Năm 17 tuổi, Cleopatra trở thành Nữ hoàng Ai Cập và trị vì cho đến năm 39 tuổi. Bà ấy là một người đa ngôn ngữ, vì bà ấy nói được chín thứ tiếng, bao gồm tiếng Ai Cập cổ đại và các ngôn ngữ của người Parthia, tiếng Do Thái, tiếng Medes, tiếng Troglodytes, tiếng Syria, tiếng Ethiopia và tiếng Ả Rập. Điều này có nghĩa là bà ấy có thể đọc bất kỳ cuốn sách nào trên thế giới.
Bà cũng rất am hiểu nhiều môn học như địa lý, lịch sử, thiên văn học, ngoại giao quốc tế, toán học, thuật giả kim, y học, động vật học, kinh tế, v.v. Mặc dù nhiều cuốn sách của bà đã bị thiêu hủy trong một trận hỏa hoạn nhưng một số phương thuốc thảo dược và mẹo làm đẹp của bà vẫn tồn tại.
Ngoài ra, kiến thức về ngôn ngữ của bà cho phép bà tiếp cận được nhiều giấy cói hiện đã bị thất lạc. Ảnh hưởng của bà đối với khoa học và y học được đánh giá cao trong những thế kỷ đầu của Cơ đốc giáo, khiến bà trở thành một nhân vật vô song trong lịch sử nhân loại.
Sưu tầm onl
Hành trình đến Ai Cập cổ đại, nơi đã đúc kết từ vh Mesopotamia (Cận Đông) qua eo đất Suez và bằng đường thủy trên những con sông của Ai Cập đổ ra Biển Đỏ, có thể thấy: Đồng bằng sông Nil đã hòa nhập với vùng Lưỡng hà (với 2 con sông Tigris và Euphrates) để đâm hoa kết trái thành 1 nền văn minh đặc thù cho tới khi bị La Mã xâm chiếm.
ReplyDeleteTheo Will Durant, đây là 1 trong những nền văn minh phong phú nhất và vĩ đại nhất, 1 nền vh hùng mạnh nhất và cũng là nền vh thanh nhã nhất trong lịch sử. Bên cạnh nó, ''Sumeria chỉ là bước khởi đầu thô vụng; mà ngay cả Hy Lạp hay La Mã đều ko thể vượt qua nổi.''
Trở lại với câu nói của Phidel: ''con người là sản phẩm của xã hội'', tôi có thể hiểu được: người như Cleopatra vì sao có được những phẩm chất phi thường như thế.
ReplyDelete