Saturday, January 4, 2020

What is the culture - Văn hóa là gì ?

Văn hoá giống như tích phân phụ thuộc vào đường đi. Nó không chỉ phụ thuộc vào điểm xuất phát và điểm đến mà còn phụ thuộc vào chặng đường trải qua giữa điểm đi và điểm tới. Chúng ta đều xuất phát từ châu Phi và đều tới điểm dùng Internet, uống vang Pháp, xem phim Mỹ. Nhưng văn hoá khác nhau là do con đường trải qua đã tích tụ các kinh nghiệm khác nhau. Nói một cách khác đó là một tiến trình Markov nhớ mọi sự kiện đã qua. Có lex đời người cũng vậy.
----------

Quản thúc con người có thể nhờ hai cách: sức mạnh và văn hóa. Sức mạnh cố nhiên bao gồm cả súng đạn, nắm đấm, roi vọt vốn là hình thức cổ điển nhất sau này phát triển thành tiền bạc, tòa án và ngục tù trong xã hội văn minh. Văn hóa có lẽ được các nhà cầm quyền quan tâm nhiều nhất cũng vừa ghét cay ghét đắng, chính là vì bản chất hai mặt của nó vừa cổ vũ giữ nguyên trật tự hiện có vừa cổ vũ sự đổi thay. Bản chất chống lại đổi thay của văn hóa là công cụ hữu hiệu và rẻ tiền so với sức mạnh để bảo vệ quyền lợi nhóm. Bản chất cổ vũ sự đổi thay sẽ châm ngòi cho các cuộc cách mạnh xã hội. Chính vì vậy một hệ ý thức có thể bắt đầu bắt đầu bằng việc cổ vũ cho tự do để giành chính quyền và kết thúc bằng việc bóp nghẹt tự do khi cố bảo vệ thành quả đã đạt được và không đủ dũng cảm để đổi mới.

Thử dịch thêm một số ý tưởng:
Social conflict and the development of technologies can produce changes within a society by altering social dynamics and promoting new cultural models, and spurring or enabling generative action. These social shifts may accompany ideological shifts and other types of cultural change.

Xung đột xã hội và phát triển các công nghệ có thể tạo ra các thay đổi trong một xã hội bằng cách thay đổi động lực xã hội và thúc đây các mô hình xã hội mới, và nâng đỡ hoặc tạo điều kiện cho hành động tạo sinh. Các dịch chuyển xã hội có thể kèm theo các dịch chuyển ý thức và các kiểu thay đổi văn hóa khác.

Như thế phát triển công nghệ có thể coi như một cách tiệm cận "dưới lên" (bottom up) về thay đổi xã hội.

Nguyễn Ái Việt (DEBRECEN.vidi72)

No comments:

Post a Comment