Thursday, April 26, 2018

Thế giới XHCN: Szabadság - szobor

Nằm trên đỉnh núi Gellért, Szabaság-szobor là một biểu tượng nổi tiếng của Budapest với hình tượng người phụ nữ nâng cao cành cọ trên hai tay. Bức tượng là tác phẩm của  Kisfaludi Strobl Zsigmond, được hoàn thành vào năm 1947. Tượng đài dựng lên với tên gọi ban đầu  Felszabadulási emlékmű để kỷ niệm chiến thắng của Hồng quân trước phát xít Đức trong Chiến tranh Thế giới thứ 2.



Đặc biệt lộng lẫy vào ban đêm, Szabadság-szobor là đài tưởng niệm những người đã ngã xuống vì nền độc lập và tự do của Hungary.
Szabadság-szobor nằm cạnh Citadella, pháo đài quan trọng của Budapest. Tượng đài gồm phần chính là bức tượng cao 14m được làm hoàn toàn bằng đồng đặt trên bệ cao 26m với dòng chữ ban đầu ghi nhận công lao của Liên Xô cùng với tượng của người lính Xô viết cao 4m. Bức tượng người lính này từng bị hạ xuống vào năm 1956, sau đó được dựng lại cho đến năm 1992 thì chuyển đến đặt tại công viên Memento.



Tượng đài Szabadság gắn liền với những chuyển biến của Hungary từ sau Chiến tranh Thế giới thứ 2 cho đến khi hệ thống các nước XHCN tan rã vào đầu thập kỷ 90s. Khi cuộc cách mạng dân chủ 1956 nổ ra với mục tiêu độc lập dân tộc và thiết lập một chủ nghĩa xã hội dân chủ, lực lượng dân chủ đã đặt nền móng cho những mục tiêu quan trọng nhất của chính phủ do Thủ tướng Nagy Imre đứng đầu, như thiết lập những cơ sở của chế độ đa đảng, tuyên bố trung lập và rút Hungary khỏi Khối hiệp ước Vác-sa-va (Warszawa). Vì vậy, sự có mặt của quân đội Liên Xô bị coi là sự chiếm đóng thậm chí còn có phần áp bức về mặt chính trị đè nặng lên đất nước Hungary. Các cuộc biểu tình của sinh viên lúc này đã biến thành cuộc nổi dậy tích cực có vũ trang chống lại chiến xa của Liên Xô. Cuối cùng, Liên Xô phải dùng sức mạnh vũ lực và cuộc nổi dậy đã bị nhấn chìm với hàng nghìn người và binh lính bị thiệt mạng. 



Đến nay, dòng chữ trên tượng đài đã được thay đổi so với ban đầu với nội dung phản ánh cho tinh thần của dân tộc Hung: “Tưởng nhớ tất cả những người đã hy sinh vì độc lập, tự do và thịnh vượng của Hungary” (1989).




Cùng với Tượng Nữ thần Tự Do, còn có hai bức tượng khác tại Đài tưởng niệm Tự do. Khi đứng trước khu tượng đài này, chúng ta sẽ cảm nhận được cảm xúc của người dân Budapest nhiều thế hệ trước. 


A bal oldali fáklyás mellékalak

A jobb oldali sárkányölő mellékalak


A szovjet katona eltávolított szobra ma a Memento Parkban áll


Toàn cảnh tượng đài Sabadság và Citadella trên đỉnh Gellért


A Világörökség Naplementekor

2 comments:

  1. Az eredeti kompozíció
    A fő nőalak előtt eredetileg egy hat méter magas, bronzból készült, zászlós, géppisztolyos szovjet katona állt, bal oldalán fáklyás, jobb oldalán sárkányölő bronz alakok, mögötte még egy, három méter magas katona kőből. Utóbbit az 1956-os forradalom folyamán ledöntötték és elpusztult, de később újra kifaragták. Az eredeti felirat szerint „a felszabadító szovjet hősök emlékére a hálás magyar nép” emelte az emlékművet, amelyet „Magyarország felszabadításának napja” második évfordulóján, 1947. április 4-én avattak fel. Az avatáson megjelent az alkotó, Kisfaludi Strobl Zsigmond, beszédet mondott Balogh István lelkész, államtitkár, Tildy Zoltán köztársasági elnök, Nagy Ferenc miniszterelnök, Kővágó József polgármester és Vlagyimir Szviridov szovjet altábornagy, a Szövetséges Ellenőrző Bizottság alelnöke. Az emlékművön az elesett szovjet katonák neve is olvasható volt.

    Az 1956-os forradalom során, október 28-29-e táján egy felkelő csoport a Sztálin-szoborhoz hasonlóan a Szabadság-szobrot is, mint a szovjet diktatúra jelképét, le akarta dönteni. Elsőként a szovjet katona mellékalakját döntötték le egy hurok segítségével. Ezután hozzáláttak a nőalak ledöntésének előkészítéséhez. A Sztálin-szobornál bevált módszer szerint előbb a lábánál hegesztőpisztolyokkal meg akarták gyengíteni, ezért páran szerszámokért indultak a városba, a szobornál és a Duna-parton fokozatosan tömeg verődött össze. Ezalatt műegyetemisták elvitték a hírt a Műegyetemen tartózkodó forradalmi katonai egység vezetőjének. Marián István alezredes hangszórós dzsipen néhány katonát küldött a helyszínre, akiknek sikerült lebeszélniük a szobordöntésről az embereket, majd a tömeg szétoszlott.

    (Wikipedia)

    ReplyDelete
  2. Có lẽ, từ bài học 1956 của Hungary và 1 số nước XHCN khác mà VN phải dè chừng với SV & trí thức. Dễ nhận thấy vấn đề chuyên chính vô sản cần phải thực hiện triệt để là ntn trong suốt quá trình tiến triển của cuộc cm ở VN và ở khối XHCN trong giai đoạn tồn tại của hệ thống này.

    ReplyDelete