Sống sao cho khỏe (28)
Dưỡng sinh từ ăn & uống: Cà phê sáng và sức khỏe
Thời điểm uống cà phê trong ngày tốt nhất cho sức khỏe
Thói quen thưởng thức cà phê hàng ngày có thể mang lại nhiều lợi ích hơn là chỉ giúp con người tỉnh táo.
Một nghiên cứu tại Mỹ phát hiện rằng: thời điểm uống cà phê có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là nguy cơ tử vong do bệnh tim.
Các nhà khoa học quan sát hai kiểu uống cà phê chính, những người chủ yếu uống vào buổi sáng và uống cả ngày.
Theo một kết quả nghiên cứu* được công bố trên Tạp chí Tim mạch châu Âu: những người uống cà phê vào buổi sáng có nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch và nguy cơ tử vong nói chung thấp hơn so với những người uống cà phê suốt cả ngày.
"Uống cà phê vừa phải có liên quan đến lợi ích sức khỏe", Tiến sĩ Lu Qi, tác giả chính của nghiên cứu và chủ tịch tạm quyền của Khoa Dịch tễ học tại Đại học Tulane, nói với Fox News Digital: "Nghiên cứu của chúng tôi lần đầu tiên chỉ ra rằng thời điểm uống cà phê cũng quan trọng, ngoài số lượng. Việc uống vào buổi sáng cho thấy mối quan hệ chặt chẽ hơn với lợi ích sức khỏe so với việc uống cả ngày".
Đây là nghiên cứu tìm hiểu mối quan hệ giữa thời gian uống cà phê và kết quả sức khỏe. Trong thời gian theo dõi, các nhà nghiên cứu ghi nhận rằng: so với những người ko uống cà phê, những người uống 2-3 tách cà phê vào buổi sáng có nguy cơ tử vong thấp hơn 16% và nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch thấp hơn 31%.
Trong khi đó, những người uống cà phê cả ngày ko có được những lợi ích sức khỏe tương tự.
Nghiên cứu được công bố ở trên nhấn mạnh: lượng cà phê tiêu thụ cao hơn "có liên quan đáng kể" đến nguy cơ tử vong thấp hơn nhưng chỉ với những người uống cà phê vào buổi sáng.
Nhóm tác giả cho rằng: thời điểm có thể đóng vai trò quan trọng trong cách cà phê tương tác với cơ thể, ảnh hưởng đến các yếu tố như nhịp sinh học, tình trạng viêm và huyết áp. Dù vậy, họ cho rằng: cần có thêm các nghiên cứu để xác nhận kết quả trên.
Michelle Routhenstein, một chuyên gia dinh dưỡng tại New York chuyên về bệnh tim, cho biết: một phần lợi ích của việc uống cà phê vào buổi sáng liên quan đến nhịp sinh học, tức là đồng hồ sinh học bên trong cơ thể điều chỉnh lịch trình thức - ngủ.
"Uống cà phê vào buổi sáng phù hợp với nhịp sinh học của một người, cho phép họ tập trung hơn vào ban ngày và nghỉ ngơi vào ban đêm", bà nói: "Uống cà phê vào cuối ngày đôi khi có thể báo hiệu sự phụ thuộc vào chất kích thích để duy trì tập trung và tiếp tục làm việc, thường gây ảnh hưởng đến việc giải quyết cơn đói".
Thói quen này dễ dẫn đến tình trạng dinh dưỡng ko đầy đủ, có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe tim mạch theo thời gian.
Theo Routhenstein, một trong những lợi ích chính của cà phê đối với sức khỏe tim mạch là axit chlorogenic. Bà cho biết: "Đây là một polyphenol trong hạt cà phê có đặc tính chống viêm và đóng vai trò tích cực vào việc hỗ trợ sức khỏe mạch máu và căng thẳng oxy hóa".
Routhenstein cho biết: nghiên cứu này ko thảo luận về các loại cà phê cụ thể được tiêu thụ hoặc bất kỳ thành phần bổ sung nào, như đường và kem, có thể chống lại các lợi ích sức khỏe.
"Cách bạn pha chế và tiêu thụ cà phê có thể ảnh hưởng đến lợi ích sức khỏe tim mạch. Ví dụ, cafestol trong cà phê chưa lọc có thể làm tăng cholesterol, trong khi kem và sirô bổ sung làm tăng chất béo bão hòa và đường vào cơ thể", bà cho biết.
Routhenstein lưu ý rằng mỗi cá nhân có thể có những khác biệt về mặt di truyền, ảnh hưởng đến khả năng chuyển hóa caffeine, điều này đồng nghĩa tác động của cà phê lên nhịp tim và huyết áp có thể khác nhau ở mỗi người.
Tiến sĩ Bradley Serwer, bác sĩ tim mạch và giám đốc y khoa tại VitalSolution, một công ty có trụ sở tại Cincinnati, lưu ý rằng: nghiên cứu mới này "thú vị", cho thấy nhiều nghiên cứu đã chỉ ra lợi ích sức khỏe của caffeine và cà phê, nhưng ít nghiên cứu đánh giá thời điểm tốt để tiêu thụ cà phê.
"Các tác giả của nghiên cứu này không thể chứng minh lý do tại sao mọi người uống cà phê vào buổi sáng tốt hơn so với cả ngày, nhưng họ suy đoán nó có thể tập trung vào sự gián đoạn nhịp sinh học dẫn đến vệ sinh giấc ngủ kém", ông nói thêm.
Giáo sư Thomas Luuscher, Bệnh viện Royal Brompton và Harefield (Anh), cho biết: "Nhiều người uống cà phê cả ngày bị rối loạn giấc ngủ. Chúng ta cần nhớ, thói quen uống cà phê, đặc biệt vào buổi sáng, có thể tốt cho sức khỏe”.
Tuy nhiên, cần lưu ý, tiêu thụ cà phê quá mức có thể gây ra một số tác hại:
- Vấn đề về giấc ngủ: Caffeine trong cà phê có thể gây rối loạn giấc ngủ nếu uống quá gần giờ đi ngủ. Vì caffeine có thể lưu lại trong cơ thể 5-6 giờ, gây mất ngủ và giảm chất lượng giấc ngủ. Những người nhạy cảm với caffeine dễ gặp khó khăn trong việc đi vào giấc ngủ sâu.
- Lo lắng và bồn chồn: Theo Healthline, tiêu thụ caffeine với liều lượng cao có nguy cơ dẫn đến cảm giác lo âu, thậm chí là cơn hoảng loạn, đặc biệt ở những người nhạy cảm. Caffeine kích thích hệ thần kinh trung ương, khiến cơ thể trở nên căng thẳng và dễ nổi loạn.
- Vấn đề tiêu hóa: Cà phê có thể kích thích dạ dày tiết axit, gây trào ngược axit, các vấn đề tiêu hóa như đau bụng hoặc ợ nóng. Những người có vấn đề về dạ dày (như viêm loét dạ dày) cần cẩn thận khi uống cà phê.
- Phụ thuộc vào caffeine: Uống cà phê thường xuyên dễ dẫn đến phụ thuộc vào caffeine, khiến cơ thể cần một lượng caffeine nhất định để duy trì năng lượng. Khi ko có đủ caffeine, bạn có thể gặp phải các triệu chứng như đau đầu, mệt mỏi và cáu kỉnh.
Lợi ích của cà phê
- Tăng cường trí nhớ
Caffeine là chất kích thích hệ thần kinh làm tăng hoạt động của não. Lượng caffeine vừa phải có thể cải thiện sự tập trung, sự tỉnh táo và khả năng phản ứng cũng như khả năng ghi nhớ và học tập.
- Bảo vệ gan
Gan là cơ quan quan trọng trong cơ thể con người, tham gia vào quá trình chuyển hóa, thải độc, dự trữ, và sản xuất nhiều chất quan trọng.
Kết quả nghiên cứu của Đại học Southampton và Đại học Edinburgh được công bố trên tạp chí BMC Public Health cho thấy: việc tiêu thụ cà phê liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh gan mạn tính.
Những người uống cà phê thường xuyên nguy cơ mắc bệnh gan mạn tính thấp hơn. Các nhà nghiên cứu phân tích và so sánh dữ liệu giữa 384.818 người uống cà phê và 109.767 người ko uống cà phê, theo dõi sức khỏe gan của họ trong khoảng thời gian 11 năm.
Những người uống cà phê xay chứa caffein hoặc không chứa caffein nhận được lợi ích nhiều nhất, trong khi nguy cơ cũng giảm phần nào ở những người uống cà phê hòa tan.
Những người uống cà phê ít phát triển bệnh gan mạn tính hơn 21% và ít khả năng tử vong vì bệnh gan mạn tính hơn 49% so với những người không uống cà phê.
- Tăng cường trao đổi chất, kiểm soát cân nặng
Uống cà phê có thể giúp tăng cường trao đổi chất. Chất caffeine trong cà phê kích thích tiết ra adrenaline và norepinephrine, hai loại hormone giúp con người đốt cháy chất béo và đường hiệu quả hơn trong thời gian ngắn, từ đó làm tăng mức năng lượng.
Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy, caffeine cũng có thể làm tăng tỷ lệ trao đổi chất cơ bản, đồng nghĩa với việc con người tiêu thụ nhiều năng lượng hơn khi nghỉ ngơi.
- Tăng cường sự tập trung
Caffeine còn có thể thúc đẩy hoạt động của các tế bào thần kinh, giúp con người suy nghĩ và giải quyết vấn đề hiệu quả hơn. Vì vậy, uống một tách cà phê vào buổi sáng có thể giúp bạn xử lý nhiều công việc khác nhau và làm việc tốt hơn.
Nhiều người uống cà phê vào buổi sáng để khởi động cơ thể. Chất caffeine trong cà phê có thể kích thích hệ thần kinh trung ương, cải thiện sự chú ý, thời gian phản ứng và trí nhớ của con người.
- Cải thiện tâm trạng
Ngoài việc cung cấp năng lượng, uống cà phê còn có thể cải thiện tâm trạng của con người. Caffeine kích thích não tiết ra dopamine, chất dẫn truyền thần kinh khiến con người cảm thấy vui vẻ. Vì vậy, uống một tách cà phê nóng vào buổi sáng sẽ giúp bạn cảm thấy vui vẻ và thoải mái hơn.
- Thúc đẩy tương tác xã hội
Uống cà phê trong quán cà phê là cách giao tiếp xã hội rất phổ biến, nơi mọi người có thể hòa nhập, chia sẻ và trò chuyện, khiến con người cảm thấy thư thái, dễ chịu hơn, giúp loại bỏ căng thẳng, stress.
Trong quán cà phê, mọi người có thể kết bạn mới và giao tiếp với bạn bè cũ, khiến các hoạt động xã hội trở nên thú vị và thoải mái hơn.
Uống cà phê vào buổi sáng tốt hơn
Giáo sư Thomas Luuscher (Bệnh viện Royal Brompton, Anh) chia sẻ rằng: cơ thể thường trải qua sự gia tăng đáng kể hoạt động của hệ thần kinh giao cảm vào buổi sáng, sau đó giảm dần trong ngày và ổn định nhất vào ban đêm. Do đó, uống cà phê vào buổi chiều hoặc buổi tối có thể làm rối loạn nhịp điệu của hệ thần kinh giao cảm và ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch.
(còn nữa)
(Lược ghi từ nhiều bài viết onl)
(*): Nghiên cứu đã phân tích dữ liệu chế độ ăn uống của hơn 42.000 người lớn trong khoảng 9 năm.
No comments:
Post a Comment