễn Văn Vĩnh: Người phát quang.
“Công rạng rỡ nếp gia phong con cháu mấy châu ngàn đời vẫn nhớ
Ơn mở mang nền Quốc ngữ người dân nước Nam muôn thuở không quên”
Đó chính là hai câu đối của kiến trúc sư Tô Văn Y ở Bảo Lộc, Lâm Đồng kính tặng cho nhà báo/ dịch giả Nguyễn Văn Vĩnh. Một con người Việt Nam, một nhà báo, một dịch giả nổi tiếng mà tuổi ngoài 20 đã dịch trọn vẹn Kim Vân Kiều của Đại thi hào Nguyễn Du từ chữ Nôm ra chữ Quốc ngữ và tập truyện Ngụ ngôn của La-Phông-ten từ tiếng Pháp ra tiếng Việt.
Tất cả những việc làm đó chỉ để chứng minh cho tất cả thấy chữ Quốc ngữ có thể làm được gì? Và sẽ đóng vai trò quan trọng như thế nào trong buổi giao thời ngày đó.
Nguyễn Văn Vĩnh sinh ngày 15-6-1882. Bởi vì sinh trưởng trong gia đình nghèo nên Nguyễn Văn Vĩnh phải bôn ba lặn lội. Sau này, tính tự học của ông đã rung cảm được một thầy giáo người Pháp đương thời. Từ đó, dọn đường cho ông thâu nạp các kiến thức mới. Sinh thời, chữ Quốc ngữ vốn do Francisco De Pina và Alexandre de Rhodes sáng tạo với mục đích ban đầu là truyền đạo nên chữ này chỉ được dùng trong giáo hội và các giáo dân. Nguyễn Văn Vĩnh thì tin rằng tương lai của dân tộc phát triển hay không là ở chữ Quốc ngữ, từ đó, tìm đủ mọi cách để chữ Quốc ngữ đi ra với mọi người.
Năm 1907 ông mở nhà in đầu tiên xuất bản tờ Đăng Cổ Tùng Báo – tờ báo đầu tiên bằng chữ Quốc ngữ ở Bắc Kỳ. Rồi tiếp đến là tờ Đông Dương tạp chí để dạy dân Việt viết văn bằng quốc ngữ. Các tác phẩm nổi tiếng của Balzac, Victor Hugo, Alexandre Dumas,… đều được ông dịch ra chữ Quốc ngữ. Phải nói, Nguyễn Văn Vĩnh cùng với Phan Kế Bính đương thời là những con người tiên phong trong văn học chữ Quốc ngữ của nước nhà.
Năm 1936, Nguyễn Văn Vĩnh mất ở Lào vì bệnh sốt rét. Thi thể ông nằm trên con thuyền độc mộc, cô đơn trầm kha như một nhân vật lịch sử bị người đời quên lãng.
Chữ Quốc ngữ hôm nay là một ngôn từ độc nhất. Hậu thế có quyền kiêu hãnh với ngôn ngữ của Việt Nam. Nhưng đó là sự kiêu hãnh được xây dựng trên bi kịch của rất nhiều phân phận trầm khuất, từng có những giai đoạn gần như bị lãng quên.
III. VÀ SỰ THẬT CHỮ QUỐC NGỮ
Ở đây, những người phản đối việc đặt tên cho hai vị giáo sĩ ở trên kia có một luận điểm rất chắc chắn. Một luận điểm khá được ủng hộ khi chúng dính đến chính trị và tư tưởng dân tộc của người VIỆT. Đấy là mục đích chính của Alexandre de Rhodes khi phát triển chữ quốc ngữ? Nhưng không phải phục vụ cho mục đích xâm lược như các bạn nói đâu. Vâng, mục đích chính đầu tiên là truyền đạo. Khi người Pháp đến Việt Nam, họ gặp một thách thức lớn đó là chữ viết của người Việt Nam với các ký hiệu tượng hình quá khác xa các ký hiệu latinh của họ. Để đối diện với vấn đề này, Francisco de Pina , Alexandre de Rhodes –những thiên tài về ngôn ngữ học đã nghĩ ra một loại chữ mới có vai trò “trung dung”, nằm giữa chữ Nôm tượng hình và chữ Latinh của Pháp. Đọc như người Hán, mà viết thì như người Tây. Khá là lợi hại. Và được diễn giải theo đúng ý tác giả là: “Các mẫu tự la Mã được dùng để phiên âm tiếng nói người Nam.” Bạn có thể xác tín qua các bài hát của Trung Quốc hay các bộ phim Trung Quốc. Có một số từ, Việt Nam và Trung Quốc nói giống nhau. Ví dụ như phim Thủy Hử 1996 có bài hát nổi tiếng là “Hảo Hán Ca”. Bạn sẽ nghe người Trung Quốc đọc là “Hảo Hán Cơ” giống y tiếng mình đọc thôi.
Chính ở đó nảy ra vai trò thứ 2 về chữ Quốc Ngữ: vũ khi để giành giật sức ảnh hưởng với Trung Hoa.
Alexandre de Rhodes thực ra không hề nghĩ tới điều ấy. Ban đầu ông chỉ truyền đạo. Nên nhớ Pháp xâm lược VN hơn 200 năm sau khi các ông qua đời. Chính hai vị linh mục khác mới là người phát hiện ra sự hấp dẫn của loại chữ này. Và đưa nó lên tầm chiến tranh để tấn công vào quốc gia này. Ok chưa? Cho nên xin các ông đi chỉ trích Alexandre de Rhodes, mời các ông đọc thêm 2 ông sau. Chính 2 ông này mới là tội đồ để các ông không cho đặt tên đường nè:
- Người đầu tiên, Linh mục Wibaux, bề trên địa phận Đàng Trong thuộc Hội Thừa sai Paris, viết trên bản ghi chú của giáo phận gửi cho đô đốc Bonard, thống đốc Nam Kỳ ngày 2/12/1863. Theo tài liệu của Yoshiharu Tsuboi trong cuốn “Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa 1847-1885”.
“Ngoài tiếng Pháp, ở nước Nam còn dạy thêm chữ Nho, một ít kiến thức toán pháp và giáo lý. Người ta thêm vào việc học đó một số môn thể dục để giải trí. Khi con trẻ hiểu biết đủ ngôn ngữ, sau đó sẽ dạy thêm những kiến thức về lịch sử và địa lý, học đo đạc và mấy khái niệm thường thức. “
Câu trên là miêu tả về giáo dục Việt Nam thời Nguyễn. Câu dưới đây mới là câu “ăn tiền”.
“Sẽ rất có lợi nếu đưa việc tập đọc, tập viết tiếng Nam bằng mẫu tự Latin. Chúng ta nên coi đó là đối tượng của nền học vấn. Đấy sẽ là phương thức tốt nhất để dần dần xóa bỏ chữ Hán và chữ Nôm, mà có lẽ việc sử dụng đã là trở ngại lớn cho sự tiến bộ về trí tuệ của xứ sở này.”
- Người thứ hai, Giám mục Puginier. Vui lòng nhớ cái tên đó. Bởi đấy là quân sư quan trọng cho việc Pháp chiếm được Việt Nam. Chiến lược của ông đã được ghi lại trong một bức thử gửi về Paris:
“Như tôi vẫn thường nói, có hai điều đặc biệt làm công cụ tối hảo để thay đổi cả một dân tộc: đó là tôn giáo và ngôn ngữ. Nếu chính phủ Pháp hiểu biết lợi ích thật sự của mình, thì hãy ủng hộ việc rao giảng Tin mừng và dạy bảo ngôn ngữ của chúng ta. Tôi xin khẳng định là trước thời hạn hai mươi năm, chẳng cần phải cưỡng bức ai, xứ sở này sẽ được Kitô hóa và Pháp hóa.”
“Hai điều đặc biệt làm công cụ tối hảo để thay đổi cả một dân tộc: đó là tôn giáo và ngôn ngữ.”
//
Các bạn phản đối, các bạn trách lầm người rồi.
Một cuộc tấn công mãnh liệt trên mọi mặt trận đã được đổ vào nước Nam kể từ sau ngày Pháp bắt đầu nổ súng chiếm Đà Nẵng. Các văn bản Việt Nam thời kỳ thuộc địa đó rất phức tạp, chữ Quốc ngữ cùng với chữ Nôm, các con dấu bằng tiếng Pháp và có vài chữ Hán. Cứ thế theo thời gian, chữ Quốc Ngữ dần dần thay thế chữ Hán/Nôm. Những tầng lớp tây học và tinh hoa nhất của Việt Nam cũng theo cơn gió thời đại mà sự ưu việt của nó đã thể hiện rõ so với nền phong kiến lạc hậu và một Trung Hoa yếu đuối. Chữ Nôm mất dần dần chỗ đứng. Và những thầy đồ cũng rời đi như câu thơ: “Mỗi năm hoa đào nở/Lại thấy ông đồ già/Bày mực tàu giấy đỏ/Bên phố đông người qua”
IV. KẾT LUẬN
1000 năm dùng chữ Nho, 700 năm phát triển chữ Nôm. Tất cả bị gió cuốn đi. Dân tộc Việt Nam không chỉ đứt đi 20 năm mất nước thời giặc Minh đô hộ. Mà sự thiếu tính kế thừa trong lịch sử, cũng phần nào bị vấn đề qua việc thay đổi chữ viết này. Bản thân tôi hay đa số trong các bạn đến bao nhiêu ngôi chùa, gặp bao nhiêu nhà cổ nhưng có đọc được đâu. Dù đấy chính là hình ảnh của tổ tiên ta.
Theo một góc nhìn nào đó, đáng lẽ Việt Nam là quốc gia nhanh nhất trong việc tiếp cận kỹ nghệ phương tây, qua chính chữ viết La Tinh được sáng tạo này. Nhưng người làm điều đó nhanh nhất lại là Minh Trị của Nhật Bản. Bây giờ khi toàn cầu hóa xảy ra, Pháp, Anh, Italia không nói làm gì, nhưng Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc cũng là các thị trường tốt, nhưng ta đâu còn chữ Nôm nữa. Và giờ ta đi cãi nhau chuyện đặt tên mà không nhìn lại được cả bi kịch, cả hạnh phúc, cả vinh quang, cả mặt tối của một loại chữ ta đang dùng, đang viết.
Lịch sử là để nhớ về, tri ân, và hiểu biết chứ không phải để gân cổ lên như những ngày qua. Lịch sử thì đã diễn ra, lịch sử thì không có đúng sai, chỉ có đúng – sai trong góc nhìn của mỗi hậu thế nhìn về. Không thay đổi lịch sử, nhưng phải biết lịch sử để hiểu cần làm gì ở hiện tại và tương lai. Mọi thứ đã thay đổi, chúng ta không thay đổi được lịch sử, mà chỉ có thể nương theo sóng mà đi lên, tự hào vỗ ngực với chữ ta có.
Dũng Phan
(28/11/2019)
Thursday, November 28, 2019
Nước cờ chết người của Tư Mã Viêm
Người ngu làm việc ngu là chuyện thường, có thêm hay bớt một việc đại ngu cũng không thay đổi thế cục, vốn là kết quả chồng chất của vô số cái ngu. Nhiều hoàng đế ngu lại may có những đại thần tài cán giúp đỡ, có khi được lưu danh sử sách là minh quân. Điều đó cũng công bằng vì ít ra họ còn cho lương thần cơ hội bộc lộ tài năng. Nhà lãnh đạo thông minh cũng có thể có sai lầm, thường là nhỏ nhặt đến mức người thường cũng không mắc phải. Kế hoạch của họ có thể rất tinh xảo, nhưng cái tinh xảo đó sẽ phóng to sai lầm nhỏ lên vạn lần. Và vì họ là chúa thông minh nên thủ hạ dù tài giỏi cũng chỉ quen tán thưởng. Người ta nói gần cây cao thì cớm nắng là thế.
Tư Mã Viêm là một trong 5 hoàng đế xuất sắc nhất Trung Quốc, chấm dứt thế cục Tam Quốc, thống nhất đất nước, sáng lập nhà Tấn. Viêm là con Tư Mã Chiêu, cháu Tư Mã Ý, nối đời cầm quyền nhà Nguỵ. Viêm dung mạo khôi ngô kỳ vĩ, tiếng vang như chuông, mắt sáng như sao, long lanh có thần khí, tay vượn buông dài quá gối, dáng đi như hổ bước, ngồi như rồng cuộn. Điều đặc biệt là mái tóc dài 9 thước, dày và xanh mướt. Khi lên triều, sắc mặt Viêm không giận mà có uy, tuổi trẻ mà vẫn làm các lão thần sợ phục. Viêm lại có tư chất thông minh, tính toán vượt xa các đại thần, nên quyết đoán như thần, trăm lần không sai một. Hơn xa cha là Chiêu, bác là Sư và ông là Ý. Cả đời Viêm có một sai lầm thảm hoạ, tuy không ảnh hưởng gì đến cuộc đời Viêm nhưng làm nhà Tấn và dân tộc Trung Hoa suy bại, xoá sổ hoàn toàn công lao xây dựng sức mạnh và giá trị văn hoá từ mấy nghìn năm của các triều đại Chu Tần Hán mở đường cho ngoại bang vào đè đầu cưỡi cổ làm loạn Hoa Hạ. Vì vậy Viêm gây hại gấp bội so với hai hoàng đế ngu muội nổi tiếng Hoàn và Linh nhà Hán.
Sau khi thống nhất thiên hạ, trong nhiều năm Viêm suy nghĩ về việc bảo vệ cho nhà Tấn được hùng mạnh lâu dài. Nhận thấy hoàng thất nhà Hán và của ba nước thời Tam Quốc đều yếu, không giúp được cho vua khi có loạn, để mặc các sứ quân làm loạn bức hiếp thiên tử, Viêm bèn phân phong cho các con, em, chú bác và các ông (anh em Tư Mã Ý) làm vương giữ binh quyền để trợ giúp vua khi có loạn. Không phải Viêm không tính tới việc hoàng thất tranh giành ngôi Hoàng đế. Viêm tính rằng nếu một vương làm loạn các đại thần giỏi giang có uy vọng như Dương Tuấn, Vệ Quán, Giả Sung sẽ bày mưu và triệu các vương khác về dẹp loạn. Kế hoạch của Viêm có thể là hoàn hảo nếu người nối dõi là một người có trí khôn trung bình hoặc hoàng hậu là một nguòi ít thông minh và tham vọng quyền lực hơn Giả Nam Phong, con gái Giả Sung.
Tư Mã Trung, người nối ngôi Viêm, là một kẻ ngớ ngẩn, dở dại, là bung xung để Giả Hậu, các đại thần và các vương thanh trừng chém giết lẫn nhau. Kết quả chiến loạn hơn mười lăm năm, nhiều đại thần bị thanh trừng, diệt tộc, 8 vương tham gia tranh đoạt chết 7, số công hầu bị chết không tính xuể, đất nước điêu linh. Trung Hoa yếu đi cả về kinh tế và quân sự, các giá trị đạo đức bị tổn thất nghiêm trọng. Nhân dịp đó các tộc Hung nô phương Bắc xâm nhập vào Trung Nguyên, nhà Tấn phải xiêu dạt về phương Nam mở đầu cho thời kỳ Ngũ Hồ loạn Hoa rồi tới Thập lục quốc. Sử gọi nội loạn nhà Tấn do Tư Mã Viêm gây ra là Bát vương chi loạn.
Nguyễn Ái Việt (Debrecen.VIDI72)
Tư Mã Viêm là một trong 5 hoàng đế xuất sắc nhất Trung Quốc, chấm dứt thế cục Tam Quốc, thống nhất đất nước, sáng lập nhà Tấn. Viêm là con Tư Mã Chiêu, cháu Tư Mã Ý, nối đời cầm quyền nhà Nguỵ. Viêm dung mạo khôi ngô kỳ vĩ, tiếng vang như chuông, mắt sáng như sao, long lanh có thần khí, tay vượn buông dài quá gối, dáng đi như hổ bước, ngồi như rồng cuộn. Điều đặc biệt là mái tóc dài 9 thước, dày và xanh mướt. Khi lên triều, sắc mặt Viêm không giận mà có uy, tuổi trẻ mà vẫn làm các lão thần sợ phục. Viêm lại có tư chất thông minh, tính toán vượt xa các đại thần, nên quyết đoán như thần, trăm lần không sai một. Hơn xa cha là Chiêu, bác là Sư và ông là Ý. Cả đời Viêm có một sai lầm thảm hoạ, tuy không ảnh hưởng gì đến cuộc đời Viêm nhưng làm nhà Tấn và dân tộc Trung Hoa suy bại, xoá sổ hoàn toàn công lao xây dựng sức mạnh và giá trị văn hoá từ mấy nghìn năm của các triều đại Chu Tần Hán mở đường cho ngoại bang vào đè đầu cưỡi cổ làm loạn Hoa Hạ. Vì vậy Viêm gây hại gấp bội so với hai hoàng đế ngu muội nổi tiếng Hoàn và Linh nhà Hán.
Sau khi thống nhất thiên hạ, trong nhiều năm Viêm suy nghĩ về việc bảo vệ cho nhà Tấn được hùng mạnh lâu dài. Nhận thấy hoàng thất nhà Hán và của ba nước thời Tam Quốc đều yếu, không giúp được cho vua khi có loạn, để mặc các sứ quân làm loạn bức hiếp thiên tử, Viêm bèn phân phong cho các con, em, chú bác và các ông (anh em Tư Mã Ý) làm vương giữ binh quyền để trợ giúp vua khi có loạn. Không phải Viêm không tính tới việc hoàng thất tranh giành ngôi Hoàng đế. Viêm tính rằng nếu một vương làm loạn các đại thần giỏi giang có uy vọng như Dương Tuấn, Vệ Quán, Giả Sung sẽ bày mưu và triệu các vương khác về dẹp loạn. Kế hoạch của Viêm có thể là hoàn hảo nếu người nối dõi là một người có trí khôn trung bình hoặc hoàng hậu là một nguòi ít thông minh và tham vọng quyền lực hơn Giả Nam Phong, con gái Giả Sung.
Tư Mã Trung, người nối ngôi Viêm, là một kẻ ngớ ngẩn, dở dại, là bung xung để Giả Hậu, các đại thần và các vương thanh trừng chém giết lẫn nhau. Kết quả chiến loạn hơn mười lăm năm, nhiều đại thần bị thanh trừng, diệt tộc, 8 vương tham gia tranh đoạt chết 7, số công hầu bị chết không tính xuể, đất nước điêu linh. Trung Hoa yếu đi cả về kinh tế và quân sự, các giá trị đạo đức bị tổn thất nghiêm trọng. Nhân dịp đó các tộc Hung nô phương Bắc xâm nhập vào Trung Nguyên, nhà Tấn phải xiêu dạt về phương Nam mở đầu cho thời kỳ Ngũ Hồ loạn Hoa rồi tới Thập lục quốc. Sử gọi nội loạn nhà Tấn do Tư Mã Viêm gây ra là Bát vương chi loạn.
Nguyễn Ái Việt (Debrecen.VIDI72)
Wednesday, November 27, 2019
S.O.S: Chuyện nhỏ???
LÀM GÌ, NÓI GÌ CŨNG KHÔNG SỨT MẺ ĐƯỢC MỘT MẢY LÔNG CHÂN CỦA MỘT HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ ĐÃ TRỞ NÊN VÔ CẢM VỚI SỐ PHẬN CỦA QUÔC GIA VÀ NÒI GIỐNG NỮA RỒI!
Kêu gào, giận dữ hay nguyền rủa cũng là vô ích!
Hơn chín mươi triệu sinh linh mang hồn Việt cùng dòng giống Việt đang trở thành phân bón tốt tươi cho bè lũ Đại Hán cùng vài triệu Hán Nô!
Chưa bao giờ cảm thấy mình vô ích, vô dụng như bây giờ!
Vuong Tran Ngoc
November 26.2019
Kêu gào, giận dữ hay nguyền rủa cũng là vô ích!
Hơn chín mươi triệu sinh linh mang hồn Việt cùng dòng giống Việt đang trở thành phân bón tốt tươi cho bè lũ Đại Hán cùng vài triệu Hán Nô!
Chưa bao giờ cảm thấy mình vô ích, vô dụng như bây giờ!
Vuong Tran Ngoc
November 26.2019
Tuesday, November 26, 2019
Đục vs Trong
"Đục nước béo cò" đang là điều/nghịch lý thấy nhan nhản trong xh hiện nay, cả trong quan hệ với TQ và cả trong bộ máy nhà nước cũng như trong công việc làm ăn, đối nhân xử thế hàng ngày.
Xh đang tồn tại những bầy linh cẩu và bầy đàn/loài ăn xác thối khi mà sư tử và cọp, những chúa tể sơn lâm hầu như bị tiêu diệt/tuyệt chủng.
Nội tặc, kể cả những kẻ câu kết với bá quyền ngoại xâm hay ko, đang ra sức tàn phá đất nước này. Bọn cầm đầu của phe thân Tàu-BK, đúng hơn là bọn bá quyền phát xít-BK (bqpx-BK hay chinazi) ngày càng biến chất 1 cách hèn hạ, xa rời nhân dân và quyền lợi dân tộc, đang trở thành tay sai đắc lực, tỏ rõ bản chất "phản dân hại nước" vì đại cục của ngoại bang.
Tuy nhiên, ko như HK, VN vẫn là nơi yên ắng, dù thỉnh thoảng vẫn có những cuộc biểu tình và lẻ tẻ có những người ly khai/phản biện... Điều này cho thấy: tình hình hết sức nguy kịch.
Xh đang tồn tại những bầy linh cẩu và bầy đàn/loài ăn xác thối khi mà sư tử và cọp, những chúa tể sơn lâm hầu như bị tiêu diệt/tuyệt chủng.
Nội tặc, kể cả những kẻ câu kết với bá quyền ngoại xâm hay ko, đang ra sức tàn phá đất nước này. Bọn cầm đầu của phe thân Tàu-BK, đúng hơn là bọn bá quyền phát xít-BK (bqpx-BK hay chinazi) ngày càng biến chất 1 cách hèn hạ, xa rời nhân dân và quyền lợi dân tộc, đang trở thành tay sai đắc lực, tỏ rõ bản chất "phản dân hại nước" vì đại cục của ngoại bang.
Tuy nhiên, ko như HK, VN vẫn là nơi yên ắng, dù thỉnh thoảng vẫn có những cuộc biểu tình và lẻ tẻ có những người ly khai/phản biện... Điều này cho thấy: tình hình hết sức nguy kịch.
Monday, November 25, 2019
Nước sông và nước giếng
Ly khai đảng là điều mà tôi cho rằng, đó là điều tất nhiên do khác biệt về tư tưởng & chính kiến nên ko thể chấp nhận sự lừa mỵ và giả dối. Ở VN, điều này đang xảy ra giữa những người từng trong hàng ngũ của đảng. Nếu trở thành 1 phong trào thì cũng ko khác với dân chúng ở HK, tuy đơn giản chỉ là từ bỏ.
HÔM NAY LÀ NGÀY GIỖ LẦN THỨ 6 (AL) CỦA CỤ NGUYỄN KIẾN GIANG - MỘT TÀI NĂNG LỒNG LỘNG BỊ GIAM CẦM ĐẦY ẢI BỞI VỤ ÁN "XÉT LẠI CHỐNG ĐẢNG".
Cụ Nguyễn Kiến Giang sinh ngày 22/1/1931 tại Quảng Bình. Cụ tham gia Mặt trận Việt Minh rất sớm, và trở thành đảng viên Cộng sản khi mới 14 tuổi (1945). Năm 1947 là tỉnh ủy viên tỉnh Quảng Bình. Có trình độ lý luận sắc bén, năm 1956 Cụ Nguyễn Kiến Giang được bổ nhiệm giữ vị trí quan trọng là Phó giám đốc nhà xuất bản Sự Thật.
Năm 1962 Cụ Nguyễn Kiến Giang được cử đi học trường Đảng cao cấp tại Liên Xô, nhưng năm 1964 bị gọi về (cùng tất cả học viên khóa học - do Nghị quyết 9 của TƯ về chống xét lại). Rất sắc bén về lý luận cùng chính kiến sắt thép, Cụ Nguyễn Kiên Giang không khuất phục trước quyền lực nên trở thành rào cản của quyền lực - vô cớ bị gán tội chống Đảng, bị cải tạo 3 năm, rồi bị bắt bỏ tù 6 năm không xét xử. Ra khỏi tù bị quản thúc 3 năm.
Xin đăng lại bài viết TIỄN CHÚ KIẾN GIANG của nhà văn Phạm Thị Hoài để tưởng nhớ Nhà Chí Sĩ có trái tim yêu nước cháy bỏng, cốt cách quý tộc vằng vặc như ánh trăng rằm.
TIỄN CHÚ KIẾN GIANG
Những năm ấy, từ giữa tám mươi đến giữa chín mươi, nhiều khi cứ vài ngày tôi lại ghé nhà ông Kiến Giang. Ông thường say sưa nói về những đề tài đang nghiền ngẫm. Tôi thường ngồi đó, chia với ông những điếu thuốc quá đắt so với thu nhập của chúng tôi và thỉnh thoảng đưa ra một ý kiến có phần cực đoan. Tôi biết rằng ông biết tôi thích khiêu khích và cho tôi cơ hội ấy. Chúng tôi cùng biết điểm cọ xát: ông là một nhà cách mạng lão thành, đã “thể nghiệm chủ nghĩa cộng sản bằng trí tuệ và hành động” và đang vật lộn với niềm tin phải trả bằng một cái giá rất đắt của mình; tôi thì ưa tấn công niềm tin ấy, với tất cả ưu thế mà tôi tưởng mình có của một kẻ trẻ tuổi đứng ngoài. Tôi chờ đợi ở ông một cuộc vượt thoát, tốt nhất là ngay sáng hôm sau, không một lần tự hỏi mình có gì để đòi hỏi như thế. Nhưng ông không khước từ. Đôi khi tôi vốn không có khiếu mùi mẫn phải se lòng vì chú Kiến Giang, người cùng lứa với cha tôi, phải tìm lời dường như xin được cảm thông rằng thế hệ ông không thể lột xác qua một đêm ngủ dậy. Sau này, khi dùng lại khái niệm “phò chính thống” của ông trong một bài nói chuyện về trí thức Việt Nam, rồi khi tập hợp nhiều bài viết của ông để đăng trên trang talawas, tôi thấy mình một lần nữa leo lên căn phòng tối tăm bé xíu ở phố Tuệ Tĩnh của gia đình ông, hay sau này lách xe qua những hàng gồng gánh, những bếp than, ghế nhựa, trẻ con lê la và đường cống nham nhở trong Ngõ Lương Sử, để tới ngồi với chú Kiến Giang, trò chuyện đến mệt nhừ.
Song đó không phải là lí do duy nhất. Ông chẳng bao giờ biết rằng tôi cũng ngồi đó để ngắm ông, một trong số ít những người đàn ông đẹp trong một xứ sở mà ngoại hình của giới mày râu hiếm khi gây được ấn tượng. Chậm nhất từ ba mươi trở ra, người ta – nhất là đàn ông – phải chịu trách nhiệm cho dung mạo của mình. Mặt vuông chữ điền, lưỡng quyền hào phóng, miệng rộng, cằm mạnh mẽ, mày nổi và một vầng trán áp đảo, gương mặt đầy nam tính của ông toát lên một vẻ trí thức khắc khổ, một sự từng trải tử tế, một sự chịu đựng cương nghị, sáng bừng lên bằng nụ cười thật trẻ thơ và cặp mắt linh hoạt. Một gương mặt có lẽ sẽ tuyệt chủng. Ông từng là một cán bộ cao cấp lâu năm mà từ nét mặt đến cử chỉ và dáng dấp đều không còn một dấu vết cán bộ. Một điều phi thường. Chất cán bộ đã ngấm vào ai một ngày thường tẩy không ra nữa. Tôi cứ ngồi ngắm ông già cao lớn, hốc hác mà vững chãi, đẹp như một trang hảo hán trong tưởng tượng có lẽ rất cổ lỗ của tôi về những người đàn ông có chí khí. Hình thức chính là nội dung.
Và tôi còn ngồi đó vì một lí do khác, một lí do ích kỉ. Những số phận cay đắng thường có hấp lực đặc biệt đối với người viết văn. Phần mình, điều tôi say mê – nếu có thể dùng chữ này mà không làm tổn thương – thực ra không phải là bản thân những tai oan, bất hạnh mà là cách người ta sống với chúng và sau chúng. Những lần đi dạo với cụ Nguyễn Mạnh Tường quanh Vườn hoa Pasteur, tôi nhớ là hai bác cháu chẳng nói gì nhiều, song cái cách mà vị học giả lừng lẫy một thời ấy nghiêng đầu trên chiếc khăn mùa đông quấn cổ, ghé tai tôi nói nhỏ, lặp đi lặp lại, phải cẩn thận, phải cẩn thận, cháu nhé, cháu nhé, ám ảnh tôi ghê gớm. Ông Kiến Giang gần như không kể gì về những năm tháng tù đày, vụ án “Xét lại chống Đảng” mà ông bị coi là một trong những “đầu sỏ nguy hiểm” cũng ít khi được nhắc. Có chăng, chỉ qua những câu chuyện đã thành giai thoại. Giai thoại khiến cái hiện thực đằng sau được cách điệu, được nắn kênh, bớt gớm ghiếc kinh hoàng hơn. Như câu nói tương truyền của ông Lê Đức Thọ dành cho những nạn nhân của vụ án chính trị cho đến nay sau gần nửa thế kỉ còn chưa hề được giải mật ấy, rằng “đi tù cũng là tham gia chống Mỹ cứu nước”. Nó bỉ ổi, nhưng người nghe có thể bật cười. Tôi cứ ngồi đó, hình dung mình sẽ làm gì sau những hoạn nạn như thế. Có thể cười không?
Nhiều người ca ngợi và cũng nhiều người trách cái phương châm ẩn nhẫn giữ mình của ông Võ Nguyên Giáp suốt nửa cuối cuộc đời, sau thất sủng. Song Tướng Giáp không phải là ngoại lệ. Phần lớn các nạn nhân của những vụ trấn áp và thanh trừng trong nội bộ quyền lực ở tất cả các nước cộng sản trước đây và hiện tại đều chọn thái độ im lặng, hoặc để chờ một thế cờ mới, hoặc để mong một chữ bình an cho gia đình và bản thân. Không ít người từ địa ngục trở về lại sụp lạy dưới chân những chúa tể đã ném mình vào chỗ đó. Trong diễn từ nhan đề “Vì sao tôi bước xuống địa ngục” đọc tại buổi nhận Giải thưởng Hòa bình của Hiệp hội Sách Đức tháng Mười năm nay, nhà văn Bạch Nga, bà Svetlana Alexievich kể chuyện một đảng viên cộng sản dưới thời Stalin. Đầu tiên vợ ông đi xem kịch rồi vĩnh viễn không trở về nữa, như một triệu rưỡi người Nga khác khi Đảng triển khai chiến dịch Đại Thanh trừng. Rồi đến lượt ông bị bắt, bị tra tấn nát bét trong tù. Khi được thả, ông tìm mọi cách để được ra trận rồi trở về, trên ngực đầy huân chương. Chi bộ gọi ông lên, bảo rất tiếc là Đảng không trả vợ cho đồng chí được, nhưng bù vào đó thì trả cho đồng chí thẻ Đảng. Và ông đã vô cùng sung sướng lại được nâng niu tấm thẻ ấy trên tay. Bà kết luận, không thể dùng luật của luận lí để hiểu hiện tượng đó. Phải dùng tôn giáo, dùng luật của đức tin.
Ông Kiến Giang đã lần lượt li khai những giáo điều của quốc giáo Mác-Lê, các giáo chủ đã từ lâu loại bỏ ông như một kẻ dị giáo. Nhưng tôi tin rằng hôm qua, khi ra đi, ông vẫn mang theo phần lãng mạn nhất của lí tưởng cộng sản như một hành trang của định mệnh, dù nó thật đáng vứt đi trong những đoạn dài của hành trình cuộc đời ông mà tôi đã may mắn được ghé vào trong bối cảnh một thập niên đầy biến động.
Phạm Thị Hoài
© 2013 pro&contra
HÔM NAY LÀ NGÀY GIỖ LẦN THỨ 6 (AL) CỦA CỤ NGUYỄN KIẾN GIANG - MỘT TÀI NĂNG LỒNG LỘNG BỊ GIAM CẦM ĐẦY ẢI BỞI VỤ ÁN "XÉT LẠI CHỐNG ĐẢNG".
Cụ Nguyễn Kiến Giang sinh ngày 22/1/1931 tại Quảng Bình. Cụ tham gia Mặt trận Việt Minh rất sớm, và trở thành đảng viên Cộng sản khi mới 14 tuổi (1945). Năm 1947 là tỉnh ủy viên tỉnh Quảng Bình. Có trình độ lý luận sắc bén, năm 1956 Cụ Nguyễn Kiến Giang được bổ nhiệm giữ vị trí quan trọng là Phó giám đốc nhà xuất bản Sự Thật.
Năm 1962 Cụ Nguyễn Kiến Giang được cử đi học trường Đảng cao cấp tại Liên Xô, nhưng năm 1964 bị gọi về (cùng tất cả học viên khóa học - do Nghị quyết 9 của TƯ về chống xét lại). Rất sắc bén về lý luận cùng chính kiến sắt thép, Cụ Nguyễn Kiên Giang không khuất phục trước quyền lực nên trở thành rào cản của quyền lực - vô cớ bị gán tội chống Đảng, bị cải tạo 3 năm, rồi bị bắt bỏ tù 6 năm không xét xử. Ra khỏi tù bị quản thúc 3 năm.
Xin đăng lại bài viết TIỄN CHÚ KIẾN GIANG của nhà văn Phạm Thị Hoài để tưởng nhớ Nhà Chí Sĩ có trái tim yêu nước cháy bỏng, cốt cách quý tộc vằng vặc như ánh trăng rằm.
TIỄN CHÚ KIẾN GIANG
Những năm ấy, từ giữa tám mươi đến giữa chín mươi, nhiều khi cứ vài ngày tôi lại ghé nhà ông Kiến Giang. Ông thường say sưa nói về những đề tài đang nghiền ngẫm. Tôi thường ngồi đó, chia với ông những điếu thuốc quá đắt so với thu nhập của chúng tôi và thỉnh thoảng đưa ra một ý kiến có phần cực đoan. Tôi biết rằng ông biết tôi thích khiêu khích và cho tôi cơ hội ấy. Chúng tôi cùng biết điểm cọ xát: ông là một nhà cách mạng lão thành, đã “thể nghiệm chủ nghĩa cộng sản bằng trí tuệ và hành động” và đang vật lộn với niềm tin phải trả bằng một cái giá rất đắt của mình; tôi thì ưa tấn công niềm tin ấy, với tất cả ưu thế mà tôi tưởng mình có của một kẻ trẻ tuổi đứng ngoài. Tôi chờ đợi ở ông một cuộc vượt thoát, tốt nhất là ngay sáng hôm sau, không một lần tự hỏi mình có gì để đòi hỏi như thế. Nhưng ông không khước từ. Đôi khi tôi vốn không có khiếu mùi mẫn phải se lòng vì chú Kiến Giang, người cùng lứa với cha tôi, phải tìm lời dường như xin được cảm thông rằng thế hệ ông không thể lột xác qua một đêm ngủ dậy. Sau này, khi dùng lại khái niệm “phò chính thống” của ông trong một bài nói chuyện về trí thức Việt Nam, rồi khi tập hợp nhiều bài viết của ông để đăng trên trang talawas, tôi thấy mình một lần nữa leo lên căn phòng tối tăm bé xíu ở phố Tuệ Tĩnh của gia đình ông, hay sau này lách xe qua những hàng gồng gánh, những bếp than, ghế nhựa, trẻ con lê la và đường cống nham nhở trong Ngõ Lương Sử, để tới ngồi với chú Kiến Giang, trò chuyện đến mệt nhừ.
Song đó không phải là lí do duy nhất. Ông chẳng bao giờ biết rằng tôi cũng ngồi đó để ngắm ông, một trong số ít những người đàn ông đẹp trong một xứ sở mà ngoại hình của giới mày râu hiếm khi gây được ấn tượng. Chậm nhất từ ba mươi trở ra, người ta – nhất là đàn ông – phải chịu trách nhiệm cho dung mạo của mình. Mặt vuông chữ điền, lưỡng quyền hào phóng, miệng rộng, cằm mạnh mẽ, mày nổi và một vầng trán áp đảo, gương mặt đầy nam tính của ông toát lên một vẻ trí thức khắc khổ, một sự từng trải tử tế, một sự chịu đựng cương nghị, sáng bừng lên bằng nụ cười thật trẻ thơ và cặp mắt linh hoạt. Một gương mặt có lẽ sẽ tuyệt chủng. Ông từng là một cán bộ cao cấp lâu năm mà từ nét mặt đến cử chỉ và dáng dấp đều không còn một dấu vết cán bộ. Một điều phi thường. Chất cán bộ đã ngấm vào ai một ngày thường tẩy không ra nữa. Tôi cứ ngồi ngắm ông già cao lớn, hốc hác mà vững chãi, đẹp như một trang hảo hán trong tưởng tượng có lẽ rất cổ lỗ của tôi về những người đàn ông có chí khí. Hình thức chính là nội dung.
Và tôi còn ngồi đó vì một lí do khác, một lí do ích kỉ. Những số phận cay đắng thường có hấp lực đặc biệt đối với người viết văn. Phần mình, điều tôi say mê – nếu có thể dùng chữ này mà không làm tổn thương – thực ra không phải là bản thân những tai oan, bất hạnh mà là cách người ta sống với chúng và sau chúng. Những lần đi dạo với cụ Nguyễn Mạnh Tường quanh Vườn hoa Pasteur, tôi nhớ là hai bác cháu chẳng nói gì nhiều, song cái cách mà vị học giả lừng lẫy một thời ấy nghiêng đầu trên chiếc khăn mùa đông quấn cổ, ghé tai tôi nói nhỏ, lặp đi lặp lại, phải cẩn thận, phải cẩn thận, cháu nhé, cháu nhé, ám ảnh tôi ghê gớm. Ông Kiến Giang gần như không kể gì về những năm tháng tù đày, vụ án “Xét lại chống Đảng” mà ông bị coi là một trong những “đầu sỏ nguy hiểm” cũng ít khi được nhắc. Có chăng, chỉ qua những câu chuyện đã thành giai thoại. Giai thoại khiến cái hiện thực đằng sau được cách điệu, được nắn kênh, bớt gớm ghiếc kinh hoàng hơn. Như câu nói tương truyền của ông Lê Đức Thọ dành cho những nạn nhân của vụ án chính trị cho đến nay sau gần nửa thế kỉ còn chưa hề được giải mật ấy, rằng “đi tù cũng là tham gia chống Mỹ cứu nước”. Nó bỉ ổi, nhưng người nghe có thể bật cười. Tôi cứ ngồi đó, hình dung mình sẽ làm gì sau những hoạn nạn như thế. Có thể cười không?
Nhiều người ca ngợi và cũng nhiều người trách cái phương châm ẩn nhẫn giữ mình của ông Võ Nguyên Giáp suốt nửa cuối cuộc đời, sau thất sủng. Song Tướng Giáp không phải là ngoại lệ. Phần lớn các nạn nhân của những vụ trấn áp và thanh trừng trong nội bộ quyền lực ở tất cả các nước cộng sản trước đây và hiện tại đều chọn thái độ im lặng, hoặc để chờ một thế cờ mới, hoặc để mong một chữ bình an cho gia đình và bản thân. Không ít người từ địa ngục trở về lại sụp lạy dưới chân những chúa tể đã ném mình vào chỗ đó. Trong diễn từ nhan đề “Vì sao tôi bước xuống địa ngục” đọc tại buổi nhận Giải thưởng Hòa bình của Hiệp hội Sách Đức tháng Mười năm nay, nhà văn Bạch Nga, bà Svetlana Alexievich kể chuyện một đảng viên cộng sản dưới thời Stalin. Đầu tiên vợ ông đi xem kịch rồi vĩnh viễn không trở về nữa, như một triệu rưỡi người Nga khác khi Đảng triển khai chiến dịch Đại Thanh trừng. Rồi đến lượt ông bị bắt, bị tra tấn nát bét trong tù. Khi được thả, ông tìm mọi cách để được ra trận rồi trở về, trên ngực đầy huân chương. Chi bộ gọi ông lên, bảo rất tiếc là Đảng không trả vợ cho đồng chí được, nhưng bù vào đó thì trả cho đồng chí thẻ Đảng. Và ông đã vô cùng sung sướng lại được nâng niu tấm thẻ ấy trên tay. Bà kết luận, không thể dùng luật của luận lí để hiểu hiện tượng đó. Phải dùng tôn giáo, dùng luật của đức tin.
Ông Kiến Giang đã lần lượt li khai những giáo điều của quốc giáo Mác-Lê, các giáo chủ đã từ lâu loại bỏ ông như một kẻ dị giáo. Nhưng tôi tin rằng hôm qua, khi ra đi, ông vẫn mang theo phần lãng mạn nhất của lí tưởng cộng sản như một hành trang của định mệnh, dù nó thật đáng vứt đi trong những đoạn dài của hành trình cuộc đời ông mà tôi đã may mắn được ghé vào trong bối cảnh một thập niên đầy biến động.
Phạm Thị Hoài
© 2013 pro&contra
Sunday, November 24, 2019
TRUYỆN VUI CUỐI TUẦN – HÉTVÉGI VICCEK (No. 195)
Hai cô gái đi đến sàn nhảy, một trong hai cô được một anh chàng đẹp trai mời nhảy. Trong khi nhảy, cô gái hỏi chàng trai:
- Trông anh xanh xao quá. Sao anh không ra nắng thường xuyên hơn?
- Anh mới ở tù ra.
- Sao anh phải ngồi tù?
- Anh bóp cổ vợ, cắt đầu cô ta rồi ném xuống sông.
Nhảy xong, cô gái quay về chỗ cô bạn gái và nói thầm:
- Cậu có biết không, anh ta độc thân đấy!
-------------
Két lány elmegy a diszkóba, az egyiküket felkéri egy jóképű pasi. Tánc közben a lány megkérdezi a fiút:
- Olyan sápadt vagy. Miért nem mész gyakrabban a napra?
- Most szabadultam a börtönből.
- És miért kerültél be?
- Megfojtottam a feleségemet, levágtam a fejét és bedobtam egy folyóba.
Tánc után a lány visszatér a barátnőjéhez és ezt súgja neki:
- Képzeld, nőtlen!
Nguyễn Ngô Việt (Debrecen.VIDI73)
- Trông anh xanh xao quá. Sao anh không ra nắng thường xuyên hơn?
- Anh mới ở tù ra.
- Sao anh phải ngồi tù?
- Anh bóp cổ vợ, cắt đầu cô ta rồi ném xuống sông.
Nhảy xong, cô gái quay về chỗ cô bạn gái và nói thầm:
- Cậu có biết không, anh ta độc thân đấy!
-------------
Két lány elmegy a diszkóba, az egyiküket felkéri egy jóképű pasi. Tánc közben a lány megkérdezi a fiút:
- Olyan sápadt vagy. Miért nem mész gyakrabban a napra?
- Most szabadultam a börtönből.
- És miért kerültél be?
- Megfojtottam a feleségemet, levágtam a fejét és bedobtam egy folyóba.
Tánc után a lány visszatér a barátnőjéhez és ezt súgja neki:
- Képzeld, nőtlen!
Nguyễn Ngô Việt (Debrecen.VIDI73)
Saturday, November 23, 2019
Nhà tư sản giàu bậc nhất và tấm 'bìa N' thời bao cấp
Cập nhật: 13:35, Thứ 6, 17/11/2017
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành cho gia đình ông bà Đỗ Đình Thiện tình cảm yêu quý và sự quan tâm đặc biệt. Ông Nguyễn Lương Bằng kể rằng, trong một lần, khi nhắc đến gia đình ông bà Đỗ Đình Thiện - Trịnh Thị Điền, Bác đã nói: “Gia đình ấy với mình chỉ là một”.
Hoàn cảnh thay đổi, tấm lòng không thay đổi
Sau 9 năm tham gia kháng chiến chống Pháp, trở về Thủ đô Hà Nội (1954) gia đình ông bà Đỗ Đình Thiện hầu như hoàn toàn phá sản, cuộc sống không còn phong lưu như xưa. Mặc dù hoàn cảnh kinh tế của gia đình lúc này không lấy gì làm sung túc, thậm chí khó khăn, ông bà Đỗ Đình Thiện vẫn rất quan tâm đến việc giáo dục các con.
Ông bà Đỗ Đình Thiện (1904 - 1972) - Trịnh Thị Điền (1912 - 1996)
Ông bà đã hết sức cố gắng để cả bốn người con đều được học đại học. Không phụ lòng mong đợi của cha mẹ, bốn người con đều trở thành những cán bộ kỹ thuật và nhà khoa học có uy tín trong giới chuyên môn: Con gái cả là kỹ sư luyện kim Đỗ Thanh Liên, con gái thứ hai là kỹ sư dệt Đỗ Kim Anh, con gái thứ ba là bác sĩ Đỗ Thiên Hương và con trai út là GS.TSKH Đỗ Long Vân, nguyên Chủ tịch Hội Toán học Việt Nam.
Tuy hoàn cảnh thay đổi, kinh tế gia đình cũng không được như xưa, nhưng không vì thế mà làm eo hẹp tấm lòng hiếu khách, quan tâm giúp đỡ bạn bè khi cần của ông bà Đỗ Đình Thiện. Thập niên 1960, ông Nguyễn Lương Bằng - Trưởng ban Kiểm tra Trung ương kiêm Tổng thanh tra Chính phủ, được các bác sĩ trong nước chẩn đoán “ung thư vòm họng”. Điều kiện về y tế của nước ta lúc đó chưa năng lực nên phải đưa ông Bằng sang Trung Quốc khám và điều trị. Bà Hà Thục Trinh, vợ ông, ở vào tình thế tiến thoái lưỡng nan, không biết nên đi theo chăm sóc ông hay ở nhà với các con. Lúc này, bốn người con của ông bà Bằng - Trinh đều còn nhỏ.
Ông bà Đỗ Đình Thiện đã động viên bà Hà Thục Trinh yên tâm đi theo chăm sóc ông Nguyễn Lương Bằng cho chu đáo. Trong trường hợp ông Bằng buộc phải điều trị lâu dài ở Trung Quốc thì bốn người con ở nhà ông bà Thiện sẽ chăm sóc. Ông bà Nguyễn Lương Bằng yên tâm lên đường đi Trung Quốc. Con gái Nguyễn Tường Vân được ông bà Đỗ Đình Thiện chăm sóc và đã trở thành con nuôi của ông bà Thiện. Còn ông Nguyễn Lương Bằng khi kiểm tra kỹ tại Trung Quốc, kết quả cho thấy không phải bị ung thư nên được về nước sớm.�
Một bậc “Mạnh Thường Quân”
GS Trần Văn Giàu khi còn tại thế, có lần đã kể lại cho các con của ông bà Đỗ Đình Thiện, khi từ thành phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội, ông đã tới thăm Cố vấn Phạm Văn Đồng. Lúc chia tay, GS Trần Văn Giàu nói: “Bây giờ tôi tới “thăm” “ông bạn triệu phú” của tôi đây”. Cố vấn Phạm Văn Đồng liền hỏi: “Anh đến anh Thiện à?”. Ngừng một lúc, Cố vấn Phạm Văn Đồng chia sẻ thêm: “Anh Đỗ Đình Thiện là một người rất đặc biệt: Bác Hồ và tôi làm việc cho cách mạng còn phải có lương, nhưng anh Thiện thì không chịu nhận lương!”
GS Trần Văn Giàu kể lại, người ta nói với nhau: “Anh Đỗ Đình Thiện, khi có một xu dính túi cũng như khi có một triệu đồng trong túi, đối với bạn không thay đổi, lúc nào cũng sẵn lòng giúp đỡ bạn”. Đó là lý do từ lâu ông được bạn bè mệnh danh là “Mạnh Thường Quân”.
Trong kháng chiến, làm Giám đốc Nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo ông đã không hưởng lương vì ông giải thích rằng hưởng lương khó làm việc, không lương dễ nói hơn. Về Hà Nội sống và làm việc (Ủy viên Trung ương MTTQ Việt Nam) mà không hề có lương hưu. Cuối đời ông là những tháng ngày cống hiến. Tiêu chuẩn của nhà tư sản giàu nhất nhì Hà Nội một thuở, nay chỉ được bìa N, là tiêu chuẩn phân phối thấp nhất thời bao cấp dành cho dân thường: mỗi tháng được mua một lạng đường và một lạng thịt. Ông cũng chẳng hề than phiền mà cứ thản nhiên theo tiêu chuẩn, dân thường cũng sống được nhờ bìa N lẽ nào mình lại không?
Chỉ đến khi ông Đỗ Đình Thiện lâm bệnh nặng vào điều trị tại Bệnh viện Việt - Xô thì tiêu chuẩn bìa N mới thành giai thoại. Bác sỹ Bùi Phan Kỳ, Chủ nhiệm khoa Tim mạch, rất lúng túng vì không biết xếp ông vào tiêu chuẩn nào. Thời đó thuốc điều trị phụ thuộc vào lương và cấp bậc. Bệnh nhân Đỗ Đình Thiện bìa N thì đương nhiên chiểu theo quy định là phát thuốc vé vét. Song bệnh nhân này lại liên tục có “khách sộp” đến thăm. Bác sỹ Bùi Phan Kỳ về kể với người thân: “Trong bệnh viện có một trường hợp rất lạ: một ông già chẳng có chức vụ gì, thậm chí không có lương, nhưng các đồng chí cán bộ cao cấp cứ thay nhau vào thăm!”
Ông Đỗ Đình Thiện sống giản dị và khi ra đi cũng giản dị. Ngày 2 tháng 1 năm 1972 (tức 16/11 Tân Hợi), nhà tư sản dân tộc yêu nước Đỗ Đình Thiện lặng lẽ trút hơi thở cuối cùng tại Bệnh viện Việt-Xô, hưởng thọ 69 tuổi. Dịp này, máy bay Mỹ tạm ngừng đánh phá miền Bắc và Hà Nội. Ông đã để lại niềm tiếc thương vô hạn và kỷ niệm đẹp trong lòng mọi người biết đến ông. Cánh đồng Cổ Nhuế, ngoại thành Hà Nội quê hương ông đã đón ông trở về yên nghỉ vĩnh hằng.
Năm 1996, sau hai mươi bốn năm “xa cách”, ở tuổi 85, bà Trịnh Thị Điền, người bạn đời nhân hậu của ông, cả cuộc đời bà hết lòng vì chồng vì con, đã “trở về” bên ông dù bà đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất và có tiêu chuẩn vào nghĩa trang Mai Dịch.
Vừa là bạn đời vừa là cộng sự
Sinh thời, ông Thiện rất thương cảm cho hoàn cảnh côi cút thời thơ ấu của vợ. Như để bù đắp phần nào sự thiệt thòi ấy, ông thương yêu bà một cách kín đáo, và thường có những cử chỉ quan tâm chăm sóc bà một cách tế nhị. Từ Việt Bắc trở về Hà Nội, bà Thiện còn chưa biết đi xe đạp. Bà phải đi làm xa, ông Thiện đã giúp bà tập xe. Sáng sáng, ông thường dậy sớm, lo bữa ăn sáng cho bà, dắt xe ra cổng, chờ cho bà lên xe đi khuất rồi ông mới quay vào…
KIỀU MAI SƠN
Ảnh ông bà Đỗ Đình Thiện
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành cho gia đình ông bà Đỗ Đình Thiện tình cảm yêu quý và sự quan tâm đặc biệt. Ông Nguyễn Lương Bằng kể rằng, trong một lần, khi nhắc đến gia đình ông bà Đỗ Đình Thiện - Trịnh Thị Điền, Bác đã nói: “Gia đình ấy với mình chỉ là một”.
Hoàn cảnh thay đổi, tấm lòng không thay đổi
Sau 9 năm tham gia kháng chiến chống Pháp, trở về Thủ đô Hà Nội (1954) gia đình ông bà Đỗ Đình Thiện hầu như hoàn toàn phá sản, cuộc sống không còn phong lưu như xưa. Mặc dù hoàn cảnh kinh tế của gia đình lúc này không lấy gì làm sung túc, thậm chí khó khăn, ông bà Đỗ Đình Thiện vẫn rất quan tâm đến việc giáo dục các con.
Ông bà Đỗ Đình Thiện (1904 - 1972) - Trịnh Thị Điền (1912 - 1996)
Ông bà đã hết sức cố gắng để cả bốn người con đều được học đại học. Không phụ lòng mong đợi của cha mẹ, bốn người con đều trở thành những cán bộ kỹ thuật và nhà khoa học có uy tín trong giới chuyên môn: Con gái cả là kỹ sư luyện kim Đỗ Thanh Liên, con gái thứ hai là kỹ sư dệt Đỗ Kim Anh, con gái thứ ba là bác sĩ Đỗ Thiên Hương và con trai út là GS.TSKH Đỗ Long Vân, nguyên Chủ tịch Hội Toán học Việt Nam.
Tuy hoàn cảnh thay đổi, kinh tế gia đình cũng không được như xưa, nhưng không vì thế mà làm eo hẹp tấm lòng hiếu khách, quan tâm giúp đỡ bạn bè khi cần của ông bà Đỗ Đình Thiện. Thập niên 1960, ông Nguyễn Lương Bằng - Trưởng ban Kiểm tra Trung ương kiêm Tổng thanh tra Chính phủ, được các bác sĩ trong nước chẩn đoán “ung thư vòm họng”. Điều kiện về y tế của nước ta lúc đó chưa năng lực nên phải đưa ông Bằng sang Trung Quốc khám và điều trị. Bà Hà Thục Trinh, vợ ông, ở vào tình thế tiến thoái lưỡng nan, không biết nên đi theo chăm sóc ông hay ở nhà với các con. Lúc này, bốn người con của ông bà Bằng - Trinh đều còn nhỏ.
Ông bà Đỗ Đình Thiện đã động viên bà Hà Thục Trinh yên tâm đi theo chăm sóc ông Nguyễn Lương Bằng cho chu đáo. Trong trường hợp ông Bằng buộc phải điều trị lâu dài ở Trung Quốc thì bốn người con ở nhà ông bà Thiện sẽ chăm sóc. Ông bà Nguyễn Lương Bằng yên tâm lên đường đi Trung Quốc. Con gái Nguyễn Tường Vân được ông bà Đỗ Đình Thiện chăm sóc và đã trở thành con nuôi của ông bà Thiện. Còn ông Nguyễn Lương Bằng khi kiểm tra kỹ tại Trung Quốc, kết quả cho thấy không phải bị ung thư nên được về nước sớm.�
Một bậc “Mạnh Thường Quân”
GS Trần Văn Giàu khi còn tại thế, có lần đã kể lại cho các con của ông bà Đỗ Đình Thiện, khi từ thành phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội, ông đã tới thăm Cố vấn Phạm Văn Đồng. Lúc chia tay, GS Trần Văn Giàu nói: “Bây giờ tôi tới “thăm” “ông bạn triệu phú” của tôi đây”. Cố vấn Phạm Văn Đồng liền hỏi: “Anh đến anh Thiện à?”. Ngừng một lúc, Cố vấn Phạm Văn Đồng chia sẻ thêm: “Anh Đỗ Đình Thiện là một người rất đặc biệt: Bác Hồ và tôi làm việc cho cách mạng còn phải có lương, nhưng anh Thiện thì không chịu nhận lương!”
GS Trần Văn Giàu kể lại, người ta nói với nhau: “Anh Đỗ Đình Thiện, khi có một xu dính túi cũng như khi có một triệu đồng trong túi, đối với bạn không thay đổi, lúc nào cũng sẵn lòng giúp đỡ bạn”. Đó là lý do từ lâu ông được bạn bè mệnh danh là “Mạnh Thường Quân”.
Trong kháng chiến, làm Giám đốc Nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo ông đã không hưởng lương vì ông giải thích rằng hưởng lương khó làm việc, không lương dễ nói hơn. Về Hà Nội sống và làm việc (Ủy viên Trung ương MTTQ Việt Nam) mà không hề có lương hưu. Cuối đời ông là những tháng ngày cống hiến. Tiêu chuẩn của nhà tư sản giàu nhất nhì Hà Nội một thuở, nay chỉ được bìa N, là tiêu chuẩn phân phối thấp nhất thời bao cấp dành cho dân thường: mỗi tháng được mua một lạng đường và một lạng thịt. Ông cũng chẳng hề than phiền mà cứ thản nhiên theo tiêu chuẩn, dân thường cũng sống được nhờ bìa N lẽ nào mình lại không?
Chỉ đến khi ông Đỗ Đình Thiện lâm bệnh nặng vào điều trị tại Bệnh viện Việt - Xô thì tiêu chuẩn bìa N mới thành giai thoại. Bác sỹ Bùi Phan Kỳ, Chủ nhiệm khoa Tim mạch, rất lúng túng vì không biết xếp ông vào tiêu chuẩn nào. Thời đó thuốc điều trị phụ thuộc vào lương và cấp bậc. Bệnh nhân Đỗ Đình Thiện bìa N thì đương nhiên chiểu theo quy định là phát thuốc vé vét. Song bệnh nhân này lại liên tục có “khách sộp” đến thăm. Bác sỹ Bùi Phan Kỳ về kể với người thân: “Trong bệnh viện có một trường hợp rất lạ: một ông già chẳng có chức vụ gì, thậm chí không có lương, nhưng các đồng chí cán bộ cao cấp cứ thay nhau vào thăm!”
Ông Đỗ Đình Thiện sống giản dị và khi ra đi cũng giản dị. Ngày 2 tháng 1 năm 1972 (tức 16/11 Tân Hợi), nhà tư sản dân tộc yêu nước Đỗ Đình Thiện lặng lẽ trút hơi thở cuối cùng tại Bệnh viện Việt-Xô, hưởng thọ 69 tuổi. Dịp này, máy bay Mỹ tạm ngừng đánh phá miền Bắc và Hà Nội. Ông đã để lại niềm tiếc thương vô hạn và kỷ niệm đẹp trong lòng mọi người biết đến ông. Cánh đồng Cổ Nhuế, ngoại thành Hà Nội quê hương ông đã đón ông trở về yên nghỉ vĩnh hằng.
Năm 1996, sau hai mươi bốn năm “xa cách”, ở tuổi 85, bà Trịnh Thị Điền, người bạn đời nhân hậu của ông, cả cuộc đời bà hết lòng vì chồng vì con, đã “trở về” bên ông dù bà đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất và có tiêu chuẩn vào nghĩa trang Mai Dịch.
Vừa là bạn đời vừa là cộng sự
Sinh thời, ông Thiện rất thương cảm cho hoàn cảnh côi cút thời thơ ấu của vợ. Như để bù đắp phần nào sự thiệt thòi ấy, ông thương yêu bà một cách kín đáo, và thường có những cử chỉ quan tâm chăm sóc bà một cách tế nhị. Từ Việt Bắc trở về Hà Nội, bà Thiện còn chưa biết đi xe đạp. Bà phải đi làm xa, ông Thiện đã giúp bà tập xe. Sáng sáng, ông thường dậy sớm, lo bữa ăn sáng cho bà, dắt xe ra cổng, chờ cho bà lên xe đi khuất rồi ông mới quay vào…
KIỀU MAI SƠN
Ảnh ông bà Đỗ Đình Thiện
DAO. .. CẠO RÂU !!!
Một ông nhà văn hay đến công viên ngồi trên ghế đá dưới gốc cây đọc sách. Một hôm ông đang đọc sách thì thấy lá cây rơi xuống sách. Ông ta ngước nhìn lên thì thấy một cháu gái nhỏ mặc váy ở trên cây, ông ta gọi cháu xuống , đưa cho cháu 20 ngàn đồng và nói:
- Cháu về đưa cho mẹ để mua quần lót cho cháu.
Bé gái về nhà đưa cho mẹ và nói đúng lời của ông.
Mẹ hỏi :
- Ông ấy cho tiền con ở chỗ nào?
Bé gái nói vị trí, mẹ nghĩ: Con mình còn nhỏ mà được 20 ngàn thì mình chắc được nhiều hơn .
Hôm sau mẹ bé mặc váy (không mặc quần lót) đến công viên và trèo lên cây đó. Khi ông nhà văn đến ngồi thì chị ta rung cây (để cho lá rụng).
Ông nhà văn ngước nhìn lên và gọi chị ta xuống. Chỉ chờ có thế nên chị ta tụt xuống thật nhanh và đứng trước mặt nhà văn.
Nhà văn lấy trong túi ra 5 ngàn đưa cho chị ta và nói:
- Em cầm lấy về...mua. ..DAO CẠO RÂU.
Lời bình:
Dao cạo râu chỉ dùng cho đấng mày râu và hơn thế nữa : dùng cho cả đấng. ..không mày râu nữa nhé!!!
Trần Thanh Đàn (ELTE.VIDI72)
- Cháu về đưa cho mẹ để mua quần lót cho cháu.
Bé gái về nhà đưa cho mẹ và nói đúng lời của ông.
Mẹ hỏi :
- Ông ấy cho tiền con ở chỗ nào?
Bé gái nói vị trí, mẹ nghĩ: Con mình còn nhỏ mà được 20 ngàn thì mình chắc được nhiều hơn .
Hôm sau mẹ bé mặc váy (không mặc quần lót) đến công viên và trèo lên cây đó. Khi ông nhà văn đến ngồi thì chị ta rung cây (để cho lá rụng).
Ông nhà văn ngước nhìn lên và gọi chị ta xuống. Chỉ chờ có thế nên chị ta tụt xuống thật nhanh và đứng trước mặt nhà văn.
Nhà văn lấy trong túi ra 5 ngàn đưa cho chị ta và nói:
- Em cầm lấy về...mua. ..DAO CẠO RÂU.
Lời bình:
Dao cạo râu chỉ dùng cho đấng mày râu và hơn thế nữa : dùng cho cả đấng. ..không mày râu nữa nhé!!!
Trần Thanh Đàn (ELTE.VIDI72)
Friday, November 22, 2019
Lan tỏa Tinh thần của Hong Kong
Rồi chúng tôi sẽ chết,
Hàng triệu người Hồng Kông.
Không để lại dấu vết,
Như tan vào thinh không.
Chết vì óc nhân tạo
Và súng đạn Trung Hoa.
Chúng tôi đã, đang chết.
Cả trẻ và cả già.
Chúng tôi ở tuyến trước
Của Thế Giới Tự Do.
Tiếc, rằng phần còn lại
Thờ ơ và vô lo.
Vâng, phần còn lại ấy
Đang ngồi xem ti-vi.
Không động lòng can thiệp,
Khoanh tay, không làm gì.
Chúng tôi đang chiến đấu
Vì thế giới chúng ta.
Chúng tôi đã, đang chết,
Cả trẻ và cả già.
Hãy lên tiếng ủng hộ.
Xin đừng để chúng tôi
Phải một mình chiến đấu,
Dẫu muộn, muộn quá rồi.
Tình hình đang nguy kịch.
Tổn thất rất nặng nề.
Xin thế giới hành động.
Ký tên: Vincent Le.
_________
Tiếng nói từ Việt Nam
HỒNG KÔNG
“Chúng tôi sẽ chiến đấu
Đến hơi thở cuối cùng”.
Vâng, họ đang chiến đấu
Đến hơi thở cuối cùng.
Nhiều bạn trẻ đã chết
Trong trận chiến tay không.
Mà thế giới có vẻ
Thờ ơ với Hồng Kông.
“Nếu các bạn không thể
Làm được gì, than ôi,
Thì hãy làm nhân chứng
Cái chết của chúng tôi”.
Nó là lời cảnh tỉnh
Cho kẻ còn u mê
Về cái ác cộng sản
Và chủ nghĩa Mác - Lê.
Thế giới đã im lặng
Trước cái chết nhiều người
Ở Tân Cương, Tây Tạng.
Hàng triệu, hàng triệu người.
Thế giới cũng im lặng
Khi sinh viên biểu tình
Bị xe tăng nghiền nát
Ở quảng trường Bắc Kinh.
Phải chăng giờ thế giới
Im lặng, coi như không,
Khi quân đội Trung Quốc
Thảm sát người Hồng Kông?
“Chúng tôi sẽ chiến đấu
Đến hơi thở cuối cùng”.
Dân Hồng Kông có thể
Chết đến người cuối cùng.
Nếu chúng ta im lặng,
Để điều đó xẩy ra,
Tức là ta dung dưỡng
Cái ác, cái xấu xa.
*
Hãy nhắm mắt tưởng tượng
Rồi một ngày không xa,
Lính Trung Quốc thảm sát
Người Việt Nam chúng ta.
Bây giờ ta im lặng
Với người dân Hồng Kông.
Liệu lúc ấy có thể
Trông chờ ai giúp không?
Thái Bá Tân
Nov.19.2019
Thursday, November 21, 2019
S.O.S: Thực trạng
Điện và nước
Trong khi nước bê xoong bê chậu thì điện đã đi trước cả 30 năm. Thử tưởng tượng giờ mất điện mà xe bồn chở dầu hoả cung ứng cho dân như cấp nước thì không hiểu xã hội sẽ loạn thế nào.
Ba mươi năm về trước, tôi sống ở một trìa đầm phá Tam giang. Ngày đó chúng tôi không ăn ghẹ, người dân không ăn ghẹ, ghẹ chỉ để nuôi heo. Những con cua luôn nặng hàng kí lô buộc thành từng xâu 12 con bán cho khách bốc lên xe đò tiến vào thành phố. Hai mươi năm sau tôi quay lại, cua chỉ còn bé bằng bàn tay và không còn trong tự nhiên nữa, còn ghẹ thành đặc sản.
Đà Nẵng có món cá vịt, kiểu cá lục cá lạo, bé xíu, lộn xộn, xưa cho vịt ăn thì giờ được kho tộ trong những nhà hàng sang trọng. Những món ăn dân dã ngày xưa giờ đều thành đặc sản, chỉ bởi một lẽ nó không phải đồ nuôi.
Đó là hậu quả của việc con người, ngoài đánh bắt vô tội vạ, là giết chết không thương tiếc tài nguyên nước.
Cách đây 30 năm, Hà Nội phải có gần đến một ngàn cái hồ lớn nhỏ. Đi đâu cũng thấy hồ. Nay chỉ còn trên đầu ngón tay. Đô thị hoá và tư duy qui hoạch ngu xuẩn đã giết chết nó.
Điện là một sản phẩm nhân tạo đốt tài nguyên. Và nước là một tài nguyên tự nhiên mà tiếc thay, chúng ta vô cùng lãng phí. Hãy xem những gì được kể trong “Con Đường Thoát Hạn” của Seith M. Siegel để thấy nước quan trọng như thế nào đối với sự hồi sinh của Ixrael.
Ngoài việc chắp vá và ấu trĩ trong việc qui hoạch nước, bao gồm nước sinh hoạt và nước thải, chính quyền đã quá dung túng cho lối sinh hoạt vô lối, bẩn thỉu, thiếu trách nhiệm của người dân, để quét lên mặt mình lớp sơn vì phúc lợi xã hội. Không phải, đó là một hành vi giết người.
Hãy xem sông hồ nguồn nước bị giết chết, hãy xem Tô Lịch trong thi ca của các vị bây giờ, đến nước thải hố xí còn sạch hơn. Và rất tiếc, đồng chí Nhị Hà đã hy sinh anh dũng và không còn tìm thấy xác, nhưng hương hồn đồng chí vẫn hoá thân bất tử vào ca dao, âm nhạc.
Tôi nghĩ, để giữ lại những gì đang là vô cùng ít ỏi cho cháu con, HN, SG và các đô thị, cần truy thu phí nước thải, ít nhất phải cao bằng nước sinh hoạt. Nếu truy đúng giá, phải gấp 2,5 lần nước sinh hoạt. Bởi chi phí để tái tạo nguồn nước là quá lớn.
Chính quyền đã quá ngu muội khi coi nhẹ tài nguyên nước. Phí vệ sinh chỉ thu tiền rác khô với mức giá chiếu lệ. Rồi quanh năm suốt tháng đi đào mương, lắp cống thu gom nước thải. Và vì thiếu tiền, họ lại ném mẹ nó ra sông hồ. Để lại một di sản thừa kế là cái hố xí như Tô Lịch cho cháu con trên khắp cả nước.
Những nhà hàng lậu thuế với lợi nhuận khủng, đêm đêm đổ hàng tấn dầu ăn phế thải và hàng chục khối nước bẩn xuống cống rồi trôi ra sông. Những khách sạn, những công ty giặt là công nghiệp với đầy rẫy hoá chất. Họ thu tiền vào túi, đút lót cho địa hạt lâm quản, rồi xoè mồm ra chửi chính quyền.
Khi thiếu tiền các anh lại kêu gọi xã hội hoá nước sạch, nhà máy rác, tái chế tác, và nhận lại đống rác chửi rủa phủ lên cơ quan công quyền.
Các anh ăn gì mà ngu thế? Các anh phải bỏ mẹ nó cái lớp sơn vì phúc lợi cộng đồng để chăm lo cho một bầy dân cư bẩn thỉu và vô trách nhiệm trong sinh hoạt đi. Hãy đánh vào túi tiền của họ cho họ văn minh lên, để giữ lại cho cháu con những gì ít ỏi còn lại nhưng sạch sẽ một chút.
Đó là nước.
Với thực trạng của chúng ta mà nói, hơn cả đất đai khoáng sản, cần phải có một bộ duy nhất có đủ quyền lực thống nhất từ trung ương đến địa phương quản lý về nước. Tập đoàn dầu có thể không cần, bởi không moi bây giờ thì sau này cháu con moi. Nhưng nước không có chết chắc, nước bẩn thì bệnh hoạn và thiếu nước là triệt tiêu đáng kể nguồn sống.
Đừng dạy cháu con đất nước là thiêng liêng, trong khi các anh đổ phế thải vào đất và đái ỉa vào nước. Đất nước đó không còn thiêng liêng nữa, mà là một đống phế thải lổm nhổm ốc bươu vàng.
Fb L Dung
Trong khi nước bê xoong bê chậu thì điện đã đi trước cả 30 năm. Thử tưởng tượng giờ mất điện mà xe bồn chở dầu hoả cung ứng cho dân như cấp nước thì không hiểu xã hội sẽ loạn thế nào.
Ba mươi năm về trước, tôi sống ở một trìa đầm phá Tam giang. Ngày đó chúng tôi không ăn ghẹ, người dân không ăn ghẹ, ghẹ chỉ để nuôi heo. Những con cua luôn nặng hàng kí lô buộc thành từng xâu 12 con bán cho khách bốc lên xe đò tiến vào thành phố. Hai mươi năm sau tôi quay lại, cua chỉ còn bé bằng bàn tay và không còn trong tự nhiên nữa, còn ghẹ thành đặc sản.
Đà Nẵng có món cá vịt, kiểu cá lục cá lạo, bé xíu, lộn xộn, xưa cho vịt ăn thì giờ được kho tộ trong những nhà hàng sang trọng. Những món ăn dân dã ngày xưa giờ đều thành đặc sản, chỉ bởi một lẽ nó không phải đồ nuôi.
Đó là hậu quả của việc con người, ngoài đánh bắt vô tội vạ, là giết chết không thương tiếc tài nguyên nước.
Cách đây 30 năm, Hà Nội phải có gần đến một ngàn cái hồ lớn nhỏ. Đi đâu cũng thấy hồ. Nay chỉ còn trên đầu ngón tay. Đô thị hoá và tư duy qui hoạch ngu xuẩn đã giết chết nó.
Điện là một sản phẩm nhân tạo đốt tài nguyên. Và nước là một tài nguyên tự nhiên mà tiếc thay, chúng ta vô cùng lãng phí. Hãy xem những gì được kể trong “Con Đường Thoát Hạn” của Seith M. Siegel để thấy nước quan trọng như thế nào đối với sự hồi sinh của Ixrael.
Ngoài việc chắp vá và ấu trĩ trong việc qui hoạch nước, bao gồm nước sinh hoạt và nước thải, chính quyền đã quá dung túng cho lối sinh hoạt vô lối, bẩn thỉu, thiếu trách nhiệm của người dân, để quét lên mặt mình lớp sơn vì phúc lợi xã hội. Không phải, đó là một hành vi giết người.
Hãy xem sông hồ nguồn nước bị giết chết, hãy xem Tô Lịch trong thi ca của các vị bây giờ, đến nước thải hố xí còn sạch hơn. Và rất tiếc, đồng chí Nhị Hà đã hy sinh anh dũng và không còn tìm thấy xác, nhưng hương hồn đồng chí vẫn hoá thân bất tử vào ca dao, âm nhạc.
Tôi nghĩ, để giữ lại những gì đang là vô cùng ít ỏi cho cháu con, HN, SG và các đô thị, cần truy thu phí nước thải, ít nhất phải cao bằng nước sinh hoạt. Nếu truy đúng giá, phải gấp 2,5 lần nước sinh hoạt. Bởi chi phí để tái tạo nguồn nước là quá lớn.
Chính quyền đã quá ngu muội khi coi nhẹ tài nguyên nước. Phí vệ sinh chỉ thu tiền rác khô với mức giá chiếu lệ. Rồi quanh năm suốt tháng đi đào mương, lắp cống thu gom nước thải. Và vì thiếu tiền, họ lại ném mẹ nó ra sông hồ. Để lại một di sản thừa kế là cái hố xí như Tô Lịch cho cháu con trên khắp cả nước.
Những nhà hàng lậu thuế với lợi nhuận khủng, đêm đêm đổ hàng tấn dầu ăn phế thải và hàng chục khối nước bẩn xuống cống rồi trôi ra sông. Những khách sạn, những công ty giặt là công nghiệp với đầy rẫy hoá chất. Họ thu tiền vào túi, đút lót cho địa hạt lâm quản, rồi xoè mồm ra chửi chính quyền.
Khi thiếu tiền các anh lại kêu gọi xã hội hoá nước sạch, nhà máy rác, tái chế tác, và nhận lại đống rác chửi rủa phủ lên cơ quan công quyền.
Các anh ăn gì mà ngu thế? Các anh phải bỏ mẹ nó cái lớp sơn vì phúc lợi cộng đồng để chăm lo cho một bầy dân cư bẩn thỉu và vô trách nhiệm trong sinh hoạt đi. Hãy đánh vào túi tiền của họ cho họ văn minh lên, để giữ lại cho cháu con những gì ít ỏi còn lại nhưng sạch sẽ một chút.
Đó là nước.
Với thực trạng của chúng ta mà nói, hơn cả đất đai khoáng sản, cần phải có một bộ duy nhất có đủ quyền lực thống nhất từ trung ương đến địa phương quản lý về nước. Tập đoàn dầu có thể không cần, bởi không moi bây giờ thì sau này cháu con moi. Nhưng nước không có chết chắc, nước bẩn thì bệnh hoạn và thiếu nước là triệt tiêu đáng kể nguồn sống.
Đừng dạy cháu con đất nước là thiêng liêng, trong khi các anh đổ phế thải vào đất và đái ỉa vào nước. Đất nước đó không còn thiêng liêng nữa, mà là một đống phế thải lổm nhổm ốc bươu vàng.
Fb L Dung
Wednesday, November 20, 2019
ĐƯỜNG NÀO CHO GIÁO DỤC VIỆT NAM?...
• Giáo dục Việt Nam không lỗi thời, nó chỉ lạc đường ...
*****
# Một nền giáo dục lạc đường
Giáo dục Việt Nam không lỗi thời, nó lạc đường, nó mất phương hướng. Vì thế, thay vì thúc đẩy đất nước phát triển, tạo ra nhân tài, thì nó lại giết chết các thiên tài và làm chậm sự phát triển của xã hội.
Kiến thức có thể mất đi nhưng sự khôn ngoan thì không. Bản chất đúng của giáo dục là tạo ra sự khôn ngoan. Nhưng thay vì tạo ra khôn ngoan, giáo dục Việt Nam hiện nay lại chỉ làm mỗi một việc là nhồi kiến thức. Nó bắt người ta học thuộc những thuật toán, những công thức luôn có sẵn trên mạng và nó lờ hẳn đi những môn học về cuộc sống, đạo đức, nhân văn. Đó là những thứ mà người ta phải sử dụng, phải đối mặt hàng ngày.
Thế giới thay đổi từng ngày, từng giờ, từng giây, từng phút. Đặc biệt là các kiến thức mới không ngừng được bổ sung cập nhật mỗi ngày. Nhưng giáo dục xứ ta thì nhất định không chịu cập nhật những kiến thức mới, tư duy mới, phương pháp mới. Một nền giáo dục không khớp với thời đại là một nền giáo dục vô nghĩa.
Thế giới được tạo ra từ các ý tưởng, vì thế sự sáng tạo là điều quan trọng nhất. Nhưng trường học của chúng ta đã và đang không ngừng giết chết mọi khả năng sáng tạo, đè bẹp mọi ý tưởng có thể nảy ra. Học sinh không làm gì ngoài nghe và ghi chép, không được phép nghĩ khác giáo viên, văn phải làm theo mẫu, không có các môn học khuyến khích sáng tạo. Trong một môi trường như vậy thì làm sao để có thể sáng tạo?
Giai đoạn tiểu học là giai đoạn quan trọng trong việc hình thành nhân cách và đạo đức thì lại bắt bọn trẻ học toán, học khoa học và hàng đống thứ tạp nham khác. Việc học bị biến thành cuộc chiến, thành nỗi ám ảnh, thành nghĩa vụ phải hoàn thành. Bọn trẻ dần mất hẳn hứng thú học tập từ đây.
Muốn một người học cả đời thì phải cho họ học thứ họ thích, nhưng hiện tại thì sao? Bọn trẻ hoàn toàn không được học thứ gì chúng thích hoặc thứ chúng thực sự cần, mà tất cả những gì chúng phải học là những môn mà người lớn nghĩ là chúng cần. Dùng suy nghĩ của mình để áp đặt những thế hệ sau thì đến bao giờ chúng ta mới có những suy nghĩ khác, những ý tưởng đột phá?
Nếu giáo dục là bầu trời của tri thức và sự khôn ngoan thì trường học không gì khác hơn là một ô cửa sổ nhỏ, nhỏ tí xíu. Người ta bắt lũ trẻ phải ở phía sau cửa sổ, phải cảm ơn cửa sổ vì nhờ cửa sổ chúng mới thấy bầu trời. Không một ai nhận ra rằng phải đập hẳn bức tường đi, gỡ hẳn cửa sổ đi thì lũ trẻ mới được tiếp cận với một bầu trời bao la không giới hạn, không đóng khung, không tù túng.
Thế giới này không ai thành công chỉ một mình, không ai tạo ra thay đổi chỉ một mình, tất cả đều phải từ hợp tác và nhờ hợp tác. Nhưng tại sao trường học không dạy người ta về hợp tác mà lại chỉ dạy về chia rẽ, cạnh tranh?
# Mục đích của giáo dục
Mục đích của các trường học ở Việt Nam là đào tạo và nhằm chuẩn bị những lớp người đi làm công lao động cho nền công nghiệp hóa sản xuất chứ không phải tạo ra việc làm. Đó là lý do hàng ngàn cử nhân thạc sĩ thất nghiệp, bởi vì ai cũng trông đợi một việc làm. Một nền giáo dục tốt phải tạo ra những người tự tạo được việc cho mình trước tiên. Bởi vì một người có thể tự tạo ra một công việc quý giá hơn một người có thể tìm được một công việc. Phải giúp người ta không trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội, thì đó mới là nền giáo dục cần thiết cho nhân loại.
# Giáo viên là ai?
Giáo viên, người hướng dẫn là một phần nguyên nhân tạo nên sự yếu kém và vô dụng của ngành giáo dục, vì họ không thay đổi, họ độc tài và bảo thủ. Họ không cho phép học sinh có suy nghĩ khác, họ không cho phép học sinh được tự do bày tỏ quan điểm, tất cả quan điểm đều phải được cho phép trong khuôn khổ của một vài người. Họ bắt học sinh học giỏi tất cả các môn, họ muốn học sinh tự học tự trau dồi mọi thứ. Tất cả những gì họ có thể làm là la hét và trừng phạt. Một lớp giáo viên như thế sao có thể dạy dỗ tốt được ?
# Ngộ nhận về thành tích
Giáo dục hiện tại sai lầm nhất khi chỉ xem trọng một loại trí thông minh trong rất nhiều loại trí thông minh, câu chuyện bắt voi trèo cây nói rõ chuyện này. Không thể đem thước đo leo cây ra bắt mọi con vật thi thố chọn loài thông minh nhất. Không thể dùng chỉ một vài môn học để phân loại lũ trẻ là thông minh hay ngu dốt, giỏi giang hay thấp kém.
Mới đây lại còn câu phát biểu “ngớ ngẩn” của ông bộ trưởng: “Phải học khá học giỏi hạnh kiểm mới tốt, học yếu kém thì hạnh kiểm không thể tốt được”.
Điều này nghĩa là gì? Nghĩa là mọi đứa trẻ không có trí thông minh học thuật, kể cả những đứa thông minh về các loại khác đều là những đứa hư hỏng, đạo đức kém cỏi??? Nói cho dễ hiểu thì mọi con vật không giỏi trèo cây đều là những con vật đạo đức kém, ngu đần, bất trị sao?
Mới đây lại còn câu phát biểu “ngớ ngẩn” của ông bộ trưởng: “Phải học khá học giỏi hạnh kiểm mới tốt, học yếu kém thì hạnh kiểm không thể tốt được”.
Điều này nghĩa là gì? Nghĩa là mọi đứa trẻ không có trí thông minh học thuật, kể cả những đứa thông minh về các loại khác đều là những đứa hư hỏng, đạo đức kém cỏi??? Nói cho dễ hiểu thì mọi con vật không giỏi trèo cây đều là những con vật đạo đức kém, ngu đần, bất trị sao?
# Suy nghĩ cá nhân
Ngày trước tôi chưa bao giờ có thể hình dung một đứa trẻ mà không đi học thì sẽ làm gì? Ngày nay tôi lại phải tập để làm quen với câu hỏi khác, ”một người đi học để làm gì?, làm được gì?” Ít ra những đứa trẻ không được đi học còn biết mưu sinh, biết tự lập, biết kiếm miếng cơm lo cho cuộc sống riêng của chúng. Dù cho không bằng những người khác và dù cho cơ hội bị giới hạn với muôn ngàn khó khăn. Nhưng ít nhất chúng không là gánh nặng của xã hội, vì chúng biết tự làm việc để nuôi sống mình.
Còn ngày nay thì sao? Cử nhân, thạc sĩ tốt nghiệp cầm tấm bằng rồi làm gì? Chờ công việc, thất nghiệp, ăn bám gia đình ngày này qua ngày kia. Ai cũng đợi chờ một công việc mà không ai biết nhấc mông tự đi tạo việc làm cho mình. Nếu đi học, đến trường xong chỉ để ra trường ăn bám thì thà đừng đi học làm gì tốn công nuôi của cha mẹ, trở thành gánh nặng của cả xã hội.
Còn ngày nay thì sao? Cử nhân, thạc sĩ tốt nghiệp cầm tấm bằng rồi làm gì? Chờ công việc, thất nghiệp, ăn bám gia đình ngày này qua ngày kia. Ai cũng đợi chờ một công việc mà không ai biết nhấc mông tự đi tạo việc làm cho mình. Nếu đi học, đến trường xong chỉ để ra trường ăn bám thì thà đừng đi học làm gì tốn công nuôi của cha mẹ, trở thành gánh nặng của cả xã hội.
Nền giáo dục Việt Nam vì những lý do trên, không thể gọi là một nền giáo dục bình thường được. Nó không chỉ làm mờ tương lai một em học sinh mà còn làm tối tăm cả tương lai của đất nước.
Vậy thì có đáng trách không, có đáng lên án không?
Đã tới lúc phải thay đổi…..
Đã tới lúc phải thay đổi…..
(Lượm lặt)
Tuesday, November 19, 2019
Nhân vật điển hình trong Tam Quốc: Quan Vân Trường
Một trong những tác phẩm văn học tôi tâm đắc nhất là Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung. Lúc còn nhỏ đọc Tam Quốc, tôi thích nhất là nhân vật Quan Vũ, tức Quan Công, một "soái ca" đúng chuẩn Nho giáo với đầy đủ nhân nghĩa lễ trí tín lại còn uy dũng vô song. Còn ghét thì dĩ nhiên là ghét "đại gian hùng" Tào Tháo. Đây cũng có lẽ là cảm xúc mặc định của những người đọc Tam Quốc Diễn Nghĩa với lối viết đầy tính thiên vị của La Quán Trung. Cho tới sau này khi có dịp đọc Tam Quốc Chí của Trần Thọ, bộ biên niên sử của thời đại Tam Quốc, tôi đã thay đổi cách nghĩ của mình về hai nhân vật nói trên và hiểu rõ hơn về dụng ý của người viết Tam Quốc Diễn Nghĩa trong việc xây dựng hình tượng trung và gian của Quan Vân Trường và Tào Mạnh Đức.
Hình tượng Quan Vũ hoàn toàn là một sản phẩm của trí tưởng tượng
Hình tượng uy phong lẫm liệt mắt phượng mày ngài, mặt đỏ râu dài, tay cầm thanh long yển nguyệt đao cưỡi ngựa xích thố là là một trong những hình tượng quen thuộc nhất với người Á Đông và đây cũng là hình ảnh được dùng để thờ phụng trong đền miếu. Hình ảnh này phổ biến đến mức sau này các bộ phim về Tam Quốc đều dựa trên hình ảnh này để tạo hình Quan Vũ. Khi bộ phim điện ảnh “Quan Vũ” (The Lost Bladesman) do Chân Tử Đơn đóng vai Quan Vũ với tạo hình mặt trắng, râu ngắn, rất nhiều người đã lên tiếng phản đối kịch liệt vì họ cho rằng đó là sự bôi bác hình ảnh của một Quan Công mà họ tôn thờ. Nhưng trên thực tế, hình ảnh Quan Vũ mà chúng ta thấy hiện nay là một sản phẩm hoàn toàn của trí tưởng tượng của đời sau. Nếu dùng những yếu tố khoa học và lịch sử để lý giải thì hoàn toàn không hề quá khó để kiểm chứng sự ngụy tạo này:
1. Tác phẩm sử ký “Tam Quốc Chí” của Trần Thọ được biên soạn vào thế kỷ thứ 3 sau công nguyên không có dòng nào miêu tả ngoại hình của Quan Vũ là mắt phượng, mày ngài, mặt đỏ, râu dài. Tạo hình này chỉ xuất hiện trong tác phẩm tiểu thuyết dã sử “Tam Quốc Diễn Nghĩa” của La Quán Trung thế kỷ thứ 14.
2. Tạo hình của Quan Vũ trong “Tam Quốc Diễn Nghĩa” của La Quán Trung kỳ thực được dựng nên dựa trên lối vẽ mặt mang tính ước lệ tượng trưng của nghệ thuật ca kịch thời Nguyên-Minh. Mặt đỏ tượng trưng cho lòng trung nghĩa, râu dài tượng trưng cho nam tính oai phong. Thanh long yển nguyệt đao tượng trưng cho rồng xanh hộ mạng chứng tỏ Quan Vũ là người thần. Đây là hình ảnh marketing rất tốt về mặt chính trị và tôn giáo mà các triều đại phong kiến đã tận dụng trong suốt nhiều thế hệ.
3. Vũ khí thanh long yển nguyệt đao của Quan Vũ cũng như phương thiên họa kích của Lữ Bố, trượng bát xà mâu của Trương Phi đều là hư cấu. Những nhà khảo cổ học đã chứng minh rằng trình độ đúc binh khí thời Tần-Hán không thể chế ra được những vũ khí như thế, nhất là cây đao của Quan Vũ. Hầu hết các chiến tướng thời Đông Hán đều sử dụng giáo hoặc kích giống loại tìm được trong mộ binh sĩ bằng đất nung “binh mã dũng” đời Tần. Thanh long đao đến đời Đường mới có.
4. Ngựa Xích Thố của Quan Vũ cũng là hư cấu nốt. Trước khi về tay Quan Vũ, ngựa Xích Thố thuộc về Tào Tháo. Trước khi về với Tào Tháo, ngựa Xích Thố là vật cưỡi của Lữ Bố. Đổng Trác dùng ngựa Xích Thố dụ Lữ Bố về với mình năm 190. Quan Vũ tử trận năm 220, nghĩa là 30 năm sau khi Xích Thố được nhắc tới lần đầu. Trên thực tế, tuổi thọ của loài ngựa thường không quá 30 năm. Tuổi thọ của ngựa chiến còn ngắn hơn, thường chỉ 15-20 năm. Cho dù Xích Thố sống được 30 năm thì nó cũng không thể tiếp tục tham gia chiến trận thời điểm Quan Vũ chết vì đã quá già yếu. Tam Quốc Chí của Trần Thọ chỉ nhắc tới Xích Thố của Lữ Bố chứ không hề nói Quan Vũ từng cưỡi Xích Thố. Chi tiết Tào Tháo tặng ngựa Xích Thố cho Quan Công là hư cấu của La Quán Trung để đề cao Quan Vũ.
5. Quan Vũ trong Tam Quốc Diễn Nghĩa thường được miêu tả như một nam tử hán đại trượng phu thấy sắc không động lòng. Gia đình riêng của Quan Vũ cũng ít được nhắc tới. Trên thực tế, Quan Vũ cũng như các quan lại thời phong kiến cũng tam thê tứ thiếp. Theo Tam Quốc Chí của Trần Thọ, Quan Vũ có hai người vợ,hai người thiếp và bốn con: Quan Bình, Quan Hưng, Quan Phụng (hay còn gọi là Quan Ngân Bình, chính là người con gái mà Tôn Quyền muốn hỏi cưới cho con trai mình) và Quan Sách (Nhân vật Dương Hùng trong Thủy Hử lấy biệt hiệu là Bệnh Quan Sách). Tam Quốc Diễn Nghĩa đã hư cấu Quan Bình là con nuôi của Quan Vũ trong khi trên thực tế Quan Bình là con ruột. Đặc biệt Tam Quốc Chí của Trần Thọ có chép truyện Quan Vũ lúc đánh Lữ Bố đã cướp được Đỗ Thị, vợ của Tần Nghi Lộc, bộ tướng của Lữ Bố. Thấy Đỗ Thị có nhan sắc nên Vũ muốn giữ lại cho mình nhưng Tào Tháo đã phỗng tay trên của Vũ khiến Vũ hết sức bất mãn. Điều này chứng tỏ Quan Vũ ngoài đời thực cũng háo sắc như ai.
Những khuyết điểm chết người của Quan Vũ
Sử gia Trần Thọ trong Tam Quốc Chí không hề đánh giá quá cao về Quan Vũ. Ông nhận xét khá khách quan rằng: “Quan Vũ… sức địch vạn người, hổ thần một thời. Vũ báo ơn Tào công… có phong độ quốc sĩ. Nhưng Vũ cương và tự phụ,… lấy sở đoản chuốc lấy thất bại, là lẽ thường vậy.” Bùi Tùng Chi khi bình luận về Tam Quốc Chí cũng đánh giá Quan Vũ không bằng Trương Phi: Xưa, Trương Phi hùng tráng uy mãnh, chẳng kém gì Quan Vũ, mưu thần nước Nguỵ là Trình Dục khen Quan Vũ và Trương Phi là vạn người khó địch. Vũ khéo đối xử với sĩ tốt mà kiêu ngạo với đại sỹ phu, Phi yêu kính người quân tử mà không thương xót kẻ tiểu nhân.“
Trong khi đó,Quan Vân Trường của La Quán Trung lại là một hình tượng anh hùng được xây dựng đúng theo khuôn vàng thước ngọc của ý thức hệ phong kiến: dũng mãnh, thiện chiến, học thuộc những lý luận của Nho gia và quan trọng nhất là trung thành tuyệt đối với triều đình. Tuy nhiên, chính vì ca ngợi Quan Vũ một cách quá đà mà La Quán Trung đã khiến nhân vật này mang đầy mâu thuẫn ngay trong tác phẩm của mình. Cái anh hùng của Quan Công chỉ nằm ở chỗ dũng cảm gan dạ của một chiến tướng, hay nói một cách khác, đó là cái dũng của một người có sức mạnh nhưng thiếu tầm nhìn chiến lược. Được mô tả như một người văn võ song toàn nhưng những chiến tích lừng lẫy của Quan Vũ suốt truyện Tam Quốc như chém Hoa Hùng, giết Nhan Lương và Văn Sú giữa trận, hay qua năm ải chém sáu tướng của Tào Tháo đều là những chiến công thiên về sức mạnh cơ bắp và sự dũng cảm của một chiến binh. Lần dùng mưu duy nhất của Quan Vũ là đắp đập để nước sông tràn vào thành bắt sống Bàng Đức. Còn nhìn lại suốt cuộc đời làm tướng, tính cách của Quan Vũ bộc lộ những nhược điểm quan trọng:
1. Võ công không phải là nhất thiên hạ thời Tam Quốc: Nếu xét về võ công, Quan Vũ không địch lại Lữ Bố vì cả ba anh em Lưu, Quan, Trương phải chật vật lắm mới đấu nổi với Lữ Bố ở cửa Hổ Lao. Khi đấu với Hoàng Trung là một lão tướng 70 tuổi, Quan Vũ chỉ cầm hòa chứ không thắng nổi mặc dù tuổi trẻ hơn nhiều. Khi bị quân Tào vây, Triệu Vân có thể phá vòng vây trong khi trên mình còn mang theo Á Đẩu trong khi Quan Vũ thì không vượt ra được nên mới có chuyện bị Trương Liêu chiêu hàng về với Tào Tháo.
2. Không biết nhìn người: Lưu Bị vốn chẳng có tài cán gì, mười mấy năm chinh chiến ngoài cái hư danh hoàng thúc ra chẳng làm được tích sự gì cả, suốt ngày ăn nhờ ở đậu, bị Lữ Bố và Viên Thiệu coi khinh cho tới khi gặp được Khổng Minh. Tào Tháo binh hùng tướng mạnh là bá chủ Trung Nguyên đều do thực lực, đáng tôn làm minh chủ. Lưu Bị thua Tào Tháo dạt sang ở đậu Viên Thiệu, Quan Vũ về dưới trướng Tào Tháo 12 năm mà vẫn không hiểu được cái tầm của Tào Tháo. Người ta khen lòng trung của Quan Vũ nhưng cố tình lờ đi việc nhìn người kém cỏi của ông, không nhận ra ai có thực tài mà cống hiến.
3. Hành động cảm tính, vô kỷ luật: Khi được giao nhiệm vụ trọng yếu là chặn Hoa Dung Đạo để giết Tào Tháo, mặc dù lập quân lệnh trạng sẽ lấy đầu mình thay cho đầu Tào Tháo nếu không giết được Tào Tháo, Quan Vũ vẫn vị tình riêng mà tha cho Tào Tháo khiến cuộc chiến Xích Bích trở nên vô nghĩa vì không đạt được mục đích cuối cùng. Đó là một sự vô kỷ luật không thể chấp nhận được trong quân đội nhất là ở vị trí thống soái. Có lẽ Quan Vũ cũng hiểu rằng Lưu Bị sẽ không lấy đầu mình nên mới ngang nhiên ký quân lệnh trạng mà vẫn kháng lệnh.
4. Không coi trọng chữ tín: Mặc dù được ngòi bút La Quán Trung ca ngợi đầy đủ nhân nghĩa lễ trí tín, Quan Vũ đã thể hiện sự bất tín của mình khi hùa theo kế mặt dày của Lưu Bị và Khổng Minh mượn Kinh Châu của Đông Ngô không trả với mưu đồ chiếm vị trí chiến lược này làm của riêng. Khi Lỗ Túc mời Quan Vũ sang Đông Ngô để nói rõ phải trái, Quan Vũ giả say bắt Lỗ Túc làm con tin, một hành động hết sức lưu manh nhưng lại được La Quán Trung ca ngợi như một hành động anh hùng và mưu trí đơn đao phó hội. Kiểu hành xử của Quan Vũ chả khác gì kiểu chính quyền Trung Cộng chiếm biển Đông với đường lưỡi bò lếu láo.
5. Thiếu tầm nhìn chiến lược: Được giao phó mảnh đất Kinh Châu vô cùng chiến lược, là đầu mối giao thông và vận chuyển lương thực của quân Thục với lời dặn "Đông hòa Tôn Quyền, bắc cự Tào Tháo" của Khổng Minh, nhưng khi ngồi giữ Kinh Châu chưa nóng chỗ, Quan Vũ đã làm trái lệnh bằng cách cự tuyệt thông gia với Tôn Quyền một cách vô cùng ngang ngược để rồi chuốc lấy thảm bại mất Kinh Châu và mất luôn cả mạng. Một người cầm quân đánh trận suốt nửa đời người mà tầm nhìn quân sự lại hạn hẹp đến như thế thì có gì đáng ca ngợi?
6. Ngông cuồng khinh người: Đây chính là tử huyệt của Quan Vũ. Đánh nhau với lão tướng Hoàng Trung trên 70 tuổi không thắng nổi, nhưng lại không chịu nhận sắc phong ngũ hổ tướng khi biết Hoàng Trung cũng có trong danh sách và gọi Hoàng Trung là "tên lính già" một cách hỗn xược. Tới khi Gia Cát Cẩn được chúa tể Giang Đông Tôn Quyền sai sang Kinh Châu xin kết thông gia để con trai Tôn Quyền lấy con gái Quan Vũ làm vợ, một lần nữa Vũ lại ngạo mạn từ chối bằng câu nói cực kỳ xúc phạm : " Con gái của loài hổ sao có thể gả cho con của loài chó." (hổ nữ bất giá khuyển nhi). Nếu xét về thân phận, Tôn Quyền xuất thân ba đời quý tộc ở Giang Đông, còn Quan Vũ trước khi về với Lưu Bị chỉ là một người bán đậu hũ ngoài chợ. Ngang ngược hơn, Vũ còn đòi lôi ông mai Gia Cát Cẩn ra chém mặc dù biết Cẩn là anh ruột của Gia Cát Lượng, quân sư của Lưu Bị. Và sự kiêu ngạo của Quan Vũ đã phải trả giá đắt khi bại trận vì khinh địch hai tướng trẻ của Đông Ngô là Lữ Mông và Lục Tốn để ôm hận mà chết.
7. Đến chết vẫn cố chấp và nhỏ mọn: Khi bắt được Quan Vũ, Tôn Quyền mặc dù bị Vũ làm nhục trước đó vẫn không có ý giết ông một phần vì mến tài, một phần muốn liên kết với Lưu Bị chống Tào, nhưng Quan Vũ nằng nặc đòi chết để bảo toàn khí tiết buộc lòng Tôn Quyền phải mang ra chém. Nhưng sau khi chết, hồn Quan Vũ lại không cam lòng hóa thành quỷ vật chết Lữ Mông, mắng chửi Tôn Quyền rồi vật vờ ở núi Ngọc Toàn đòi trả mạng cho tới khi thiền sư Phổ Tĩnh giảng cho hiểu cái đạo lý đơn giản rằng ông ra trận chém bao nhiêu người sao chẳng ai đòi mạng ông, Vũ mới chịu thôi.
Tại sao Quan Vũ được tôn thờ?
Thật ngạc nhiên khi một võ tướng bình thường, nếu không muốn nói là đầy khuyết điểm như Quan Vũ lại được tô vẽ quá mức và tôn thờ như một gương trung liệt hoàn hảo. Nếu tỉnh táo suy xét việc thờ Quan Công là một chiêu bài chính trị vô cùng khôn khéo của chế độ phong kiến Trung Quốc.
1. Khởi xướng việc thờ Quan Vũ không ai khác hơn là Tào Tháo khi Tôn Quyền gửi đầu Quan Vũ cho Tào Tháo để cho Lưu Bị chuyển hướng tấn công. Nhận biết màn gắp lửa bỏ tay người này, Tháo đã chơi chiêu rất cao tay phong chức tước cho Quan Vũ và làm ma chay linh đình với lễ của vương hầu, còn sai làm thân Quan Vũ bằng trầm hương ráp đầu vào an táng. Điều này nhằm mục đích xoa dịu cơn giận của Lưu Bị tránh chiến tranh xảy ra mà còn cho thiên hạ biết mình là người biết trọng trung thần nghĩa sĩ của triều Hán. Quả nhiên, Lưu Bị chuyển hướng tấn công Đông Ngô thay vì đánh Ngụy vì cho rằng việc báo thù quan trọng hơn.
2. Quan Vũ là nhân vật duy nhất được cả ba đạo lớn của Trung Quốc thờ phụng: Khổng giáo phong cho ông làm Võ Thánh, ngang hàng với Văn Thánh là Khổng Tử. Đạo Lão phong Quan Vũ làm Quan Thánh Đế Quân chuyên bảo vệ nghĩa khí trừ tà ma, còn đạo Phật tôn xưng Quan Vũ làm Già Lam Bồ Tát mặc cho ông sinh thời giết người như ngóe. Điều này cũng là một chiêu bài của chế độ phong kiến Trung Quốc để giải quyết mâu thuẫn luôn tồn tại của ba tôn giáo Nho, Lão và Phật để dễ bề kiểm soát và cai trị.
3. Phong trào thờ Quan Vũ nổi lên thịnh nhất là thời nhà Thanh, một triều đình ngoại tộc không phải người Hán. Rút kinh nghiệm của nhà Nguyên Mông khi xâm lược Trung Quốc bị dân Hán oán ghét, giai cấp thống trị Mãn Thanh khuyến khích lập miếu thờ Quan Vũ để xoa dịu tinh thần chống đối của người Hán và ràng buộc tinh thần trung quân ái quốc của Quan Vũ vào giai cấp nho sĩ, buộc họ noi gương Quan Thánh trung thành với triều đình. Chiêu bài “Hàng Hán bất hàng Tào” được sử dụng rất hữu hiệu để chiêu dụ những quan lại người Hán có tinh thần phản Thanh phục Minh.
Qua những dẫn chứng nêu trên, hình tượng anh hùng của Quan Vũ được dựng nên có dụng ý chứ không hẳn là dựa trên thực tế vì con người thực của Quan Vũ mang đầy những khuyết điểm. Những người tôn thờ Quan Vũ từ bao đời nay đã bị nhồi sọ bởi tư tưởng trung thành tuyệt đối với nhà cầm quyền bất kể sai đúng để bị lợi dụng hi sinh vì hai tiếng "anh hùng".
Barry Huỳnh Chí Viễn
Hình tượng Quan Vũ hoàn toàn là một sản phẩm của trí tưởng tượng
Hình tượng uy phong lẫm liệt mắt phượng mày ngài, mặt đỏ râu dài, tay cầm thanh long yển nguyệt đao cưỡi ngựa xích thố là là một trong những hình tượng quen thuộc nhất với người Á Đông và đây cũng là hình ảnh được dùng để thờ phụng trong đền miếu. Hình ảnh này phổ biến đến mức sau này các bộ phim về Tam Quốc đều dựa trên hình ảnh này để tạo hình Quan Vũ. Khi bộ phim điện ảnh “Quan Vũ” (The Lost Bladesman) do Chân Tử Đơn đóng vai Quan Vũ với tạo hình mặt trắng, râu ngắn, rất nhiều người đã lên tiếng phản đối kịch liệt vì họ cho rằng đó là sự bôi bác hình ảnh của một Quan Công mà họ tôn thờ. Nhưng trên thực tế, hình ảnh Quan Vũ mà chúng ta thấy hiện nay là một sản phẩm hoàn toàn của trí tưởng tượng của đời sau. Nếu dùng những yếu tố khoa học và lịch sử để lý giải thì hoàn toàn không hề quá khó để kiểm chứng sự ngụy tạo này:
1. Tác phẩm sử ký “Tam Quốc Chí” của Trần Thọ được biên soạn vào thế kỷ thứ 3 sau công nguyên không có dòng nào miêu tả ngoại hình của Quan Vũ là mắt phượng, mày ngài, mặt đỏ, râu dài. Tạo hình này chỉ xuất hiện trong tác phẩm tiểu thuyết dã sử “Tam Quốc Diễn Nghĩa” của La Quán Trung thế kỷ thứ 14.
2. Tạo hình của Quan Vũ trong “Tam Quốc Diễn Nghĩa” của La Quán Trung kỳ thực được dựng nên dựa trên lối vẽ mặt mang tính ước lệ tượng trưng của nghệ thuật ca kịch thời Nguyên-Minh. Mặt đỏ tượng trưng cho lòng trung nghĩa, râu dài tượng trưng cho nam tính oai phong. Thanh long yển nguyệt đao tượng trưng cho rồng xanh hộ mạng chứng tỏ Quan Vũ là người thần. Đây là hình ảnh marketing rất tốt về mặt chính trị và tôn giáo mà các triều đại phong kiến đã tận dụng trong suốt nhiều thế hệ.
3. Vũ khí thanh long yển nguyệt đao của Quan Vũ cũng như phương thiên họa kích của Lữ Bố, trượng bát xà mâu của Trương Phi đều là hư cấu. Những nhà khảo cổ học đã chứng minh rằng trình độ đúc binh khí thời Tần-Hán không thể chế ra được những vũ khí như thế, nhất là cây đao của Quan Vũ. Hầu hết các chiến tướng thời Đông Hán đều sử dụng giáo hoặc kích giống loại tìm được trong mộ binh sĩ bằng đất nung “binh mã dũng” đời Tần. Thanh long đao đến đời Đường mới có.
4. Ngựa Xích Thố của Quan Vũ cũng là hư cấu nốt. Trước khi về tay Quan Vũ, ngựa Xích Thố thuộc về Tào Tháo. Trước khi về với Tào Tháo, ngựa Xích Thố là vật cưỡi của Lữ Bố. Đổng Trác dùng ngựa Xích Thố dụ Lữ Bố về với mình năm 190. Quan Vũ tử trận năm 220, nghĩa là 30 năm sau khi Xích Thố được nhắc tới lần đầu. Trên thực tế, tuổi thọ của loài ngựa thường không quá 30 năm. Tuổi thọ của ngựa chiến còn ngắn hơn, thường chỉ 15-20 năm. Cho dù Xích Thố sống được 30 năm thì nó cũng không thể tiếp tục tham gia chiến trận thời điểm Quan Vũ chết vì đã quá già yếu. Tam Quốc Chí của Trần Thọ chỉ nhắc tới Xích Thố của Lữ Bố chứ không hề nói Quan Vũ từng cưỡi Xích Thố. Chi tiết Tào Tháo tặng ngựa Xích Thố cho Quan Công là hư cấu của La Quán Trung để đề cao Quan Vũ.
5. Quan Vũ trong Tam Quốc Diễn Nghĩa thường được miêu tả như một nam tử hán đại trượng phu thấy sắc không động lòng. Gia đình riêng của Quan Vũ cũng ít được nhắc tới. Trên thực tế, Quan Vũ cũng như các quan lại thời phong kiến cũng tam thê tứ thiếp. Theo Tam Quốc Chí của Trần Thọ, Quan Vũ có hai người vợ,hai người thiếp và bốn con: Quan Bình, Quan Hưng, Quan Phụng (hay còn gọi là Quan Ngân Bình, chính là người con gái mà Tôn Quyền muốn hỏi cưới cho con trai mình) và Quan Sách (Nhân vật Dương Hùng trong Thủy Hử lấy biệt hiệu là Bệnh Quan Sách). Tam Quốc Diễn Nghĩa đã hư cấu Quan Bình là con nuôi của Quan Vũ trong khi trên thực tế Quan Bình là con ruột. Đặc biệt Tam Quốc Chí của Trần Thọ có chép truyện Quan Vũ lúc đánh Lữ Bố đã cướp được Đỗ Thị, vợ của Tần Nghi Lộc, bộ tướng của Lữ Bố. Thấy Đỗ Thị có nhan sắc nên Vũ muốn giữ lại cho mình nhưng Tào Tháo đã phỗng tay trên của Vũ khiến Vũ hết sức bất mãn. Điều này chứng tỏ Quan Vũ ngoài đời thực cũng háo sắc như ai.
Những khuyết điểm chết người của Quan Vũ
Sử gia Trần Thọ trong Tam Quốc Chí không hề đánh giá quá cao về Quan Vũ. Ông nhận xét khá khách quan rằng: “Quan Vũ… sức địch vạn người, hổ thần một thời. Vũ báo ơn Tào công… có phong độ quốc sĩ. Nhưng Vũ cương và tự phụ,… lấy sở đoản chuốc lấy thất bại, là lẽ thường vậy.” Bùi Tùng Chi khi bình luận về Tam Quốc Chí cũng đánh giá Quan Vũ không bằng Trương Phi: Xưa, Trương Phi hùng tráng uy mãnh, chẳng kém gì Quan Vũ, mưu thần nước Nguỵ là Trình Dục khen Quan Vũ và Trương Phi là vạn người khó địch. Vũ khéo đối xử với sĩ tốt mà kiêu ngạo với đại sỹ phu, Phi yêu kính người quân tử mà không thương xót kẻ tiểu nhân.“
Trong khi đó,Quan Vân Trường của La Quán Trung lại là một hình tượng anh hùng được xây dựng đúng theo khuôn vàng thước ngọc của ý thức hệ phong kiến: dũng mãnh, thiện chiến, học thuộc những lý luận của Nho gia và quan trọng nhất là trung thành tuyệt đối với triều đình. Tuy nhiên, chính vì ca ngợi Quan Vũ một cách quá đà mà La Quán Trung đã khiến nhân vật này mang đầy mâu thuẫn ngay trong tác phẩm của mình. Cái anh hùng của Quan Công chỉ nằm ở chỗ dũng cảm gan dạ của một chiến tướng, hay nói một cách khác, đó là cái dũng của một người có sức mạnh nhưng thiếu tầm nhìn chiến lược. Được mô tả như một người văn võ song toàn nhưng những chiến tích lừng lẫy của Quan Vũ suốt truyện Tam Quốc như chém Hoa Hùng, giết Nhan Lương và Văn Sú giữa trận, hay qua năm ải chém sáu tướng của Tào Tháo đều là những chiến công thiên về sức mạnh cơ bắp và sự dũng cảm của một chiến binh. Lần dùng mưu duy nhất của Quan Vũ là đắp đập để nước sông tràn vào thành bắt sống Bàng Đức. Còn nhìn lại suốt cuộc đời làm tướng, tính cách của Quan Vũ bộc lộ những nhược điểm quan trọng:
1. Võ công không phải là nhất thiên hạ thời Tam Quốc: Nếu xét về võ công, Quan Vũ không địch lại Lữ Bố vì cả ba anh em Lưu, Quan, Trương phải chật vật lắm mới đấu nổi với Lữ Bố ở cửa Hổ Lao. Khi đấu với Hoàng Trung là một lão tướng 70 tuổi, Quan Vũ chỉ cầm hòa chứ không thắng nổi mặc dù tuổi trẻ hơn nhiều. Khi bị quân Tào vây, Triệu Vân có thể phá vòng vây trong khi trên mình còn mang theo Á Đẩu trong khi Quan Vũ thì không vượt ra được nên mới có chuyện bị Trương Liêu chiêu hàng về với Tào Tháo.
2. Không biết nhìn người: Lưu Bị vốn chẳng có tài cán gì, mười mấy năm chinh chiến ngoài cái hư danh hoàng thúc ra chẳng làm được tích sự gì cả, suốt ngày ăn nhờ ở đậu, bị Lữ Bố và Viên Thiệu coi khinh cho tới khi gặp được Khổng Minh. Tào Tháo binh hùng tướng mạnh là bá chủ Trung Nguyên đều do thực lực, đáng tôn làm minh chủ. Lưu Bị thua Tào Tháo dạt sang ở đậu Viên Thiệu, Quan Vũ về dưới trướng Tào Tháo 12 năm mà vẫn không hiểu được cái tầm của Tào Tháo. Người ta khen lòng trung của Quan Vũ nhưng cố tình lờ đi việc nhìn người kém cỏi của ông, không nhận ra ai có thực tài mà cống hiến.
3. Hành động cảm tính, vô kỷ luật: Khi được giao nhiệm vụ trọng yếu là chặn Hoa Dung Đạo để giết Tào Tháo, mặc dù lập quân lệnh trạng sẽ lấy đầu mình thay cho đầu Tào Tháo nếu không giết được Tào Tháo, Quan Vũ vẫn vị tình riêng mà tha cho Tào Tháo khiến cuộc chiến Xích Bích trở nên vô nghĩa vì không đạt được mục đích cuối cùng. Đó là một sự vô kỷ luật không thể chấp nhận được trong quân đội nhất là ở vị trí thống soái. Có lẽ Quan Vũ cũng hiểu rằng Lưu Bị sẽ không lấy đầu mình nên mới ngang nhiên ký quân lệnh trạng mà vẫn kháng lệnh.
4. Không coi trọng chữ tín: Mặc dù được ngòi bút La Quán Trung ca ngợi đầy đủ nhân nghĩa lễ trí tín, Quan Vũ đã thể hiện sự bất tín của mình khi hùa theo kế mặt dày của Lưu Bị và Khổng Minh mượn Kinh Châu của Đông Ngô không trả với mưu đồ chiếm vị trí chiến lược này làm của riêng. Khi Lỗ Túc mời Quan Vũ sang Đông Ngô để nói rõ phải trái, Quan Vũ giả say bắt Lỗ Túc làm con tin, một hành động hết sức lưu manh nhưng lại được La Quán Trung ca ngợi như một hành động anh hùng và mưu trí đơn đao phó hội. Kiểu hành xử của Quan Vũ chả khác gì kiểu chính quyền Trung Cộng chiếm biển Đông với đường lưỡi bò lếu láo.
5. Thiếu tầm nhìn chiến lược: Được giao phó mảnh đất Kinh Châu vô cùng chiến lược, là đầu mối giao thông và vận chuyển lương thực của quân Thục với lời dặn "Đông hòa Tôn Quyền, bắc cự Tào Tháo" của Khổng Minh, nhưng khi ngồi giữ Kinh Châu chưa nóng chỗ, Quan Vũ đã làm trái lệnh bằng cách cự tuyệt thông gia với Tôn Quyền một cách vô cùng ngang ngược để rồi chuốc lấy thảm bại mất Kinh Châu và mất luôn cả mạng. Một người cầm quân đánh trận suốt nửa đời người mà tầm nhìn quân sự lại hạn hẹp đến như thế thì có gì đáng ca ngợi?
6. Ngông cuồng khinh người: Đây chính là tử huyệt của Quan Vũ. Đánh nhau với lão tướng Hoàng Trung trên 70 tuổi không thắng nổi, nhưng lại không chịu nhận sắc phong ngũ hổ tướng khi biết Hoàng Trung cũng có trong danh sách và gọi Hoàng Trung là "tên lính già" một cách hỗn xược. Tới khi Gia Cát Cẩn được chúa tể Giang Đông Tôn Quyền sai sang Kinh Châu xin kết thông gia để con trai Tôn Quyền lấy con gái Quan Vũ làm vợ, một lần nữa Vũ lại ngạo mạn từ chối bằng câu nói cực kỳ xúc phạm : " Con gái của loài hổ sao có thể gả cho con của loài chó." (hổ nữ bất giá khuyển nhi). Nếu xét về thân phận, Tôn Quyền xuất thân ba đời quý tộc ở Giang Đông, còn Quan Vũ trước khi về với Lưu Bị chỉ là một người bán đậu hũ ngoài chợ. Ngang ngược hơn, Vũ còn đòi lôi ông mai Gia Cát Cẩn ra chém mặc dù biết Cẩn là anh ruột của Gia Cát Lượng, quân sư của Lưu Bị. Và sự kiêu ngạo của Quan Vũ đã phải trả giá đắt khi bại trận vì khinh địch hai tướng trẻ của Đông Ngô là Lữ Mông và Lục Tốn để ôm hận mà chết.
7. Đến chết vẫn cố chấp và nhỏ mọn: Khi bắt được Quan Vũ, Tôn Quyền mặc dù bị Vũ làm nhục trước đó vẫn không có ý giết ông một phần vì mến tài, một phần muốn liên kết với Lưu Bị chống Tào, nhưng Quan Vũ nằng nặc đòi chết để bảo toàn khí tiết buộc lòng Tôn Quyền phải mang ra chém. Nhưng sau khi chết, hồn Quan Vũ lại không cam lòng hóa thành quỷ vật chết Lữ Mông, mắng chửi Tôn Quyền rồi vật vờ ở núi Ngọc Toàn đòi trả mạng cho tới khi thiền sư Phổ Tĩnh giảng cho hiểu cái đạo lý đơn giản rằng ông ra trận chém bao nhiêu người sao chẳng ai đòi mạng ông, Vũ mới chịu thôi.
Tại sao Quan Vũ được tôn thờ?
Thật ngạc nhiên khi một võ tướng bình thường, nếu không muốn nói là đầy khuyết điểm như Quan Vũ lại được tô vẽ quá mức và tôn thờ như một gương trung liệt hoàn hảo. Nếu tỉnh táo suy xét việc thờ Quan Công là một chiêu bài chính trị vô cùng khôn khéo của chế độ phong kiến Trung Quốc.
1. Khởi xướng việc thờ Quan Vũ không ai khác hơn là Tào Tháo khi Tôn Quyền gửi đầu Quan Vũ cho Tào Tháo để cho Lưu Bị chuyển hướng tấn công. Nhận biết màn gắp lửa bỏ tay người này, Tháo đã chơi chiêu rất cao tay phong chức tước cho Quan Vũ và làm ma chay linh đình với lễ của vương hầu, còn sai làm thân Quan Vũ bằng trầm hương ráp đầu vào an táng. Điều này nhằm mục đích xoa dịu cơn giận của Lưu Bị tránh chiến tranh xảy ra mà còn cho thiên hạ biết mình là người biết trọng trung thần nghĩa sĩ của triều Hán. Quả nhiên, Lưu Bị chuyển hướng tấn công Đông Ngô thay vì đánh Ngụy vì cho rằng việc báo thù quan trọng hơn.
2. Quan Vũ là nhân vật duy nhất được cả ba đạo lớn của Trung Quốc thờ phụng: Khổng giáo phong cho ông làm Võ Thánh, ngang hàng với Văn Thánh là Khổng Tử. Đạo Lão phong Quan Vũ làm Quan Thánh Đế Quân chuyên bảo vệ nghĩa khí trừ tà ma, còn đạo Phật tôn xưng Quan Vũ làm Già Lam Bồ Tát mặc cho ông sinh thời giết người như ngóe. Điều này cũng là một chiêu bài của chế độ phong kiến Trung Quốc để giải quyết mâu thuẫn luôn tồn tại của ba tôn giáo Nho, Lão và Phật để dễ bề kiểm soát và cai trị.
3. Phong trào thờ Quan Vũ nổi lên thịnh nhất là thời nhà Thanh, một triều đình ngoại tộc không phải người Hán. Rút kinh nghiệm của nhà Nguyên Mông khi xâm lược Trung Quốc bị dân Hán oán ghét, giai cấp thống trị Mãn Thanh khuyến khích lập miếu thờ Quan Vũ để xoa dịu tinh thần chống đối của người Hán và ràng buộc tinh thần trung quân ái quốc của Quan Vũ vào giai cấp nho sĩ, buộc họ noi gương Quan Thánh trung thành với triều đình. Chiêu bài “Hàng Hán bất hàng Tào” được sử dụng rất hữu hiệu để chiêu dụ những quan lại người Hán có tinh thần phản Thanh phục Minh.
Qua những dẫn chứng nêu trên, hình tượng anh hùng của Quan Vũ được dựng nên có dụng ý chứ không hẳn là dựa trên thực tế vì con người thực của Quan Vũ mang đầy những khuyết điểm. Những người tôn thờ Quan Vũ từ bao đời nay đã bị nhồi sọ bởi tư tưởng trung thành tuyệt đối với nhà cầm quyền bất kể sai đúng để bị lợi dụng hi sinh vì hai tiếng "anh hùng".
Barry Huỳnh Chí Viễn
Monday, November 18, 2019
Thiếu & Đủ
Tuy đều cần nhưng cái gì có thể thiếu, cái gì vẫn phải có để sống cho ra sống...
Người lấy tiền làm trọng
Sẽ phải khổ suốt đời.
Người lấy tình làm trọng
Sẽ khắc khoải suốt đời.
Người hiềm khích, ghen tị
Lòng sẽ không an hòa.
Hạnh phúc và thanh thản
Người có lòng vị tha.
Biết lấy ít làm đủ,
Đời sẽ không buồn phiền.
(trích thơ Thái Bá Tân)
Người lấy tiền làm trọng
Sẽ phải khổ suốt đời.
Người lấy tình làm trọng
Sẽ khắc khoải suốt đời.
Người hiềm khích, ghen tị
Lòng sẽ không an hòa.
Hạnh phúc và thanh thản
Người có lòng vị tha.
Biết lấy ít làm đủ,
Đời sẽ không buồn phiền.
(trích thơ Thái Bá Tân)
Sunday, November 17, 2019
Mã Siêu hữu dũng vô mưu
Trong Tam Quốc, nói đến "hữu dũng vô mưu" người ta thường nhắc tới Lã Bố, thứ nữa là Trương Phi. Cuối cùng là Ngụy Diên, được mô tả là một tướng chỉ đáng được sai phái, có cơ bắp thiếu đầu óc và thiếu cả hạnh kiểm. Thực ra đó là hình dung sai lầm hoặc cố tình bịa đặt của La Quán Trung. Người "hữu dũng vô mưu" số 1 là Mã Siêu.
Lã Bố đem quân triều đình với một viên tỳ tướng là Hoa Hùng trấn đóng cửa ải cầm cự với 18 lộ quân chư hầu, toàn những danh tướng kiệt hiệt mà không làm gì nổi. Sau lại đem quân và 10 viên tướng tung hoành miền Duyện Dự cho đến Hoài Âm, bị Tào Tháo giáp công, Lưu Bị phản thùng mới thất thế. Có lẽ sai lầm lớn nhất của Bố là nói với Tào Tháo "Tôi cầm quân, Thừa tướng cầm quyền, thiên hạ sẽ không ai địch nổi." Trương Phi xuất thân nhà buôn, có học hành, mưu lược, còn để lại thơ văn và thư pháp hơn người. Trái với mô tả "mặt beo, lưng gấu, mắt ốc nhồi, đen như đáy chảo", Trương Phi hết sức nho nhã điển trai, dùng binh rất mưu mẹo, ghét bọn võ biền, thích chơi với văn nhân. Ngụy Diên là quan cai trị giỏi, mưu lược dùng binh xuất sắc, khi Gia Cát Lượng đem quân Bắc phạt dùng Diên làm Đại tướng quân, kiêm Quân Sư và vẫn giữ chức thái thú Hán Trung, sau chết vì coi thường Dương Nghi. Dù sao cũng không thể nói Diên vô mưu.
Mã Siêu tự Mạnh Khởi, con trai Mã Đằng, dòng dõi Phục Ba tướng quân nhà Hán là Mã Viện. Sau khi bình định Lĩnh Nam, Viện được phong đất ở phía Bắc làm phên dậu cho nhà Hán. Sau nhiều đời họ Mã kết hôn với người Khương, do đó có nghi dung tráng kiện, cao lớn, trắng trẻo, đẹp đẽ nhưng vẫn có chữ nghĩa mưu mẹo của người Trung Nguyên nên trở thành quân phiệt một phương. Đến đời Mã Đằng, họ Mã đông con trai đều giỏi võ nghệ, nuôi chí xâm nhập Trung Nguyên.
Đằng kết thân với Hàn Toại, nổi dậy giết quan Mục Tây Lương là Cảnh Bỉ. Triều đình phải sai Hoàng Phủ Tung và Đổng Trác đánh dẹp. Toại và Đằng bèn đầu hàng Đổng Trác, khi đó làm Thứ sử Lương Châu. Người Tây Lương ngày càng mạnh mẽ về thể lực, quân sự và kinh tế, nuôi chí thu phục Trung Nguyên. Do đó các quân phiệt của họ, dù vốn là người Hoa Hạ cũng có dã tâm đó. Đổng Trác và các tướng dưới quyền như Lý Thôi, Quách Tị, Trương Tế, Phàn Trù, Mã Đằng, Hàn Toại đều nuôi chí đem quân vào Trung Nguyên. Cạnh Lương Châu là Tinh Châu có quan Thứ Sử là Đinh Nguyên, có vây cánh là Lã Bố và Trương Dương. Đổng Trác đánh úp Tinh Châu, thu phục Lã Bố và Trương Dương, kiêm chức thứ sử hai châu, trở nên hùng mạnh. Gặp thời cơ Hà Tiến nghe lời Viên Thiệu gọi quân Tinh Lương về triều, Đổng Trác bèn dẫn quân về Trường An, nắm đại quyền làm Thái Sư nhà Hán. Mã Đằng được phong Chinh Tây tướng quân, nắm quân Tây Lương, làm thủ hạ cho Đổng Trác.
Tư đồ Vương Doãn liên minh với Lã Bố giết Đổng Trác. Nhưng Doãn không có năng lực chính trị, lại bảo thủ, nắm quyền mà không biết xây dựng thế lực, nên bị các tướng của Trác là Thôi, Tị giết. Lã Bố trốn thoát làm quân phiệt một phương. Thôi làm Đại tướng quân, Tị làm Phiêu kỵ tướng quân. Đằng lại làm vây cánh cho Thôi, Tị được phong làm Chinh Đông tướng quân.
Đến khi Thôi, Ti thất bại, Tào Tháo làm Tư khấu, tranh quyền với Viên Thiệu muốn lấy lòng Mã Đằng bèn phong Đằng làm Tiền Tướng quân, ngang với Lưu Bị là Tả tướng quân, quyền dưới các chức Đại tướng quân, Phiêu kỵ, Xa Kỵ tướng quân một mức. Khi đó Mã Đằng và Hàn Toại cũng tranh giành thế lực ở hai châu Tinh, Lương bèn trở mặt đánh nhau. Toại giết vợ con gia đình của Đằng. Tào Tháo sau khi hạ được Viên Thiệu bèn sai sứ đến giảng hòa Đằng Toại. Hai nhà sợ hãi bèn kết thân như cũ.
Trước khi nam hạ bình định Lưu Biểu, Tôn Quyền, Tháo lo Đằng Toại nhân cơ làm loạn bèn mời Đằng và gia tộc về Nghiệp Thành, phong chức quan. Lại phong con trai là Mã Siêu làm Thiên Tướng quân coi quân đội của Mã Đằng. Đằng sợ Tháo nghi ngờ bèn đem các con trai là Hưu, Thiết, các cháu trai trong họ gồm hơn 200 hộ về Nghiệp Thành. Chỉ còn Mã Siêu, em trai là Mã Đại và một viên tướng là Bàng Đức ở lại Tây Lương.
Sau khi Tháo thất trận ở Xích Bích về và quyết định đánh Hán Trung để ngăn cản bước Tây tiến của Lưu Bị, bèn sai Toại và Siêu đem quân theo. Toại và Siêu thương nghị. Toại nói "Tào Tháo chắc hẳn muốn lấy luôn Tây Lương. sau khi lấy Hán Trung." Siêu nghe lời bèn cùng Toại làm phản, đem quân chặn quân Tào trên sông Vị. Sau mấy lần kịch chiến, quân Tây Lương có chút ưu thế do sức mạnh của quân sĩ và ngựa, đều cao lớn vượt trội so với quân Tào. Tào Tháo bèn cử Trương Liêu và Từ Hoảng là hai tướng vừa có sức mạnh, lại có mưu trí, đủ sức biến báo mọi tình huống bất ngờ đánh tập hậu liên quân Siêu-Toại. Quân Tây Lương tan vỡ chạy tứ tán, bị quân của Tháo-Liêu-Hoảng tàn sát khiếp vía đến nỗi hàng chục năm sau không dám xâm phạm Trung Nguyên. Hàn Toại đầu hàng, Siêu-Đại-Đức bỏ cả vợ con chạy vào Hán Trung theo Trương Lỗ. Tháo về Hứa Đô tuyên bố tội trạng tru di tam tộc nhà Mã Đằng. Có thể nói việc Siêu làm phản và thất trận đã làm hại cả nhà.
Siêu sau đó lại phản Trương Lỗ theo Lưu Bị, cuối cùng được phong Phiêu kỵ tướng quân là một trong Tứ hổ tướng quân nhà Hán. Ban đầu Siêu cậy công, ngông cuồng gọi Bị bằng tên tự là "Huyền Đức", bọn Trương Phi, Ngụy Diên bàn mưu giết Siêu. Sau có Lý Khôi là người đồng hương nói rõ tình thế. Siêu tỉnh ngộ bèn viết thư tạ tội với Bị, lại tố giác Bành Dạng để Bị không nghi ngờ. Bị phong cho Siêu làm thứ sử Lương Châu, là đất không phải của nhà Thục Hán, ý muốn dùng Siêu dùng uy thế họ Mã lấy lại các châu Ung-Lương-Tinh. Nhưng cũng hàm ý Bị không tin Siêu như Vũ, Phi, Diên, Trung.
Đến đời Hậu chủ, Gia Cát Lượng giao cho Siêu làm trấn thủ cửa ải Dương Bình tiếng là để phòng bị bọn Quách Hoài thứ sử Lương Châu, Trần Thái, thứ sử Tinh Châu, Chung Do thứ sử Ung Châu. Tuy vậy, Dương Bình vẫn nắm trong đất Thục, phía ngoài vẫn do Ngụy Diên tổng quản và giám sát. Thực ra danh tiếng ân đức của họ Mã ở Tây Lương đã tuyệt nên Siêu không có công cán gì.
Đến khi chết Siêu viết sớ cho Hậu Chủ và Lượng gửi gắm Mã Đại "Cả gia tộc tôi bị Tào Tháo tuyệt diệt nay chỉ còn lại Mã Đại, mong bệ hạ và thừa tướng chiếu cố." Lời sớ thực thảm thương thống thiết và cũng đáng giận. Sau này Bàng Đức nói về Siêu rất đúng "Chủ của tôi là Siêu có khỏe không có khôn làm hại cả nhà."
Nguyễn Ái Việt (Debrecen.VIDI72)
Lã Bố đem quân triều đình với một viên tỳ tướng là Hoa Hùng trấn đóng cửa ải cầm cự với 18 lộ quân chư hầu, toàn những danh tướng kiệt hiệt mà không làm gì nổi. Sau lại đem quân và 10 viên tướng tung hoành miền Duyện Dự cho đến Hoài Âm, bị Tào Tháo giáp công, Lưu Bị phản thùng mới thất thế. Có lẽ sai lầm lớn nhất của Bố là nói với Tào Tháo "Tôi cầm quân, Thừa tướng cầm quyền, thiên hạ sẽ không ai địch nổi." Trương Phi xuất thân nhà buôn, có học hành, mưu lược, còn để lại thơ văn và thư pháp hơn người. Trái với mô tả "mặt beo, lưng gấu, mắt ốc nhồi, đen như đáy chảo", Trương Phi hết sức nho nhã điển trai, dùng binh rất mưu mẹo, ghét bọn võ biền, thích chơi với văn nhân. Ngụy Diên là quan cai trị giỏi, mưu lược dùng binh xuất sắc, khi Gia Cát Lượng đem quân Bắc phạt dùng Diên làm Đại tướng quân, kiêm Quân Sư và vẫn giữ chức thái thú Hán Trung, sau chết vì coi thường Dương Nghi. Dù sao cũng không thể nói Diên vô mưu.
Mã Siêu tự Mạnh Khởi, con trai Mã Đằng, dòng dõi Phục Ba tướng quân nhà Hán là Mã Viện. Sau khi bình định Lĩnh Nam, Viện được phong đất ở phía Bắc làm phên dậu cho nhà Hán. Sau nhiều đời họ Mã kết hôn với người Khương, do đó có nghi dung tráng kiện, cao lớn, trắng trẻo, đẹp đẽ nhưng vẫn có chữ nghĩa mưu mẹo của người Trung Nguyên nên trở thành quân phiệt một phương. Đến đời Mã Đằng, họ Mã đông con trai đều giỏi võ nghệ, nuôi chí xâm nhập Trung Nguyên.
Đằng kết thân với Hàn Toại, nổi dậy giết quan Mục Tây Lương là Cảnh Bỉ. Triều đình phải sai Hoàng Phủ Tung và Đổng Trác đánh dẹp. Toại và Đằng bèn đầu hàng Đổng Trác, khi đó làm Thứ sử Lương Châu. Người Tây Lương ngày càng mạnh mẽ về thể lực, quân sự và kinh tế, nuôi chí thu phục Trung Nguyên. Do đó các quân phiệt của họ, dù vốn là người Hoa Hạ cũng có dã tâm đó. Đổng Trác và các tướng dưới quyền như Lý Thôi, Quách Tị, Trương Tế, Phàn Trù, Mã Đằng, Hàn Toại đều nuôi chí đem quân vào Trung Nguyên. Cạnh Lương Châu là Tinh Châu có quan Thứ Sử là Đinh Nguyên, có vây cánh là Lã Bố và Trương Dương. Đổng Trác đánh úp Tinh Châu, thu phục Lã Bố và Trương Dương, kiêm chức thứ sử hai châu, trở nên hùng mạnh. Gặp thời cơ Hà Tiến nghe lời Viên Thiệu gọi quân Tinh Lương về triều, Đổng Trác bèn dẫn quân về Trường An, nắm đại quyền làm Thái Sư nhà Hán. Mã Đằng được phong Chinh Tây tướng quân, nắm quân Tây Lương, làm thủ hạ cho Đổng Trác.
Tư đồ Vương Doãn liên minh với Lã Bố giết Đổng Trác. Nhưng Doãn không có năng lực chính trị, lại bảo thủ, nắm quyền mà không biết xây dựng thế lực, nên bị các tướng của Trác là Thôi, Tị giết. Lã Bố trốn thoát làm quân phiệt một phương. Thôi làm Đại tướng quân, Tị làm Phiêu kỵ tướng quân. Đằng lại làm vây cánh cho Thôi, Tị được phong làm Chinh Đông tướng quân.
Đến khi Thôi, Ti thất bại, Tào Tháo làm Tư khấu, tranh quyền với Viên Thiệu muốn lấy lòng Mã Đằng bèn phong Đằng làm Tiền Tướng quân, ngang với Lưu Bị là Tả tướng quân, quyền dưới các chức Đại tướng quân, Phiêu kỵ, Xa Kỵ tướng quân một mức. Khi đó Mã Đằng và Hàn Toại cũng tranh giành thế lực ở hai châu Tinh, Lương bèn trở mặt đánh nhau. Toại giết vợ con gia đình của Đằng. Tào Tháo sau khi hạ được Viên Thiệu bèn sai sứ đến giảng hòa Đằng Toại. Hai nhà sợ hãi bèn kết thân như cũ.
Trước khi nam hạ bình định Lưu Biểu, Tôn Quyền, Tháo lo Đằng Toại nhân cơ làm loạn bèn mời Đằng và gia tộc về Nghiệp Thành, phong chức quan. Lại phong con trai là Mã Siêu làm Thiên Tướng quân coi quân đội của Mã Đằng. Đằng sợ Tháo nghi ngờ bèn đem các con trai là Hưu, Thiết, các cháu trai trong họ gồm hơn 200 hộ về Nghiệp Thành. Chỉ còn Mã Siêu, em trai là Mã Đại và một viên tướng là Bàng Đức ở lại Tây Lương.
Sau khi Tháo thất trận ở Xích Bích về và quyết định đánh Hán Trung để ngăn cản bước Tây tiến của Lưu Bị, bèn sai Toại và Siêu đem quân theo. Toại và Siêu thương nghị. Toại nói "Tào Tháo chắc hẳn muốn lấy luôn Tây Lương. sau khi lấy Hán Trung." Siêu nghe lời bèn cùng Toại làm phản, đem quân chặn quân Tào trên sông Vị. Sau mấy lần kịch chiến, quân Tây Lương có chút ưu thế do sức mạnh của quân sĩ và ngựa, đều cao lớn vượt trội so với quân Tào. Tào Tháo bèn cử Trương Liêu và Từ Hoảng là hai tướng vừa có sức mạnh, lại có mưu trí, đủ sức biến báo mọi tình huống bất ngờ đánh tập hậu liên quân Siêu-Toại. Quân Tây Lương tan vỡ chạy tứ tán, bị quân của Tháo-Liêu-Hoảng tàn sát khiếp vía đến nỗi hàng chục năm sau không dám xâm phạm Trung Nguyên. Hàn Toại đầu hàng, Siêu-Đại-Đức bỏ cả vợ con chạy vào Hán Trung theo Trương Lỗ. Tháo về Hứa Đô tuyên bố tội trạng tru di tam tộc nhà Mã Đằng. Có thể nói việc Siêu làm phản và thất trận đã làm hại cả nhà.
Siêu sau đó lại phản Trương Lỗ theo Lưu Bị, cuối cùng được phong Phiêu kỵ tướng quân là một trong Tứ hổ tướng quân nhà Hán. Ban đầu Siêu cậy công, ngông cuồng gọi Bị bằng tên tự là "Huyền Đức", bọn Trương Phi, Ngụy Diên bàn mưu giết Siêu. Sau có Lý Khôi là người đồng hương nói rõ tình thế. Siêu tỉnh ngộ bèn viết thư tạ tội với Bị, lại tố giác Bành Dạng để Bị không nghi ngờ. Bị phong cho Siêu làm thứ sử Lương Châu, là đất không phải của nhà Thục Hán, ý muốn dùng Siêu dùng uy thế họ Mã lấy lại các châu Ung-Lương-Tinh. Nhưng cũng hàm ý Bị không tin Siêu như Vũ, Phi, Diên, Trung.
Đến đời Hậu chủ, Gia Cát Lượng giao cho Siêu làm trấn thủ cửa ải Dương Bình tiếng là để phòng bị bọn Quách Hoài thứ sử Lương Châu, Trần Thái, thứ sử Tinh Châu, Chung Do thứ sử Ung Châu. Tuy vậy, Dương Bình vẫn nắm trong đất Thục, phía ngoài vẫn do Ngụy Diên tổng quản và giám sát. Thực ra danh tiếng ân đức của họ Mã ở Tây Lương đã tuyệt nên Siêu không có công cán gì.
Đến khi chết Siêu viết sớ cho Hậu Chủ và Lượng gửi gắm Mã Đại "Cả gia tộc tôi bị Tào Tháo tuyệt diệt nay chỉ còn lại Mã Đại, mong bệ hạ và thừa tướng chiếu cố." Lời sớ thực thảm thương thống thiết và cũng đáng giận. Sau này Bàng Đức nói về Siêu rất đúng "Chủ của tôi là Siêu có khỏe không có khôn làm hại cả nhà."
Nguyễn Ái Việt (Debrecen.VIDI72)
Saturday, November 16, 2019
Nho giáo
NỌC ĐỘC TỪ KHỔNG TỬ, NÓ CÀNG KINH KHỦNG, KHI ÔNG LÀ MỘT HỌC GIẢ.
Vien Huynh
Tôi không hiểu một số người có ăn có học đàng hoàng, nhưng lại bênh vực tư tưởng Nho giáo một cách ngu xuẩn.
Vừa rồi, mới tranh luận với một ông anh lớn hơn mình độ mười tuổi, ông bảo rằng: nếu Nho giáo sai lầm thì tại sao Việt Nam lại xem nó là nền tảng văn hóa đạo đức suốt mấy ngàn năm nay. Mình buồn cười bảo: nói thật là tại vì người Việt Nam mình quá ngu (xin lỗi, đó là sự thật), nên mới tôn thờ cái thứ triết lý phản khoa học này. Ổng điên lên và block mình luôn, ổng nói mình là thầy giáo mà ăn nói hàm hồ, không biết nguồn cội.
Nếu ổng chịu nhìn ra xung quanh thì các nước xung quanh vốn bị Nho giáo kìm hãm đã bứt xích vươn lên từ lâu, chỉ còn Việt Nam lẹt đẹt mãi. Ngay cả Lỗ Tấn còn gọi: “Nho giáo là thuốc độc của tinh thần”, thì không hiểu sao nhiều người Việt Nam vẫn tôn thờ nó.
Triết lý Nho giáo đầy rẫy những mâu thuẫn tự phủ định bản thân:
● Trong khi một mặt khuyên “nam nhi chí tại tứ phương”, mặc khác lại ràng buộc “phụ mẫu tồn bất khả viễn du” (cha mẹ còn sống thì không được đi xa). Ngày xưa còn có cả việc khi cha mẹ mất phải bỏ hết việc về nhà dựng lều bên mồ ba năm thủ tang.
● Nam nhi chí tại bốn phương thế nào, khi mục đích học là chỉ để đạt chút công danh, để về lo vun đắp cho dòng họ gia đình?
● Chí tại bốn phương thế nào khi phải lấy vợ sinh bằng được con trai, không thì cứ phải đẻ mãi cho khi có thằng cu để sau này nó để tang cho?
Đàn ông mà chỉ chăm chăm vào những chuyện đấy thì chí làm sao lớn nổi?
● Nho giáo dạy: “thượng bất chính, hạ tất loạn”, nhưng lại kèm theo câu “quân xử thần tử, thần bất tử bất trung” là thế nào? Mồm thì bảo thằng trên không ra gì, thì đừng trách thằng ở dưới, nhưng lại cho quyền thằng ở trên lạm sát thằng dưới và thằng dưới phải chịu chết để khỏi mang tiếng bất trung.
● Bảo: “quân dĩ dân vi bản” (vua lấy dân làm gốc), nhưng đồng thời dạy “tấc đất ngọn rau đều nhờ ơn vua”.
● Dạy: “phụ bất từ thì tử bất hiếu”, nhưng lại dạy “phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu”. Cha mẹ giết con mình thì có thể gọi là “từ phụ” không? Con muốn sống thì lại cho là bất hiếu, thì nó là thứ đạo lý quái gở gì?
● Nho giáo dạy: “phu phụ tương kính như tân” (vợ chồng kính nhau như khách), nhưng lại bắt người phụ nữ “xuất giá tòng phu” (lấy chồng thì phải phụ thuộc vào chồng). Thử hỏi, nếu đã kính trọng lẫn nhau như khách, thì sao lại có chuyện “tòng phu”? Đã tôn trọng nhau, thì sao lại cho quyền “nam hữu tam thê tứ thiếp” còn “gái chính chuyên chỉ thờ một chồng”?
■ Trong cuộc sống hàng ngày, Nho giáo cổ súy cho bất công và coi thường con người:
● Tại sao cũng là con rứt ruột đẻ ra, mà: “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” (một đứa con trai thì coi là có, mười đứa con gái cũng coi là không), hay “nữ sinh ngoại tộc” (con gái sinh ra là con nhà người ta)?
● Vợ chồng sống với nhau suốt đời, đồng cam cộng khổ, cùng nhau nuôi dạy con cái nên người, thì dạy là: “phu thê như y phục”, còn anh em tuy cùng một mẹ một cha, nhưng khi lớn lên mỗi người một cuộc đời riêng, thì lại dạy: “huynh đệ như thủ túc”.
Đó là chưa kể chuyện mấy bố nghĩa khí rởm, sĩ diện hão, ra ngoài kết nghĩa với những thứ “anh em” giang hồ vớ vẩn, bị người ngoài lợi dụng, trong khi vợ con ốm đau gần chết cũng chẳng nhờ được mà mồm vẫn cứ leo lẻo “huynh đệ như thủ túc, phu thê như y phục”... !
■ Nho giáo dạy người đi học tôn sùng và lệ thuộc quá mức vào vai trò của người thầy (nhất tự vi sư, bán tự vi sư) và những thứ gọi là “sách thánh hiền” (thậm chí cái gì từ Nho giáo viết, cũng cứ cho là sách nói, sách của ÔNG THÁNH), nhưng không khuyến khích tự suy nghĩ phản biện, không tự tìm tòi học hỏi ngoài những gì thầy dạy.
Mục đích của việc học là giải phóng tư tưởng và mở mang kiến thức, trong khi mục đích học của Nho giáo là làm nô lệ cho tư tưởng và kiến thức ( giỏi cỡ ông Nguyễn Công Trứ mà còn "lên bờ xuống ruộng" nữa là thứ "học hành 3 chữ lem nhem..."
■ Nho giáo không cổ súy cho sự thượng tôn pháp luật, mà cổ súy cho việc sùng bái cá nhân (quan thanh liêm, vua hiền biết thương dân), nên người dân mặc nhiên nghĩ rằng việc bị những kẻ có quyền bóc lột, hoặc đè đầu cưỡi cổ là chuyện bình thường, còn lâu lâu được ban tí ơn "mưa móc" thì coi đó là phước đức phải mang ơn suốt đời. Chính vì vậy, dù có bị chèn ép bất công tới đâu, họ cũng cố cắn răng chịu và mong chờ một minh quân hoặc liêm quan xuất hiện.
■ Nho giáo đặt "trung quân" đứng trước "ái quốc", có nghĩa là xem việc trung thành với một cá nhân, một dòng họ hoặc một thể chế trên cả lợi ích của đất nước và dân tộc?
Thế mà gọi là đạo thánh hiền sao?
Trong tam cương, mối quan hệ "quân thần" nặng hơn "phụ tử" và "phu phụ". Logic đó là như thế nào? Kẻ cai trị mình thì coi trọng hơn cả cha mẹ vợ chồng; luân lý này là thứ luân lý gì?
Ở thế kỷ 21, mà vẫn còn có nhiều người coi Nho giáo là chuẩn mực đạo đức và truyền thống văn hóa dân tộc, thì tôi nói thẳng là tiền đồ dân tộc Việt Nam còn tăm tối dài dài.
Rất xúc động khi đọc bài viết của em, càng xúc động hơn khi tôi có một người bạn từ thời thơ ấu, bạn ấy học rất giỏi, cả nhà đều học giỏi, nhưng gần đây, trên fb, bạn ấy ghi rằng: "Bà nội tôi, bà ngoại tôi, mẹ tôi, dì tôi, cô tôi, vợ tôi và cả hai con gái của tôi nữa, họ đều là nữ nhân, mà (đã là) nữ nhân là tiểu nhân..." Đau thật, khi Khổng Khâu ghi câu: "nữ nhi thường tình", nữ nhi chính thị tiểu nhân, để đề cao nam nhi bằng câu "nhứt nam viết hữu, thập nữ viết vô", ông Khổng cho rằng: "nam nhi đại trượng phu", "nam nhân - quân tử", "nữ nhân ngoại tộc", nữ nhân - tiểu nhân", v.v...
[Vien Huynh]
Mời bạn đọc tiếp bài viết của Đặng Tiến, tôi rất quý bạn này, dù chưa gặp mặt:
■ HÃY ĐẬP TAN CỬA HÀNG HỌ KHỔNG
Tác giả: ĐẶNG TIẾN
"Tôi quan sát và thấy từ hàng trăm năm trước có ba nhân vật vĩ đại nhất Á châu đều coi Nho giáo là kẻ thù không đội trời chung.
Ba nhân vật ấy là ai?
Thứ nhất là nhà cách mạng Tôn Trung Sơn,
thứ hai là nhà Khai sáng Fukuzawa Yukichi
và thứ ba là Văn hào Lỗ Tấn.
■ Tôn Trung Sơn là người khởi xướng chủ nghĩa Tam dân:
● Dân tộc Độc lập,
● Dân quyền Tự do,
● Dân sinh Hạnh phúc.
Độc lập + Tự do + Hạnh phúc,
là bộ ba không thể tách rời nhau.
■ Fukuzawa là người đề xướng "Thoát Á luận"
trong đó có một ý tôi diễn nôm na là thế này:
chỉ cần là hàng xóm của Tàu
đã là điều đáng xấu hổ rồi,
đã bị thế giới Văn minh người ta khinh thường rồi.
Ai không tin diễn nôm của tôi thì vào trình duyệt Google, gõ từ khóa "Thoát Á luận" và đọc xem có đúng như vậy không!
■ Còn Lỗ Tấn thì chắc chắn là vô cùng căm ghét Nho giáo.
Chả tin, mời bạn đọc lại một lần thôi, truyện ngắn "Khổng Ất Kỉ", hoặc "Trường minh đăng" để xem tôi nói có đúng không.
Điều thú vị là cả ba nhân vật vĩ đại này đều không chủ trương "gạn đục khơi trong" chi hết mà là vứt bỏ, vứt bỏ, vứt bỏ.
Tôn Trung Sơn và Lỗ Tấn có chung một ý: thời gian đời người có hạn, nên dành thời gian ấy mà đọc sách Tây Phương cho nó mở mang bộ óc ra. Cổ thư Trung Hoa trong đó có tứ thư ngũ kinh là thuốc phiện dính vào là mắc nghiện, là bị đầu độc là trở thành nô lệ mù quáng rũ ra không được.
Nhà Khai sáng Nhật Bản thì luôn khẳng định đọc những thứ ấy chỉ làm hư hỏng bộ óc con người.
Một nước mạnh như Hoa Kì mà phải đề ra chính sách toàn diện để tẩy chay các Học viện Khổng tử thì đủ biết sự nguy hại của Khổng giáo - Nho giáo nó ghê gớm thế nào!
Một lần nữa, cho tôi được nhắc lại:
Nhà nước toàn trị kiểu Trung Hoa được kiến tạo trên cơ sở học thuyết Khổng giáo là thứ nhà nước kinh khủng nhất bởi sức sống dai dẳng của nó.
Chính thể toàn trị nào thì cũng đề cao chủ nghĩa ngu dân. Nhưng chủ nghĩa ngu dân kiểu Nho giáo là kinh khủng nhất. Lỗ Tấn khẳng định nó là xích mềm, là độc dược làm tê liệt con người, khiến cho con người thích được làm nô lệ, vui với thân phận nô lệ, tự hào vì được làm nô lệ, khóc nấc lên nghẹn ngào khi mình là nô lệ.
Cứ đọc "A.Q chính truyện" là thấy hết.
Tôi có đọc tuy không được nhiều, mà đọc nhiều để làm gì khi thấy chỗ khốn nạn nhất của học thuyết này là lợi dụng trình độ còn thấp của những người lao động để đầy đọa họ thêm vào vòng tăm tối ngu muội.
Khổng giáo - Nho giáo là học thuyết chính trị - đạo đức.
Về phương diện đạo đức nó cực kì giả dối;
về phương diện chính trị nó cực kì bảo thủ và phản động.
Cho nên chúng ta muốn người Việt mình tiến bộ thì dứt khoát phải nói không với Nho giáo dù nó biến hóa ở bất cứ hình thức nào.
Tôi không có ý định tranh luận với ai.
Anh chị em nào đồng ý thì like.
Không thì từ bỏ kết bạn với tôi, càng tốt!"
[Đặng Tiến]
*******
Đăng lại ý này:
Cách đây mấy ngày, khi nhìn thấy bìa của môn Lịch sử lớp 7; và trước đây, khi thấy xây nhiều Viện Khổng Tử, tôi đã không vui, bởi cho dù Khổng tử có là một nhân vật siêu quần thì ông ta cũng chỉ là một học giả, thậm chí bác học thì cũng thế thôi. Khổng Khâu cũng chỉ là một con người, không phải thánh.
Còn việc lấy nó làm kim chỉ nam, làm thần tượng, theo tôi là không nên, bởi nó quá bảo hoàng, bởi nó gìn giữ sự không công bằng giữa con người với con người.
Theo tôi, dù anh có học rộng đủ điều, anh giàu có quyền cao chức trọng, thì anh cũng chỉ là người, không hơn. Một nông dân ít học, cũng là người, thậm chí họ còn có thể nhân văn hơn, tôi kính trọng họ hơn, bởi:
"CHỮ TÂM KIA MỚI BẰNG BA CHỮ TÀI"
(Truyện Kiều, NGUYỄN DU)
bởi:
"THÔNG MINH PHẢN BỊ THÔNG MINH NGỘ"
(Trần Hy Di Tiên Sinh, Trung Hoa)
Vả lại, theo tôi, cái "tam giáo cửu lưu" ấy, cái "Khổng Lão Nho" ấy đã quá lỗi thời. Tôi không dám "phủ định sạch trơn", vẫn muốn kế thừa những cái hay nhất định, nhưng xem ra không ổn.
Tôi tự thấy mình cũng là sản phẩm của những điều đã kể trên, bây giờ đem chặt bỏ, kể cũng đau lắm chứ.
Nhưng, vì con em chúng ta, vì tiêu chí "Tổ quốc trên hết", tôi muốn ủng hộ 3 triết gia đả phá cái lỗi thời đã kể trên, để VIỆT NAM có thể hội nhập tốt cùng thế giới văn minh, năng động hơn.
Rất mong quý vị ủng hộ, xin trân trọng!
Từ Fb Nguyễn Hoàng Tuân
Vien Huynh
Tôi không hiểu một số người có ăn có học đàng hoàng, nhưng lại bênh vực tư tưởng Nho giáo một cách ngu xuẩn.
Vừa rồi, mới tranh luận với một ông anh lớn hơn mình độ mười tuổi, ông bảo rằng: nếu Nho giáo sai lầm thì tại sao Việt Nam lại xem nó là nền tảng văn hóa đạo đức suốt mấy ngàn năm nay. Mình buồn cười bảo: nói thật là tại vì người Việt Nam mình quá ngu (xin lỗi, đó là sự thật), nên mới tôn thờ cái thứ triết lý phản khoa học này. Ổng điên lên và block mình luôn, ổng nói mình là thầy giáo mà ăn nói hàm hồ, không biết nguồn cội.
Nếu ổng chịu nhìn ra xung quanh thì các nước xung quanh vốn bị Nho giáo kìm hãm đã bứt xích vươn lên từ lâu, chỉ còn Việt Nam lẹt đẹt mãi. Ngay cả Lỗ Tấn còn gọi: “Nho giáo là thuốc độc của tinh thần”, thì không hiểu sao nhiều người Việt Nam vẫn tôn thờ nó.
Triết lý Nho giáo đầy rẫy những mâu thuẫn tự phủ định bản thân:
● Trong khi một mặt khuyên “nam nhi chí tại tứ phương”, mặc khác lại ràng buộc “phụ mẫu tồn bất khả viễn du” (cha mẹ còn sống thì không được đi xa). Ngày xưa còn có cả việc khi cha mẹ mất phải bỏ hết việc về nhà dựng lều bên mồ ba năm thủ tang.
● Nam nhi chí tại bốn phương thế nào, khi mục đích học là chỉ để đạt chút công danh, để về lo vun đắp cho dòng họ gia đình?
● Chí tại bốn phương thế nào khi phải lấy vợ sinh bằng được con trai, không thì cứ phải đẻ mãi cho khi có thằng cu để sau này nó để tang cho?
Đàn ông mà chỉ chăm chăm vào những chuyện đấy thì chí làm sao lớn nổi?
● Nho giáo dạy: “thượng bất chính, hạ tất loạn”, nhưng lại kèm theo câu “quân xử thần tử, thần bất tử bất trung” là thế nào? Mồm thì bảo thằng trên không ra gì, thì đừng trách thằng ở dưới, nhưng lại cho quyền thằng ở trên lạm sát thằng dưới và thằng dưới phải chịu chết để khỏi mang tiếng bất trung.
● Bảo: “quân dĩ dân vi bản” (vua lấy dân làm gốc), nhưng đồng thời dạy “tấc đất ngọn rau đều nhờ ơn vua”.
● Dạy: “phụ bất từ thì tử bất hiếu”, nhưng lại dạy “phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu”. Cha mẹ giết con mình thì có thể gọi là “từ phụ” không? Con muốn sống thì lại cho là bất hiếu, thì nó là thứ đạo lý quái gở gì?
● Nho giáo dạy: “phu phụ tương kính như tân” (vợ chồng kính nhau như khách), nhưng lại bắt người phụ nữ “xuất giá tòng phu” (lấy chồng thì phải phụ thuộc vào chồng). Thử hỏi, nếu đã kính trọng lẫn nhau như khách, thì sao lại có chuyện “tòng phu”? Đã tôn trọng nhau, thì sao lại cho quyền “nam hữu tam thê tứ thiếp” còn “gái chính chuyên chỉ thờ một chồng”?
■ Trong cuộc sống hàng ngày, Nho giáo cổ súy cho bất công và coi thường con người:
● Tại sao cũng là con rứt ruột đẻ ra, mà: “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” (một đứa con trai thì coi là có, mười đứa con gái cũng coi là không), hay “nữ sinh ngoại tộc” (con gái sinh ra là con nhà người ta)?
● Vợ chồng sống với nhau suốt đời, đồng cam cộng khổ, cùng nhau nuôi dạy con cái nên người, thì dạy là: “phu thê như y phục”, còn anh em tuy cùng một mẹ một cha, nhưng khi lớn lên mỗi người một cuộc đời riêng, thì lại dạy: “huynh đệ như thủ túc”.
Đó là chưa kể chuyện mấy bố nghĩa khí rởm, sĩ diện hão, ra ngoài kết nghĩa với những thứ “anh em” giang hồ vớ vẩn, bị người ngoài lợi dụng, trong khi vợ con ốm đau gần chết cũng chẳng nhờ được mà mồm vẫn cứ leo lẻo “huynh đệ như thủ túc, phu thê như y phục”... !
■ Nho giáo dạy người đi học tôn sùng và lệ thuộc quá mức vào vai trò của người thầy (nhất tự vi sư, bán tự vi sư) và những thứ gọi là “sách thánh hiền” (thậm chí cái gì từ Nho giáo viết, cũng cứ cho là sách nói, sách của ÔNG THÁNH), nhưng không khuyến khích tự suy nghĩ phản biện, không tự tìm tòi học hỏi ngoài những gì thầy dạy.
Mục đích của việc học là giải phóng tư tưởng và mở mang kiến thức, trong khi mục đích học của Nho giáo là làm nô lệ cho tư tưởng và kiến thức ( giỏi cỡ ông Nguyễn Công Trứ mà còn "lên bờ xuống ruộng" nữa là thứ "học hành 3 chữ lem nhem..."
■ Nho giáo không cổ súy cho sự thượng tôn pháp luật, mà cổ súy cho việc sùng bái cá nhân (quan thanh liêm, vua hiền biết thương dân), nên người dân mặc nhiên nghĩ rằng việc bị những kẻ có quyền bóc lột, hoặc đè đầu cưỡi cổ là chuyện bình thường, còn lâu lâu được ban tí ơn "mưa móc" thì coi đó là phước đức phải mang ơn suốt đời. Chính vì vậy, dù có bị chèn ép bất công tới đâu, họ cũng cố cắn răng chịu và mong chờ một minh quân hoặc liêm quan xuất hiện.
■ Nho giáo đặt "trung quân" đứng trước "ái quốc", có nghĩa là xem việc trung thành với một cá nhân, một dòng họ hoặc một thể chế trên cả lợi ích của đất nước và dân tộc?
Thế mà gọi là đạo thánh hiền sao?
Trong tam cương, mối quan hệ "quân thần" nặng hơn "phụ tử" và "phu phụ". Logic đó là như thế nào? Kẻ cai trị mình thì coi trọng hơn cả cha mẹ vợ chồng; luân lý này là thứ luân lý gì?
Ở thế kỷ 21, mà vẫn còn có nhiều người coi Nho giáo là chuẩn mực đạo đức và truyền thống văn hóa dân tộc, thì tôi nói thẳng là tiền đồ dân tộc Việt Nam còn tăm tối dài dài.
Rất xúc động khi đọc bài viết của em, càng xúc động hơn khi tôi có một người bạn từ thời thơ ấu, bạn ấy học rất giỏi, cả nhà đều học giỏi, nhưng gần đây, trên fb, bạn ấy ghi rằng: "Bà nội tôi, bà ngoại tôi, mẹ tôi, dì tôi, cô tôi, vợ tôi và cả hai con gái của tôi nữa, họ đều là nữ nhân, mà (đã là) nữ nhân là tiểu nhân..." Đau thật, khi Khổng Khâu ghi câu: "nữ nhi thường tình", nữ nhi chính thị tiểu nhân, để đề cao nam nhi bằng câu "nhứt nam viết hữu, thập nữ viết vô", ông Khổng cho rằng: "nam nhi đại trượng phu", "nam nhân - quân tử", "nữ nhân ngoại tộc", nữ nhân - tiểu nhân", v.v...
[Vien Huynh]
Mời bạn đọc tiếp bài viết của Đặng Tiến, tôi rất quý bạn này, dù chưa gặp mặt:
■ HÃY ĐẬP TAN CỬA HÀNG HỌ KHỔNG
Tác giả: ĐẶNG TIẾN
"Tôi quan sát và thấy từ hàng trăm năm trước có ba nhân vật vĩ đại nhất Á châu đều coi Nho giáo là kẻ thù không đội trời chung.
Ba nhân vật ấy là ai?
Thứ nhất là nhà cách mạng Tôn Trung Sơn,
thứ hai là nhà Khai sáng Fukuzawa Yukichi
và thứ ba là Văn hào Lỗ Tấn.
■ Tôn Trung Sơn là người khởi xướng chủ nghĩa Tam dân:
● Dân tộc Độc lập,
● Dân quyền Tự do,
● Dân sinh Hạnh phúc.
Độc lập + Tự do + Hạnh phúc,
là bộ ba không thể tách rời nhau.
■ Fukuzawa là người đề xướng "Thoát Á luận"
trong đó có một ý tôi diễn nôm na là thế này:
chỉ cần là hàng xóm của Tàu
đã là điều đáng xấu hổ rồi,
đã bị thế giới Văn minh người ta khinh thường rồi.
Ai không tin diễn nôm của tôi thì vào trình duyệt Google, gõ từ khóa "Thoát Á luận" và đọc xem có đúng như vậy không!
■ Còn Lỗ Tấn thì chắc chắn là vô cùng căm ghét Nho giáo.
Chả tin, mời bạn đọc lại một lần thôi, truyện ngắn "Khổng Ất Kỉ", hoặc "Trường minh đăng" để xem tôi nói có đúng không.
Điều thú vị là cả ba nhân vật vĩ đại này đều không chủ trương "gạn đục khơi trong" chi hết mà là vứt bỏ, vứt bỏ, vứt bỏ.
Tôn Trung Sơn và Lỗ Tấn có chung một ý: thời gian đời người có hạn, nên dành thời gian ấy mà đọc sách Tây Phương cho nó mở mang bộ óc ra. Cổ thư Trung Hoa trong đó có tứ thư ngũ kinh là thuốc phiện dính vào là mắc nghiện, là bị đầu độc là trở thành nô lệ mù quáng rũ ra không được.
Nhà Khai sáng Nhật Bản thì luôn khẳng định đọc những thứ ấy chỉ làm hư hỏng bộ óc con người.
Một nước mạnh như Hoa Kì mà phải đề ra chính sách toàn diện để tẩy chay các Học viện Khổng tử thì đủ biết sự nguy hại của Khổng giáo - Nho giáo nó ghê gớm thế nào!
Một lần nữa, cho tôi được nhắc lại:
Nhà nước toàn trị kiểu Trung Hoa được kiến tạo trên cơ sở học thuyết Khổng giáo là thứ nhà nước kinh khủng nhất bởi sức sống dai dẳng của nó.
Chính thể toàn trị nào thì cũng đề cao chủ nghĩa ngu dân. Nhưng chủ nghĩa ngu dân kiểu Nho giáo là kinh khủng nhất. Lỗ Tấn khẳng định nó là xích mềm, là độc dược làm tê liệt con người, khiến cho con người thích được làm nô lệ, vui với thân phận nô lệ, tự hào vì được làm nô lệ, khóc nấc lên nghẹn ngào khi mình là nô lệ.
Cứ đọc "A.Q chính truyện" là thấy hết.
Tôi có đọc tuy không được nhiều, mà đọc nhiều để làm gì khi thấy chỗ khốn nạn nhất của học thuyết này là lợi dụng trình độ còn thấp của những người lao động để đầy đọa họ thêm vào vòng tăm tối ngu muội.
Khổng giáo - Nho giáo là học thuyết chính trị - đạo đức.
Về phương diện đạo đức nó cực kì giả dối;
về phương diện chính trị nó cực kì bảo thủ và phản động.
Cho nên chúng ta muốn người Việt mình tiến bộ thì dứt khoát phải nói không với Nho giáo dù nó biến hóa ở bất cứ hình thức nào.
Tôi không có ý định tranh luận với ai.
Anh chị em nào đồng ý thì like.
Không thì từ bỏ kết bạn với tôi, càng tốt!"
[Đặng Tiến]
*******
Đăng lại ý này:
Cách đây mấy ngày, khi nhìn thấy bìa của môn Lịch sử lớp 7; và trước đây, khi thấy xây nhiều Viện Khổng Tử, tôi đã không vui, bởi cho dù Khổng tử có là một nhân vật siêu quần thì ông ta cũng chỉ là một học giả, thậm chí bác học thì cũng thế thôi. Khổng Khâu cũng chỉ là một con người, không phải thánh.
Còn việc lấy nó làm kim chỉ nam, làm thần tượng, theo tôi là không nên, bởi nó quá bảo hoàng, bởi nó gìn giữ sự không công bằng giữa con người với con người.
Theo tôi, dù anh có học rộng đủ điều, anh giàu có quyền cao chức trọng, thì anh cũng chỉ là người, không hơn. Một nông dân ít học, cũng là người, thậm chí họ còn có thể nhân văn hơn, tôi kính trọng họ hơn, bởi:
"CHỮ TÂM KIA MỚI BẰNG BA CHỮ TÀI"
(Truyện Kiều, NGUYỄN DU)
bởi:
"THÔNG MINH PHẢN BỊ THÔNG MINH NGỘ"
(Trần Hy Di Tiên Sinh, Trung Hoa)
Vả lại, theo tôi, cái "tam giáo cửu lưu" ấy, cái "Khổng Lão Nho" ấy đã quá lỗi thời. Tôi không dám "phủ định sạch trơn", vẫn muốn kế thừa những cái hay nhất định, nhưng xem ra không ổn.
Tôi tự thấy mình cũng là sản phẩm của những điều đã kể trên, bây giờ đem chặt bỏ, kể cũng đau lắm chứ.
Nhưng, vì con em chúng ta, vì tiêu chí "Tổ quốc trên hết", tôi muốn ủng hộ 3 triết gia đả phá cái lỗi thời đã kể trên, để VIỆT NAM có thể hội nhập tốt cùng thế giới văn minh, năng động hơn.
Rất mong quý vị ủng hộ, xin trân trọng!
Từ Fb Nguyễn Hoàng Tuân
Subscribe to:
Posts (Atom)