Wednesday, October 5, 2022

Sản phẩm của chế độ: Loài vô học

 Loài vô học

大南一統全圖  Đại Nam nhất thống toàn đồ 

Con tự 統 (Thống) gồm có bộ mịch 糸 và bộ sung 充 . Bộ 充 hàm ý đầy đủ. Hiểu đúng nghĩa thì 充 là sự tạo ra một cách đầy đủ nhất của một cái gì đó. Bộ mịch 糸 có phần bên trên là các sợi dây nhỏ lằng ngoằng, bên dưới là nhỏ. Như thế việc bộ mịch 糸 -- hàm ý là nhiều chi tiết nhỏ loằng ngoằng, bổ nghĩa cho bộ sung 充 -- hàm ý đầy đủ, sẽ tạo ra con tự 統 (Thống) với nghĩa "gồm nhiều thứ nhỏ hợp lại thành một chủ thể". Như thế nếu hiểu theo tiếng Việt hiện nay thì  bản thân con tự 統 (Thống) hàm ý là sự thống nhất các thành phần nhỏ lại.  

Trong cụm 一統 (Nhất Thống) thì con tự 一 (Nhất) là tính từ, nó bổ nghĩa cho con tự 統 (Thống), để thành nghĩa không thể có cái Thống Nhất nào khác. Vậy 一統 (Nhất Thống) trong câu 大南一統全圖  (Đại Nam nhất thống toàn đồ) nên được hiểu là "văn bản pháp quy duy nhất về bản đồ tổng hợp đầy đủ nhất tất cả các chi tiết của Đại Nam". 

Việc coi 一統 (Nhất Thống) cũng như 統一 (Thống Nhất) là sai. Sai là bởi 統一 không có trong tiếng Hán, nó vô nghĩa, hoặc nếu có nghĩa thì nghĩa của nó là "tổng hợp". Hơn thế từ 統一 không có trong từ điển tiếng Hán cổ, bởi nó vô nghĩa và vô học. Vô học là bởi đã 一 (nhất) thì thôi không bàn nữa. Kinh dịch đã nói, thoạt đầu là "đạo", tức là cái "nhất", sau đó mới sinh ra "lưỡng nghi". Sử gia đang ăn lương nhà nước đi học lại chữ Thánh Hiền đê.

Sự thấp kém về ngữ pháp ở tầm như Văn Lan cũng đã từng xảy ra khi Hoàng Xuân Hãn dịch bia đá về Lý Thường Kiệt. Ông Hãn cũng nhầm chức năng ngữ pháp của tiếng Hán. Ông Hoàng Xuân Hãn đã được chính quyền đương thời tặng huân chương cao quý nhất (do Hãn sờ được c.u cụ Lý nên) khẳng định Lý Thường Kiệt là hoạn quan. 

Ngoại trừ các lời biên thêm vào của giới sử gia, phần chính sử của Đại Việt Sử Ký Toàn Thư thời Lý Thường Kiệt, không có câu nào khẳng định Lý Thường Kiệt là hoạn quan. 

Năm 1101. Cho Thái úy Lý Thường Kiệt (82 tuổi) kiêm chức: "Nội thị phán thủ đô áp nha 內侍判首都押牙  hành điện nội ngoại đô trị sự 内外行殿都知事"

Lưu ý:

- 治事 trị sự: Sắp đặt mọi công việc.

- 押牙 áp nha: Người đứng đầu trong đội bảo vệ danh dự của nhà vua 

Tự 內侍 có nghĩa nội thị tin cậy. Dùng dạng danh từ lóng thì nó có thể hàm ý Hoạn Quan, vì chỉ có thể là hoạn quan mới được vào nội cung. Tuy nhiên ở đây 內侍 là tính trong câu 內侍判首都押牙, và vì thế mà câu 內侍判首都押牙 có nghĩa là người đứng đầu đội cận vệ, có quyền vào ra cung cấm, có quyền phán quyết và xét xử. 

Câu 内外行殿都知事 có nghĩa tương đương bộ trưởng bộ nội vụ và đối ngoại. 

Vậy chức này nghĩa là  

Năm 1101 cho Lý Thường Kiệt kiêm thêm chức: "Người đứng đầu trong đội bảo vệ danh dự của nhà vua có quyền phán xét mọi việc nội chính (Tương đương Bộ Trưởng bộ Công An) + Toàn quyền sắp đặt mọi công việc (Tương đương Chủ tịch Quốc Hội)". Không hiểu vì sao những dòng chữ ấy lại được các nhà sử học dịch là Hoạn Quan.

Chức trên được Vua ban cho sau khi

- Viễn chinh sang Ung Châu trừng phạt nhà Tống, phá hủy thành của 3 châu, giết 70 nghìn quân Tống, bắt về nước 30 nghìn mỹ nhân Tống cùng quân trang quân dụng mà nhà Tống đã tích trữ để sang đánh Đại Việt. 

- Đánh tan quân Tống vượt biên sang báo thù.

- Thuyết phục Nhà Tống từ bỏ vĩnh viễn ý định báo thù.

南國山河南帝居

截然分定在天書

如何逆虜來侵犯

汝等行看取敗虚

Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên phận định tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư

Sách Lịch triều hiến chương loại chí cho biết: ... "nội ngoại hành điện đô trị sự", "kiểm hiệu bình chương sự", đều là chức trọng yếu của văn võ đại thần.

Xem giải nghĩa  押牙 áp nha ở trang:

Từ 押牙 áp nha, có nghĩa là

汉语词语,拼音是 ,意思是称“押衙”;唐宋官名,管领仪仗侍卫;牙,后讹变为“衙”;金代亦为天子仪仗侍卫头目。

押牙 áp nha là người bảo vệ danh dự. Chức danh chính thức của nhà Đường và nhà Tống. 押牙 ở triều đại Tấn là chức danh người đứng đầu đội bảo vệ danh dự của hoàng đế.

- 都 Đô là "Cấm quân là đơn vị thuộc Điện tiền chỉ huy sứ".

Sau khi chết (86 tuổi) Lý Thường Kiệt được tặng chức "Nhập nội điện đô tri kiểm hiệu thái úy bình chương quân quốc trọng sự" (tể tướng chỉ huy cấm vệ binh bàn việc quân trọng sự)

Tự 侍 (người đứng sát) là thị, hàm ý tin cậy. Từ nội 內 được hiểu là chân được đi cả bên trong lẫn bên ngoài. Như thế tự 內侍 có ý là tin cậy 100% (từ trong ra ngoài). Tự 內侍 được dùng theo nghĩa hoạn quan chỉ là một số vị não có vấn đề ngầm hiểu.  

Từ mà các vị tiểu nhân vẫn dùng để hạ thấp Lý Thường Kiệt là 內侍判首都押牙. Nó có nghĩa quản nội vụ. Tự 內侍 là tính từ có nghĩa là được tin cậy không có ý là hoạn quan. Dùng trong cả câu 内外行殿都知事 Nội ngoại hành điện đô trị sự, có nghĩa là Nội & Ngoại vụ (đứng đầu cấm quân).

Như vậy dựa trên các quyền được ghi trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư thì, cho tới tận cuối đời, Lý Thường Kiệt thực sự là vua của Đại Việt. Lý Nhân Tông làm vua Đại Việt từ năm 1072, khi ấy mới 6 tuổi. Dã sử vẫn tuyền tụng Lý Nhân Tông là con của Ỷ Lan với thái giám Nguyên Bông. Về phần Lý Nhân Tông, thì khả năng rất cao, ông chính là con của Lý Thường Kiệt với Ỷ Lan. 

Tóm lại

大南一統全圖 (Đại Nam nhất thống toàn đồ) là tên gốc được ghi ở trên tấm bản đồ, vậy nên nó phải được tôn trọng.

Lịch sử không phải là thứ tuôn ra từ lỗ của một số cái mồm, mà là nhận thức của người dân. Chúng ta là dân tộc có lịch sử, lịch sử rất đáng tự hào. Chúng ta yêu lịch sử vì nó là những gì ông cha để lại. Giao tiếp với lịch sử là giao tiếp ông cha chúng ta. Lịch sử còn dân tộc chúng ta còn, ông cha chúng ta không hóa thành cát bụi. Để cho loài vô học phỉ báng ông cha thì thật là vô đạo. Đất nước mất đi nhuệ khí cũng tự lũ này.

Nguyen Leanh

No comments:

Post a Comment