Việc phán đoán sự vật của một người chủ yếu được quyết định bởi hai nhân tố: một là thông tin mà người này nắm vững, hai là phương thức xử lý thông tin, tức là phương thức tư duy. Đối với người hiện đại, thông tin truyền thông là nguồn thông tin quan trọng nhất, giáo dục tại trường học là lực lượng chủ yếu nhất nhào nặn phương thức tư duy. Do vậy Trung Cộng muốn nhồi nhét Văn hóa đảng ắt phải coi trọng thông tin truyền thông và sách giáo khoa của học sinh. Vấn đề thứ nhất đã được nói ở mục 1, tại đây chủ yếu bàn về tác dụng nhồi nhét của sách giáo khoa của Trung Cộng.
Giáo dục của Trung Quốc trước năm 1949, bao gồm ba hình thức là quốc lập, tư thục và lớp học của giáo hội. Sau năm 1949, tất cả các trường học đều bị quốc hữu hóa, chính quyền Trung Cộng lúc đó đã thông qua “chế độ phụ trách Đảng ủy”, chế định pháp luật, mệnh lệnh hành chính và các loại phương thức khác nhằm nắm giữ quyền lực đối với trường học, “thuần phục” giáo viên, viên chức bằng phương thức thanh lọc tổ chức, cải tạo tư tưởng, dùng sách giáo khoa để tẩy não thanh thiếu niên mới trưởng thành. Mao Trạch Đông nói: “Một tờ giấy trắng không có áp lực gì, dễ viết ra những lời văn đẹp nhất, mới nhất, có thể vẽ những bức vẽ đẹp nhất, mới nhất.” Trung Cộng tô vẽ bừa bãi vào tâm hồn thanh thiếu niên, giáo dục đã trở thành trận địa trọng yếu để nhồi nhét Văn hóa đảng.
Giáo dục bắt đầu từ thứ gọi là “khu giải phóng”, Trung Cộng bắt đầu xây dựng giáo trình chính trị có hệ thống. Sau khi giành được chính quyền, Bộ giáo dục của Trung Cộng dần dần đặt ra quy định đối với giáo dục chính trị, cưỡng chế trường học các cấp thi hành. Những năm 50, các môn chính trị trong các trường cao đẳng, đại học bao gồm: “Cơ sở chủ nghĩa Marx – Lenin”, “Lịch sử phát triển xã hội”, “Lịch sử cách mạng Trung Quốc”, “Cơ sở kinh tế chính trị học” v.v.. Trong thời kỳ không có vận động cách mạng, những loại môn học này có thể chiếm từ một phần mười đến một phần năm tổng số thời lượng các bài giảng. Đến khi có vận động chính trị, thì kiểu giảng dạy rập khuôn này hiển nhiên không đạt yêu cầu. Trong các cuộc vận động Phản hữu (Chống cánh hữu), Tứ thanh (Thanh trừ bè lũ bốn tên) có đủ kiểu giáo dục chính trị muôn màu muôn vẻ như các cuộc vận động, học tập chính trị, nghe báo cáo, huấn luyện quân sự, học công học nông và đủ các loại hình giáo dục chính trị khác, cộng thêm những bài giảng trên lớp, hầu như chiếm tới hơn một nửa thời gian học trên lớp của học sinh. Nhiều như vậy nhưng Mao Trạch Đông vẫn cho rằng trước năm 1966 “phần tử trí thức giai cấp tư sản đã thống trị trong các ngôi trường của chúng ta”. Năm 1967, Trong “Thông tư liên quan tới Đại Cách mạng Văn hóa giai cấp vô sản tiểu học” của Trung ương Trung Cộng đã nêu rõ: “Học sinh tiểu học từ lớp 1 đến lớp 4 chỉ cần học Ngữ lục của Mao Chủ tịch, thêm học viết chữ, học hát những ca khúc cách mạng, học tập một số môn toán và khoa học thường thức. Các học sinh lớp 5, 6 học ‘Ngữ lục’, ‘Lão tam thiên’ và ‘3 đại kỷ luật 8 điều chú ý’ của Mao Chủ tịch, học tập ’16 điều’, học hát những ca khúc cách mạng.” Đây chỉ là một phần nhỏ trong vở hài kịch mang tên “cách mạng giáo dục”.
Cuộc vận động tăng cường tẩy não toàn dân trong hơn 10 năm này đã để lại hậu quả thảm khốc cho đạo đức xã hội và tâm lý dân tộc. Hiện nay chúng ta hãy xem xem, “thời kỳ bình thường” từ khi “cải cách mở cửa” tới nay, Trung Cộng đã nhồi nhét Văn hóa đảng vào đầu óc học sinh như thế nào.
Chân tướng
Đối chiếu với ta, ko ngạc nhiên tại sao từ 1 phong trào của những người yêu nước thì bây giờ thành phong trào của tập thể tham nhũng, phản nước hại dân (gồm hệ thống/cơ chế thuộc tầng lớp vô lại: mất dạy và khốn nạn).
ReplyDelete