Saturday, April 14, 2018

Ánh sáng & Bóng tối

Trong mọi câu chuyện, rất khó phân minh rạch ròi khi phải chọn đúng-sai/đẹp-xấu... , vì không có gì là tối đen hoàn toàn, cũng chẳng có cái nào hoàn toàn sáng sủa. Chân lý thuộc về câu nói bất hủ: "Đến Mặt Trời mà còn có vết nữa là ..." [1]

Về đề tài này, có thể mượn những ví dụ thực tế trong lĩnh vực âm nhạc. Khi xem các chương trình ca nhạc đang đua nhau phát trên TV, tôi thấy những điểm sáng khi xem Giọng Ải Giọng Ai (GAGA) hay Giọng Hát Việt Nhí (GHVN). Đó là màn trình diễn của cặp đôi Vicky Nhung và Lê Huấn với sáng tác của Vicky Nhung (Lỗi tại mưa - GAGA 2/tập 15)[2] hay Lê Châu Như Ngọc (Bài Ca Trên Núi, NS Nguyễn Văn Thương - Vòng loại Trực tiếp/Tập 10 - GHVN 2017)[3]. Từ đầu tư/dàn dựng về việc chọn bài hát, bản phối, hình ảnh v.v. cho thấy VN đã tiến bộ rất nhiều so với các phiên bản tương tự của nước ngoài.

Qua toàn bộ phần audio - video đã tạo được ấn tượng với tôi (trên màn hình TV và sau đó xem lại nhiều lần trên Youtube), tôi thấy được nhiều điều về êkip gồm những người ở hậu trường và các nhân vật chính được ghi/phát hình, từ những nhạc công, từng giám đốc chuyên môn... đến các HLV và các ca sĩ. Nhiều ca sĩ/HLV đã làm tôi phải chú ý với sự tham gia của họ, từ đó, tôi có nhiều thiện cảm với họ hơn khi hiểu thêm về bản chất và tình yêu dành cho nghệ thuật của họ như thế nào.
Tuy nhiên, cũng phải chấp nhận/bỏ qua những gì chưa hoàn hảo (cái bục bấp bênh của GAGA) thuộc về lỗi có tính hệ thống/bóng tối - chưa thể sáng ngay lúc này - của 1 thời kỳ (có thể có ai đó "ngậm miệng ăn tiền"/bớt xén mất cái khoản đầu tư vào sân khấu của chương trình) như là sự cố mà không cần phải "ném đá" một cách quyết liệt/hăng hái quá làm gì. Vấn đề hiện nay là cần nâng cao giá trị nghệ thuật có tính định hướng chứ không phải chạy theo thị hiếu đại chúng để "làm nghề" mà thật ra chỉ để thu lợi.

Quang cảnh của Văn hóa - Nghệ thuật (VHNT) VN chưa đẹp rực rỡ như một bầu trời đêm đầy sao. Nếu tất cả những gì mà tôi chứng kiến, không phải chỉ một vài tiết mục, trong vài chương trình nhạc nhẹ & giải trí mà là trong tất cả các chương trình VHNT thì VN sẽ tiến tới 1 nền văn minh không thua bất cứ nước nào với đà tiến triển từ những chuyển biến tích cực (của những chương trình như thế này).

Và như thế, con đường nghệ thuật là gì, nó phải bao gồm những gì và loại bỏ những gì để trở thành con đường của mọi nghệ sĩ phải trải qua để đi đến sáng tạo đích thực?
Có lẽ nó phải bao gồm tất cả những gì tồn tại trên thế gian này, cả những gì từng có và cả những gì chưa có, cả những gì hiện thực và siêu thực (miễn rằng đó là sản phẩm của sức sáng tạo vô biên do con người tạo ra). Từ màu sắc (cả đen và trắng), từ khái niệm (đơn sơ và phức tạp), từ bố cục (hiện đại hay cổ điển), từ ý tưởng (theo phong cách nào), từ thể hiện bằng ngôn ngữ của ai (thánh thần hay ác quỷ), và bằng tư tưởng nhân danh của cái gì (thiện hay ác) và cuối cùng: thuộc về cái xấu hay cái đẹp?

[1]: Trích từ cuốn "Trái đất và Bầu trời", NXB Ngoại ngữ Matxcơva (1969)
[2]: HTV7
[3]: VTV3

5 comments:

  1. Nếu phải phân tích hoặc tranh luận về lý lẽ, con người hay phải đối diện với việc phải làm ntn để đứng vững với những kỹ xảo/kỹ năng để tạo ra được "nguyên lý" giải trình cho những "việc làm sai trái với những lý do đúng đắn" hay "việc làm đúng đắn với những lý do sai trái"?

    ReplyDelete
  2. Để mở đường, khai phá/tìm tòi những cái mới, các tác giả và êkip thực hiện phải làm việc trung thực với cảm xúc của mình, lý lẽ của mình để bảo vệ đến cùng những giá trị mà mình hướng tới. Đó có thể là thất bại hoặc những ý kiến phản biện/phủ nhận. Nhưng cái đúng sẽ thuộc về thời gian và cái sai chưa chắc đã hoàn toàn bế tắc vì nó có thể mở ra 1 lối đi mà nếu đầu tư tốt hơn sẽ là những điều lớn lao hơn so với những thứ sáo mòn, vô nghĩa đang nhan nhản hiện nay.

    ReplyDelete
  3. Nghệ thuật, đó là vẻ đẹp khác biệt, vượt lên tất cả những gì đẹp nhất từng được biết đến!

    ReplyDelete
  4. Và vấn đề ở đây là "chinh phục" tất cả.

    ReplyDelete
  5. Nhưng với nghệ thuật thì tất cả những gì trên đây vẫn là chưa đủ.

    ReplyDelete