Điện và nước
Trong khi nước bê xoong bê chậu thì điện đã đi trước cả 30 năm. Thử tưởng tượng giờ mất điện mà xe bồn chở dầu hoả cung ứng cho dân như cấp nước thì không hiểu xã hội sẽ loạn thế nào.
Ba mươi năm về trước, tôi sống ở một trìa đầm phá Tam giang. Ngày đó chúng tôi không ăn ghẹ, người dân không ăn ghẹ, ghẹ chỉ để nuôi heo. Những con cua luôn nặng hàng kí lô buộc thành từng xâu 12 con bán cho khách bốc lên xe đò tiến vào thành phố. Hai mươi năm sau tôi quay lại, cua chỉ còn bé bằng bàn tay và không còn trong tự nhiên nữa, còn ghẹ thành đặc sản.
Đà Nẵng có món cá vịt, kiểu cá lục cá lạo, bé xíu, lộn xộn, xưa cho vịt ăn thì giờ được kho tộ trong những nhà hàng sang trọng. Những món ăn dân dã ngày xưa giờ đều thành đặc sản, chỉ bởi một lẽ nó không phải đồ nuôi.
Đó là hậu quả của việc con người, ngoài đánh bắt vô tội vạ, là giết chết không thương tiếc tài nguyên nước.
Cách đây 30 năm, Hà Nội phải có gần đến một ngàn cái hồ lớn nhỏ. Đi đâu cũng thấy hồ. Nay chỉ còn trên đầu ngón tay. Đô thị hoá và tư duy qui hoạch ngu xuẩn đã giết chết nó.
Điện là một sản phẩm nhân tạo đốt tài nguyên. Và nước là một tài nguyên tự nhiên mà tiếc thay, chúng ta vô cùng lãng phí. Hãy xem những gì được kể trong “Con Đường Thoát Hạn” của Seith M. Siegel để thấy nước quan trọng như thế nào đối với sự hồi sinh của Ixrael.
Ngoài việc chắp vá và ấu trĩ trong việc qui hoạch nước, bao gồm nước sinh hoạt và nước thải, chính quyền đã quá dung túng cho lối sinh hoạt vô lối, bẩn thỉu, thiếu trách nhiệm của người dân, để quét lên mặt mình lớp sơn vì phúc lợi xã hội. Không phải, đó là một hành vi giết người.
Hãy xem sông hồ nguồn nước bị giết chết, hãy xem Tô Lịch trong thi ca của các vị bây giờ, đến nước thải hố xí còn sạch hơn. Và rất tiếc, đồng chí Nhị Hà đã hy sinh anh dũng và không còn tìm thấy xác, nhưng hương hồn đồng chí vẫn hoá thân bất tử vào ca dao, âm nhạc.
Tôi nghĩ, để giữ lại những gì đang là vô cùng ít ỏi cho cháu con, HN, SG và các đô thị, cần truy thu phí nước thải, ít nhất phải cao bằng nước sinh hoạt. Nếu truy đúng giá, phải gấp 2,5 lần nước sinh hoạt. Bởi chi phí để tái tạo nguồn nước là quá lớn.
Chính quyền đã quá ngu muội khi coi nhẹ tài nguyên nước. Phí vệ sinh chỉ thu tiền rác khô với mức giá chiếu lệ. Rồi quanh năm suốt tháng đi đào mương, lắp cống thu gom nước thải. Và vì thiếu tiền, họ lại ném mẹ nó ra sông hồ. Để lại một di sản thừa kế là cái hố xí như Tô Lịch cho cháu con trên khắp cả nước.
Những nhà hàng lậu thuế với lợi nhuận khủng, đêm đêm đổ hàng tấn dầu ăn phế thải và hàng chục khối nước bẩn xuống cống rồi trôi ra sông. Những khách sạn, những công ty giặt là công nghiệp với đầy rẫy hoá chất. Họ thu tiền vào túi, đút lót cho địa hạt lâm quản, rồi xoè mồm ra chửi chính quyền.
Khi thiếu tiền các anh lại kêu gọi xã hội hoá nước sạch, nhà máy rác, tái chế tác, và nhận lại đống rác chửi rủa phủ lên cơ quan công quyền.
Các anh ăn gì mà ngu thế? Các anh phải bỏ mẹ nó cái lớp sơn vì phúc lợi cộng đồng để chăm lo cho một bầy dân cư bẩn thỉu và vô trách nhiệm trong sinh hoạt đi. Hãy đánh vào túi tiền của họ cho họ văn minh lên, để giữ lại cho cháu con những gì ít ỏi còn lại nhưng sạch sẽ một chút.
Đó là nước.
Với thực trạng của chúng ta mà nói, hơn cả đất đai khoáng sản, cần phải có một bộ duy nhất có đủ quyền lực thống nhất từ trung ương đến địa phương quản lý về nước. Tập đoàn dầu có thể không cần, bởi không moi bây giờ thì sau này cháu con moi. Nhưng nước không có chết chắc, nước bẩn thì bệnh hoạn và thiếu nước là triệt tiêu đáng kể nguồn sống.
Đừng dạy cháu con đất nước là thiêng liêng, trong khi các anh đổ phế thải vào đất và đái ỉa vào nước. Đất nước đó không còn thiêng liêng nữa, mà là một đống phế thải lổm nhổm ốc bươu vàng.
Fb L Dung
No comments:
Post a Comment