Người được mệnh danh như vậy là cụ Trịnh Đình Kính, nhà ở 65 Hàng Bồ. Cụ là 1 trong những nhà tư sản yêu nước tiêu biểu của Hà Nội, ủng hộ hàng trăm cây vàng cho Cách Mạng, tham gia cứu đói nhân dân ở nhiều nơi...
Những năm đầu TK XX, Hàng Bồ là phố người Hoa, họ có nghề nấu thủy tinh làm các sản phẩm chai, lọ, đèn dầu... Nguyên tắc "độc quyền" của họ là chỉ có dạy ăn chứ không dạy làm (hay dạy nghề) với người ngoại đạo, ngoại trừ người trong gia tộc.
Ấy vậy nhờ sự thông minh, khôn khéo, ham học hỏi, cụ Kính là trường hợp ngoại lệ được ông chủ gốc Hoa có tên Tài Cống nhận làm con nuôi và truyền nghề. Người cha nuôi cũng dự báo Kính sẽ trở thành thương gia lớn trong tương lai.
Năm 20 tuổi, cha nuôi qua đời. Cụ Kính mở xưởng riêng trên phố Hàng Bồ, lấy hiệu là Thanh Đức. Sản phẩm ông được người Pháp vô cùng ưa chuộng, chiếm lĩnh thị trường bởi thế chiến II đã cắt đứt con đường chuyên chở sản phẩm thủy tinh từ Pháp qua Đông Dương.
Năm 1939, nắm bắt cơ hội, cụ Kính cho ra mắt nhiều sp mới dù không sánh bằng sp chính quốc nhưng mẫu mã, kiểu dáng đa dạng, giá lại rẻ. Vì thế các đơn hàng khắp nơi tập trung về chỗ cụ. Thanh Đức thành độc quyền, chiếm lĩnh Đông Dương, tiếng vang tới cả Paris, nhiều thương gia Pháp đã sang hợp tác làm ăn, kết hợp với thương hiệu Thanh Đức.
Các sp đem triển lãm tại nhiều nơi được đánh giá rất cao. Năm 1943, Phủ Toàn quyền Đông Dương đã lựa chọn cụ Trịnh Đình Kính là 1 trong 300 người hào kiệt nhất xứ Đông Dương.
Bà Trịnh Thị Ngọ* (Hanoi Hannah) (sn 1931) phát thanh viên nổi tiếng thời chống Mỹ và Nhiếp ảnh gia Trịnh Đình Tiến** (1938) nổi tiếng với những tấm ảnh chụp cổng chào Hà Nội trong ngày tiếp quản 1954 chính là 2 người con tài giỏi của cụ.
No comments:
Post a Comment