Sunday, April 1, 2018

Tập luyện theo phương pháp thể dục của Tây Tạng (1)

Đây là 1 bí quyết có thật của người Tây Tạng, nằm trong tầm tay của chúng ta, là những thông tin vô giá để duy trì thể chất, về cả sức khỏe và sinh lực. Từ hàng ngàn năm qua, những bài tập cổ truyền này đã được truyền giữ trong các tu viện trên dãy Himalaya cho đến khi được những người phương Tây khám phá và phổ biến rộng rãi cho đến nay.

Người Phương Đông quan niệm rằng: cơ thể người có 7 trung tâm năng lực tương ứng với 7 tuyến nội tiết. Hoocmôn được sản xuất từ những tuyến này giữ nhiệm vụ điều hành mọi hoạt động của các cơ quan nội tạng. Những phát hiện y khoa gần đây đã cho thấy: ngay cả tiến trình lão hóa cũng chịu tác động của hoocmôn mà ngay từ tuổi dậy thì, tuyến yên đã bắt đầu tạo 1 "hoocmôn chết" len lỏi vào các tế bào làm cho chúng suy thoái dần và dẫn đến cái chết.
Năm phương pháp tập luyện của người Tây Tạng có thể tái lập sự quân bình cho 7 trung tâm năng lực của cơ thể, vì vậy, sự sản xuất các hoocmôn trở nên được điều hòa, làm chúng ta trẻ hơn so với thời gian và tuổi tác.

Hãy dành thời gian cho việc tập luyện hàng ngày, duy trì như một thói quen để có thể thực hiện dễ dàng và còn có cả cảm hứng nữa. Bù lại, chúng ta sẽ nhận được phần thưởng xứng đáng bằng nỗ lực của mình, vì chỉ có những ai biết làm cho mình trở nên phong phú bởi lòng yêu thương bản thân mới có khả năng làm cho tất cả trở nên có thể.

  Đức Di Lặc - Mật Tông - Tây Tạng

(Tóm lược từ cuốn Suối nguồn tươi trẻ, nguyên tác "The Fountain of Youth" của Peter Kelder, NXB Trẻ-2005 do Lê Thành biên dịch)

1 comment:

  1. Liên quan đến các bài tập của các tu sĩ là tín ngưỡng của giáo phái mà họ tôn sùng. Đó là "Phật giáo Tây Tạng (zh. 西藏佛教), gọi một cách không chính thức là Lạt-ma giáo, là một hệ phái Phật giáo quan trọng thuộc Phật giáo Kim cương thừa, được truyền bá nhiều nơi gần Hy Mã Lạp Sơn, đặc biệt ở Tây Tạng. Đặc trưng của Phật giáo Tây Tạng là sự trộn lẫn của các giới luật của Thuyết nhất thiết hữu bộ và các phép tu của Kim cương thừa. Tại Tây Tạng vốn không có các danh từ tương đương "Lạt Ma giáo", khi những học giả Tây phương tới đây họ thấy dân chúng quá tôn sùng vị Lạt-ma cho nên họ đã tạo ra từ "Lạt-ma giáo" (en. Lamaism)." theo Wikipedia

    ReplyDelete